1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống câu hỏi rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự cho học sinh lớp chuyên ngữ văn

26 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 408,47 KB

Nội dung

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 1 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HỆ THỐNG CÂU HỎI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH LỚP CHUYÊN NGỮ VĂN... Hơn nữa, đối vớ

Trang 1

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 1

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HỆ THỐNG CÂU HỎI RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

ĐỌC – HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO HỌC SINH LỚP CHUYÊN NGỮ VĂN

Trang 2

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lí do:

hiện đại Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông thực chất là tích cực hóa hoạt động của học sinh, giải phóng tiềm năng sáng tạo của người học nhằm giúp từng cá nhân tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển nhân cách ngay

từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

rèn luyện cho học sinh kĩ năng, năng lực đọc – hiểu tác phẩm Mặt khác, hệ thống câu hỏi trong sách Ngữ văn Chuẩn và Nâng cao dành cho đại trà Do yêu cầu chuyên sâu nên đối với lớp chuyên Ngữ văn, hệ thống câu hỏi cần được biên soạn cho phù hợp Hơn nữa, đối với học sinh các lớp chuyên Ngữ văn, không chỉ yêu cầu đọc - hiểu những tác phẩm được học chính thức trong sách giáo khoa

mà cả những tác phẩm ngoài sách giáo khoa, chẳng hạn những tác phẩm minh hoạ cho một thời kì văn học Để làm được điều đó cần phải có một hệ thống câu

2 Nhiệm vụ đề tài:

Trên cơ sở câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa Ngữ văn theo chương trình Chuẩn và chương trình Nâng cao, chúng tôi biên soạn hệ thống câu hỏi cho một số tác phẩm tự sự Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin giới hạn các tác phẩm Hai đứa trẻ ( Thạch Lam), Vợ nhặt (Kim Lân), Chiếc thuyền ngoài

xa ( Nguyễn Minh Châu) Sở dĩ chúng tôi chọn những tác phẩm này vì đây là những tác phẩm hiện đại, rất gần gũi với những tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11 và lớp 12 Yêu cầu của hệ thống câu hỏi là phải bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống cũng như tính sư phạm, góp phần rèn luyện năng

Khảo sát câu hỏi hướng dẫn học bài trong hai bộ sách Chuẩn và Nâng cao,

văn Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu tác phẩm tự sự theo hệ thống câu hỏi rèn

có trong chương trình, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá và kiến nghị

học sinh được vận dụng trong việc giảng dạy lớp chuyên Ngữ văn niên khóa

Trang 3

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 3

PHẦN II- KẾT QUẢ

chưa có câu hỏi dành cho học sinh các lớp chuyên

của tác phẩm để đi đến chủ đề, tư tưởng Nghĩa là chưa đi từ dễ đến khó, vì vậy học sinh gặp không ít khó khăn trong việc tiếp nhận, đánh giá tác phẩm

Chẳng hạn câu hỏi hướng dẫn học bài Chiếc thuyền ngoài xa trong sách giáo khoa Nâng cao lớp 12:

Câu hỏi 1: Truyện được tổ chức xung quanh một tình huống nhận thức mà hai nhân vật Phùng và Đẩu trải qua Hãy phân tích quá trình nhận thức của hai nhân vật này?

Câu hỏi 2: Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài Theo anh/ chị, tình trạng đó gây hậu quả thế nào đối với trẻ em?

Câu hỏi 3: Thói vũ phu của người đàn ông hàng chài được tác giả đặt dưới những sự phán xét rất khác nhau ( Đẩu, Phùng, Phác, người đàn bà) Theo anh/ chị, điều này có ý nghĩa gì?

Câu hỏi 4: Hãy phân tích ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng ở đoạn văn

cuối tác phẩm: tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên

cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh[ …] hòa lẫn trong đám đông

Câu hỏi 5: Qua sự đối lập giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mà phóng viên Phùng vừa thu vào ống kính với hiện thực cuộc sống nhọc nhằn, cay cực của những người dân chài, anh/ chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn chương nghệ thuật với cuộc đời? Nhan đề tác phẩm có phải là một gợi ý về điều

đó không?

Câu hỏi 6: Anh/ chị có nhận xét gì về giọng điệu trần thuật của tác phẩm? Đoạn văn ( hoặc câu văn) nào để lại cho anh/ chị ấn tượng sâu sắc nhất về vẻ đẹp văn xuôi Nguyễn Minh Châu?

giáo khoa đã đáp ứng được yêu cầu đề ra

khoa học và hệ thống; tính sáng tạo; tính sư phạm; tính nghệ thuật và các tiêu chí xây dựng hệ thống câu hỏi mà tiêu chí cơ bản nhất là phải hướng vào những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo thể hiện được những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học thì hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa mới chỉ đáp ứng phần nào yêu cầu Cụ thể:

+ Tính sư phạm của câu hỏi chưa cao Nguyên tắc là hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Nhưng ngoài câu hỏi số 2, các câu hỏi còn lại đều là những câu hỏi khó

Trang 4

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 4

+ Tính hệ thống chưa cao, chưa có mối quan hệ thật mật thiết với nhau, bổ sung và làm sáng tỏ cho nhau Câu hỏi 1 hỏi về nhận thức của Phùng và Đẩu Câu hỏi 2 lại hỏi về nguyên nhân tình trạng bạo lực trong gia đình và hậu quả của

nó Câu hỏi 3 lại hỏi về sự phán xét của các nhân vật đối với hành động vũ phu của người đàn ông hàng chài Câu hỏi 5 có thể hỏi đầu tiên cũng không ảnh hưởng gì đến tính hệ thống

+ Câu hỏi trong sách giáo khoa đã đi sâu vào những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của tác phẩm nhưng hạn chế lớn nhất là chưa hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài Đây là một trong những nhân vật chính của truyện Bỏ qua nhân vật này là không thể hiểu đầy đủ chủ đề,

tư tưởng của truyện cũng như tính cách của nhân vật người đàn ông và cả quá trình nhận thức, vỡ lẽ của Phùng và Đẩu

+ Hơn nữa, về mặt phương pháp giảng dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại càng không thể không phân tích các nhân vật Bởi ở thể loại truyện, hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể, cho nên truyện thường có cốt truyện và nhân vật

+ Câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa cũng chưa chú ý đến các biểu tượng của tác phẩm Mà xây dựng các hình ảnh biểu tượng là một nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu Điều này học sinh đã được làm quen ở truyện ngắn Bến quê

Từ thực tế trên chúng tôi thấy cần biên soạn lại hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài để rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm cho học sinh

2- Biên soạn hệ thống câu hỏi rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm tự sự cho học sinh lớp chuyên Ngữ văn chúng tôi căn cứ vào những tiền đề lí luận sau:

2.1- Tư tưởng lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học môn Ngữ văn

Tư tưởng này đặc biệt đúng với môn Văn bởi tiếp nhận văn học đòi hỏi người đọc phải sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn mình Nó đòi hỏi người đọc phải tích cực chủ động trong quá trình chiếm lĩnh những giá trị văn học Nhưng lấy học sinh làm trung tâm không có nghĩa là tuyệt đối hoá vai trò của người học, phó mặc cho học sinh thả sức tưởng tưởng, diễn dịch tác phẩm; trái lại nó đòi hỏi người dạy phải vật chất hoá hoạt động tiếp nhận của học sinh bằng một hệ thống thao tác để giúp học sinh tự mình chiếm lĩnh những giá trị cơ bản

về nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật của tác phẩm tự sự

2.2- Lí thuyết đọc- hiểu và đọc- hiểu tác phẩm tự sự

Trang 5

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 5

Theo giáo sư Trần Đình Sử, Tổng Chủ biên của sách Ngữ văn Nâng cao thì đọc – hiểu có bốn cấp độ là: đọc thông văn bản; đọc kĩ văn bản; đọc sâu văn bản; đọc sáng tạo Trên thực tế, nhiều học sinh THPT hiện nay chưa làm được điều này Đối với học sinh các lớp chuyên Ngữ văn, các em phải biết đọc sáng tạo tức là không chỉ để hiểu cái thông điệp thẩm mĩ mà văn bản gửi đến người đọc mà còn để cảm, để sống, để trải nghiệm, để tự nhận thức, tự thanh lọc và tự phát triển nhân cách

2.2.2- Lí luận đọc – hiểu tác phẩm tự sự

Một thuận lợi đối với học sinh các lớp chuyên Ngữ văn là được trang bị tương đối có hệ thống những hiểu biết về tác phẩm tự sự Học sinh nắm được một số đặc điểm thi pháp của các yếu tố trong cấu trúc tác phẩm tự sự như : nhân vật tự sự; cốt truyện, tình huống, chi tiết; kết cấu; hình tượng người kể chuyện; điểm nhìn trần thuật; lời kể; đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm Những hiểu biết trên là cơ sở để học sinh có thể đọc – hiểu tác phẩm tự sự dưới sự hướng dẫn của giáo viên

3- Nguyên tắc biên soạn hệ thống câu hỏi

3.1- Hình thành và phát triển kĩ năng đọc – hiểu tác phẩm tự sự

Tư tưởng học là tự học, dạy học là dạy tự học là nguyên lí nền tảng, có tính chiến lược trong giáo dục hiện đại Bởi trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão hiện nay khối lượng tri thức tăng theo cấp số nhân mà thời gian ngồi trên ghế nhà trường là hữu hạn, hơn nữa một số chân lí tiếp thu ngày hôm nay có thể sẽ trở nên lạc hậu, thậm chí vô dụng Tự học là con đường đồng hành cùng với tri thức của nhân loại Dạy văn cũng không nằm ngoài quy luật chung đó Giáo viên phải dạy cho học sinh biết cách đọc đúng, hiểu đúng, rồi đọc kĩ, hiểu kĩ đến đọc sâu, hiểu sâu sau cùng là đọc hiểu sáng tạo để có thể tự mình đọc – hiểu văn bản

3.2- Bảo đảm lôgíc của hoạt động tiếp nhận và cấu trúc nghệ thuật dặc thù của tác phẩm

Tiếp nhận tác phẩm là một hoạt động có tính quy luật Người đọc bị quy định bởi văn bản tác phẩm với mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hoá kết tinh trong đó

Tiếp nhận tác phẩm là một hoạt động trải qua nhiều giai đoạn: giai đoạn cảm thụ trực tiếp, cảm tính và giai đoạn phân tích, đánh giá có suy ngẫm Trước hết, người đọc phải hiểu câu chữ; nắm bắt cốt truyện; cảm nhận các sự kiện, tình tiết, chi tiết, tính cách, quan hệ trong sự toàn vẹn của hình tượng nghệ thuật Thứ đến là thâm nhập vào thế giới hình tượng, phát hiện, khám phá thế giới nghệ thuật như là sự kết tinh sâu sắc tư tưởng và tình cảm của tác giả Tiếp theo là liên

hệ hình tượng với văn cảnh đời sống và kinh nghiệm cá nhân để thể nghiệm, đánh giá ý nghĩa tác phẩm; đặt tác phẩm vào truyền thống văn học để xác định vị trí, ảnh hưởng của nó Sau cùng là sự tác động, ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng, tình cảm, hiểu biết và nhân cách người đọc

3.3- Bảo đảm quan điểm toàn diện trong việc tiếp cận, phân tích tác phẩm Tiếp cận, phân tích tác phẩm theo quan điểm toàn diện trước hết phải vận dụng những hiểu biết ngoài văn bản như hoàn cảnh lịch sử, thời đại, văn hoá,văn học, tiểu sử, con người, tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của nhà văn để hiểu đúng tác

Trang 6

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 6

phẩm Nhưng trong tiếp cận, phân tích tác phẩm thì bản thân tác phẩm là căn cứ quan trọng nhất, nếu không nói là duy nhất Phải tiếp cận cấu trúc tác phẩm, phát hiện các cấp độ của chỉnh thể nghệ thuật, nhất là phân tích sự thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm

3.4- Hướng vào thi pháp thể loại, thi pháp cấu trúc tác phẩm, thi pháp tác giả

Dạy đọc-hiểu theo thi pháp thể loại là một yêu cầu của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn Tuy nhiên, thi pháp thể loại là cái chung, khi vận dụng cần chú ý đến những nét riêng làm nên giá trị của mỗi tác phẩm vốn là một cấu trúc không bao giờ lặp lại của mỗi nghệ sĩ Chú ý đến cái riêng ta sẽ thấy được cá tính sáng tạo độc đáo của người sáng tác và sẽ phát hiện cái hay, cái đẹp không lặp lại của mỗi tác phẩm

4- Câu hỏi rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu tác phẩm tự sự

HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM)

Câu hỏi 1- Tóm tắt cốt truyện Hai đứa trẻ và nêu nhận xét của anh/ chị Câu hỏi 2- Truyện Hai đứa trẻ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn?

Câu hỏi 3- Hãy phân tích bức tranh đời sống phố huyện? ( Gợi ý: Bức tranh đời sống phố huyện được miêu tả trong thời gian nào? Từ điểm nhìn của ai? Có đặc điểm gì nổi bật?)

Câu hỏi 4- Phân tích diễn biến tâm trạng của hai đứa trẻ lúc chiều xuống, đêm về

Câu hỏi 5- Phân tích diễn biến tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn nói điều gì với người đọc ?

Câu hỏi 6- Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?

Câu hỏi 7- Lời văn Thạch Lam trong truyện Hai đứa trẻ có đặc điểm gì nổi bật? Hãy chọn và phân tích một số trường hợp tiêu biểu trong cách dùng từ, đặt câu, cách tạo âm điệu của tác giả để làm rõ các đặc điểm đó

Câu hỏi 8- Qua truyện Hai đứa trẻ, anh/chị hãy nêu một vài nhận xét khái quát về đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Thạch Lam (liên hệ với một vài truyện ngắn của các nhà văn cùng thời … để làm rõ nhận xét của mình?)

VỢ NHẶT ( KIM LÂN)

Câu hỏi 1-Anh/ chị hãy tóm tắt ngắn gọn cốt truyện Dựa vào mạch truyện,

có thể chia truyện thành mấy phần? Nội dung của mỗi phần

Câu hỏi 2- Bối cảnh diễn ra sự kiện nhặt vợ của Tràng? Thái độ của người dân xóm ngụ cư, của bà cụ Tứ và của chính Tràng trước sự kiện này? Điều đó cho thấy tác giả đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo như thế nào? Tình huống truyện như thế có tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của tác phẩm?

Câu hỏi 3- Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng từ khi nhặt được vợ

Trang 7

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 7

Câu hỏi 4- Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật thị (đối chiếu làm rõ những đổi thay trong tâm lí trước và sau khi trở thành vợ của Tràng, nhất là bữa sáng hôm sau)

Câu hỏi 5-Phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ

Câu hỏi 6- Từ sự phân tích diễn biến tâm trạng của các nhân vật, anh/ chị hãy khái quát tư tưởng của tác phẩm

Câu hỏi 7- Đoạn kết truyện có vai trò gì về mặt tư tưởng và nghệ thuật? Thử so sánh kết thúc truyện Vợ nhặt của Kim Lân với kết thúc truyện Chí Phèo

của Nam Cao, từ đó làm rõ tài nghệ và đặc sắc tư tưởng của mỗi nhà văn

Câu hỏi 8- Tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật miêu tả tâm lí, dựng đối thoại

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( NGUYỄN MINH CHÂU)

Câu hỏi 1 : Tóm tắt cốt truyện Chiếc thuyền ngoài xa?

Câu hỏi 2 : Tìm bố cục tác phẩm

Câu hỏi 3 : Có người cho rằng tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức nhưng có người coi là tình huống nghịch lí, lại có người cho rằng nó bao gồm cả hai Theo anh/chị, tình huống bao trùm thiên truyện là tình huống gì? Tác dụng của nó đối với việc thể hiện chủ đề tác phẩm?

Câu hỏi 4: Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng Qua những phát hiện

đó, nhà văn muốn nói điều gì?

Câu hỏi 5: Phân tích quá trình nhận thức của hai nhân vật Phùng và Đẩu? Câu hỏi 6 : Vì sao nghệ sĩ Phùng có ấn tượng lạ lùng khi ngắm tấm ảnh chụp cảnh chiếc thuyền ngoài xa? Qua đó nhà văn muốn nhắn gửi điều gì?

Câu hỏi 7: Phát biểu cảm nghĩ của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài

Câu hỏi 8 : Phân tích nhân vật người đàn ông, từ đó hãy giải thích nguyên nhân bạo lực trong gia đình hàng chài

Câu hỏi 9 : Tìm và phân tích ý nghĩa những hình ảnh biểu tượng của truyện ?

Câu hỏi 10 : Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ của tác phẩm ?

Câu hỏi 11 : Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ?

Gợi ý trả lời câu hỏi truyện HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM)

Câu hỏi 1- Tóm tắt cốt truyện Hai đứa trẻ và nêu nhận xét của anh/ chị

cốt truyện Cả truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn Nhà văn kể về tâm trạng buồn chán của chị em Liên khi chiều xuống đêm về nơi một phố huyện nghèo miền trung du và tâm trạng thao thức đợi chờ chuyến tàu đêm của chúng

Trang 8

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 8

nhưng Thạch Lam đã thể hiện khá chân thật khung cảnh nghèo nàn đơn điệu với nhịp sống ngưng trệ, tù đọng của phố huyện và cuộc sống quẩn quanh bế tắc cũng như ước mơ khát vọng của những kiếp người nhỏ bé

Câu hỏi 2- Truyện Hai đứa trẻ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn?

Có thể chia làm 3 đoạn

- Đoạn một từ đầu nhỏ dần về phía làng : phố huyện lúc chiều muộn

- Đoạn hai từ trời đã bắt đầu đêm mơ hồ không hiểu : phố huyền về đêm

- Đoạn ba phần còn lại : phố huyện về khuya

Câu hỏi 3- Hãy phân tích bức tranh đời sống phố huyện? ( Gợi ý: Bức tranh đời sống phố huyện được miêu tả như thế nào? Ở những thời điểm nào? Có đặc điểm gì nổi bật?)

a- Cách thể hiện

gian là lúc chiều xuống, đêm về và lúc có chuyến tàu đêm đi qua để lắng nghe cho rõ hơn cái nhịp sống thoi thóp, mỏi mòn của phố huyện nghèo

- Bức tranh đời sống phố huyện lại được cảm nhận qua nhân vật Liên, một

cô gái không còn là trẻ con những cũng chưa phải là người lớn Vì thế, nó vừa chân thật lại vừa thấm đẫm chất trữ tình để lại một cảm giác buồn thương day dứt

b- Trong con mắt Liên, bức tranh đời sống phố huyện có những gì?

- Ở thời điểm chiều xuống

+ Đó là cảnh chợ tàn chỉ còn trơ lại xác chợ với đủ thứ rác rưởi Trên xác chợ tàn lại nổi lên những đứa trẻ con nhà nghèo sống bám vào xác chợ Cứ chợ vãn chúng lại hiện ra, làm nên nét điển hình của bức tranh đời sống phố huyện

+ Khi trời nhá nhem tối lại tiếp tục hiện ra những kiếp người nghèo khổ khác như mẹ con chị Tí ; bà cụ Thi hơi điên; chị em Liên với cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu, buôn bán những thứ lặt vặt như xà phòng, thuốc lào, thuốc lá, diêm quẹt Tất cả đều là những kiếp sống nghèo khổ, lầm than

- Ở thời điểm đêm về: xuất hiện bác Siêu với hàng phở mà ở phố huyện là một thứ quà xa xỉ; là gia đình bác xẩm mà vợ chồng con cái thu lại trên một manh chiếu, tiếng đàn bầu bật trong yên lặng

“chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo

khổ hàng ngày của họ” Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh ngọn đèn con của

chị Tí tù mù nhạt nhoà cứ trở đi trở lại Nó tượng trưng cho những kiếp người mù tối, leo lét trong đêm đen mênh mông của cuộc đời

giới khác mà con tàu mang đến – thế giới sáng rực, vui vẻ, huyên náo, sang trọng- để rồi sau đó lại trở về trạng thái sống lặng lẽ, tối tăm

c- Nhận xét chung: Bức tranh phố huyện gắn với một không gian và thời gian cụ thể nhưng mang tính chất điển hình vì nó cứ lặp đi, lặp lại Khắc hoạ cuộc sống thường nhật của người dân phố huyện, Thạch Lam đã làm nổi bật cái nhịp sống ngưng trệ, tù đọng, thoi thóp, mỏi mòn của cuộc sống đói nghèo Cái nhịp

Trang 9

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 9

sống ấy đã tạo nên cái hồn riêng của phố huyện, của hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ

Câu hỏi 4- Phân tích diễn biến tâm trạng của hai đứa trẻ lúc chiều xuống, đêm về

a- Ở thời khắc chiều xuống

-Những âm thanh, sắc màu, hình ảnh buổi chiều tàn gợi ở Liên một nỗi buồn man mác Nỗi buồn đậu xuống trong dáng ngồi yên lặng, bất động; dâng lên trong đôi mắt và xâm chiếm toàn bộ tâm hồn Liên Nỗi buồn ấy là biểu hiện cụ thể của một trái tim nhạy cảm biết rung động với những đổi thay trong thiên nhiên lúc chiều xuống, đêm về

- Những cảnh đời, những kiếp người ở phố huyện vào thời khắc chiều tàn càng khơi sâu nỗi buồn trong tâm hồn Liên

+ Cảnh chợ vãn với những đứa trẻ con nhà nghèo sống bám vào xác chợ khơi dậy ở Liên một nỗi niềm thương xót

+ Khi trời nhá nhem tối, mẹ con chị Tí lại đem chõng hàng nước bày ra dưới gốc cây bàng dù lời lãi chẳng có là bao; bà cụ Thi hơi điên lại ghé vào cửa hàng chị em Liên mua rượu uống rồi lảo đảo đi vào bóng tối Chị em Liên đứng sững nhìn theo dáng đi lảo đảo của cụ với tâm trạng vừa run sợ lại vừa buồn bã, thương xót Những kiếp sống đói nghèo tàn tạ ấy để lại trong tâm hồn Liên một

từ phía huyện

- Riêng ánh lửa của bác Siêu gợi Liên nhớ về một thời kì hạnh phúc khi còn sống ở Hà Nội Hà Nội sáng rực và lấp lánh trong kỉ niệm càng tương phản với bóng tối của cuộc sống phố huyện để trong lòng Liên cứ nôn nao, thấp thỏm một niềm mong đợi mơ hồ

c- Về khuya: cư dân nghèo khổ của phố huyện tập trung nơi chõng hàng nước của chị Tí Thêm một gia đình bác xẩm trên manh chiếu rách với chiếc thau

sắt trắng chỏng chơ, tiếng đàn bầu bật trong yên lặng “Chừng ấy người trong

bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ” Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lại đến

bảy lần như một biểu tượng về những kiếp sống mù tối, lay lắt

d-Tiếp xúc với những kiếp người tàn tạ và bị bóng tối của cuộc sống bủa vây nên hai chị em Liên càng khao khát ánh sáng, khao khát được thoát khỏi cái quẩn quanh, tù túng của đời sống phố huyện Niềm khao khát đó chúng gửi vào hình ảnh chuyến tàu đêm

Câu hỏi 5- Phân tích diễn biến tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn nói điều gì với người đọc ?

a- Diễn biến tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ

Trang 10

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 10

đầu tiên của nó qua đèn ghi, qua ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi tàu kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi, rồi tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ

- Khi chuyến tàu rầm rộ đi tới, hai đứa trẻ như hút theo hình ảnh đoàn tàu

Hiện ra trong cái nhìn của chúng là những toa hạng trên sang trọng lố nhố những

người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường

- Khi chuyến tàu đi qua, hai đứa trẻ đã kịp nhận ra những đổi thay của nó

An nhận xét Tàu hôm nay không đông chị nhỉ Nhưng đó lại là con tàu từ Hà Nội

về tức là từ một vùng kỉ niệm đầy hạnh phúc hiện ra Vì thế, con tàu đã đi qua nhưng hai đứa trẻ cứ đứng nhìn theo mãi cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, ngậm ngùi tiễn biệt như tiễn một người thân

- Khi chuyến tàu đã đi qua, sự tương phản giữa hình ảnh đoàn tàu và cuộc sống phố huyện lắng lại trong dòng mơ tưởng của Liên

+ Cô nhớ về Hà Nội xa xăm, Hà Nội vui vẻ, sáng rực và huyên náo của thời thơ ấu Con tàu đã mang đến cho Liên một thế giới khác, một cuộc sống khác, không lặng buồn, le lói, hắt hiu như ngọn đèn con của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu Như vậy, chờ tàu vừa là để sống lại cái thế giới tuổi thơ đã mất, vừa là

để thoát ra khỏi cuộc sống tối tăm, vắng lặng, xơ xác, nhàm chán của phố huyện nghèo hướng đến một cuộc sống tươi đẹp hơn

+ Thế giới mà Liên mơ tưởng là một thế giới vừa đã qua lại vừa chưa tới

Đã qua vì nó gợi nhớ đến tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc nhưng chưa tới vì nó gợi

mở, nó hướng đến một cái gì vui đẹp hơn trong tương lai Nhà văn Nguyễn Tuân

có nhận xét : « truyện Hai đứa trẻ có một hương vị man mác Nó gợi một nỗi

niềm thuộc về quá vãng đồng thời cũng dóng lên một cái gì còn ở tương lai » Vì thế, hết đêm này sang đêm khác, hai đứa trẻ cứ thao thức đợi chờ một chuyến tàu đêm đã trở nên quen thuộc-

+ Nhưng cuộc thoát li dù chỉ bằng tưởng tượng cũng chỉ hiện ra trong chốc lác Con tàu đi qua, đêm tối và sự im lặng mênh mông lại bao bọc lấy tất cả Nỗi buồn chán lại trở về cùng với hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí đi vào giấc ngủ của Liên Ta hiểu vì sao hết đêm này đến đêm khác hai chị em lại thao thức chờ đợi một chuyến tàu quen thuộc Chờ tàu trở thành một nhu cầu bức xúc về mặt tinh thần

b- Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn nói điều gì với người đọc ?

- Thạch Lam đã phơi bày những kiếp sống mòn, những cuộc đời cơ cực, quẩn quanh tăm tối ; nói lên được niềm khát khao cuộc sống tươi sáng của hai đứa trẻ, bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc đối với những ước mơ của những kiếp người nhỏ bé, vô danh trong xã hội

- Tư tưởng nhân đạo ấy gắn với sự thức tỉnh về cái tôi cá nhân cá thể, về

sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên cõi đời này Xuân Diệu khao khát một

« một phút huy hoàng » còn Nam Cao đã lên án xã hội đẩy con người vào cuộc sống « đời thừa » Xét trên ý nghĩa đó, truyện còn góp phần thức tỉnh những con người đang sống lay lắt hãy vươn lên, tìm đến một cuộc sống có ý nghĩa hơn

Trang 11

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 11

c- Đánh giá chung: Tình tiết đợi tàu là một điểm sáng thẩm mĩ độc đáo bởi

nó kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm Về tư tưởng, nó thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo có những nét mới mẻ của Thạch Lam Về nghệ thuật, nó thể hiện khả năng phân tích tâm lí, đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ mong manh Đợi tàu là một tình tiết độc đáo của tác phẩm thể hiện ngòi bút truyện ngắn tài hoa của nhà văn

Câu hỏi 6- Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?

Miêu tả cuộc sống cư dân nghèo khổ phố huyện cũng như tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, Thạch Lam biểu lộ tình thương yêu chân thành đối những cuộc đời cơ cực, quẩn quanh, tăm tối đồng thời biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ Không phải đợi đến Nam Cao, những kiếp sống mòn mới hiện ra Trước Nam Cao rất lâu, Thạch Lam đã phơi bày những kiếp sống mòn, những cuộc đời cơ cực, quẩn quanh tăm tối với niềm xót thương chân thành Đây là điều hiếm thấy ở các nhà văn lãng mạn cùng thời

Câu hỏi 7- Lời văn Thạch Lam trong truyện Hai đứa trẻ có đặc điểm gì nổi bật? Hãy chọn và phân tích một số trường hợp tiêu biểu trong cách dùng từ, đặt câu, cách tạo âm điệu của tác giả để làm rõ các đặc điểm đó

a- Đặc điểm nổi bật của lời văn Thạch Lam là tập trung miêu tả cảm giác, cảm tưởng của nhân vật Liên, làm cho bức tranh phố huyện cũng là bức tranh tâm trạng như được dệt bằng cảm giác

- Chẳng hạn câu văn mở đầu tác phẩm: Chiều, chiều rồi Một buổi chiều êm

ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào

Xét ở góc độ thông tin câu văn chiều, chiều rồi thừa một chữ chiều Nhưng

Thạch Lam đâu chỉ thông tin sự việc mà còn thông tin tâm trạng- mà vế sau mới

là chủ yếu Ong kể về một buổi chiều buồn, về tâm trạng buồn chán của Liên khi

chiều xuống đêm về Cho nên cái chữ chiều tưởng như thừa ra ấy lại không thể

thiếu được Thiếu nó, không chỉ mất đi cái nhạc điệu êm ái của câu văn mà còn mất đi cái tâm trạng buồn man mác của Liên trước cái giờ khắc của một buổi chiều nữa lại đến

chạy qua phố huyện Hàng loạt hình ảnh nối tiếp nhau xuất hiện mà chức năng

của nó là gợi hơn tả: Hà Nội xa xăm, một thế giới khác đi qua, vầng sáng ngọn

đèn của chị Tí, ánh lửa của bác Siêu, đêm tối bao bọc xung quanh, đồng ruộng mênh mang và yên lặng Những hình ảnh trùng điệp đó như những lớp sóng lan

toả khiến câu văn Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu lắng, nhiều dư vị, dư vang

hơn tả, thiên về cảm xúc, cảm giác Thạch Lam ưa sử dụng thanh bằng, hình ảnh mềm mại Nhân vật rất ít hành động, nếu có thì những hành động đã được tiết chế đến mức tối đa Sự cộng hưởng của những đặc điểm ấy đã tạo nên nét riêng trong giọng văn của Thạch Lam – giọng văn của một con người có tâm hồn đôn hậu, tinh tế, rất nặng lòng với quê hương, xứ sở

Trang 12

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 12

quát về đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Thạch Lam ( liên hệ với một vài truyện ngắn của các nhà văn cùng thời … để làm rõ nhận xét của mình?)

a- Nếu đặt truyện ngắn Thạch Lam bên cạnh truyện ngắn các nhà văn Tự lực văn đoàn ta dễ dàng nhận thấy chất hiện thực nổi lên khá đậm trong các trang viết của ông Còn nếu đặt truyện ngắn Thạch Lam bên cạnh truyện ngắn các nhà văn hiện thực thời kỳ 1930-1945 ta thấy có những nét nổi bật sau đây:

5- Kết quả giảng dạy

5.1- Trên cơ sở tiếp thu hệ thống câu hỏi của sách Ngữ văn theo chương trình Chuẩn và Nâng cao, chúng tôi đã biên soạn hệ thống câu hỏi thể nghiệm cho học sinh lớp chuyên Ngữ văn nhằm rèn luyện cho các em kĩ đọc - hiểu các tác phẩm tự sự

Thuận lợi của chúng tôi là: học sinh lớp chuyên Ngữ văn ham thích học môn Văn; có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, thời gian dành cho môn Văn là tương đối nhiều so với các môn học khác Ngoài ra cần phải kể đến nguồn tài iệu tham khảo hết sức phong phú Trên cơ sở những thuận lợi đó, trước khi học tác phẩm, chúng tôi cho câu hỏi về nhà để các em chuẩn bị bài Đối với những tác phẩm đọc thêm, những tác phẩm mới không in trong sách giáo khoa, chúng tôi nêu những yêu cầu cụ thể để các em tự đọc – hiểu tác phẩm

Trang 13

Đỗ Em Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Trang 13

5.2- Kết quả giảng dạy lớp chuyên Ngữ văn niên khoá 2006-2009

Ngày đăng: 16/07/2014, 17:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w