Đổi mới phương pháp dạy văn

6 277 0
Đổi mới phương pháp dạy văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT HỮU LŨNG TRƯỜNG THCS Minh Sơn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM HỌC 2010-2011 Bộ môn: Ngữ văn Họ và tên: Cao Thị Thanh Tổ: Văn-sử Đơn vị: Trường THCS Minh Sơn I/NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH: -Căn cứ công văn số: 780/CV-PGD&ĐT của PGD Hữu Lũng, ngày 26 tháng 10 năm 2009 V/v triển khai kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học. -Căn cứ công văn số 295/CV-GDĐT ngày 20/9/2010 của phòng GD&DDT Hữu Lũng “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011” -Căn cứ Kế hoạch triển khai công tác đổi mới quản lý giáo dục, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học năm học 2010-2011 của trường THCS Minh Sơn. -Căn cứ kế hoạch của tổ chuyên môn. Tôi xây dựng kế hoạch thực hiện một đổi mới trong năm học như sau: II/ MỤC TIÊU, NỘI DUNG ĐỔI MỚI: - Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trí dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; trên cơ sở tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tinh thần ham học của học sinh, nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản thân góp phần thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Dựa trên tinh thần: “ Mỗi giáo viên có một sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, mỗi đơn vị có một đổi mới trong hoạt động chỉ đạo chuyên môn” nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy-học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, tôi thực hiện đổi mới “ Cách tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học môn Ngữ văn 7”. III/LÝ DO CHỌN NỘI DUNG ĐỔI MỚI: Tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp và theo nhóm là hai hoạt động giao tiếp có rất nhiều điểm lợi. Thứ nhất là, chúng làm tăng sự tham gia của học sinh. Nếu một chủ đề trong lớp được năm hay sáu nhóm thảo luận trong cùng một thời gian thì điều này có nghĩa là số lượng người nói và thời gian thảo luận của từng cá nhân được tăng lên từ năm đến 1 sáu lần. Hơn hữa, sự tham gia nhiều không những cuốn hút được nhưng học sinh tích cực mà còn cả những học sinh rụt rè nữa.Học sinh sẽ thấy thoải mái hơn khi giao tiếp trong các nhóm nhỏ và, do đó, có thể tự diễn đạt những suy nghĩ của mình một cách tự nhiên hơn. Thứ hai là, thông thường học sinh thích hoạt độnh theo nhóm hơn là phải trả lời giáo viên trước lớp. Lí do là vì, khi giao tiếp tronh nhóm nhỏ kiểu ngôn ngữ các em dùng để diễn đạt thường cụ thể, thân mật và các em có điều kiện để thử nghiệm ngôn ngữ mà không bị áp lực từ bên ngoài. - Điểm lợi thứ ba của hoạt động giao tiếp theo cặp hay theo nhóm là: nó giải phóng giáo viên ra khỏi vai trò của người dạy, người sửa lỗi và người kiển soát lớp học, cho phép học sinh đảm nhiệm những vat trò của người giao tiếp tự nhiên. - Một điểm lợi nữa của hoạt động giao tiếp theo cặp và theo nhóm là, trong khi tiến hành những hoạt động giao tiếp này, học sinh có nhiều điều kiện để giúp đỡ nhau hơn, các em sẽ học nhau một cách hữu thức hay vô thức thông qua việc chữa lỗi cho nhau và bổ xung kiến thức cho nhau và, do đó , cùng nhau phát triển các kĩ năng. IV/ NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Nội dung đăng ký thực hiện đổi mới trong năm học : “ Đổi mới cách tổ chức học sinh hoạt nhóm” trong dạy học môn Ngữ văn 7. 2. Đối với hoạt động chuyên môn của giáo viên: - Bản thân trước hết phải có nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, không ngừng nâng cao hiểu biết về kiến thức xã hội; rèn luyện khả năng ứng xử sư phạm; trên cơ sở về kiến thức lý luận về phương pháp dạy học được trang bị, phải nắm vững đối tượng và vận dụng hợp lí phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cải tiến phương pháp, cầu thị, tích cực học tập, tham khảo ý kiến đồng nghiệp để nâng cao chất lượng hiệu quả giờ dạy. - Thực hiện tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, phương pháp giáo dục và áp dụng phù hợp với thực tế cơ sở. - Luôn có ý thức học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ bằng các tiết dự giờ đồng nghiệp. 2. Đối với học sinh: - Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh trao đổi, giao lưu về phương pháp học tập. Lựa chọn, hướng dẫn học sinh giỏi viết tham luận về phương pháp học tập theo từng bộ môn với những nội dung như phương pháp học trên lớp( cách nghe giảng, ghi bài, nêu những câu hỏi thắc mắc, phản biện, trao đổi với bạn,…), phương pháp học ở nhà( phân bố thời gian biểu, chuẩn bị bài trước khi tới lớp, học nhóm,…) .- Hinh thức tổ chức: theo lớp hoặc theo khối lớp, theo bộ môn, chuyên đề. 2 - Hoặc các anh chị học sinh giỏi của lớp trước giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập với các em lớp dưới, lớp đầu cấp. V/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1/ Xác định dạng bài thích hợp cho việc tổ chức học sinh hoạt động nhóm: Đối với môn Ngữ văn không nên quá lạm dụng trong việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Địa chỉ thích hợp là những bài luyện tập, ôn tập, tổng kết. 2/Xác định vấn đề thảo luận nhóm: thường là những vấn đề ở mức hiểu, vận dụng, nhằm rèn các kỹ năng: tóm tắt, nhận xét, so sánh, phân tích, dựng đoạn, các thao tác tạo lập văn bản… 3/Xác định vị trí, thời gian tổ chức hoạt động nhóm: GV cần định rõ thời gian cụ thể cho từng hoạt động( lúc nào, theo nhóm lớn hay nhỏ, thảo luận trong bao lâu…) và nhất thiết phải được thể hiện trong giáo án, đặc biệt nên giao trước nội dung, yêu cầu cho học sinh. 4/ Cách thức tổ chức hoạt động theo nhóm. Tổ chức cặp nhóm như thế nào cho hiệu quả cao là một vấn đề cần được quan tâm. Chúng ta nên chọn một trong số các cách tổ chức cặp, nhóm sau: Theo cặp, nhóm bạn bè: Đây là hình thức cơ bản nhất để tạo không khí thoải mái khi làm việc trong các cặp và nhóm.Có hai cách thành lập cặp và nhóm.Thứ nhất là hãy để các em tự thành lập các cặp và nhóm của mình. Nếu cách làm thứ nhất gặp khó khăn giáo viên có thể chọn cách thứ hai là yêu cầu HS viết tên các bạn theo cặp hoặc nhóm trên cơ sở đó GV sẽ quyết định các cặp hoặc nhóm cho luyện tập. Theo khả năng của học sinh: Cũng có hai cách tổ chức cặp, nhóm theo trình độ HS. Thứ nhất là tổ chức cặp , nhóm hỗn hợp giữa HS khá, giỏi với HS kém, trung bình. Hình thức này tạo điều kiện cho các HS giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Cách thứ hai là tổ chức các cặp, nhóm HS có cùng trình độ giỏi, khá, trung bình, kém. Hình thức này có ưu điểm là GV có thể giao các loại hình bài tập phù hợp với trình độ từng loại HS, mặt khác GV có điều kiện giúp đỡ HS yếu, kém. Tổ chức cặp , nhóm ngẫu nhiên: GV có thể tổ chức cặp, nhóm một cách ngẫu nhiên , không theo một quy định cụ thể nào. Ví dụ: tổ chức cặp, nhóm theo chỗ ngồi như các em ngồi sát nhau, theo bàn học, theo hai bàn học, theo cặp, nhóm ngồi xa nhau theo tháng sinh trong năm, theo màu sắc của áo các em đang mặc . Cần lưu ý rằng sự thay đổi giũa các hình thức thành lập cặp , nhóm là hết sức cần thiết để tránh sự nhàm chán trong luyện tập. Sự thay đổi các hình thức thành lập cặp, nhóm 3 cần đựơc thực hiện thường xuyên, liên tục qua mỗi ngày , mỗi tiết học thậm chí qua mỗi bài tập VI/ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI * Bước 1: Học kì I- dạy theo PPCT, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và định hướng cho học sinh về các hình thức, yêu cầu khi hoạt động nhóm. - Rèn luyện thói quen, kỹ năng với hình thức hoạt động nhóm ngẫu nhiên theo bàn, theo tổ. - Cho học sinh làm quen với hình thức hoạt động nhóm theo khả năng. - Lựa chọn các bài có thể tổ chức hoạt động theo nhóm: Với môn Ngữ văn lớp 7, thực hiện với các tiết luyện tập, luyện nói, ôn tập ( tiết:16,28,40,56,62,65,66,67) * Bước 2: Học kì II- Tiếp tục thực hiện, tổ chức, rèn kỹ năng trong các hoạt động nhóm trên cơ sở đã hình thành ở học kỳ I. - Thực hiện ở các tiết: 0,84,92,101,108,112, 129. - Với các tiết luyện nói, ôn tập nhất thiết phải giao bài trước và cụ thể cho các nhóm. VII/ KẾ HOẠCH CỤ THỂ: Thời gian Nội dung thực hiện Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch Tháng 9 Đưa học sinh vào nề nếp, tiếp tục định hướng để các em củng cố thói quen, kỹ năng theo đặc trưng bộ môn đã được tiếp cận và rèn luyện từ lớp 6. Tháng 10 -Chuẩn bị bảng phụ, giấy A0, bút viết bảng để học sinh hoạt động nhóm. -Chia nhóm học tập theo nhóm ngẫu nhiên ( theo bàn, theo tổ) -Rèn luyện thói quen, kỹ năng hoạt động nhóm qua phần luyện tập. Tháng 11 -Thay đổi hình thức hoạt động nhóm từ ngẫu nhiên sang nhóm hỗn hợp ( trên cơ sở thực tế việc tiếp thu kiến thức của học sinh, căn cứ kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm và qua việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên để phân nhóm, cặp hỗn hợp giữa học sinh khá, giỏi với trung bình, yếu để các em có điều kiện giúp đỡ, học hỏi nhau) -Thực hiện với các tiết luyện nói, ôn tập. Tháng 12 -Tiếp tục rèn luyện học sinh qua nhóm, 4 cặp hỗn hợp, chú trọng các hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. -Ưu tiên tham gia thảo luận, trao đổi, được trình bày cho những học sinh trung bình và yếu. Tháng 1+2 -Chuyển đổi hình thức hoạt động nhóm sang nhóm bạn bè. Học sinh tự chọn cặp- nhóm theo sở thích cá nhân để phát huy năng lực, cởi mở, tự tin hơn và thuận tiện trong việc giao bài về nhà. -Hoặc chia nhóm theo trình độ nhận thức của học sinh để giáo viên phân việc theo mức độ, thang bậc : biết, hiểu, vận dụng. Tháng 3+4 -Quay về hoạt động theo nhóm hỗn hợp để học sinh tham gia trò chơi giải ô chữ hoặc các hoạt động ngoại khoá, dựng tiểu phẩm. Tháng 5 Hoạt động nhóm nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức, giúp nhau ôn tập tốt. Trên đây là kế hoạch hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của tôi trong năm học 2010-2011.Rất mong sự chỉ đạo , định hướng và góp ý của các BGH, Tổ chuyên môn và đồng nghiệp. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Minh Sơn, ngày 04/ 11/ 2010 Người Lập Cao Thị Thanh DUYỆT CỦA BGH 5 6 . sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, mỗi đơn vị có một đổi mới trong hoạt động chỉ đạo chuyên môn” nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy- học. luận về phương pháp dạy học được trang bị, phải nắm vững đối tượng và vận dụng hợp lí phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cải tiến phương pháp, cầu

Ngày đăng: 14/10/2013, 10:11

Hình ảnh liên quan

-Rèn luyện thói quen, kỹ năng với hình thức hoạt động nhóm ngẫu nhiên theo bàn, theo tổ - Đổi mới phương pháp dạy văn

n.

luyện thói quen, kỹ năng với hình thức hoạt động nhóm ngẫu nhiên theo bàn, theo tổ Xem tại trang 4 của tài liệu.
Tháng 1+2 -Chuyển đổi hình thức hoạt động nhóm sang nhóm bạn bè. Học sinh tự chọn  cặp-nhóm theo sở thích cá nhân để phát huy năng lực, cởi mở, tự tin hơn và thuận tiện trong việc giao bài về nhà. - Đổi mới phương pháp dạy văn

h.

áng 1+2 -Chuyển đổi hình thức hoạt động nhóm sang nhóm bạn bè. Học sinh tự chọn cặp-nhóm theo sở thích cá nhân để phát huy năng lực, cởi mở, tự tin hơn và thuận tiện trong việc giao bài về nhà Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan