1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp để bồi dưỡng cảm thụ văn qua các bài tập đọc cho học sinh lớp 4

24 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 237,5 KB

Nội dung

năng lực cảm thụ văn học tốt còn giúp cho các em viết văn tốt hơn, bài văn cócảm xúc chân thực dễ đi sâu vào lòng người đọc.Chính vì vậy, trong quá trình dạy Tiếng Việt lớp 4, đặc biệt l

Trang 1

1.5 Những điểm mới

2.2 Thực trạng về năng lực cảm thụ văn học hiện nay của

học sinh trong trường phổ thông

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt

động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 19

em về cách nói, cách viết Tiếng Việt sao cho thật trong sáng, thật sinh động Có

Trang 2

năng lực cảm thụ văn học tốt còn giúp cho các em viết văn tốt hơn, bài văn cócảm xúc chân thực dễ đi sâu vào lòng người đọc.

Chính vì vậy, trong quá trình dạy Tiếng Việt lớp 4, đặc biệt là dạy phân mônTập đọc, Giáo viên giúp cho các em không chỉ hiểu nội dung bài, luyện đọc trôichảy, đọc diễn cảm bài tập đọc, còn phải giúp các em cảm nhận được cái haycủa bài tập đọc đó là một việc làm không thể thiếu được

“Cảm thụ văn học chính là giúp cho học sinh cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điểm sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thể hiện thông qua các tác phẩm văn học, hay một bộ phận của tác phẩm, thậm chí chỉ là một

từ ngữ có giá trị nghệ thuật trong câu văn, câu thơ Cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học là cả một quá trình Các em được cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác phẩm thông qua việc đọc mẫu của giáo viên, thông qua việc rèn luyện đọc và đặc biệt trong việc khai thác, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa cũng như nghệ thuật của tác phẩm.”

(Theo tác giả Trần Mạnh Tường )Học sinh Tiểu học mặc dù còn ít tuổi nhưng các em có một tâm hồn trongsáng, các em có những cảm xúc của tuổi thơ Vì vậy, việc cảm thụ văn cho các

em là điều rất cần thiết

Kết hợp với việc đổi mới về cách đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư

22 của Bộ giáo dục và đào tạo, trong đề kiểm tra định kì đối với lớp 4 và 5 cáccâu hỏi và bài tập trong đề kiểm tra được phân loại thành 4 mức đánh giá (mức

4 đánh giá về kiến thức cũng như tư duy cao hơn ) Đối với phân môn Tập đọcphần kiểm tra kiến thức có những câu hỏi yêu cầu học sinh phải liên hệ, kháiquát nội dung để rút ra ý nghĩa, nội dung bài hoặc nêu cảm nhận về một nhânvật trong tác phẩm

Xuất phát từ những lí do trên, cùng với nhiều năm giảng dạy ở lớp 4, tôi đã

chọn đề tài “ Một số giải pháp để bồi dưỡng cảm thụ văn qua các bài tập đọc cho học sinh lớp 4” để nghiên cứu và được thực hiện trong năm học 2019-2020.

Tôi đưa ra một số giải pháp giúp học sinh làm các bài tập về cảm thụ văn học,qua các bài Tập đọc đã học trong chương trình Từ đó, các em học môn TiếngViệt được tốt hơn

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu về năng lực cảm thụ văn của học sinh lớp 4, sau khi học sinh học cácbài tập đọc trong chương trình (Môn Tập đọc lớp 4)

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Điều tra thực trạng, thu thập thông tin học sinh (thông qua vấn đáp câuhỏi và bài khảo sát)

- Khảo sát chất lượng học sinh

- Thống kê, xử lí số liệu

- Đọc sách, nghiên cứu các tài liệu

- Luyện tập thực hành

1.5 NHỮNG ĐIỂM MỚI

Trang 3

- Năm học 2019-2020, tôi vừa vận dụng những kinh nghiệm này trong giảng

dạy, vừa tiếp tục bổ sung thêm kinh nghiệm để sáng kiến "Một số giải pháp bồi dưỡng cảm thụ văn qua các bài tập đọc cho học sinh lớp 4.” được hiệu quả

hơn

- Điểm mới : Bổ sung mục 2.3.3 - Biện pháp 3: Cảm thụ văn học thông qua việctìm hiểu nội dung, ý nghĩa : Phân tích thêm ngữ liệu để học sinh hiểu sâu sắcnội dung, ý nghĩa của mỗi bài tập đọc

2 NỘI DUNG

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

Cảm thụ văn học để nhận thức cái đẹp trong thế giới ngôn ngữ của loàingười Đó là quá trình con người tiếp nhận, hiểu đặc trưng nghệ thuật và nộidung của một tác phẩm nghệ thuật Hoạt động nhận thức thẩm mỹ này mangtính nghệ thuật và sáng tạo

Căn cứ vào vốn từ và năng lực sẵn có của học sinh, giáo viên là người khơidậy khả năng tiềm ẩn trong mỗi học sinh Trẻ thơ luôn có cách nhìn nhận về thếgiới xunh quanh rất nghộ nghĩnh, hồn nhiên và đáng yêu nên giáo viên hãy làngười tạo điều kiện để học sinh được bộc lộ hết khả năng của bản thân mình.Căn cứ và các nguồn tài liệu tham khảo, từ thực trạng về khả năng cảm thụvăn học của học sinh Tiểu học thông qua dạy các bài Tập đọc ở lớp 4 để tôi timhiểu về vấn để nêu trên

2.2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA HỌC SINH TRONG LỚP CHỦ NHIỆM

Vấn đề dạy môn Văn trong trường phổ thông nói chung đang là vấn đề quantâm của ngành giáo dục hiện nay Trong những năm gần đây, chất lượng họcmôn Văn của học sinh phổ thông nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng ngàycàng giảm sút Môn Văn đang giảm dần giá trị đích thực vốn có của nó vàkhông được học sinh yêu thích Tình trạng học sinh không hứng thú với họcmôn Văn đã trở thành hiện tượng khá phổ biến trong nhà trường Mặt khác việcxác định sai mục đích môn học Văn cũng ảnh hưởng từ phía các bậc phụhuynh, nhiều phụ huynh quan tâm chưa đúng mức về môn học này, dẫn đếntình trạng học lệch Biểu hiện rõ nét trong chất lượng bài làm của học sinh.Trước tình trạng đó, ngành giáo dục đã có nhiều chuyên đề đổi mới phươngpháp dạy học môn học này được tổ chức, hàng loạt phương pháp dạy học được

áp dụng nhằm đổi mới phương pháp dạy học để học sinh hứng thú học tập mônVăn Ngoài ra trong các chương trình thi vượt cấp (Thi vào lớp 10 hay thi tốtnghiệp THTP và Đại học ) môn Văn được coi là môn thi bắt buộc Đây là cáchchỉ đạo đúng đắn của Bộ Giáo dục & Đạo tạo

Đối với học sinh Tiểu học, môn Tiếng Việt có phân môn Tập làm văn thìtình trạng học như vậy cũng không ngoại lệ Các em học sinh hiện nay, nhìnchung thiếu vốn sống thực tế, ngôn ngữ hạn hẹp, sử dụng từ sai nghĩa khá phổbiến do không hiểu, hoặc chưa hiểu hết văn bản khi đọc mà gần gũi nhất là cácbài tập đọc các em được học trong chương trình ở lớp 4 Mặt khác, đời sống vănhoá đọc cũng không phổ biến thường xuyên Các em lựa chọn chủng loại sáchđọc không có giá trị văn học cao (VD: Các em thích đọc truyện tranh CoNan,Bảy viên ngọc rông, Đôrêmon, ) thay và đó là các trò chơi điện tử, xem ti vivới nhiều chương trình không phù hợp lứa tuổi và nhiễm các trò chơi bạo lực.Dẫn đến tình trạng, học sinh thiếu vốn từ trầm trọng, không hiểu nghĩa của

Trang 4

những từ ngữ thông thường Tiếng Việt Hơn nữa, không phải học sinh nào họcxong bài cũng hiểu được nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó.

Trước tình trạng trên, tôi tiến hành khảo sát để xem thực trạng cảm thụ văncủa học sinh lớp tôi đang dạy thông qua những bài tập đọc đã học trong chươngtrình lớp 4 Kết quả khảo sát như sau:

Đề bài :Hình ảnh chị Nhà Trò trong câu chuyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” đã

để lại trong lòng người đọc bao cảm thương Hãy viết cảm nhận của em vềnhân vật chị Nhà Trò

Nhận xét bài kiểm tra:

- Ưu điểm : Học sinh hiểu yêu cầu của đề bài, viết đúng yêu cầu mà bài tập đưara

- Nhược điểm : Phần đa học sinh chưa viết thành đoạn văn, mới viết dưới dạngtrả lời câu hỏi về nhân vật Chị Nhà Trò Câu văn ngắn gọn, chưa có cảm xúc

- Số bài hoàn thành tốt : Học sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh có câu mởđoạn và kết đoạn Nội dung bài viết bộc lộ được cảm xúc xót xa, thông cảmvới nhân vật, biết liên hệ về những thân phận tương tự trong cuộc sống hiệnnay

- Số bài hoàn thành : Viết được đoạn văn nhưng lúng túng về cách diễn đạt, nộidung chưa toát được ý mà đề bài yêu cầu, câu văn chưa có cảm xúc

- Số bài chưa hoàn thành : Chỉ viết được một vài câu, có khi viết lại một vài câutrong bài tập đọc

Băn khoăn về thực trạng nói trên, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu về năng lực cảmthụ văn học của học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Quảng Tâm – Thành phốThanh Hóa

2.3 NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

2.3.1 Biện pháp 1: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh

- Rèn kĩ năng đọc lưu loát: Giáo viên rèn cho học sinh có thói quen đọc ngắt

nghỉ đúng cụm từ, đúng dấu chấm, dấy phẩy, nhấn giọng đúng từ ngữ

Ví dụ: Học sinh khi đọc đoạn văn sau cần ngắt nhịp, nhấn giọng như sau:

Trang 5

Sông la ơi sông La

Trong veo/ như ánh mắt

Trang 6

(Bè xuôi sông La- SGK lớp 4)

- Khắc phục tình trạng đọc sai tiếng những từ có phụ âm đầu ch-tr ; d-r-gi; nguyên âm đôi iê-ia; ươ - uô, ưa- ua; đặc biệt là thanh hỏi , thanh ngã

Trong các tiết học tập đọc, phần luyện đọc được giáo viên rèn đọc tươngđối nhiều, đọc đúng, đọc diễn cảm

Ví dụ: Giáo viên cho học sinh nêu những tiếng khó đọc trong các bài tập đọc,

học sinh tìm tiếng khó đọc, phát hiện tiếng dễ đọc sai và cho các em đọc lạinhiều lần có cả phần giáo viên đọc mẫu

- Rèn kỹ năng đọc đúng các kiểu câu

- Câu kể: Đọc ngữ điệu bình thường

- Câu khiến: Đọc nhấn giọng ở những từ chỉ mệnh lệnh

- Câu cảm: Bộc lộ cảm xúc vui, buồn, giận dữ,

- Câu hỏi: Đọc lên giọng ở cuối câu

- Rèn kĩ năng đọc điễn cảm

VD: Bài Tre Việt nam

Xanh tự bao giờ

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

Các câu hỏi được dùng với mục đích gợi mở, những câu thơ sau có ý trả lờicho câu hỏi trên; đọc không cao giọng mà đọc diễn cảm bình thường và nhấn

giọng ở từ biểu cảm như: bao giờ, tre ơi, cho dù

- Đoạn : “ Có gì đâu, có gì đâu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”

Đọc ngắt theo nhịp 3/3, 3/5, 2/4, 4/4, 4/2, 3/5 và nhấn mạnh các từ ngữ như:

ít- nhiều, rễ siêng, cần cù, vươn cành, kham khổ, hát ru.

- Đoạn : “ Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.”

Nhấn giọng ở những tiếng bắt vần với nhau VD như: “thường – sương” để

gợi nhạc điệu của câu thơ

- Đoạn : “ Năm qua đi, tháng qua đi

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.”

Đọc nhấn giọng ở các từ: qua đi, già, mọc, xanh tre, tre xanh, để lột tả hết

cái sự trường tồn của cây tre

2.3.2 Biện pháp 2: Cảm thụ văn học qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.

Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc ởchương trình cấp Tiểu học

Trang 7

+ Học sinh xác định được : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơtrên là : Nghệ thuật so sánh.

Hình ảnh so sánh : Quê hương - chùm khế ngọt.

+ Học sinh cảm nhận được :Chùm khế ngọt, là hình ảnh quen thuộc, gần gũivới làng quê, gắn bố với con người Việt Nam Đặc biệt là gắn liền với những kỉniệm của thời thơ ấu mỗi người Qua đó cho ta thấy hình ảnh quê hương trongtâm trí của người Việt Nam luôn gần gũi, thanh bình và không bao giờ quênđược

Vì vậy khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quen thuộc,gần gũi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm sinh độnghơn

- Nghệ thuật nhân hóa.

Nhân hóa là sự diễn đạt bằng cách biến các sự vật không phải là ngườithành những nhân vật mang tính chất con người

Ví dụ : Cho đoạn thơ :

“ Rừng mơ ôm lấy núi Sương trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần hay xa.”

( Rừng mơ – Trần Lê Văn.)+ Học sinh xác định được :

Nghệ thuật được sử dụng : Nghệ thuật nhân hóa

Hình ảnh nhân hóa : “ Rừng mơ ôm lấy núi” Từ nhân hóa “ôm”

+ Từ đó học sinh cảm nhận được :

Rừng mơ bao quanh núi được nhân hóa (ôm lấy núi) cho thấy sự gắn bógần gũi, thân mật và thắm đượm tình cảm của cảnh thiên nhiên Hoa mơ nởtrắng như mây trên trời đọng (kết) lại Gió chiều đông nhè nhẹ (gờn gợn) đưahương hoa mơ lan tỏa đi khắp nơi Có thể nói, đoạn thơ trên đã vẽ ra bức tranhmang vẻ đẹp của đất trời hòa quyện trong rừng mơ Hương Sơn

Hay là : Nhân hóa gọi con vật như người

“ Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.”

Cách nhân hóa sự vật sẽ tạo ra cho sự vật trở nên sinh động, gợi hình ảnh

biểu cảm

- Nghệ thuật điệp ngữ.

Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc lại nhiều lần nhằmmục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảmxúc trong lòng người đọc, người nghe

Ví dụ : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.”

( Hồ Chí Minh.)+ Học sinh xác định được :

Nghệ thuật sử dụng : Điệp ngữ

Từ ngữ được nhắc lại trong hai câu thơ (đoàn kết, thành công.)

Trang 8

+ Học sinh cảm nhận được sự mạnh mẽ trong lời khẳng định của Chủ tịch HồChí Minh về tinh thần đoàn kết sẽ đem đến sự thành công to lớn.

Sử dụng điệp ngữ có chọn lọc, hợp lý sẽ có tác dụng làm nổi bật ý, giúpcâu văn, câu thơ mạnh mẽ, nhịp nhàng và tạo nên âm điệu, tính nhạc cho đoạnthơ, đoạn văn

Lưu ý : Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong viết văn, tránh nhầm

lẫn với trường hợp lặp từ gây sự nhàm chán cho người đọc

- Nghệ thuật đảo ngữ.

- Nghệ thuật đảo ngữ là hình thức đảo trật tự thông thường của cụm chủ - vịtrong câu Nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính chất, trạng thái… của đốitượng trình bày

Ví dụ : Câu đảo ngữ : Đẹp biết bao // tổ quốc chúng ta!

VN CNHọc sinh xác định đúng bộ phận chủ - vị của câu đảo ngữ Thông qua đó đểhiểu được giá trị về nội dung, ý nghĩa của câu Khẳng đinh vẻ đẹp bất tận của tổquốc Việt Nam ta

Đảo ngữ có tác dụng làm nổi bật ý cần diễn đạt và câu diễn đạt có giá trịbiểu cảm mạnh hơn

2.3.3 Biện pháp 3: Cảm thụ văn học thông qua việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa.

Mỗi bài văn, bài thơ hay đoạn, câu văn, thơ đều mang một nội dung, ýnghĩa Việc khai thác nội dung của nó giúp học sinh cảm nhận được nét tinh tế,

và giá trị nghệ thuật mà tác giả đã nhắn gửi vào

Ví dụ: Học bài “Bè xuôi sông La” của Vũ Duy Thông

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung qua một sô câu hỏi:

1 Dòng sông La đẹp như thế nào ?

2 Dòng sông La được ví với gì ?

3, Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ

đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và

Từ ngữ: trong veo, mươn mướt, longlanh,

+ Dòng sông La được ví với con người:trong như ánh mắt, bờ tre xanh hàng mi.+ Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai,những chiếc bè gỗ được chở về xuôi sẽgóp phần xây dựng những ngôi nhà mới.+ Hình ảnh đó nói nên tài trí sứ mạnhcủa nhân dân trong công cuoocjtrongcông cuộc xây dựng đát nước, bất chấpbom đạn của kẻ thù

Qua 4 câu hỏi đã nổi bật 2 ý:

Ý 1 ; Vẻ đẹp thanh bình, êm ả và quyến rũ của dòng sông La.

Trang 9

Ý 2: Tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù

Từ 2 ý đó học sinh khái quát được nội dung bài: Vẻ đẹp thanh bình, êm ả vàquyến rũ của dòng sông La và nói lên tài năng , sức mạnh của con người ViệtNam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻthù

Kết hợp với tìm hiểu nội dung bài với luyện đọc diễn cảm, khai thác nghệ

thuật tác giả sử dụng trong bài như : Hình ảnh so sánh bè gỗ được ví với đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông Cách so sánh như thế làm cho

hình ảnh bè gỗ trôi trên dòng sông hiện lên cụ thể sống động trong buổi chiêugió nhẹ, sóng êm, bè trôi lặng lẽ uốn lượn theo dòng chảy phần nổi của thân gỗ

ví như màu đen lưng con trâu bơi lừ đừ trong dòng nước

Bè đi chiều thầm thì

Gõ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong êm ả

Học sinh sẽ cảm nhận và nhớ sâu sắc nội dung bài thơ Phần nào giáo dụccho học sinh tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào, sự cảm phục về tàinăng, trí tuệ con người Việt Nam trong giai đoạn đất nước bị chiến tranh Họcsinh sẽ hình dung phần nào cảnh đổ nát, mất mát trong chiến tranh, con ngườiphải khắc phục sau chiến tranh Điều này học sinh chưa bao giờ thấy và biếtđến Một khía cạnh giáo viên cần đề cập đến với học sinh

2.3.4 Biện pháp 4 : Hướng dẫn học sinh các bước làm một bài văn cảm thụ Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn, đoạn thơ cần tìm hiểu.

Bước 2: Tìm hiểu về nội dung đoạn văn, đoạn thơ (nội dung đoạn văn, đoạn

thơ nói về điều gì?)

Ví dụ : Bài Tuổi Ngựa của Xuân Quỳnh viết :

Tuổi con là tuổi Ngựa

Nhưng mẹ ơi đừng buồn Dẫu cách núi cách rừng Dẫu cách sông cách bể Còn tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớ đường”

(Tuổi Ngựa - Xuân Quỳnh – Tiếng Việt 4) Tác giả muốn nói điều gì qua đoạn thơ trên ? Nêu cảm nghĩ của em !

Học sinh đọc đoạn thơ và nêu được : Đoạn thơ là lời nhắn nhủ dễ thương, chứachan bao tình cảm thân thương mà người con dành cho mẹ Nhà thơ XuânQuỳnh đã có cách diễn tả thật độc đáo Người con “Tuổi Ngựa” dù đã khôn lớn,trưởng thành, đã bay đi muôn phương nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ, hướng về

mẹ, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ dù xa cách muôn trùng núi, rừng, sông, biển

“Dẫu cách núi…

…nhớ đường”

Cụm từ “vẫn nhớ” khẳng định một niềm tin, một tình nghĩa thuỷ chung son

sắt Đoạn thơ đậm đà, gợi cảm giúp ta cảm nhận được tình cảm của XuânQuỳnh dành cho “Mẹ thật sâu nặng và đẹp đẽ”

Trang 10

Bước 3: Tìm hiểu về nghệ thuật (cách dùng từ, đặt câu biện pháp so sánh, nhân

hoá, điệp từ, điệp ngữ )

Ví dụ : Đoạn thơ

“Bè đi chiều thầm thì

Gỗ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đắm mình trong êm ả”.

(“Bè xuôi sông La” Vũ Duy Thông- Tiếng Việt 4) Nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ.

GV cho Học sinh khai thác nghệ thuật được sử dụng trong bài:

- Nghệ thuật : nhân hoá “Chiều thầm thì”

- Nghệ thuật so sánh: bè gỗ như bầy trâu đang “lim dim” tắm mát trên dòng

nước trong xanh êm ả

- Các từ láy “thầm thì” “thong thả” “lim dim” “êm ả” được dùng rất đắt có tác

dụng để tả buổi chiều thanh bình thơ mộng trên dòng sông La

Vậy từ đó học sinh viết thành đoạn văn về cảm nhận được những điều trên

Bước 4: Nêu những suy nghĩ, cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng của em và rút

ra bài học (nếu có) khi đọc đoạn văn, đoạn thơ đó

Bước 5: Viết những điều nhận xét trên thành một đoạn văn ngắn có câu mở

đoạn (để dẫn dắt ngời đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính ; tiếp đó cần nêu

rõ các ý theo.

CHỦ ĐIỂM “CÓ CHÍ THÌ NÊN”

Ví dụ : Em có suy nghĩ gì về nhân vật Nguyễn Hiền trong câu chuyện “Ông

Trạng thả diều” ?

Học sinh dựa và nội dung bài tập đọc và viết đoạn văn về Nguyễn Hiền:

Đọc mẫu chuyện “Ông Trạng thả diều” ta thực sự ngưỡng mộ tài năng

(tư chất và đức tính ham học, chịu khó của nhân vật Nguyễn Hiền, ông là người

có trí thông minh “thiên bẩm” Mới lên sáu tuổi ông đã “học đâu hiểu đấy” và

có trí nhớ “lạ thường” khiến thầy giáo phải “kinh ngạc” Song điều đáng quýhơn ở ông đó là đức tính chịu khó, ham học, ý chí vượt lên những khó khăn đểvươn lên, ta hãy xem cách học của ông : Vì nhà nghèo, ông phải bỏ học nhưnghàng ngày ông vừa chăn trâu vừa “nghe giảng nhờ ngoài cửa lớp” bàn học củaông là “lưng trâu” sách vở của ông là “mặt cát” là “lá chuối” bút mực là “ngóntay” “mảnh gạch” … và ông đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi, ông là trạngnguyên trẻ nhất trong lịch sử nước ta Bằng những câu văn kể mộc mạc, dễhiểu, câu chuyện “Ông Trạng thả diều” đã cho ta hiểu được những đức tính quýbáu của Trạng Nguyên Nguyễn Hiền, ông là niềm tự hào của đất nước dân tộc

và là tấm gương sáng cho tuổi trẻ chúng ta ngày nay

MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH GIÚP HỌC SINH CẢM THỤ TỐT CÁC BÀI TẬP

ĐỌC Ở LỚP 4 - THEO CÁC CHỦ ĐIỂM

Nội dung các bài Tập đọc ở lớp 4 được sắp xếp theo từng chủ điểm rất phù hợp với học sinh và giáo viên dạy cũng thuận lợi

Trang 11

CHỦ ĐIỂM : THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN

Ví dụ 1: Bài Người ăn xin (SGK – TV4 ) có đoạn viết:

“Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay Trên người tôi chẳng có tài sản gì Người ăn xin vẫn đợi tôi Tay vẫn chìa ra run lẩy bẩy”.

Tôi chẳng biết làm cách nào Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia.

- Ông đừng giận cháu, cháu không có để cho ông cả”

(Người ăn xin – Tuốc-Ghê-Nhép).

Trình bày suy nghĩ của con về nhân vật cậu bé được miêu tả trong đoạn văntrên

Học sinh được tìm hiểu nội dung qua hệ thống câu hỏi của bài và nắm được :

Cậu bé là một con người có tấm lòng nhân hậu thương cảm và muốn giúp đỡ ông lão ăn xin nghèo khổ dù ông lão và cậu là hai con người ở hai hoàn cảnh khác nhau.

Vậy để hiểu hơn về nhân vật cậu bé trong truyện và hướng tới cái tính giáo

dục lòng thương người , học sinh cần phải nêu được các ý sau:

- Tìm từ ngữ chỉ hành động

của cậu bé

- Tìm lời nói của cậu bé

-“Lục tìm hết túi nọ túi kia”

“Nắm chặt lấy bàn tay run rẩy”

-“Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho

ôn cả”

- Từ lời nói và hành động để

toát lên nội dung

Cậu bé là một con người có tấm lòng nhân hậuthương cảm và muốn giúp đỡ ông lão ăn xin nghèokhổ dù ông lão và cậu là hai con người ở hai hoàncảnh khác nhau

- Ý nghĩa Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái

- Cảm xúc của bản thân : - Biết yêu quý đồng loại

- Cảm phục những con người nhân hậu

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh.”

Em hãy cho biết : Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ? Cách

sử dụng nghệ thuật đó đã nói lên điều gì ? Nhằm khẳng định điều gì ?

- Học sinh nêu được

+ Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu

của đoạn thơ trên là gì ?

+ Các từ ngữ nào thể hiện biện

pháp nghệ thuật ?

+ Biện pháp nghệ thuật : Điệp ngữ

+ Từ ngữ được lặp lại là : Mai sau, xanh

+ Nêu tác dụng của biện pháp nghệ

thuật điệp ngữ

+ Với sự thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng

và hình thức điệp ngữ (Mai sau,/ Mai sau,/

Trang 12

(Gợi ý 1: Nhận xét về cách ngắt

nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ Mai

sau.)

(Gợi ý 2: Xem xét việc lặp lại từ

xanh trong dòng thơ cuối.)

Mai sau./) đã góp phần gợi cảm xúc về thờigian như mở ra vô tận, tạo cho ý thơ âmvang bay bổng và đem đến cho người đọcnhững liên tưởng phong phú

+ Với cách nhắc lại từ xanh, nhằm khẳng

định một màu xanh vĩnh cửu của tre ViệtNam Qua đó nói lên sức sống bất diệt củacon người Việt Nam, đề cao truyền thốngcao đẹp của dân tộc Việt Nam

Ví dụ 2: Cũng trong Bài Tre Việt Nam có đoạn viết:

“Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con”

“Tre Việt Nam” Nguyễn Duy

Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp Nêu ý nghĩa đẹp đẽ của nhữnghình ảnh đó

- Học sinh cần phải nêu được các ý:

+ Hình ảnh măng tre “nhọn như chông” : Cho thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang,

bất khuất, bản chất ngay thẳng, khảng khái của “nòi tre”  nghệ thuật so sánh.+ Hình ảnh “lưng trần phơi nắng phơi sương”  gợi sự dãi dầu, chịu đựng mọikhó khăn của tre

+ Hình ảnh “manh áo cộc tre nhường cho con” gợi sự liên tưởng đến sự chechở, hy sinh tất cả vì măng non của trẻ

+ Thông qua những phẩm chất đáng quý của tre đến ca ngợi phẩm chất tốt đẹpcủa người Việt Nam, dân tộc Việt Nam : Kiên cường bất khuất, ngay thẳngchịu thương chịu khó  thể hiện tình yêu và lòng tự hào của nhà thơ đối với treViệt Nam dân tộc Việt Nam

+ Cảm xúc của bản thân : Yêu quý và tự hào về dân tộc và con người ViệtNam

Ví dụ 3: Trình bày cảm nhận của em về nhân vật “Gà trống” trong câu chuyện

thơ “Gà trống và Cáo” của tác giả La-Phông-Ten

(Gà Trống và Cáo- Tiếng Việt 4)

- Sau khi học bài tập đọc, học sinh cần hiểu tác giả muốn truyền tải thông điệp

gì đế với học sinh ?

- Học sinh cảm nhận được: Đọc truyện thơ “Gà trống và Cáo” của nhà thơ

La-Phông-Ten ta có ấn tượng thật sâu sắc về chú Gà Trống đáng yêu Chú ta thậtthông minh nhanh nhẹn với cái dáng “vắt vẻo” trên cành và “tinh nhanh lõiđời” Nhưng trước một lão cáo già có cái dáng “đon đả” và những lời đườngmật ngọt ngào “kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây” và cái thông điệp tuyệtvời mà Cáo mang đến liệu gà ta sẽ xử lý thế nào ? Gà rằng xin được “ghi ơn”trong lòng đã khiến ta giật mình lo lắng cho Gà Trống, lĩnh mạng của Gà Trống

rõ ra Sao khi bị cáo lừa gạt và rồi : “kìa tôi thấy cặp chó săn từ xa chạy lại chắcloan tin này” đã khiến cáo ta “hồn bay phách lạc” “quắp đuôi, co cẳng” chạymất khiến ta thở phào nhẹ nhõm và bật lên tiếng cười sảng khoái trước sự thông

Ngày đăng: 13/07/2020, 08:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w