SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4 SÁNG KIẾN KINH NGIHỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC CÁCH ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 12B7 TRƯỜNG THPT NÔNG CỐ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4
SÁNG KIẾN KINH NGIHỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC CÁCH ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 12B7 TRƯỜNG
THPT NÔNG CỐNG 4
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA - NĂM 2020
Trang 2MỤC LỤC
1 Mở đầu 2
1.1 Lí do chọn đề tài 2
1.2 Mục đích nghiện cứu 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 3
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4
2.1 Cơ sở lí luận 4
2.1.2 Văn hóa ứng xử 5
2.1.2 Mạng xã hội 5
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5
2.2.2 Thuận lợi 5
2.2.2 Khó khăn 5
2.3 Một số giải pháp giáo dục cách ứng xử văn hóa trên mạng cho học sinh lớp 12B7 6
2.3.1 Giải pháp 1: Khảo sát mức độ hiểu biết của học sinh bằng phiếu trả lời trắc nghiệm 7
2.3.2 Giải pháp 2: Tuyên truyền kiến thức về mạng xã hội 8
2.3.3 Giải pháp 3: Vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tế 14 2.3.4 Giải pháp 4: Phổ biến kiến thức pháp luật: Luật An ninh mạng 15
2.3.5 Giáo viên chủ nhiệm là một tấm gương sáng cho học sinh 16
2.3.6 Đưa việc ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội vào tiêu chí đánh giá thi đua, xếp loại hạnh kiểm của học sinh 17
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17
3 Kết luận và kiến nghị 18
3.1.Kết luận 18
3.2.Kiến nghị 8
Tài liệu tham khảo 19
Trang 31 MỞ ĐẦU.
1.1 Lí do chọn đề tài:
Xã hội càng phát triển thì vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻđặc biệt là học sinh trong các nhà trường càng quan trọng Mục đích giáo dụchọc sinh toàn diện là trang bị kiến thức và kĩ năng sống cần thiết cho các em.Điều đó không chỉ giúp học sinh hạn chế các tệ nạn trong môi trường họcđường, ngoài xã hội mà còn tăng khả năng ứng xử giao tiếp có chuẩn mực, cóvăn hóa trong đời sống Thực trạng thiếu hụt kĩ năng sống, đặc biệt thiếu hụt kĩnăng ứng xử, giao tiếp hàng ngày dẫn đến những khó khăn, mâu thuẫn, va vấpkhông đáng có trong cuộc sống
Mạng xã hội là một thành tựu khoa học kỹ thuật khiến con người đến gầnvới nhau hơn, nói lên suy nghĩ của mình nhiều hơn Với đặc thù nhanh, cập nhật
đa dạng, phong phú, nó đã trở thành một công cụ truyền thông và giải trí được
sử dụng nhiều nhất hiện nay Đây là một tiến bộ của khoa học mang đến lợi ích
to lớn về mặt tinh thần và văn hóa cho cộng đồng dân cư ở khắp thế giới Bêncạnh những lợi ích vượt trội thì trên mạng xã hội nảy sinh nhiều vấn đề gây ranhững tác động xấu khó lường như những biểu hiện lệch chuẩn mực đạo đức,ứng xử thiếu văn hóa, dùng mạng xã hội để lợi dụng vào những mục đích khônglành mạnh… đòi hỏi cần được nhận thức một cách đầy đủ khách quan và phải cócách ứng xử có văn hóa trên mạng
Việc sử dụng các trang mạng xã hội (MXH) trên internet đã trở nên thôngdụng ở nhiều độ tuổi, giới tính, nhất là ở giới trẻ Tuy nhiên, với sự tương tácmạnh mẽ, tự do trong thế giới ảo gần đây xuất hiện những câu chuyện khônghay ở lứa tuổi học đường Vì vậy, việc kêu gọi xây dựng văn hóa ứng xử trênmạng xã hội đang trở nên hết sức cấp thiết
Thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp B7 trong hai năm lớp 10 và 11 tôinhận thấy việc sử dụng mạng xã hộ của các em rất bừa bãi, một số học sinh đã
có xích mích, gây gổ vì cách ứng xử thiếu văn minh trên facebook Việc các emkhông định hướng về lượng thông tin mà các em đọc hoặc xem trên mạng dẫnđến suy nghĩ lệch lạc, sai lầm và xa rời thực tế, sao nhãng học tập; lãng phí thời
Trang 4dần mất đi sự tự tin, năng động vốn có, suy thoái đạo đức tinh thần khi thườngxuyên xem các tin tức và hình ảnh xấu liên quan đến bạo lực
Trong khi đó công tác tuyên truyền về văn hóa mạng ở trường học mới cótính chất nhắc nhở, cảnh báo mà chưa đưa ra những biện pháp cụ thể, thiết thực,chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết của học sinh cũng như yêu cầu đặt ra của
xã hội
Sử dụng mạng xã hội thế nào để hữu ích cho bản thân, tạo sự lan tỏanhững điều tốt đẹp trong xã hội vẫn là vấn đề đặt ra nhiều thử thách trong bốicảnh xã hội hiện nay? Tôi nghĩ các em phải được trang bị đầy đủ những kiếnthức và kĩ năng cần thiết để có cách ứng xử đúng đắn trước cơn lốc của mạng xãhội, đặc biệt là học sinh lớp 12 Đó chính là lí do tôi muốn chia sẻ với đồngnghiệp sáng kiến kinh nghiệm về việc “ Giáo dục cách ứng xử văn hóa trênmạng xã hội cho học sinh lớp 12 B7 Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốngiúp các em biết cách khai thác lợi thế mạng xã hội, hạn chế những tác hại xấuđồng thời tăng hiểu biết kiến thức luật để không vi phạm pháp luật, có bản lĩnhvững vàng trong cuộc sống
1.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12B7 Trường THPT Nông Cống 4
- Mạng xã hội
- Luật an ninh mạng
1.3 Mục đích nghiên cứu:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về : Mạng xã hội
- Giáo dục học sinh cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội, rèn luyện
kĩ năng ứng xử văn minh khi giao tiếp
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu
- Quan sát, khảo sát thực tế
- Tổng kết kinh nghiệm
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Xây dựng được hệ thống giải pháp giáo dục học sinh thông qua các tiếtsinh hoạt và hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trang 5Làm phong phú nội dung sinh hoạt lớp
Góp thêm cách thức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ,hành vi, cử chỉ, lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội
2.1.2 Mạng xã hội:
Dịch vụ mạng xã hội, tiếng Anh: social networking service là dịch vụnối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mụcđích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Những người tham giavào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng
Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh,voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận Hiện nay thế giới có hàng trăm dịch vụmạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thịtrường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại châu Á vàcác đảo quốc Thái Bình Dương
Mạng xã hội tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùnggiao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn
về địa lý và thời gian; Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục
vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng; Nâng caovai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanhnhững mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổchức xã hội
Trang 6Mạng xã hội chính là một thế giới ảo, không có thật nhưng nhiều người sửdụng nó quá lâu sẽ gây ra hội chứng cho rằng mọi điều trên mạng xã hội là thật,lúc đó, ở một số người chính sự hưng phấn có khi không kiềm chế được hành vi
mà dẫn đến dễ dãi trong suy nghĩ, trong lời nói; nhưng ở một số bộ phận kháclại cố ý nhận định, lên án lệch lạc, bóp méo thông tin với ý đồ truyền cảm hứngcho những đối tượng cùng quan tâm, gây nên phản ứng lan tỏa trong cộng đồngvới những suy nghĩ, những quan điểm sai trái, quá đà…
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Thuận lợi:
Là một giáo viên luôn trăn trở với nghề, nhiệt tình trách nhiệm trong côngviệc, có tinh thần cầu tiến vì thế khi làm công tác chủ nhiệm tôi thường tìm tòicác giải pháp phù hợp, hiệu quả để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh lớpchủ nhiệm
Mặt khác, tôi đã chủ nhiệm lớp B7 liên tục 2 năm lớp 10 và 11 cho nên tôi
đã nắm rất rõ mọi đặc điểm, tình hình của học sinh trong lớp Ngay từ lớp 10hiểu được đây là lớp học có nhiều học sinh cá biệt tôi đã xây dựng một bộ tiêuchí thi đua làm thước đo tương đối hiệu quả trong việc đánh giá nề nếp họcsinh
Đa số học sinh trong lớp đã thấm nhuần và tự giác thực hiện tương đối tốt
bộ tiêu chí thi đua nề nếp
Đảng bộ nhà trường, BGH luôn quan tâm giúp đỡ; phụ huynh học sinhsẵn sàng phối hợp để giáo dục học sinh khi cần thiết
2.2.2 Khó khăn:
Lớp 12B7 có 43 học sinh trong đó có 13 học sinh bố mẹ li hôn, 4 học sinh
mồ côi cha, 1 học sinh mồ côi mẹ, 1 học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, 17 học sinh
bố mẹ làm ăn xa nhà các em phải ở với ông bà hoặc các chú, bác Trong hoàncảnh sống như thế các em vừa thiếu thốn tình cảm của bố mẹ vừa thiếu sự quantâm, giáo dục toàn diện
Là lớp cuối khối lực học chỉ đạt mức trung bình và yếu vì thế tinh thầnhọc tập của các em rất kém
Trang 7Học sinh trường THPT Nông Cống 4 nói chung và học sinh lớp 12B7 nóiriêng hầu hết là đã được tiếp cận với công nghệ thông tin nhưng chưa có khảnăng chọn lọc những thông tin có giá trị Bên cạnh đó các em lại phải chịu ảnhhưởng những yếu tố tiêu cực từ cơn lốc mạng xã hội, kĩ năng sống yếu kém nênkhông tránh khỏi sao nhãng học tập, lệch chuẩn về đạo đức, sa vào thế giới ảo.
Nhà trường đã lồng ghép giáo dục văn hóa mạng xã hội trong giờ sinhhoạt tập thể trước cờ vào nhiều môn học nhưng mới chỉ dừng lại ở bước nhắcnhở chung chung nên hiệu quả chưa cao
Một số giáo viên đã ý thức được sự cần thiết về việc giáo văn hóa mạngcho học sinh nhưng chưa có giáo viên nào tổ chức giảng dạy một cách bài bảnđầy đủ, quy mô mà chủ yếu chỉ là những lời nhắc nhở có tính chất răn đe Hơnnữa, giáo dục văn hóa ứng xử đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng và nhiềukinh nghiệm khi giảng dạy
2.3 Một số giải pháp giáo dục cách ứng xử văn hóa trên mạng xã hội cho học sinh lớp 12B7.
* Nội dung giáo dục văn hóa mạng cho học sinh
- Mạng xã hội : Mục đích sử dụng, Lợi ích, mặt trái của mạng xã hội
- Cách ứng xử văn hóa trên mạng xã hội
- Luật an ninh mạng
* Nguyên tắc giáo dục:
- Không sử dụng biện pháp cấm đoán thô bạo
- Trình bày nội dung phải khách quan, rõ ràng, trong sáng, giản dị, dễ hiểu
- Lựa chọn thời gian, địa điểm cung cấp thông tin có tính chất định hướngcho học sinh
- Nội dung giáo dục phải phù hợp tâm sinh lí đối tượng tiếp thu
- Phát huy vai trò và tính tự giáo dục của học sinh
* Thời gian thực hiện:
- Giờ sinh hoạt hàng tuần
- Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Trang 8* Tiến trình thực hiện
2.3.1 Giải pháp 1: Khảo sát mức độ hiểu biết của học sinh bằng phiếu trả lời trắc nghiệm.
Mục đích: Nắm bắt được mức độ hiểu biết của học sinh về mạng xã hội
để từ đó giáo viên có cơ sở để biên soạn nội dung giáo dục phù hợp
PHIẾU THAM KHẢO HỌC SINH.
Tên học sinh : (Có thể không ghi)
- Lớp : Giới tính:
Khoanh tròn vào câu em cho là đúng :
Câu 1: Loại mạng xã hội mà em đã và đang dùng là :
A Face book B Twitter
C Hi5 D Các loại khác
Câu 2: Mỗi lần em dùng mạng xã hội trong bao lâu?
A Dưới 1 giờ B 1đến 3 giờ
C Trên 3 giờ D Đến khi nào chán mới thôi
Câu 3: Mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội của em là:
A Hàng ngày B Vài ngày /lần C 1 tuần/ lần D Khác
Câu 4: Phương tiện em hay dùng để vào mạng là gì?
A Máy tính cá nhân B Điện thoại
C Máy tính ngoài quán internet
Câu 5: Mục đích sử dụng mạng xã hội của em là:
A Tạo thêm mối quan hệ bạn bè B Comment các bài đăng của người khác
C Cập nhật tin tức D Kinh doanh
Câu 6: Cảm nhận của em về facebook như thế nào?
A Không thể thiếu B Thích thú
Trang 9C Cảm thấy nhàm chán D Bình thường
Câu 7: Việc sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến học tập của em như thế nào?
A Tích lũy thêm kiến thức
B Chiếm quá nhiều thời gian khiến học hành giảm sút
C Không ảnh hưởng gì
Câu 8: Em không hài lòng điều gì về facebook?(Có thể chọn nhiều đáp án)
A Những phát ngôn hành động phản cảm nhằm đánh bóng bản thân để được nổitiếng
B Lợi dụng facebook để kinh doanh những hoạt động trá hình thiếu lành mạn dưới danh tính của những nhóm, hội
C Dựa hơi những vụ việc nổi trội trên các phương tiện truyền thông đểcâu like
D Ăn cắp thông tin cá nhân để phục vụ lợi ích cá nhân
Câu 9: Khi đang online facebook, tình cờ, em nhìn thấy 1 hình ảnh phản cảm
hặc gây sốc?
A Bấm like và theo dõi B Share ngay lập tức
C Comment bằng những lời lẽ tục tĩu, chỉ trích nặng nề
D Chẳng làm gì cả vì nó chẳng ảnh hưởng đến mình
Câu 10: Em có sẵn sàng làm những hành động phản cảm khiến dư luận lên án,
phẫn nộ hoặc những phát ngôn gây sốc nhằm mục đích nổi tiếng trên facebookkhông?
Câu 11 : Em có biết đến Nghị định 97/2008/NĐ – CP về quản lí, cung cấp, sử
dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet không?
Đáp án : Mở ( phụ thuộc vào suy nghĩ và nhận thức của hs)
2.3.2 Giải pháp 2: Tuyên truyền kiến thức về mạng xã hội.
Mục đích:
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, toàn diện về mạng xãhội, Luật an ninh mạng
Trang 10+ Giáo dục cho các em hiểu được lợi ích của mạng xã hội, biết cách khaithác những lợi thế từ mạng xã hội để phục vụ việc học tập và đời sống.
+ Hiểu được hậu quả của việc chìm đắm vào thế giới ảo trên mạng xã hội.+ Có kĩ năng xử lí các tình huống thực tế, ứng xử văn minh trên mạng xãhội
Hình thức : Thảo luận, trao đổi kết hợp thuyết trình qua hình ảnh.
Thời gian và địa điểm : Tại lớp học, giờ sinh hoạt thứ 2 đầu tuần
Đối tượng tham gia : Học sinh lớp 12 B7
Phương tiện cần sử dụng : Máy chiếu
Tổ 2: Trình bày thực trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay?
Tổ 3: Kể tên những trào lưu tích cực và tiêu cực trên mạng xã hội hiệnnay?
Tổ 4: Nêu giải pháp xây dựng văn hóa mạng xã hội?
Hình ảnh 1: Học sinh 12B7 đang kiểm tra bài sau khi đã thảo luận nhóm
Trang 11Hình ảnh 2: Học sinh 12 B7 đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hình ảnh 3: Giáo viên nhận xét sản phẩm của học sinh lớp 12B7
* Sau khi học sinh thảo luận giáo viên thuyết trình những nội dung cơ bản trên máy chiếu kèm những hình ảnh về mạng xã hội, nhấn mạnh những nội dung quan trọng Dưới đây là những nội dung Gv chuẩn bị trên Powerpoil
I MẠNG XÃ HỘI LÀ GÌ?
Trang 12II LỢI ÍCH CỦA MẠNG XÃ HỘI
- Dễ dàng kết nối; Nắm bắt thông tin nhanh chóng; có quyền biểu đạt suy nghĩ, tiếng nói của mình; ghi lại sinh động những cảm xúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chiatrong cuộc sống hàng ngày
- Tính lan tỏa nhanh, mang tính “Hiệu ứng đám đông” ; Công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh…
III THỰC TRẠNG VĂN HÓA MẠNG XÃ HỘI ĐANG XUỐNG CẤP TRẦM TRỌNG:
1 Thực trạng chung.
- Theo tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế, tính đến hết 6/2015, Việtnam có 45,5 triệu người dùng Internet, chiếm 48% dân số - Mỗi tháng ở ViệtNam có 30 triệu người dùng Facebook, mỗi người dùng khoảng 2,5 giờ/ngày,cao hơn 13% so với mức sử dụng mạng xã hội trung bình trên toàn cầu
- Hiện nay ta đang phải đối mặt với 1 cuộc khủng hoảng về văn hóa ứng
xử trên mạng xã hội Facebook chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng,
Trang 13sai sự thật, thậm chí độc hại gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức,hay cả 1 quốc gia, tập thể, cá nhân Có những kẻ đã lợi dụng Facebook để bôixấu chế độ, lãnh tụ, bôi nhọ, xúc phạm người khác; Có những đứa con bất hiếubiến Facebook thành nơi trút giận cả với cha mẹ - nhục mạ đấng sinh thành…
- Nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra : học sinh tự tử sau khi bị bạn bè bêu rếu trên Facebook, thanh niên đâm chết người vì bị hại bêu rếu người yêu trên
Facebook; Không ít người hàng ngày có thói quen thích đùa cợt, chê bai ác ý trên mạng xã hội; Nhiều người làm báo đã bóp méo sự thật nhằm tạo thêm lượt truy cập cho bài viết – cái “ác tâm” của nhà làm báo
Hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt (viết tắt, kí hiệu kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z,f,w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng việt) – làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
“Ném đá” trên mạng xã hội là 1 biểu hiện rất rõ của thói a dua theo đámđông Việc sử dụng mạng xã hội như 1 thói quen, cơm ăn, nước uống hằngngày Nhiều người like, chia sẻ 1 cách vô thức mà không cân nhắc hậu quả
Theo thống kê của lực lượng công an, từ khi xuất hiện dịch bệnh
Covid-19 đến giữa tháng 3/2020, trên không gian mạng đã có gần 300.000 tin, bài đăngtrên các trang thông tin điện tử, blog, diễn đàn, và gần 600.000 tin, bài, video,clip liên quan đến dịch bệnh đã đăng trên mạng xã hội Trong số đó có rất nhiềutin, bài có nội dung chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàngtriệu lượt bình luận, chia sẻ Công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đãxác minh, làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật; xử phạt vi phạm hànhchính hơn 146 người
Dưới đây là các hình ảnh học sinh bình luận trên mạng xã hội ( nguồninternet)