Có thể nói trong quá trình học môn Ngữ văn, “Tóm tắt văn bản tự sự” làmột khâu, một công đoạn hết sức quan trọng trong việc bước đầu giúp các emcảm nhận, lĩnh hội nội dung tư tưởng mà nh
Trang 1MỤC LỤC
Trang
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
2.1 Cơ sở lí luận của SKKN 3
2.2 Thực trạng của vấn đề 4
2.2.1 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
2.2.2 Đội ngũ giáo viên 4
2.2.3 Học sinh 5
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6
2.3.1 Nhận thức chung về việc tóm tắt một văn bản tự sự 6
2.3.2 Những giải pháp cụ thể để tóm tắt một văn bản tự sự 6
2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục 12
2.5 Thực nghiệm một số bài tập thực hành tóm tắt văn bản tự sự của học sinh. .15
3 KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ 17
3.1 Kết luận 17
3.2 Kiến nghị 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 21 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, Văn học có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
và trong quá trình phát triển tư duy của con người Là một môn khoa học thuộclĩnh vực xã hội không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người, nuôi dưỡngnhững tư tưởng tình cảm của con người – biết yêu thương con người hơn, biếthướng tới những tư tưởng cao đẹp như: lòng nhân ái , vị tha, tôn trọng lẽ phải, sựcông bằng, lòng yêu nước và đặc biệt là biết phê phán, căm ghét những cái xấu,cái ác Văn học làm nảy sinh trong con người khát vọng hướng tới cái Chân –Thiện –Mĩ
Mặt khác, Ngữ văn cũng là môn học thuộc nhóm công cụ có tác động tíchcực đến các môn học khác và ngược lại học tốt các môn học khác chính là gópphần học tốt môn Ngữ văn Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao chất lượngdạy – học bộ môn Ngữ văn, coi đó là mục tiêu cơ bản, là mối quan tâm lớn laonhất đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay Chính tầm quan trọng và ý nghĩa lớnlao ấy mà môn Ngữ văn ở các bậc học nói chung và ở bâc THCS nói riêng chiếmmột dung lượng không nhỏ với ba phân môn Văn bản – Tiếng việt - Tập làmvăn Đặc biệt phần Văn bản chiếm một khối lượng kiến thức lớn và có vị trí quantrọng trong chương trình, bởi qua mỗi văn bản học sinh sẽ trực tiếp cảm nhậnđược những giá trị của tác phẩm văn học ấy
Để làm được điều đó thì mỗi người giáo viên phải nghiên cứu, tính toán,nghiền ngẫm một cách công phu qua từng công đoạn để tổ chức học sinh, khơidậy niềm say mê trí tuệ, tâm hồn, dẫn dắt tư duy học sinh…Giúp các em chủđộng trực tiếp đối diện với tác phẩm, tiếp xúc với tác giả qua tác phẩm, thưởngthức và khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương Đó là một quá trìnhhoạt động hết sức quan trọng, phức tạp, mang tính khoa học và nghệ thuật cao
Có thể nói trong quá trình học môn Ngữ văn, “Tóm tắt văn bản tự sự” làmột khâu, một công đoạn hết sức quan trọng trong việc bước đầu giúp các emcảm nhận, lĩnh hội nội dung tư tưởng mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm vănchương, góp phần hình thành tư tưởng, tình cảm của cá nhân với tác phẩm đó.Trong chương trình Ngữ văn THCS, số lượng tác phẩm phẩm tự sự đưa vàogiảng dạy chiếm một tỉ lệ tương đối lớn Nếu trong chương trình cũ không có tiếthọc dành riêng cho việc tóm tắt văn bản tự sự thì trong chương trình ngữ vănmới, tóm tắt văn bản tự sự đã được dành riêng một tiết học dưới dạng lí thuyết(tiết 18- lớp 8) và hai tiết luyện tập tóm tắt văn bản tự sự (tiết 19 - lớp 8 và tiết
20 - lớp 9) Chính cái mới này đã một phần nào đó nói lên được tầm quan trọngcủa việc tóm tắt văn bản tự sự đối với việc tiếp nhận nội dung tư tưởng của vănbản Ở chương trình ngữ văn 8, tóm tắt văn bản tự sự được xem như là một kĩnăng quan trọng với những nội dung cơ bản: khái niệm tóm tắt văn bản tự sự,cách tóm tắt văn bản tự sự và luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Lên lớp 9 các em
có thêm một tiết học nữa dành riêng cho tóm tắt văn bản tự sự, Mặc dù thời gian
Trang 3chỉ có một tiết, lại là tiết tự học có hướng dẫn với số lượng bài tập không nhiềunhưng không có nghĩa là dạy sơ sài, hướng dẫn qua loa hay nhắc lại những gì đãhọc ở ngữ văn 8 mà mục tiêu của tiết học này là giúp học sinh ôn lại mục đích vàcách thức tóm tắt văn bản tự sự, tiếp tục thực hành kĩ năng tóm tắt văn bảnthông qua việc tóm tắt cụ thể các văn bản tự sự đã học từ đó phục vụ trực tiếpcho việc đọc - hiểu một số tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm tự sự trung đạitheo tinh thần tích hợp Có nghĩa là tóm tắt văn bản tự sự với yêu cầu cao hơnnhư: độ dài ngắn của văn bản tóm tắt, mục đích tóm tắt…
Thực chất việc rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự không phải là một vấn
đề mới nhưng tôi thiết nghĩ nó lại hết sức quan trọng trong việc tiếp nhận văn bản tự
sự, nhất là trong thực tế hiên nay, kĩ năng tóm tắt của học sinh còn rất yếu
Xuất phát từ thực tế trên, từ mục tiêu dạy học theo tinh thần tích cực, tích
hợp, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh lớp 8,9 bậc THCS ” Hi vọng với kinh nghiệm giảng dạy của mình,
đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sựcho học sinh tốt hơn, giúp các em tiếp cận tác phẩm văn học một cách hữu hiệunhất
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội,được các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hết sức quan tâm Bằng nhậnthức đó, bằng lương tâm của nhà giáo và kinh nghiệm giảng dạy thực tế, tôimuốn góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy - học mà cụthể hơn là nâng cao kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự của học sinh khối 8,9 bậc THCS,tạo cơ sở ban đầu để giúp các em cảm nhận được nội dung tư tưởng mà nhà văn gửigắm trong tác phẩm - đứa con tinh thần của nhà văn Vậy như thế nào là tóm tắt vănbản tự sự?
Để có một văn bản tóm tắt hoàn chỉnh cần tuân thủ những bước cơ bản nào?Dựa trên các bước cơ bản đó ta có thể tóm tắt văn bản theo những cách thứcnào? Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với đồng nghiệp trongsáng kiến kinh nghiêm này
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Trong khuôn khổ đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh lớp 8,9 bậc THCS ”, bản thân tôi là một giáo viên đã
từng trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn cả hai khối lớp 8 và 9 với mục đíchnhằm phát huy chủ động, tính tích cực và năng lực của người học nên tôi đã vândụng một số phương pháp dạy học tích cực để học sinh tiếp thu, nắm vững kiếnthức và vận dụng tốt vào trong bài học của mình
Đối tượng cụ thể là học sinh ở các lớp 9A, 9B và lớp 8A tại trườngTHCS Lý Tự Trọng, Thành phố Thanh Hóa với số lượng học sinh bình quân
là 40 em/ lớp
Trang 41.4 Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học tác phẩm tự sự: + Sách giáo khoa, sách tham khảo
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn
- Vận dụng phương pháp khảo sát , nắm bắt tình hình , phân tích, phát hiện
và những đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn dạy- học tác phẩm tự sự trong quá trình công tác để tìm ra giải pháp cho vấn đề
Để nghiên cứu và áp dụng đề tài trong việc giảng dạy học sinh đạt kết quảcao trong việc lĩnh hội kiến thức của bộ môn thì người dạy cần phải biết vậndụng các kĩ năng cho phù hợp:
- Đọc kĩ các văn bản tự sự trong chương trình sách giáo khoa lớp 8,9
- Xác định chủ đề (việc xác định chủ đề văn bản sẽ quyết định việc lựa chọnnhân vật, sự việc,…)
- Viết bằng lời văn của mình những nội dung cần tóm tắt
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII đã khẳng định nhiêm vụ của cáchmạng Việt Nam là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản củagiáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngườihọc” Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó, một trong những giải pháp cần thựchiện là đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc…
Đối với bộ môn Ngữ văn nói chung, tiết học tìm hiểu về văn bản nói riêng,
sự đổi mới về phương pháp được áp dụng một cách linh hoạt trong từng khâu,đoạn của quá trình dạy học Ở mỗi công đoạn đều có một yêu cầu riêng nhưngđều hướng tới cái đích cuối cùng là lĩnh hội nội dung tư tưởng mà tác giả đề cậpđến trong tác phẩm văn chương
Mặt khác, bước sang thế kỉ XXI - thế kỉ đã, đang và sẽ chứng kiến sự pháttriển như huyền thoại của khoa học và công nghệ Cùng với đó là sự bùng nổthông tin, nghĩa là có nhiều lượng thông tin được cập nhật hàng ngày trên rấtnhiều phương tiện thông tin khác nhau Trong đó sách được coi là một phươngtiện trao đổi thông tin quen thuộc và dễ tiếp cận nhất với đông đảo công chúng.Một vấn đề đặt ra là làm sao con người có thể cập nhật được tất cả cácthông tin đó một cách đầy đủ, chính xác nhất, nhanh gọn nhất? Có nhiều cách,trong đó có một cách rất hữu hiệu đó là đọc các văn bản tóm tắt hoặc tự mình
Trang 5tóm tắt văn bản Điều đó không chỉ giúp bản thân mình nắm bắt nhanh chóng cácthông tin mà còn giúp người khác nắm cơ bản đầy đủ các thông tin mà họ cần.Như thế hai kĩ năng đọc văn bản tóm tắt và tóm tắt văn bản luôn luôn có mốiquan hệ gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau.
Đối với học sinh THCS, đặc biệt là đối với học sinh lớp 8, 9 thì việc tóm tắtvăn bản tự sự là một hoạt động hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động củagiờ Ngữ văn Nó không chỉ giúp học sinh nắm toàn bộ nội dung tác phẩm, nhớtác phẩm (văn bản trích) một cách rõ nhất, lâu nhất mà còn giúp các em rất nhiềutrong việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị nội dung tư tưởng, giá trị nghệthuật của một tác phẩm văn chương
2.2 Thực trạng của vấn đề.
2.2.1 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm qua, các bậc học nói chung và bậc THCS nói riêng trêntoàn quốc ngày càng có nhiều tiết dạy có chất lượng góp phần nâng cao chấtlượng dạy – học Đạt được điều đó đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáoviên Ngữ văn nói riêng không ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức , tìm ra biệnpháp phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy để giúp học sinh học tốt môn Ngữvăn hơn.Từ đó góp phần đào tạo cho đất nước những công dân có ý thức tudưỡng , sống có lí tưởng, ước mơ hoài bão cao đẹp,có tấm lòng nhân ái hướngtới Chân- Thiện- Mĩ.Trong một giờ dạy, giữa nội dung và phương pháp dạy - họcluôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Mỗi bài dạy, mỗi mục dạy và mỗi đơn vịkiến thức đòi hỏi phải có một phương pháp dạy học phù hợp Văn bản tự sự làphương thức tái hiện đời sống qua các sự kiện , biến cố và hành vi con người
Để hiểu được nội được nội dung phản ánh,để phân tích được các giá trị về mặt tưtưởng lẫn nghệ thuật của một tác phẩm tự sự thì điều quan trọng đầu tiên là phảitóm tắt tác phẩm tự sự Có thể xem tóm tắt tác phẩm tự sự trong quá trình họcvăn bản tự sự là yêu cầu có tính chất tạo nền , là cơ sở để từ đó tìm hiểu các vấn
đề khách quan của tác phẩm Cách tóm tắt tác phẩm tự sự thể hiện mức độ thâmnhập tác phẩm, năng lực bao quát và khả năng diễn đạt cô đúc, gãy gọn củangười tóm tắt Tuy nhiên qua những tiết giảng dạy văn bản tự sự một bộ phậngiáo viên còn xem nhẹ việc tóm tắt hoặc tự tóm tắt luôn cho học sinh nghe đểnhanh đi vào phần tìm hiểu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm tự
sự, khiến tiết học trở nên tẻ nhạt, học sinh hiểu tác phẩm mơ hồ, không hứng thúdẫn đến bài dạy không thành công như mong muốn Vì vậy để thành công tronggiảng dạy tác phẩm tự sự thì việc rèn cho các em kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự
là vô cùng cần thiết
2.2.2 Đội ngũ giáo viên
Nhìn chung đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có chuyên mônvững vàng và hết lòng vì học sinh Hơn nữa, tổ chuyên môn thường xuyên tổchức các hoạt động chuyên môn như: dạy thử nghiệm, dạy đối chứng, dự giờ,thao giảng…nên việc học tập, rút kinh nghiệm trong giảng dạy rất có hiệu quả
Trang 6Tuy nhiên còn nhiều lí do dẫn đến việc rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sựcho học sinh chưa được chú trọng Chẳng hạn: văn bản dài, nội dung tìm hiểunhiều mà số tiết dạy lại ít (tối đa hai tiết), thậm chí kĩ năng tóm tắt văn bản (đặcbiệt là những văn bản khó) của một vài đồng chí giáo viên cũng có phần hạnchế…Chính vì những lí do đó dẫn đến một hậu quả không nhỏ đó là kĩ năng tómtắt văn bản của học sinh còn rất nhiều vấn đề phải trao đổi, rút kinh nghiệm.
Kết quả khảo sát trên cùng một đối tượng học sinh ở các khối lớp mà tôi đã tích lũy được trong những năm gần đây với kết quả cụ thể như sau: Chất lượng
Từ kết quả khảo sát trên cho chúng ta thấy một số vấn đề đáng lưu tâm sau:
- Kĩ năng thực hành tóm tắt văn bản của học sinh còn rất yếu (kể cả đốitương học sinh lớp 9) Các em chưa biết lựa chọn thông tin chính, cô đọng cácthông tin bằng những câu văn khái quát, chưa biết cách sắp xếp theo một trình tựhợp lý thậm chí một số em khi tóm tắt những văn bản kể theo ngôi thứ nhất vẫnxưng “tôi”
- Việc cung cấp kiến thức, hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng thực hành tóm tắtvăn bản tự sự thông qua các văn bản được học còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đềcần phải bổ sung
Trang 72.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự cho học sinh một cách có hiệuquả, trước hết ta cần nắm vững những tri thức về nó:
2.3.1 Nhận thức chung về việc tóm tắt một văn bản tự sự.
*Như thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắngọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của vănbản đó Trình bày ngắn gọn nội dung chính không có nghĩa là bỏ bớt nội dung
mà là biết cách lựa chọn thông tin chính, biết cách rút gọn nội dung, cô đọng nộidung chính trong một câu văn, đoạn văn ngắn nhưng vẫn phản ánh trung thànhnội dung của văn bản được tóm tắt Đó là yêu cầu cơ bản nhất đối với việc tóm
* Một số yêu cầu cụ thể của văn bản tóm tắt
Dù tóm tắt với mục đích nào đi chăng nữa thì cũng phải đảm bảo được tínhkhách quan, phản ánh một cách trung thành, chính xác những nội dung chính củavăn bản gốc sao cho người tiếp nhận có thể nắm bắt một cách đầy đủ nội dung tưtưởng của văn bản gốc Điều đó có nghĩa là việc tóm tắt văn bản phải được thựchiện một cách linh hoạt
* Một số thao tác cơ bản khi tóm tắt văn bản tự sự
Để tóm tắt văn bản tự sự được tốt cần thực hiện một số thao tác sau:
- Đọc kĩ văn bản để nắm chắc nội dung văn bản
- Xác định nội dung chính thông qua việc lựa chọn sự việc chính và nhânvật quan trọng
- Sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lí
- Hoàn thành nội dung tóm tắt bằng lời văn của mình
2.3.2 Những giải pháp cụ thể để tóm tắt một văn bản tự sự
Bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giảipháp cụ thể khi dạy tiết 20: Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự (lớp 9) và cả nhữngtiết học ngữ văn khác (phần văn bản tự sự) trong chương trình Ngữ văn THCSđặc biệt là áp dụng đối với học sinh khôi 8, khối 9 như sau:
*Giải pháp 1: Tóm tắt văn bản tự sự theo các bước thông thường
Giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ khái niệm tóm tắt văn bản tự sự, cácbước tóm tắt, mục đích tóm tắt (đã học ở lớp 8) bằng cách tóm tắt một số văn bản
đã học Ở nội dung này, giáo viên cần hướng dẫ học sinh một cách cụ thể vì đối
Trang 8tượng học sinh nắm vững kiến thức nhưng yếu thực hành còn rất nhiều Giáoviên có thể tổ chức cho học sinh tóm tắt văn bản qua các dạng bài tập cụ thể
* Dạng 1: Lựa chọn thông tin chính của văn bản
Nhóm 1 Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, lựa chọn các chi tiếtchính trong một văn bản, gọi học sinh trình bày (giáo viên có thể ghi nhanh lênbảng) cho học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung Giáo viên chốt nội dung chính.Nhóm 2 Cùng đề bài trên nhưng cách làm ngược lại
Giáo viên phát phiếu học tập, trên phiếu đã chuẩn bị sẵn nội dung, bao gồmcác chi tiết của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (có chi tiết chính, cóchi tiết phụ, có chi tiết thiếu, có chi tiết thừa, có chi tiết khái quát, có chi tiết cụ thể)yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận và sắp xếp lại theo một trình tự hợp lí
Giáo viên có thể đưa ra các thông tin sau:
- Trương Sinh con nhà giàu nhưng ít học, hay ghen
- Vũ Nương được cưới về làm vợ
- Trương Sinh phải đi lính, để lại người mẹ già và người vợ trẻ
- Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sông tự vẫn
- Mẹ Trương Sinh vì thương nhớ con mà lâm bệnh rồi chết
- Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương Do cứu mạng thần rùa LinhPhi - vợ của vua Nam Hải nên khi chạy nạn chết đuối ở biển đã được Linh Phicứu sống
- Một đêm ngồi bên ngọn đèn cùng con trai, đứa con trỏ bóng mình trêntường và nói: “Đó là cha Đản”
- Nghe Phan Lang kể chuyện, Trương Sinh biết vợ bị oan, lập đền giải oantrên bến Hoàng Giang Vũ Nương trở về trên chiếc kiệu hoa, đứng giữa dòng, lúc
ẩn, lúc hiện
Ở dạng bài tập này, sau khi học sinh đã thảo luận, trình bày và nhận xét, bổsung, giáo viên chôt lại nội dung cần đạtđược của cả hai dạng bài tập này như sau:
- Trương Sinh phải đi lính, để lại người mẹ già và người vợ trẻ
- Mẹ Trương Sinh lâm bệnh rồi chết, Vũ Nương đã chăm sóc và lo ma chaychu đáo
- Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thủy
- Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn
- Một đêm, ngồi bên ngọn đèn cùng con trai, đứa con trỏ bóng mình trêntường và nói đó là cha Đản
- Phan Lang cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi nênđược cứu sống
- Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi Chàng được trở vềtrần gian, Vũ Nương gửi chiếc thoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh
- Trương Sinh nghe Phan Lang kể, lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang,
Vũ Nương trở về, đứng giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện
* Dạng 2: Hoàn thiện văn bản tóm tắt theo yêu cầu (bằng lời văn của mình)
Trang 9Đây là một bước hết sức quan trọng trong hoạt động tóm tắt văn bản tự sự.Sau khi đã liệt kê được tất cả các chi tiết, sự việc, nhân vật chính, người tóm tắtphải biết dùng từ ngữ của mình để xâu chuỗi các sự việc được liệt kê thành mộtvăn bản tóm tắt hoàn chỉnh, cân đối, có đầy đủ các phần mở đầu, phát triển, kếtthúc, các ý liền mạch liên kết chặt chẽ với nhau Ở nội dung này giáo viên nêncho học sinh hoạt động độc lập, gọi trình bày miệng, học sinh khác nhận xét vềnội dung, cách trình bày, sử dụng từ ngữ, mạch văn…sau đó giáo viên nhận xét
và rút kinh nghiêm chung
VD: Văn bản tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
(trích một văn bản của học sinh)
Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương, thùy mị, nết na, lại thêm tưdung tốt đẹp Nàng được Trương Sinh cưới về làm vợ Chẳng bao lâu sau,Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ Mẹ TrươngSinh vì thương nhớ con mà sinh bệnh, Vũ Nương đã hết lòng chạy chữa, chămsóc nhưng không có hiệu quả Khi bà chết, nàng đã lo ma chay chu tất Qua nămsau, giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ đã vội vàng nghi oan cho
vợ, cho rằng vợ đã thất tiết nên chửi mắng, đánh đập rồi đuổi đi Vũ Nương bịoan, không thể giải bầy, đã gieo mình xuống sông tự vẫn Trương Sinh động lòngthương, cho tìm vớt thây nàng nhưng không thấy Một hôm cùng con ngồi dướingon đèn khuya, bé Đản chỉ bóng chàng trên vách và nói đó chính là cha Đản.Lúc này Trương Sinh mới thấu hiểu nỗi oan của vợ, nhưng chuyện đã qua rồi.Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa LinhPhi - vợ của vua Nam Hải nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được linh Phicứu sống Trong buổi tiệc thết đãi Phan Lang ở gác Triêu Dương, Phan Lang gặplại Vũ Nương Chàng được trở về trần gian Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùnglời nhắn Trương Sinh Về đến nhà, Phan Lang đem chuyện kể cho Trương Sinhnghe Lúc đầu, chàng không tin nhưng khi nhận được chiêc hoa vàng, chàng đãtin và lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếckiệu hoa, ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện
* Dạng 3: Tóm tắt ngắn gọn một văn bản tự sự theo yêu cầu.
Dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải lựa chọn nhân vật, sự việc một cáchchính xác, linh hoạt nhất đồng thời phải biết thâu tóm, khái quát nội dung sự việcbằng những câu văn ngắn nhất, cô đọng nhất
VD: Cùng là tóm tắt văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” có thể
tóm đầy đủ, dài giống văn bản tóm tắt trên nhưng cũng có thể tóm tăt ngắn gọn
hơn bằng các văn bản tóm tắt khác như:
- Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương’’ bằng một đoạn vănkhoảng 10 dòng
“Trương sinh cưới vợ chưa được bao lâu thì phải đầu quân đi lính, để lại mẹgià và người vợ trẻ (Vũ Thị Thiết) Mẹ Trương Sinh ốm rồi chết Vũ Nương lo machay chu đáo Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ nghi vợ không
Trang 10chung thủy Vũ Nương bị oan, gieo mình xuống sông tự vẫn Một đêm, cùng conngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và bảo đó chính là cha Đản.Trương Sinh hiểu rằng vợ bị oan Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương ở thủycung Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắnTrương Sinh Trương Sinh bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang Vũ Nươngtrở về, ngồi trên chiếc kiệu hoa, đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện”.
- Tóm tắt bằng một đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng)
“Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới nàng Vũ Nương đã phải đi lính, đểlại mẹ già và người vợ trẻ Giặc tan, Trương Sinh trở về thì mẹ đã mất Nghe lờicon nhỏ, chàng nghi oan cho vợ khiến Vũ Nương phải tự vẫn Khi Trương Sinhhiểu ra người cha mà đứa con nói chỉ là cái bóng trên tường thì cơ sự đã muộn.Phan Lang từ thủy cung trở về đem chuyện gặp Vũ Nương kể cho Trương Sinhnghe Chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang Vũ Nương trở về trên chiếckiệu hoa, đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện”
Như vậy, để tóm tắt được một văn bản ngắn gọn, dễ hiểu, người tóm tắtkhông chỉ nhớ đầy đủ sự việc, chi tiết, nhân vật mà còn đòi hỏi phải thực sự có
“Một người có việc đi xa, dặn con ai đến hỏi thì bảo mình đi vắng Sợ conmãi chơi quên mất, ông ta bèn viết giấy để lại cho con phòng ai đến hỏi thì đưa
tờ giấy ra thay cho việc trả lời Đưa con nghịch làm cháy tờ giấy Có ngườikhách lại chơi hỏi bố đi đâu thì nó trả lời là bị mất Hỏi mất khi nào nó lại trả lờitối hôm qua Vị khách lại hỏi vì sao mất? Nó trả lời một câu ngắn gọn: “cháy”.Sau khi học sinh đã thảo luận, giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy những vấn
đề mà văn bản tóm tắt này chưa đạt yêu cầu (thiếu tính khái quát, diễn đạt dàidòng) Một học sinh đã sửa lại như sau:
“Một người có việc đi xa, viết giấy giao lại cho con phòng ai đến hỏi thìđưa giấy thay cho việc trả lời Đứa con nghịch làm cháy giấy Có người khách lạichơi hỏi bố Nó mãi chơi nên trả lời luôn “cháy” rồi Người khách hiểu nhầmông bố đã mất hôm qua vì tai nạn cháy”
* Giải pháp 2: Tóm tắt văn bản tự sự nhằm thực hiện mục đích giao tiếp nhất định nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan, chính xác
Từ việc nắm được các kĩ năng cơ bản của việc tóm tắt, giáo viên hướng dẫnhọc sinh tóm tắt văn bản nhằm thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhaunhưng vẫn đảm bảo tính khái quát, phản ánh một cách trung thành, chính xác