Bài viết trình bày đánh giá đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị u lành tính dây thanh bằng phương pháp phẫu thuật thanh quản qua nội soi ống cứng.
Trang 1TÓM TẮT:
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị u lành tính dây thanh bằng phương pháp phẫu thuật thanh quản qua nội soi ống cứng
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp lâm sàng trên 71 bệnh nhân có u lành tính thanh quản được phẫu thuật tại khoa Tai mũi họng BVTWQĐ 108
từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014
Kết quả: 45 nữ, 26 nam, 55% từ 19-40 tuổi, 43% bệnh nhân khàn tiếng mức độ vừa, 38% mắc bệnh >2 năm, 32,4% có tiền sử bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, 14% hút thuốc lá, hạt xơ dây thanh chiếm 43,7%, polip 31%, nang 14%, u mao mạch và u hạt đều chiếm tỉ lệ <10% Sau phẫu thuật qua nội soi ống cứng, 92,1% bệnh nhân hết khàn tiếng, không còn bệnh tích trên dây thanh Không có tai biến phẫu thuật nặng trong tất
cả các trường hợp
Kết luận: Hạt xơ dây thanh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong bệnh lý các khối u lành tính dây thanh Phẫu thuật thanh quản dưới nội soi ống cứng là phương pháp phẫu thuật an toàn, ít tai biến, mang lại kết quả điều trị tốt
CLINICAL, HISTOPATHOLOGICAL FEATURES OF BENIGN VOCAL FOLDS TUMOURS AND POSTOPERATIVE OUTCOMES OF ENDOSCOPIC
SURGERY SUMMARY
Purpose: To evaluate clinical and histopathological features of benign vocal folds tumours, and postoperative outcomes using Rigid endoscopic laryngeal surgery.
Objectives and methods: Prospective study of intervention in 71 patients with be-nign vocal folds tumours who underwent surgeries at ENT department of 108 Military Central Hospital from June 2014 to December 2014.
Results: 45 women, 26 men, 55% of the age from 19 to 40, 38% moderate dyspho-nia, 38% suffered for more than 2 years, 32,4% have gatroesophageal reflux diseases, 14% were smokers, vocal cords nodules accounted for 43,7%, vocal polyps accounted
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ
PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ CÁC KHỐI U LÀNH TÍNH THANH QUẢN TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN
TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Nguyễn Thị Phương Thảo (1) ; Đoàn Thị Thanh Hà (1)
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Phương Thảo
Trang 2for 31%, cysts 14%, both capillary and granuloma accounted for less than 10% After rigid endoscopic laryngeal surgery, 92,1% were free from dysphonia and no lesion left
on the vocal folds All cases were free from severe operative complications.
Conclusions: Vocal folds nodules accounted for the biggest proportion of the be-nign vocal folds tumours Rigid endoscopic laryngeal surgery is a safe measure with minimal risks and satisfactory results.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U lành tính thanh quản là bệnh rất
thường gặp trong chuyên ngành TMH
Theo Cohen và cộng sự, khoảng 11% các
trường hợp khàn tiếng là do các khối u
lành tính của dây thanh[6] Trước đây, các
tổn thương lành tính của dây thanh được
giải quyết dưới hình thức soi treo, bệnh
nhân được tiền mê, gây tê tại chỗ, trường
mổ được quan sát dưới mắt thường nên độ
chính xác, tinh tế kém Tại khoa Tai mũi
họng BVTWQĐ 108, từ năm 2013, thăm
khám nội soi thanh quản và kỹ thuật soi
treo phẫu thuật dây thanh bằng nội soi ống
cứng dưới gây mê nội khí quản đã được
ứng dụng thường xuyên Đây là kỹ thuật
dễ thực hiện, nhẹ nhàng đối với bệnh nhân
và mang lại kết quả điều trị tốt, tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả
điều trị u lành tính thanh quản bằng kỹ
thuật này tại cơ sở của chúng tôi Do đó,
đề tài này được tiến hành nhằm mục tiêu
đánh giá đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học
và kết quả điều trị u lành tính dây thanh
bằng phương pháp phẫu thuật thanh quản
qua nội soi ống cứng
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1 Đối tượng: 71 bệnh nhân được
chẩn đoán có u lành tính thanh quản và
được phẫu thuật bằng phương pháp soi
treo vi phẫu dây thanh dưới nội soi ống
cứng tại khoa Tai Mũi Họng BVTWQĐ
108 từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014
2 Phương pháp:
- Tiến cứu mô tả có can thiệp lâm sàng
- Các bệnh nhân được lập bệnh án nghiên cứu trong đó thu thập đầy đủ các thông tin về đặc điểm lâm sàng (mức độ khàn tiếng, tiền sử, thời gian mắc bệnh)
- Thăm khám thanh quản bằng nội soi thu thập đặc điểm khối u dây thanh (vị trí,
số lượng, kích thước, màu sắc, bề mặt u)
- Trang bị dụng cụ phẫu thuật gồm có: Bộ soi có giá treo Chevalier Jackson của Đức, ống soi có tích hợp đường đặt cố định optik; bộ dụng cụ vi phẫu thanh quản Karl Storz; dàn máy nội soi Karl Storz của Đức
- Phẫu thuật dây thanh: Tất cả các bệnh nhân được mổ dưới gây mê nội khí quản Phẫu thuật viên dùng dụng cụ vi phẫu lấy bệnh tích trên dây thanh
- Toàn bộ bệnh tích được đem gửi Giải phẫu bệnh làm chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Hemtoxylin Eosin
- Bệnh nhân được theo dõi các biến chứng ngay sau phẫu thuật (chảy máu hạ họng, gãy răng cửa, đau họng, khó thở, sai khớp hàm) Sau khi ra viện, bệnh nhân được hẹn khám lại và được nội soi thanh quản sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng Kết quả phẫu thuật được chia thành 2 loại: Tốt (giọng rõ, không còn bệnh tích trên dây thanh) và xấu (giọng khàn, bệnh tích còn sót hay tái phát)
Trang 3- Xử lý số liệu bằng phần mềm EPI Info 7.0 của TCYTTG.
KẾT QUẢ
1 Đặc điểm nhóm nghiên cứu: Nam 26/71 (36,6%) và nữ 45/31 (63,4%).
Nhận xét: Phần lớn BN là nữ (63,4%), độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 19-40 tuổi.
2 Đặc điểm lâm sàng
2.1 Tiền sử
Yếu tố liên
Trào ngược DD-TQ
Bệnh
Nhận xét: 1/3 số BN có trào ngược DD- TQ, cao nhất trong số các yếu tố liên quan
2.2 Mức độ khàn tiếng
Nhận xét: Đa số bệnh nhân đến khám bệnh đều khàn tiếng mức độ vừa.
2.3 Thời gian mắc bệnh
Thời gian
Nhận xét: số bệnh nhân mắc bệnh >2 năm chiếm tỉ lệ cao nhất (38%).
3 Đặc điểm Mô bệnh học và đối chiếu hình ảnh nội soi của u lành tính dây thanh
3.1 Kết quả Mô bệnh học
Trang 4Nhận xét: Hạt xơ dây thanh chiếm tỉ lệ gần 50% các trường hợp u lành tính thanh
quản
3.2 Đối chiếu vị trí u trên dây thanh và Mô bệnh học
Mô
bệnh
học
1 bên hay
Cộng
Nang 90%9 10%1 20%2 50%5 30%3 40%4 20%2 40%4 100%10
U mao
mạch 100%6 0%0 0%0 100%6 0%0 16,7%1 16,7%1 66,6% 6 100%4
Nhận xét: 96,8% hạt xơ nằm ở 2 bên
dây thanh, 54,8% nằm ở 1/3 giữa dây
thanh, 83,9% bám bờ tự do Phần lớn
polip, nang và u mao mạch thường nằm
ở 1 bên dây thanh, 63,6% polip nằm ở 1/3 giữa và chân bám bờ tự do.Trong khi vị trí của nang, u mao mạch và u hạt đa dạng
3.3 Đối chiếu số lượng, kích thước của u và Mô bệnh học:
Mô bệnh
Nang 9 (90%) 1 (10%) 2 (20%) 4 (40%) 4 (40%) 10 (100%)
U mao
mạch 6 (100%) 0 (0%) 1 (16,7%) 4 (66,6%) 1 (16,7%) 6 (100%)
Nhận xét: Phần lớn hạt xơ dây thanh
đều có 2 hạt đối xứng 2 bên (80,6%), với
kích thước 2-3mm (48,8%) Polip 90%
chỉ có 1 u với kich thước thường gặp
2-3mm (54,6%) Gần như toàn bộ nang, u mao mạch, u hạt chỉ có một u, kích thước
>2mm
Trang 53.4 Đối chiếu đặc điểm màu sắc, bề mặt của u và mô bệnh học
Mô
bệnh
học
Cộng
Trắng
Nang 2 (20%) 6 (60%) 2 (20%) 9 (90%) 1 (10%) 10 (100%)
U mao
mạch 1 (16,7%) 0 (0%) 5 (83,3%) 5 (83,3%) 1 (16,7%) 6 (100%)
Nhận xét: Phần lớn hạt xơ dây thanh đều có màu trắng ngà (67,7%), màu chủ đạo
của polip lại là trắng trong và đỏ (31,8 và 52,1%), u mao mạch 83,3% màu đỏ Đa phần
u lành tính thanh quản đều có bề mặt nhẵn
4 Kết quả phẫu thuật
4.1 Tai biến trong và sau mổ
53 ca mổ không có tai biến(74,7 %), 4 ca chảy máu hạ họng (5,6%), 14 ca đau họng sau phẫu thuật (19,7%)
4.2 Theo dõi kết quả điều trị
Nhận xét: Kết quả theo dõi sau điều trị phẫu thuật tại các thời điểm đều đạt >90%
tốt
BÀN LUẬN
1 Đặc điểm nhóm nghiên cứu:
- Giới: Trong phần lớn các nghiên cứu
bệnh lý u lành tính thanh quản, các tác giả
trong và ngoài nước đều thấy xu hướng
bệnh thường hay gặp ở nữ nhiều hơn nam:
Cohen và cs [6] tỉ lệ nữ/nam xấp xỉ 1,6:1,
Vũ Toàn Thắng [4]nữ 51,7%, nam 48,3%,
Nguyễn Quang Ngọc [1]nữ 64,8%, nam
35,2, nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ này
lần lượt là nữ 63,4%, nam 36,6%
- Đa số bệnh nhân có khối u lành tính
thanh quản trong nghiên cứu của chúng tôi
đều thuộc độ tuổi từ 19 đến 40, là lứa tuổi
có nhiều hoạt động giao tiếp và phải sử dụng giọng nói nhiều
2.Đặc điểm lâm sàng:
- Tiền sử: Trong số 71 bệnh nhân, số trường hợp có bệnh lý trào ngược dạ dày- thực quản chiếm tỉ lệ cao nhất 32,4% Đây cũng là yếu tố được nhiều tác giả nhấn mạnh trong cơ chế bệnh sinh các khối u lành tính thanh quản [3,4] Bên cạnh đó, theo nhiều tác giả, thuốc lá cũng là một yếu
tố có liên quan đáng kể đến sự hình thành các khối u dây thanh [5] Trong nghiên cứu của chúng tôi, 14,1% số bệnh nhân có hút thuốc, chiếm tỉ lệ cao thứ 2 trong số các yếu tố liên quan được ghi nhận Ngoài ra,
Trang 6các yếu tố khác đều chiếm tỉ lệ nhỏ <10%.
- Mức độ khàn tiếng: Khàn tiếng trong
bệnh lý u dây thanh quản được Robert W
Bastian lý giải là do khối u làm giảm sự
rung động của dây thanh và làm hở thanh
môn khi phát âm[7] Triệu chứng này có
mặt ở toàn bộ 71 bệnh nhân (100%) trong
nghiên cứu của chúng tôi, kết quả tương tự
như các tác giả [1,4] Trong một vài trường
hợp, triệu chứng này cũng đồng thời là lý
do duy nhất đưa bệnh nhân đến khám bệnh
- Thời gian mắc bệnh: 27/71(38%)
bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi
bị khàn tiếng kéo dài trên 2 năm Kết quả
này có vẻ dài hơn so với kết quả của các
nghiên cứu khác do nhiều bệnh nhân đã
được nội soi phát hiện bệnh lý trước đó và
theo dõi điều trị nội khoa nhiều lần không
kết quả mới được chỉ định phẫu thuật
3 Đối chiếu hình ảnh trên nội soi
của khối u với Mô bệnh học
Khi đối chiếu kết quả Mô bệnh học và
hình thái trên nội soi ống cứng của các khối
u lành tính dây thanh, chúng tôi nhận thấy
đặc điểm của u khá đa dạng và điển hình
Vì vậy, việc chẩn đoán trên lâm sàng dựa
vào nội soi thanh quản ống cứng thường ít
sai lệch với kết quả Mô bệnh học có được
sau phẫu thuật
- Hình ảnh hạt xơ dây thanh thường là
các khối u nằm 2 bên dây thanh (96,8%),
đối xứng nhau, gặp ở vị trí 1/3 giữa (54,8%)
và bờ tự do (83,9%) Vị trí thường gặp này
của hạt xơ dây thanh được tác giả Thắng
[4] lý giải là do khu vực này là vị trí chịu
va chạm nhiều nhất trong quá trình dây
thanh vận động, khi rung động quá mạnh
và kéo dài sẽ dẫn đến một loạt các hiện
tượng và kết thúc ở hiện tượng Hyelin hóa
khoảng Reink và dầy lên của lớp biểu mô
phù tạo hạt xơ
- Với polip dây thanh, xảy ra do tồn thương các mao mạch dưới niêm mạc hoặc các mạch máu ở lớp sâu hơn của dây thanh, tạo nên đặc điểm lâm sàng thường gặp là
u ở 1 bên dây thanh (81,8%), màu đỏ hoặc trắng trong (83,9%), bề mặt nhẵn (81,8%) Các kết quả thu được của chúng tôi cũng tương tự như tác giả Ngọc khi nhận định
về polip dây thanh[1]
- Khác với hai loại u trên, u nang hình thành là do sự tắc của ống tiết nhày làm chất nhày ứ đọng lại [4], tạo nên hình ảnh nang dây thanh điển hình là khối u căng,
bề mặt nhẵn nằm ở 1 bên dây thanh (90%)
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng bệnh nhân được chẩn đoán u mao mạch và u hạt còn ít nên các số liệu thống
kê còn ít Sơ bộ thấy rằng các khối u này
có đặc điểm khá đa dạng về cả vị trí, hình dáng và kích thước nên muốn có được chẩn đoán chính xác vẫn cần gửi u sau phẫu thuật đến với các nhà GPB
4 Kết quả điều trị phẫu thuật
- Trong số 71 bệnh nhân được phẫu thuật, chỉ có 5,6% ca có chảy máu hạ họng
do xây xước của quá trình đặt ống soi, tuy nhiên các trường hợp này đều ở mức độ nhẹ, không cần xử trí gì, 19,7% bệnh nhân
có đau họng ngay sau phẫu thuật Không
có trường hợp nào gặp phải các tai biến lớn hơn như gãy răng cửa, sai khớp hàm, khó thở Hầu hết các tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất nội soi vi phẫu thanh quản bằng ống cứng là phương pháp phẫu thuật an toàn, với tỉ lệ xấp xỉ 90% không có biến chứng trong và sau phẫu thuật[1, 6] Như vậy, kết quả 80% bệnh nhân không có tai biến của chúng tôi là cao nhưng còn cần phải tiếp tục hoàn thiện về mặt kỹ thuật đặt ống để giảm thấp hơn nữa tỉ lệ này
- Trước phẫu thuật u dây thanh, 100%
Trang 7bệnh nhân có khàn tiếng, sau phẫu thuật
1 tháng, 92,1% bệnh nhân hết khàn tiếng,
khám nội soi lại không còn bệnh tích trên
dây thanh So sánh kết quả với tác giả Trần
Việt Hồng [2] theo dõi 415 bệnh nhân sau
phẫu thuật u dây thanh 1 tháng, tỉ lệ thành
công là 93%, tác giả Trương Ngọc Hùng
[3] với tỉ lệ kết quả tốt 94%, kết quả của
một số tác giả nước ngoài tỉ lệ 90-92%, tỉ
lệ của chúng tôi cũng tương tự
- Các theo dõi dài hơn sau phẫu thuật
3 tháng, 6 tháng ở 25 bệnh nhân đã phẫu
thuật trước mắt đều cho kết quả tốt với tỉ lệ
100%, số bệnh nhân còn lại đều được đưa
vào theo dõi trong thời gian tiếp theo để có
kết quả chính xác hơn
KẾT LUẬN:
Qua nghiên cứu 71 trường hợp u lành
tính thanh quản cho thấy:
- 55% bệnh nhân đều nằm trong lứa
tuổi lao động từ 19-40 tuổi, hay gặp ở nữ
giới Tiền sử bệnh nhân có bệnh lý trào
ngược dạ dày- thực quản chiếm tỉ lệ cao
Đa phần các trường hợp khàn tiếng mức
độ trung bình với thời gian mắc bệnh >2
năm
- Khi đối chiếu hình thái trên lâm sàng
và kết quả mô bệnh học của u dây thanh,
các loại u lành tính dây thanh thường khá
điển hình, nhận diện lâm sàng và mô bệnh
học ít sai lệch
- Phẫu thuật thanh quản dưới nội soi
ống cứng là phương pháp an toàn, ít tai
biến và mang lại kết quả điều trị cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Quang Ngọc “Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học u lành tính thanh quản và đánh giá kết quả điều trị bằng nội soi vi phẫu” Luận văn Chuyên khoa II Học viện Quân y (2013)
2 Trần Việt Hồng “ Phẫu thuật nội
soi điều trị bệnh dây thanh tại khoa Tai mũi họng Bệnh viện nhân dân Gia Định 2000-2010” Y học TP Hồ Chí Minh, tập
14, phụ bản của số 4(2010):54-58
3 Trương Ngọc Hùng, Huỳnh Bá Tân “Vi phẫu thanh quản qua nội soi tại
khoa tai mũi họng Bệnh viện Đà Nẵng” Y học TP Hồ Chí Minh, tập 10, phụ bản số 1(2006):67-70
4 Vũ Toàn Thắng “Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, mô bệnh học một số khối
u lành tính của dây thanh” Luận văn Thạc
sỹ y học Trường đại học Y Hà Nội (2009)
5 Amber Huntzinger “Guidelines
for the Diagnosis and Management of Hoarseness” Am Fam Physician 2010 May 15; 81(10): 1292-1296
6 Cohen, Seth M., et al “Prevalence
and causes of dysphonia in a large treatment-seeking population” The Laryngoscope 122.2 (2012): 343-348
7 Cummings Charles “Electrography
of Laryngeal and Pharyngeal muscles” Otolaryngology Head Neck surgery (1998)