Tăng trưởng về chiều dài

Một phần của tài liệu nuôi kết hợp rong đá (najas sp.) và rong câu (gracilaria sp.) với tôm thẻ chân trắng (litopeneaus vannamei) ở các mật độ khác nhau (Trang 33 - 35)

Chiều dài trung bình ban đầu của tôm thẻ chân trắng là 2,08cm, sau 45 ngày thí nghiệm chiều dài của tôm ở các nghiệm thức dao động từ 6,88-8,14cm. Cũng như tăng trưởng về khối lượng, tăng trưởng về chiều dài của tôm thẻ ở các nghiệm thức nuôi ghép luôn cao hơn nghiệm thức nuôi đơn. Trong các mô hình nuôi tôm, những nghiệm thức nuôi tôm ở mật độ 500 con/m3 có tốc độ tăng trưởng về chiều dài thấp hơn các nghiệm thức nuôi tôm ở mật độ 250/m3. Tương tự như khối lượng tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DLG) và tương đối (SGR2) về chiều dài của tôm đạt cao nhất ở hai nghiệm thức 30T+RĐ và 30T+RC. DLG và SGR2 của các nghiệm thức nuôi đơn sẽ thấp hơn các nghiệm thức ở mô hình nuôi ghép và các nghiệm thức nuôi tôm mật độ cao hơn sẽ có chỉ số DLG và SGR2 thấp hơn các nghiệm thức nuôi ở mật độ thấp.

31

Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của tôm theo thời gian

Nghiệm thức Chiề(cm) u dài đầu Chiều dài cu(cm) ối (cm/ngày) DLG (%/ngày) SGR2

30T 2,08±0,3 7,98±0,39 0,131±0,009c 2,99±0,11c 30T+RĐ 2,08±0,3 8,14±0,37 0,135±0,008d 3,03±0,10d 30T+RC 2,08±0,3 8,12±0,37 0,134±0,008d 3,03±0,10d 60T 2,08±0,3 6,88±0,37 0,107±0,008a 2,66±0,12a 60T+RĐ 2,08±0,3 7,09±0,31 0,111±0,007b 2,72±0,10b 60T+RC 2,08±0,3 7,08±0,32 0,111±0,007b 2,72±0,10b

Điều này phù hợp với nghiên cứu của Phan Thanh Nhã, (2012) ở mật độ càng cao thì sự cạnh tranh về thức ăn, không gian sống,… ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi, tăng trưởng của tôm giảm theo sự tăng mật độ nuôi.

Kết quả nghiên cứu của Porchas-Cornejo et al. (1999) khi nuôi kết hợp giữa tôm Farfantepenaeus californiensis và rong Caulerpa sertularioides, cho thấy tốc độ tăng trưởng của tôm tăng gấp 3 lần.

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Đương (2012), sau 9 tuần nuôi, tôm sú ở nghiệm thức nuôi kết hợp với rong đá có cho ăn đạt khối lượng cao nhất (2,0 g) tương ứng với và SGR là 7,6 %/ngày, kế đến là nghiệm thức tôm+rong bún có cho ăn. Cả hai nghiệm thức này cao hơn có ý nghĩa so với nuôi đơn.

Theo thông tin của EURO FISH Magazine (February/2007), nuôi tôm sú quảng canh ở Thái Lan khi có sự hiện diện của rong bún, tôm con ăn loài rong này thì tăng trưởng nhanh hơn và có màu sắc đậm hơn, thịt rắn chắc và mùi vị ngon hơn, đặc biệt chất lượng nước ao nuôi tốt hơn so với ao không có rong bún.

Kết quả tương tự như trên, theo ghi nhận của các hộ dân ở ĐBSCL thông qua điều tra của Nguyễn Văn Tròn (2011) và Trần Phát Đạt (2011), ao tôm quảng canh có rong bún hoặc rong đá hiện diện với mật độ vừa phải thì tôm sú lớn nhanh hơn so với ao không có rong.

32

Một phần của tài liệu nuôi kết hợp rong đá (najas sp.) và rong câu (gracilaria sp.) với tôm thẻ chân trắng (litopeneaus vannamei) ở các mật độ khác nhau (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)