Theo kết quả điều tra khảo sát các trường trung học phổ thông trên địa bàn, nội dung giáo dục di sản những năm qua chỉ mới dừng ở mức: số ít giáo viên có sự sáng tạo đổi mới phương pháp
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức, trong đó có thách thức về giữ gìn và phát huy bản sắc của các dân tộc Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
là làm giàu sức mạnh nội sinh của đất nước; giữ gìn, phát huy di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ, phát triển tài nguyên quý giá của quốc gia Chính vì lẽ đó, một trong những vấn đề cấp thiết được Nhà nước quan tâm chỉ đạo đó là: chú trọng giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước Vậy, làm thế nào để giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế thời kì hội nhập quốc tế? Đây
là vấn đề cần được nghiên cứu để có những định hướng đúng đắn cho con đường phát triển của dân tộc, mà trách nhiệm trước hết là của người làm giáo dục
2 Từ năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch
đã có công văn hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa cho thế hệ trẻ Tại Nghệ An, khi công văn liên Bộ được hướng dẫn triển khai sâu rộng, nhiều trường phổ thông thực
sự có tâm huyết đã nỗ lực đưa các nội dung về di sản văn hóa vào giảng dạy bằng các phương thức sau: lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học
và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng kế hoạch
và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản; tổ chức chăm sóc các di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích; hình thức tổ chức giáo dục khá đa dạng: trên lớp, hoạt động ngoại khóa, học tại nơi có di sản, tham quan trải nghiệm di sản văn hóa
Tuy nhiên, qua ghi nhận, việc giáo dục di sản văn hóa trong các nhà trường phổ thông hiện nay không đồng đều Ở nhiều trường, hoạt động giáo dục này còn thưa vắng, do quá thiên về truyền thụ kiến thức để phục vụ cho các kì thi cử và việc phối hợp đưa nội dung giáo dục di sản vào nhà trường bị coi là một hình thức quá mới mẻ, ít được quan tâm Đáng chú ý, một số trường đã triển khai thực hiện nội dung giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nhưng hiệu quả không cao Theo kết quả điều tra khảo sát các trường trung học phổ thông trên địa bàn, nội dung giáo dục di sản những năm qua chỉ mới dừng ở mức: số ít giáo viên
có sự sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học nhưng e ngại, cầm chừng trong việc lồng ghép di sản văn hóa vào bài học để giáo dục ý thức bảo tồn di sản cho học sinh; một số chương trình tham quan các di tích lịch sử văn hóa của các trường mới chỉ là hoạt động ngoại khóa mang tính chất giới thiệu, khái quát chứ chưa chú trọng cho các học sinh được thực sự trải nghiệm và sáng tạo sản phẩm học tập; các
Trang 2Trước yêu cầu và thực tiễn dạy học đó, chúng tôi trăn trở và tìm tòi, nghiên cứu hình thức giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách tối ưu và hiệu quả nhất, nhằm đáp ứng mục tiêu dạy chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục di sản, góp phần đổi mới dạy học phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước và xu thế giáo dục hiện đại Trên tinh
thần đó, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và áp dụng đề tài: “Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT”
II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp Test
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp so sánh đối chiếu
IV CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Phần một: Đặt vấn đề
Phần hai: Nội dung
Phần ba: Kết luận
Trang 3
NỘI DUNG
I Cơ sở của đề tài
1 Cơ sở lí luận
1.1 Tổng quan về di sản văn hóa
1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
1.1.2 Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò
to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và
kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa năm 2001 (có hiệu lực từ 01/01/2002), được sửa đổi, bổ sung năm 2009
1.1.3 Phân loại di sản
Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể và
di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia
Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
- Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiên
hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
Trang 4- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,
khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm
tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;
Ngữ văn dân gian, bao gồm: Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố,
truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;
Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các
hình thức trình diễn dân gian khác;
Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và
các phong tục khác;
Lễ hội truyền thống;
Nghề thủ công truyền thống;
Tri thức dân gian
1.2 Tổng quan về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.2.1 Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Khái niệm hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ
thông được hiểu là “các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song
với hoạt động dạy học trong nhà trường Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một
bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tạo cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế và đưa ra được những sáng kiến của mình, từ đó phát huy và nuôi dưỡng tính sáng tạo của mỗi cá nhân của học sinh”
Hoạt động hoc tập trải nghiệm sáng tạo còn được hiểu là “hoạt động giáo
dục, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực…, từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng năng sáng tạo của cá nhân mình”
Trang 51.2.2 Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có nội dung rất đa dạng và mang tính tích
hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục
như : giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục truyền thống (trong đó có giáo dục di sản văn hóa), giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất người lao động, nhà nghiên cứu, Điều này giúp cho các nội dung thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác
nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan dã ngoại, sân khấu
hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm ), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật Mỗi một hình thức trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác
nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như : lớp học, thư viện, phòng đa năng,
phòng truyền thống, sân trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, các nhà nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất, hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động
1.2.3 Một số hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có hình thức
tổ chức rất phong phú, đa dạng Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều khiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương Sau đây, chúng tôi điểm qua một số hình thức trải nghiệm sáng tạo cụ thể:
a) Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến học
sinh mà còn tác động tới cả các thành viên trong cộng đồng Chính trong các hoạt động này, học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức mình vì mọi người, mọi người vì mình ; tăng cường sự hiểu biết và quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội ; phát triển ở học sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá, kĩ năng ra quyết định
b) Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự
đồng cảm, thấu hiểu của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng Từ đó, giáo dục các giá trị cho học sinh như : tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,
Trang 6c) Hoạt động tình nguyện là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao
thông qua việc học sinh tự mình nhận lấy trách nhiệm để sẵn sàng làm việc và thực hiện hoạt động, không quản ngại khó khăn, gia khổ mà không nhất thiết phải có quyền lợi vật chất cho bản thân Ý nghĩa hàng đầu của hoạt động tình nguyện là : tăng cường tình đoàn kết, sự hỗ trợ, tin cậy lẫn nhau, biết trợ giúp, biết đồng tâm hiệp lực với những người xung quanh, từ đó nuôi dưỡng tinh thần tương thân tương ái
d)Hoạt động lao động công ích là việc cá nhân đóng góp một phần sức lao
động của mình để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình công cộng vì lợi ích chung của cộng đồng, nhằm duy trì, bảo tồn các công trình công cộng cũng như kịp thời phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh Hoạt động này giúp các em hiểu được giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng ; rèn luyện được các kĩ năng sống: kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm và
xử lí thông tin, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng xác định giá trị,
kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng lập kế hoạch
e) Hoạt động tham quan, dã ngoại là hình thức tổ chức học tập thực tế hấp
dẫn đối với học sinh giúp các em có được những kinh nghiệm từ thực tế, từ các
mô hình, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em; tăng cường cơ hội cho học sinh giao lưu, chia sẻ và thể hiện tốt khả năng vốn có của mình; cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước, hiểu được các giá trị truyền thống và hiện đại; là điều kiện và môi trường tốt để các em tự khẳng định mình, thể hiện tính tự quản, tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân, cũng như tạo cơ hội để các em học sinh thực hiện phương châm học đi đôi với hành,
lí luận đi đôi với thực tiễn, đồng thời là môi trường để thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác giáo dục
g) Hoạt động câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những
nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới định hướng của những nhà giáo dục, nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác Hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các
kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giải quyết vấn đề Câu lạc bộ cũng là nơi để học sinh thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được tự do kết giao và hội họp, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, quyền được tự do biểu đạt, tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh
Trang 7h) Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp
dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ Hội thi mang tính chất thi đua giữa giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/ đội thắng cuộc Chính vì vậy, việc tổ chức hội thi/ cuộc thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và
sự sáng tạo của học sinh ; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích
thích hứng thú trong quá trình nhận thức
i) Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn, là món ăn tinh
thần bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung và đặc biệt đối với học sinh nói riêng Những trò chơi trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp nhiều khi có tác dụng rất tích cực Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng chơi mà học, học mà chơi Trò chơi có nhiều chức năng xã hội khác nhau như chức năng giáo dục, chức năng văn hóa, chức năng giải trí, chức năng giao tiếp
k) Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật
tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả Mục đích của hoạt động này nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa
ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng như : kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi cuộc sống
l) Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy
sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác liên quan Diễn đàn là một hình thức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực, giúp các em nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩ năng cần thiết như: kĩ năng phát biểu trước tập thể, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng phát hiện vấn đề
Trang 8m) Hoạt động giao lưu là hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều
kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó Qua đó, giúp các em có được những nhận thức, tình cảm, thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách
n) Sinh hoạt tập thể là hình thức truyền tải những bài học về đạo đức, luân
lí, giá trị đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn và giúp các em được vui chơi, thư giãn Sinh hoạt tập thể được tổ chức dưới những hình thức hoạt động như: ca hát, nhảy múa, vui chơi, dân vũ, diễn kịch, múa hát sân trường, khiêu vũ
1.3 Tổng quan về vấn đề giáo dục học ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT
1.3.1 Khái niệm ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Theo triết học Mác – Lênin: Ý thức là một phạm trù song song với phạm trù
vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con
người và có sự cải biến và sáng tạo Theo tâm lí học, ý thức là hình thức phản ánh
tâm lí cao nhất chỉ có ở người, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức, các hiểu biết mà con người đã tiếp thu được trong
quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan Còn theo từ điển tiếng Việt: ý
thức là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; là
sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng hành động, thái độ cần phải (ý thức được việc làm của mình)
Như vậy, ta có thể hiểu, ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là tổng
hòa tri thức, tình cảm và ý chí bảo tồn và phát triển giá trị của di sản văn hóa thông qua các hoạt động của con người, nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hóa, đảm bảo sự an toàn, phát triển của di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo bằng việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội
1.3.2 Tiềm năng di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã để lại cho chúng ta ngày nay kho tàng di sản văn hoá (phi vật thể và vật thể) cực kỳ phong phú và quý giá Căn cứ nguồn tài liệu lưu trữ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), cả nước ta hiện có 40.000 di tích lịch sử – văn hoá Trong số đó,
Bộ VHTTDL đã xếp hạng 3152 di tích có giá trị quốc gia, gồm: 1468 di tích lịch sử – văn hoá; 1478 di tích kiến trúc – nghệ thuật; 77 di tích khảo cổ; 129 danh lam – thắng cảnh(1)
(1) Nguồn : Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL
Trang 9Căn cứ Điểm 3, Điều 29, Chương IV – Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể (Luật Di sản văn hóa) Mục 1: Di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, theo đề nghị của Bộ VHTTDL và văn bản thẩm định của Hội Di sản Văn hoá Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định xếp hạng 23 di tích
có giá trị quốc gia đặc biệt; đồng thời cũng đã đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thiên nhiên, di sản văn hoá vật thể tiêu biểu của nhân loại Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh được UNESCO ghi danh lần thứ nhất với giá trị cảnh quan ngoại hạng (năm 1994), lần thứ hai với giá trị địa mạo – địa chất (năm 2000); Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003; Quần thể di sản thế giới Tràng An; 05 di sản văn hoá vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hoá của nhân loại là: Quần thể các công trình kiến trúc cố đô Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế (năm 1993); Khu phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam; Khu di tích tháp Chàm – Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam; Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội (năm 2010); Thành nhà Hồ thuộc tỉnh Thanh Hoá (năm 2012)(2)
Về văn hoá phi vật thể: Cả nước có 3355 làng nghề và làng có nghề; trong số đó có trên 1000 làng được công nhận là làng nghề Trên 400 làng được công nhận là làng nghề truyền thống, 145 người được công nhận là nghệ nhân Theo đề nghị của Bộ VHTTDL,Thủ tướng đã quyết định công nhận 55 làng nghề truyền thống tiêu biểu của quốc gia; công nhận đợt I: 1 nghệ nhân nhân dân, 20 nghệ nhân ưu tú(3)
- Lễ hội: Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng – văn hoá cộng đồng của nhân dân ở nông thôn, cũng như ở đô thị Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh Do vậy, lễ hội bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân dân sâu sắc
Cả nước có: 7966 lễ hội, trong số đó có 7039 lễ hội dân gian/truyền thống (chiếm 88,36%); 332 lễ hội lịch sử – cách mạng (chiếm 4,17%); 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,29%); 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,13%); còn lại 41
lễ hội khác, có thể gọi là lễ hội văn hoá du lịch (chiếm 0,51%) Lễ hội dân gian / truyền thống, lễ hội lịch sử, tôn giáo có lịch sử lâu đời và ẩn chứa các giá trị: giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng; giá trị hướng về cội nguồn; giá trị cân bằng đời sống tâm linh; giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hoá(4)
(2) Nguồn: Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL
(3) Nguồn: Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội làng nghề, tổ nghề
(4) GS.TS Ngô Đức Thịnh, Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền (Tham luận tại Hội thảo khoa học :
Lễ hội - nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, do Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và Bộ VHTTDL
Trang 10- Những huyền thoại về các vị thánh, thần như Sơn Tinh, Thủy Tinh, Phù Đổng Thiên Vương… về các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung – Nguyễn Huệ… Những truyện cổ tích, truyện dân gian, ca dao, tục ngữ… cũng đã được nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Latinh (quốc ngữ) chúng ta cũng đã được biết, nay còn biết cả chữ Chăm cổ, chữ Thái cổ…
Giá trị văn hoá phi vật thể của nhân dân ta cũng đã được UNESCO thừa nhận Những năm qua, UNESCO đã ghi danh các di sản văn hoá phi vật thể sau đây của Việt Nam vào danh mục Di sản phi vật thể tiêu biểu của nhân loại: Nhã nhạc Cung đình Việt Nam – Nhã nhạc (Triều Nguyễn) – Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, tỉnh Thừa Thiên Huế (công nhận năm 2003); Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên – Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại (công nhận năm 2005); Hát quan họ (dân ca quan họ Bắc Ninh) – Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (công nhận năm 2009); Hát ca trù – Di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (2009); Lễ hội Thánh Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (Sóc Sơn) thành phố Hà Nội – Di sản đại diện của nhân loại (năm 2010); Hát Xoan, tỉnh Phú Thọ – Di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (2011); Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2012) Văn bia Quốc Tử Giám – Hà Nội, Châu bản Vương triều Nguyễn cũng đã được ghi nhận là di sản ký ức của khu vực và của nhân loại Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản văn hoá đại diện của nhân loại (2013); Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh – Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại (2014)
Bên cạnh khối lượng, chất lượng các di sản nói trên, nước ta còn có 217 bảo tàng và các bảo tàng đó đang bảo quản, trưng bày trên 3 triệu tài liệu hiện vật Gần đây, Bộ VHTTDL đã trình Thủ tướng Chính phủ công nhận 30 bảo vật quốc gia trong số các hiện vật nói trên Ví dụ: Trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, thạp đồng Đào Thịnh, tượng hai người cõng nhau thổi khèn thuộc văn hoá Đông Sơn, đài thờ Trà Kiệu, tượng Phật Đông Dương, tượng Bồ tát Tara thuộc văn hoá Chăm, tượng Nữ thần Đêvi, tượng Phật Lộc Mỹ, tượng thần Surya thuộc văn hoá Óc Eo, tượng Adiđà chùa Phật Tích, tượng nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp và 04 di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Cuốn Đường Kách mệnh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (thời kỳ chống thực dân Pháp), Lời kêu gọi “mỗi người làm việc bằng hai” (thời chống Mỹ cứu nước), Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh(5)
Di sản văn hoá Việt Nam là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời Kho tàng tri thức chứa đựng trong hệ thống di tích, đền chùa, bảo tàng, trong con người và trong môi trường sống xung quanh chúng ta vô cùng phong phú Mọi di
(5) Nguồn: Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL
Trang 11sản văn hoá đều có tiềm năng và điều kiện để sử dụng trong dạy học, giáo dục ở trường phổ thông Từ di sản thế giới, di sản quốc gia đến di sản của địa phương, của cộng đồng; từ di sản văn hoá đến di sản thiên nhiên; từ di sản vật thể đến di sản phi vật thể, di sản thông tin tư liệu… mọi di sản đều có khả năng sử dụng để dạy học, giáo dục trong trường phổ thông
1.3.3 Ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT
Nhà trường phổ thông có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về di sản văn hóa từ đó góp phần bảo vệ di sản văn hóa Thấm nhuần mục tiêu giáo dục đó, trong quá trình dạy học, giáo viên đã chủ động khai thác, sử dụng tài liệu về di sản văn hóa để tiến hành bài học, sử dụng di sản văn hóa ở địa phương
để tiến hành bài học lịch sử địa phương ở trên lớp Đó là những hình thức, biện pháp tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh bằng cách lồng ghép vào bài học chính khóa trên lớp Tuy nhiên, việc giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thực sự đạt chất lượng và hiệu quả tối ưu nhất, có ý nghĩa toàn diện nhất đó là giáo dục bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo ra cú hích tinh thần nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về việc chính là chủ nhân hưởng thụ và bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản văn hóa Thông qua hoạt động giáo dục bằng trải nghiệm sáng tạo, giáo viên có điều kiện hướng dẫn cho học sinh những cách thức, biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
- Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau nên việc giáo dục được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh Ngược lại, trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức hoạt động
- Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho tất cả học sinh được phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động : từ thiết
kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân ; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng, được thể hiện, tự khẳng định mình, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè Từ đó hình thành
và phát triển cho các em ý thức trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân tộc nói riêng và cả những giá trị sống cũng như các năng lực cần thiết khác
Trang 12- Khác với hoạt động giáo dục di sản theo hình thức tích hợp, lồng ghép vào bài học trên lớp, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo có khả năng thu hút sự phối hợp, tham gia, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng chung ý thức trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân tộc như : giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, những tổ chức kinh tế, Do vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục ; được lĩnh hội nội dung giáo dục ý thức bảo vệ di sản qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong việc giáo dục học sinh ý thức bảo tồn di sản văn hóa
- Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt
động trải nghiệm sáng tạo ngoài mục tiêu giáo dục di sản còn giúp học sinh
hoàn thiện bản thân mình: phát triển các kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh tri thức; phát triển trí tuệ; hoàn thiện nhân cách; tăng giá trị sống và phát triển các kĩ năng sống cho học sinh
- Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một biện pháp tích cực để thực hiện nguyên lí
học đi đôi với hành, nhà trường với xã hội, lí luận gắn với thực tiễn, là thực
hiện lời dạy của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng : Giáo dục phổ thông phải gắn
liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thực Học sinh lúc đi học đã học, đã sống thực với xã hội xung quanh
1.3.4 Những yêu cầu về việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT
Việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:
Thứ nhất: Đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông của môn
học và mục tiêu giáo dục di sản:
- Đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (không thêm, bớt thời lượng làm thay đổi chương trình)
Trang 13- Đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông gắn với mục tiêu giáo dục di sản
Thứ hai: Phải phù hợp với tình hình địa phương, điều kiện của nhà trường và
nhu cầu tâm sinh lí lứa tuổi học sinh
Thứ ba: Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo
Dù tiến hành giáo dục tại địa điểm có di sản hay tại trường, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện
- Về nội dung liên quan đến di sản, giáo viên cần cân nhắc những yêu cầu đã được xác định, ví dụ yêu cầu học sinh tìm hiểu nguồn gốc của di sản, nguyên nhân tạo thành cấu trúc của di sản, sự phát triển của di sản qua thời gian, ý nghĩa của di sản, cảm nhận của học sinh với di sản, học sinh có thể làm gì để bảo vệ, tôn tạo di sản,…
- Hoạt động làm việc với di sản cần tiến hành theo những bước đi cụ thể Sau khi xác định được địa điểm, loại di sản được lựa chọn phục vụ cho việc giáo dục, mục tiêu và các yêu cầu về nội dung giáo dục di sản, giáo viên cần lập kế hoạch chi tiết các công việc cụ thể, từ chuẩn bị tiến hành giáo dục, tiến trình giáo dục với
di sản và tổng kết, đánh giá hoạt động giáo dục di sản
Thứ tư: Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động trải
nghiệm sáng tạo để việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa luôn hấp dẫn, thu hút được đông đảo học sinh và các lực lượng giáo dục khác tham gia
Thứ năm: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh
trải nghiệm và sáng tạo Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, tránh tác động một chiều Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa để học sinh được tham gia vào các hoạt động với di sản, từ các hoạt động trong khâu chuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện việc cụ thể,… tới hoạt động với di sản như quan sát, làm việc trực tiếp với các hiện tượng sự vật chứa đựng trong di sản để các em tìm tòi, khám phá, liên hệ kiến thức đã có để giải thích các hiện tượng sự vật đó Giáo viên giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể chi tiết để học sinh biết cách làm việc với di sản Được tự chủ trong công việc, tự hoàn thành báo cáo tìm hiểu di sản, có sản phẩm do cá nhân hoặc nhóm tạo ra các em sẽ phấn khởi càng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng học tập của học sinh
Để có kết luận xác đáng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh Cụ thể, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho học sinh của các trường trên địa bàn để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện
Trang 14vọng của mình về việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT
- Nội dung khảo sát như sau:
Phiếu khảo sát thực trạng học tập của học sinh
Họ và tên học sinh Lớp Trường Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em
Em được từng được tham gia các chuyên đề hoạt động trải
nghiệm sáng tạo về giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa của trường mình hay chưa?
Em có mong muốn được học tập hoạt động trải nghiệm sáng
tạo về giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
của trường mình không?
- Kết quả thu được như sau:
Nội dung khảo sát
Đã được học
Chưa từng được học
Có mong muốn
Không mong muốn
1 2017 -2018 THPT Huỳnh
Thúc Kháng
200/300 66,7%
100/300 33,3%
290/300 96,7%
10/300 3,3%
2 2017- 2018 THPT
Hà Huy Tập
150/300 50%
150/300 50%
270/300 90%
30/300 10%
3 2017 -2018 THPT
Lê Viết Thuật
165/300 55%
135/300 45%
275/300 91,7%
25/300 8,3%
- Kết quả trên cho thấy:
+ Tỉ lệ học sinh được học các chuyên đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo về giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh giữa các trường có
sự chênh lệch khá cao Điều đó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo và thực hiện nội dung giáo dục này giữa các trường THPT có sự khác nhau
+ Phần lớn học sinh các trường đều có mong muốn nguyện vọng được học tập những chuyên đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo về nội dung giáo dục này
Trang 15Kết quả khảo sát đó là một trong những minh chứng thuyết phục để chúng tôi
thực hiện nghiên cứu đề tài Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT
2.2 Thực trạng giáo dục của giáo viên
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực trạng của việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo bằng phiếu điều tra khảo sát giáo viên thuộc các bộ môn khoa học xã hội (Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) và môn tiếng Anh ở một số trường THPT trên địa bàn
- Nội dung khảo sát như sau:
Phiếu khảo sát thực trạng giáo dục của giáo viên
- Họ và tên giáo viên
- Giảng dạy môn
- Trường Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trong bảng
có câu trả lời phù hợp với thầy /cô
Nội dung
Có đầu
tư đổi mới phương pháp
Chưa đổi mới phương pháp
Hài lòng
Chưa hài lòng
Thầy/cô đã thực sự đầu tư vào việc đổi mới
phương pháp giáo dục ý thức bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa cho học sinh hay
chưa?
Thầy/ cô đã thực sự hài lòng với hiệu quả
giáo dục về ý thức bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa cho học sinh hay chưa?
- Kết quả thu được như sau:
TT Năm học Trường
THPT
Nội dung khảo sát
Có sự đầu tư
Chưa đổi mới phương pháp
Hiệu quả giáo dục
Hài lòng Chưa hài
lòng
1
2017-2018
THPT Huỳnh Thúc Kháng
17/33 51,5%
16/33 48,5%
15/33 45,5%
18/33 54,5%
2
2017-2018
THPT Hà Huy Tập
10/35 28,6%
25/35 71,4%
8/35 22,9%
27/35 77,1%
3
2017-2018
THPT Lê Viết Thuật
11/38 28,9%
27/38 71,1%
10/38 26,3%
28/38 73,7%
Trang 16Từ kết quả khảo sát đó, chúng tôi nhận thấy: Phần lớn giáo viên chưa đầu tư đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục di sản, chỉ mới dừng lại ở việc tích hợp một cách sơ sài vấn đề giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh bằng cách lồng ghép vào nội dung bài dạy chính khóa trên lớp có liên quan Cũng chính vì thế mà phần lớn các giáo viên chưa hài lòng với hiệu quả giáo dục ở mảng nội dung này cho học sinh
2.3 Thực trạng về tài liệu tham khảo
Để có được kết luận thuyết phục về thực trạng tài liệu tham khảo, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát các tài liệu tham khảo:
1 Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở
trường THPT (Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2 Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
trường trung học (Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ giáo dục và Đào tạo)
Từ kết quả khảo sát đó, chúng tôi có nhận xét như sau:
Thứ nhất, tài liệu chỉ hướng dẫn chung về việc đưa di sản văn hóa vào dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục chứ không đề cập đến vấn đề giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Thứ hai, tài liệu “Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo” chỉ đề cập lí thuyết chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ triển khai thực hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới Tài liệu không dẫn ra ví dụ minh họa nào về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo một nội dung giáo dục cụ thể trong trường phổ thông, khiến cho việc tiếp cận và lĩnh hội lí thuyết này hơi khó khăn và mới lạ đối với giáo viên
Vì vậy việc nghiên cứu và áp dụng đề tài Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT hi vọng sẽ trở
thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên trong quá trình dạy học, giáo dục
2.4 Thực trạng về thi cử và kiểm tra, đánh giá
Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học
là vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh Tuy nhiên việc đánh giá của giáo viên vẫn còn nặng theo chuẩn kiến thức kĩ năng thông qua các bài kiểm tra định kì và đánh giá từ một kênh: giáo viên đánh giá học sinh Giáo viên chưa chú trọng đến việc đánh giá quá trình học tập và đánh giá sản phẩm học tập của học sinh từ nhiều kênh khác nhau: học sinh
tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá học sinh Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo có cơ hội cho giáo viên đánh giá học sinh từ nhiều kênh đảm bảo việc đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Trang 17Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã tìm ra những giải pháp hiệu quả để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, khắc phục thực trạng giáo dục di sản còn còn nhiều hạn chế ở các trường THPT, góp phần đổi mới dạy học và giáo dục phù hợp điều kiện lịch sử, văn hóa và xã hội của đất nước cũng như bắt nhịp được với yêu cầu
và xu thế giáo dục hiện đại
II Giải pháp giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT
1 Lựa chọn nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
1.1 Căn cứ để lựa chon nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Để xây dựng được khung nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm sáng
tạo nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở trường THPT trên địa bàn, chúng tôi xuất phát từ năm căn cứ sau đây:
- Căn cứ vào mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông: Nhằm tạo ra
những con người Việt Nam phát triển hài hòa về phẩm chất lẫn tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm
cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản chính là một trong những nội dung giáo dục nhằm góp phần hình thành và hoàn thiện phẩm chất và năng lực đó cho học sinh
- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục di sản cho học sinh các trường phổ thông của
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, giữ gìn và
phát huy giá trị của di sản văn hóa vì lợi ích chung của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông như sau
+ Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông được triển khai thực hiện hàng năm ở tất cả các cấp học giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên + Cán bộ quản lí, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng di sản văn hóa trong dạy học
Phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản văn hóa: Lồng ghép vào các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóa hoặc ngoại khóa); xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản thông qua
tư liệu, hiện vật Tổ chức, chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích
Trang 18- Căn cứ vào nội dung chương trình các môn học trong trường THPT: Chương
trình giáo dục phổ thông các môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công
dân, tiếng Anh có thể sử dụng di sản văn hóa vào dạy học để giáo dục kiến thức
phổ thông và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh đối với việc bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu bảng thống kê hệ thống
các bài học trong chương trình sách giáo khoa các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục công dân, tiếng Anh có thể sử dụng di sản văn hóa:
+ Môn Lịch sử
10 14 Các quốc gia cổ đại trên
đất nước Việt Nam
Trống đồng Đông Sơn, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Di tích Thành Cổ Loa,
Di tích Thánh Địa Mĩ Sơn Khu di tích
Gò Tháp
10
15-16
Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập
Di tích Mê Linh ở Vĩnh Phúc, Di tích Bãi cọc Bạch Đằng, Đền thờ Mai Thúc Loan…
10 17 Quá trình hình thành và
phát triển của nhà nước phong kiến Đại Việt
Di tích hoàng thành Thăng Long (Hà Nội)
10 18 Công cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế trong các thế kỉ X- XV
Làng Nghề Bát Tràng, Làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh)
10 19 Những cuộc khángchiến
chống giặc ngoại xâm
Di tích bãi cọc Bạch Đằng, Di tích phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh), Di tích Bến Đông Bộ Đầu (Hà Nội), Di tích Lam Sơn ở Thanh Hóa…
10 20 Tình hình văn hóa X-
XV
Văn Miếu Quốc Tử Giám (HN), Múa rối nước, Thành Nhà Hồ…
10 21 Sự biến đổi của Nhà
nước phong kiến trong các thế kỉ XVI- XVIII
Di tích thành Nhà Mạc ở Lạng Sơn, di tích sông Gianh (Lũy Thầy ở Quảng Bình)…
10 22 Tình hình kinh tế ở các
thế kỉ XVI- XVIII
Di tích Phố cổ Hội An ở quảng Nam, các làng nghề thủ công truyền thống (bản Đỉnh Sơn, làng Phước Tích…
10 23 Phong trào Tây Sơn và Di tích bảo tàng Quang trung (Bình Định),
Trang 19sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc
Di tích đền Quang Trung (Nghệ An), Di tích Rạch Gầm- Xoài Mút, Di tích Gò Đống Đa…
10 24 Tình hình văn hóa trong
Kinh thành Huế, Di tích Nhà thờ và Lăng
mộ Đề đốc Lê Trực ở xã Tiến Hóa – huyện Tuyên Hóa, Di tích Lăng mộ danh tướng Cần Vương Lê Mô Khởi ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch…
11 23 Phong trào yêu nước và
cách mạng ở Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu, Khu
di tích cụ Phan Châu Trinh, Nhà lưu niệm
cụ Phan Châu Trinh…
11 24 Việt Nam trong những
năm chiến tranh thế giới thứ nhất
Bảo tàng Hồ Chí Minh (Sài Gòn)
11 34 Lịch sử địa phương Giáo viên lựa chọn di sản văn hóa địa
phương phù hợp
12 12 Phong trào dân tộc dân
chủ ở Việt Nam từ năm
1919 đến năm 1925
Khu di tích Nam Đàn, Nhà thờ họ Phạm (Hưng Nguyên)
12 13 Phong trào dân tộc dân Mộ Lê Hồng Sơn/ Đền TánSơn(Nam
Trang 20chủ ở Việt Nam từ năm
1925 đến 1930
Đàn), Số nhà 5D- phố Hàm Long (Hà Nội)…
12 14 Phong trào cách mạng
1930-1935
Khu Lưu niệm Tổng bí thư Trần Phú , cụm
Di tích Làng Đỏ,Di tích Đài Liệt sĩ Thái Lão, …
12 15 Phong trào dân chủ
1936-1939
Khu lưu niệm đồng chí Lê Hồng Phong (Nghệ An), Nhà Đấu Xảo (nay là nhà Hát Lớn Hà Nội)…
12 16 Phong trào giải phóng
dân tộc và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1939-1945)
Rừng Trần Hưng Đạo, Tân Trào, hang Pác
Bó, Hỏa Lò, Quảng trường Ba Đình, căn nhà số 48 Hàng Ngang…
12 18 Những năm đầu của
cuộc kháng chiến toàn quốc
Chiến khu Việt Bắc
12 20 Cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp kết thúc
Khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ, Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ…
12 22 Nhân dân hai miền trực
tiếp chiến đấu chống đễ quốc Mĩ xâm lược
Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất
(1965-1973)
Địa đạo Củ Chi, Di tích Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), Di tích Truông Bồn (Nghệ An), Thành cổ Quảng Trị, Trại giam Phú quốc, Cầu Hiền Lương- Sông Bến Hải , Tượng đài B52, Bảo tàng chiến thắng B52, Khu chứng tích Sơn Mĩ, Hang Tám Cô (Quảng Bình)…
12 23 Khôi phục và phát triển
kinh tế- xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Khu Di tích Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam, Dinh Độc lập…
12 Lịch sử địa phương Giáo viên lựa chọn di sản văn hóa địa
phương phù hợp
Trang 21Quần thể di sản thế giới Tràng An Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng Vườn Quốc gia Pu mat
Vịnh Hạ Long
12 14
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (mục
sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác)
Các danh lam thắng cảnh của địa phương
và đất nước
12 17
Lao động và việc làm (mục: hướng giải quyết việc làm)
Các làng nghề truyền thống của địa phương và của đất nước
12 31
Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (mục: tài nguyên du lịch)
Các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đất nước
12 44,
45 Địa lí địa phương Các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể của địa phương đều có thể sử dụng
+ Môn Ngữ Văn
Lớp Bài/Phân
môn Tên bài học
Di sản (hoặc nội dung giáo dục di
sản) có thể sử dụng
10 Văn bản
Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm săn)
Cồng chiêng Tây Nguyên
10 Văn bản
Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy
- Đền Cuông (Nghệ An); Cụm di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
- Sân khấu hóa truyện dân gian
10 Văn bản Tấm Cám - Sân khấu hóa truyện dân gian
10 Văn bản
Nhưng nó phải bằng hai mày, Tam đại con
gà
- Sân khấu hóa truyện dân gian
Trang 2210 Văn bản
- Chủ đề Ca dao:Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa và
ca dao hài hước
10 Văn bản Bình Ngô đại cáo Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn
Trãi và đền thờ Nguyễn Trãi
10 Văn bản Hiền tài là nguyên khí
quốc gia Văn bia Quốc Tử Giám
10 Văn bản Thái sư Trần Thủ Độ Danh nhân LS Trần Thủ Độ và đền thờ
10 Văn bản Hưng Đạo đại vương
Trần Quốc Tuấn
Anh hùng lịch sử Trần Quốc Tuấn và đền thờ
10 Văn bản Truyện Kiều
Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn
Du, kiệt tác truyện Kiều, khu tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du
10 Làm văn Chủ đề Văn thuyết
minh
Thuyết minh về các di sản văn hóa tiêu biểu
10 Làm văn Chủ đề văn tự sự
- Sân khấu hóa truyện dân gian
- Kể chuyện lịch sử (gắn liền với di tích văn hóa lịch sử)
10 Tiếng
Việt
- Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
Tiếng nói chữ viết của các dân tộc Việt Nam
11 Văn bản Bài ca ngất ngưởng
Danh nhân văn hóa lịch sử Nguyễn Công Trứ và đền thờ Nguyễn Công Trứ
11 Văn bản Nhìn về vốn văn hóa
dân tộc
Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (giáo viên lựa chọn)
Trang 2311 Tiếng
Việt
Chủ đề phong cách ngôn ngữ báo chí
Thực hành về các thể loại báo chí để giới thiệu di sản văn hóa địa phương
12 Văn bản Tuyên ngôn độc lâp Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác
12 Văn bản Việt Bắc Di tích lịch sử Điện Biên Phủ
12 Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng
sông
Di tích lịch sử văn hóa cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, sông Hương
12 Làm văn Nghị luận xã hội
- Thực trạng và giải pháp trong việc giáo dục thế hệ trẻ ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
- Vai trò của thế hệ đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
12 Tiếng
Việt
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Tiếng nói chữ viết của các dân tộc Việt Nam + Môn Giáo dục Công dân
Lớp Bài Tên bài học Di sản (hoặc nội dung giáo dục di sản)
có thể sử dụng
10 14
Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Các loại hình di sản văn hóa Tích hợp: Góp phần giữ gìn và phát huy di sản văn hóa là trách nhiệm của công dân, đặc biệt
là thế hệ trẻ
11 13
Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Tích hợp: Giáo dục hiểu biết luật bảo vệ di sản văn hóa
+ Môn Tiếng Anh
CONSERVATION Bảo tồn thiên nhiên
Rừng quốc gia Pù mát, Phong Nha Kẻ Bàng
Giới thiệu về rừng quốc gia Cúc Phương
Trang 24Tích hợp cách bảo tồn Văn Miếu Quốc Tử Giám
11 A PARTY Giới thiệu các lễ
hội
Lựa chọn để lồng ghép giới thiệu
lễ hội của địaphương và của đất nước
Giáo viên lựa chọn kì quan thiên nhiên thế giới của nước ta để học sinh tìm hiểu
12 UNIT 6
FUTURE JOB
Giới thiệu các nghề nghiệp cho học sinh tìm hiểu, lựa chọn trong tương lai
Lồng ghép giới thiệu làng nghề truyền thống, nghệ nhân dân gian, cán bộ các khu bảo tồn di tích
- Căn cứ vào tiềm năng di sản văn hóa địa phương và các vùng phụ cận: Tỉnh
Nghệ An nói riêng và các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là những vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, cảnh quan thiên nhiên phong phú đa dạng với
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, được mệnh danh là con đường di sản văn hóa
miền Trung Việc giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản dân tộc nói chung và
ở Nghệ An, miền Trung nói riêng thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là cần thiết, có khả năng thực hiện thường xuyên và hiệu quả nhờ khoảng cách địa lí gần gũi, tương đối thuận tiện với học sinh trên địa bàn
- Căn cứ vào tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông và nhu cầu
giáo dục của gia đình học sinh: Học sinh Nghệ An có truyền thống hiếu học, cần
cù, chịu khó, năng động và sáng tạo Đặc biệt, gia đình phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập và định hướng tương lai nghề nghiệp từ sớm cho các con, luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc học tập của con và đồng hành cùng con trong các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường, nhất là các hoạt động học tâp trải nghiệm sáng tạo Phần lớn học sinh, phụ huynh đều có nhu cầu và đề xuất nguyện vọng được nhà trường tổ chức thường xuyên và hiệu quả các hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo
1.2 Nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở trường THPT
Từ những căn cứ vừa nêu ở mục trên, chúng tôi đã xây dựng được nội dung giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THPT trên địa bàn như sau:
Trang 25Phối hợp với các nhóm chuyên môn khác
Khối lớp Chuyên đề hoạt động trải
- Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc
- Cầu Hiền Lương
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
- Giáo dục truyền thống yêu nước và ý thức bảo tồn di sản văn hóa gắn với hoạt động tham quan tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa (“Hành trình tri ân”,
- Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
- Khu bảo tồn thiên nhiên Pu mát
Địa lí
Ngữ văn, Lịch
sử, Anh văn, Giáo dục công dân, Sinh học
Lớp 12
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
du lịch ở quần thể di sản thế giới (hoặc di sản quốc gia)
Trang 26Lớp 10
Giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt (“Tôi yêu tiếng nước tôi)
5
Giáo dục ý thức
bảo tồn và phát
huy giá trị ngữ
văn dân gian
- Sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười
- Ca dao, dân ca
Ngữ Văn
Lịch sử, Địa
lí, Anh văn, Giáo dục công dân, Âm nhạc
- Lễ hội sông nước Cửa Lò
Lịch sử
Ngữ văn, Địa
lí, tiếng Anh, Giáo dục công dân
- Làng nghề bánh đa kẹo lạc (Đô Lương)
Địa lí
Ngữ Văn, Lịch sử, tiếng Anh, Giáo dục công dân Lớp 12
Học tập trải nghiệm sáng tạo về bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Nghệ An (“Làng nghề- Làng Việt”,
“Tinh hoa bàn tay Việt”)
Trang 27- Làng nghề dệt thổ cẩm (Quỳ Châu)
- Làng nghề đóng tàu (Quỳnh Lưu)
- Làng nghề dệt chiếu (Hưng Hòa)
- Lễ hội của địa phương (ví dụ: lễ hội sông nước Cửa Lò gắn với biển Cửa Lò, lễ hội đền Quang Trung )
- Khu di tích lịch sử văn hóa: Kim Liên, Truông Bồn, nghĩa trang Việt Lào
- Bảo tàng Nghệ An, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
- Khu bảo tồn thiên nhiên
Pù mát
- Làng nghề truyền thống của địa phương
- Thành cổ Vinh
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
Ngữ văn, Lịch
sử, địa lí, Giáo dục công dân
Lớp 10, Lớp 11, Lớp 12
- Dạy học tiếng Anh gắn với bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hóa Nghệ An (“Một
thoáng Nghệ An”)
- Chuyên đề “Thành Vinh –
Xưa và Nay”
Trang 282 Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo để giáo dục ý thức bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo được gọi là thiết kế HĐTNST cụ thể Đây là việc quan trọng quyết định tới một phần sự thành công của hoạt động Để có hoạt động trải nghiệm sáng tạo bám sát mục tiêu giáo dục, liên hệ tốt với thực tế, rèn luyện được cho học sinh những kĩ năng cần thiết, làm cho học sinh thực sự thích thú và có tính khả thi, chúng tôi tiến hành thiết kế HĐTNST theo các bước như sau:
a) Bước 1: Đặt tên cho hoạt động
Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động Tên của hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi
và tích cực cho học sinh Vì vậy cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên cho hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn
Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
- Phản ánh được chủ đề và nội dung hoạt động
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh
Lưu ý: Tên của hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động
b) Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu đạt được về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị
Nếu xác định đúng các mục tiêu sẽ có các tác dụng sau:
- Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để lựa chọn nội dung và điều chỉnh hoạt động
- Căn cứ để đánh giá các hoạt động
- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò
Khi xác định mục tiêu, cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)
- Những kĩ năng nào có thể hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?
- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?
Trang 29c) Bước 3: Xác định nội dung, sản phẩm học tập trải nghiệm sáng tạo và hình thức của hoạt động
Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lí những nội dung và hình thức của hoạt động
Trước hết, cần căn cứ vào chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định nội dung phù hợp cho hoạt động Cần liệt kê đầy đủ các nội dung của hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là trung tâm, còn hình thức khác là phụ trợ
Một số loại hình sản phẩm trải nghiệm sáng tạo: Sản phẩm trình bày dưới dạng bút kí, các bài viết; tập san, báo ảnh; bộ sưu tập hiện vật thật; sơ đồ tư duy; bức vẽ, bức kí họa, tranh cổ động; vở kịch, đóng vai, diễn đàn, đối thoại; Poster; Webside; mô hình máy móc có khả năng hoạt động được; đồ có thể gia dụng, dân dụng được; bài trình chiếu đa phương tiện, phần mềm máy tính;
c) Bước 4: Chuẩn bị hoạt động
Trong bước này, cả giáo viên và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị
Để chuẩn bị tốt cho hoạt động, giáo viên cần làm tốt những công việc sau đây:
- Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động
- Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả Các phương tiện và điều kiện cụ thể là:
+ Các tài liệu cần thiết liên quan đến các chủ đề, phục vụ cho các hình thức hoạt động
+ Các phương tiện hoạt động như phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, máy tính, máy chiếu, các loại bảng
+ Phòng ốc, bàn ghế và phương tiện phục vụ khác
+ Kinh phí được đầu tư cho việc tổ chức hoạt động
Cần khai thác những phương tiện, điều kiện sẵn có của nhà trường, huy động sự góp sức của học sinh và gia đình học sinh Cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở địa phương để có sự trợ giúp; cần đảm bảo tính khả thi và tính tiết kiệm
- Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị
- Dự kiến thời gian, điạ điểm tổ chức hoạt động, những lực lượng mời tham gia hoạt động
- Dự kiến những hoạt động của giáo viên và học sinh với sự tương tác tích cực
Trang 30d) Bước 5: Lập kế hoạch
Nếu chỉ tuyên bố về mục tiêu đã lựa chọn thì đó vẫn chỉ là những ước muốn
và hi vọng, mặc dù có tính toán, nghiên cứu kĩ lưỡng Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch
- Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài liệu) và thời gian, không gian cần cho việc hoàn thành các mục tiêu
- Chi phí về tất cả các mặt được xác định
- Tính cân đối giữa kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện sau mỗi mục tiêu
g) Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Trong bước này, cần phải xác định:
- Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?
- Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?
- Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?
- Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân
- Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc
Để các lực lượng tham gia có thể phối hợp tốt, nên thiết kế chi tiết hoạt động trên các cột
h) Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
- Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được
- Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh
Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản Đó là giáo án tổ chức hoạt động
Để làm sáng rõ hơn các bước thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cho học sinh, chúng tôi minh học bằng ví dụ sau đây:
Ví dụ minh họa : Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo Vận dụng kiến
thức liên môn để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản Ca dao – Dân ca
(Ghi chú: Để làm sáng rõ vấn đề cần nghiên cứu, các luận điểm trong mục
II – mục “Giải pháp”, chúng tôi thống nhất xuyên suối mục này một loại hình ví
dụ Còn một số thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo khác chúng tôi xin được được giới thiệu trong phần phụ lục 1)
Trang 31Bước 1: Đặt tên cho hoạt động: EM YÊU CA DAO – DÂN CA
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
- Về kiến thức
+ Giúp học sinh cảm nhận được: vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam, quá trình dựng nước và giữ nước và vẻ đẹp ba miền đất nước Việt Nam qua Ca dao – Dân ca; ảnh hưởng của Ca dao – Dân ca đối với Văn học và Nghệ thuật bác học
+ Giúp học sinh hiểu được những truyền thống tốt đẹp của nhân dân được gửi
gắm qua Ca dao – Dân ca và bài học cho thế hệ hôm nay và mai sau: cần phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy của cha ông
+ Ngoài ra còn giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Ca dao- Dân ca và cần phải có hành động góp phần bảo tồn
di sản văn hóa
- Về kĩ năng
+ Các kĩ năng khác học tập: Kĩ năng tìm kiếm, thu thập thông tin; Kĩ năng xử
lí thông tin; Kĩ năng tổng hợp thông tin; Kĩ năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn để làm những việc có ý nghĩa với bản thân, gia đình và cộng đồng; Kĩ năng trình bày báo cáo ; kĩ năng đánh giá; …
+ Các kĩ năng sống khác: Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng lắng nghe tích cực; Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; Kĩ năng hợp tác; Kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; Kĩ năng đặt mục tiêu; Kĩ năng quản lí thời gian
- Về thái độ
+ Trân trọng vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của ông cha ta; truyền thống lịch sử văn hóa tốt đẹp và cảnh quan thiên nhiên quê hương đất nước + Yêu quý, trân trọng sáng tác nghệ thuật của nhân dân
+ Giáo dục thái độ thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tao: Hình thành ý thức tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Hình thành
ý thức say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học; Hình thành ý thức bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa nói chung và di sản Ca dao – Dân ca nói riêng
- Phẩm chất, năng lực
+ Góp phần hình thành phẩm chất và phát triển nhân cách học sinh: sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; có lòng nhân ái, khoan dung; trung thực, tự trọng; thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành kỉ luật, pháp
luật…
+ Góp phần hình thành các năng lực cho học sinh: năng lực tự học, năng lực
tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực thẩm mĩ; năng lực thể chất
Trang 32Bước 3: Xác định nội dung, sản phẩm trải nghiệm sáng tạo của học sinh và hình thức của hoạt động
- Nội dung:
+ Nội dung 1: Vận dụng kiến thức liên môn thuyết trình về vẻ đẹp tâm hồn con người, quá trình dựng nước và giữ nước và danh lam thắng cảnh đất nước Việt Nam qua Ca dao – Dân ca Sản phẩm học tập trải nghiệm sáng tạo: Bài thuyết trình bằng PP
+ Nội dung 2: Trả lời nhanh các câu hỏi về Ca dao – Dân ca Sản phẩm học tập trải nghiệm sáng tạo: Trả lời nhanh gói câu hỏi
+ Nội dụng 3: Viết lời mới và diễn xướng làn điệu dân ca theo lời mới Sản phẩm học tập trải nghiệm sáng tạo: Diễn xướng làn điệu dân ca theo lời mới
+ Nội dung 4: Vân dụng kiến thức liên môn để sưu tập, giới thiệu và quảng bá
Ca dao – Dân ca Sản phẩm học tập trải nghiệm sáng tạo: cuốn sách “ Dấu ấn lịch
sử, địa lí và con người Việt Nam qua Ca dao – Dân ca”; Webside giới thiệu quảng
bá Ca Dao – Dân ca Việt Nam; Phóng sự về hoạt động giới thiệu, quảng bá Ca dao – Dân ca Việt nam với bạn bè quốc tế
- Hình thức hoạt động: Hình thức trung tâm là Cuộc thi với sự so tài của các đội thi;
các hình thức phụ trợ cho Cuộc thi là: trò chơi, giao lưu, sân khấu hóa, văn nghệ
Bước 4: Chuẩn bị hoạt động
Chuẩn
bị của trò
Ghi chú
Dự kiến
tiến trình
hoạt động
Tiến trình: 3 giai đoạn
- Khởi cuộc thi
- Triển khai thực hiện trải nghiệm sáng tạo
+ Tài liệu từ nguồn internet: - www.wipikedia Bách khoa toàn thư VN http://www.bachkim.vn;
Trang 33http://www.youtube.com http://www.mp3.zing.vn Web wikispaces.com + Khai thác tư liệu qua nguồn tài nguyên con người (văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu )
- Phương tiện hoạt động + Công nghệ phần cứng: Máy tính, máy quay, máy in, máy chiếu, máy ảnh
+ Công nghệ phần mềm: Phần mềm Microsoft Word ; Phần mềm Microsoft ewerpoint, Sway ; Các phần mềm làm phim, làm sách ảnh, phần mềm khảo sát nhu cầu và đánh giá học sinh
- Đồ dùng: âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang, ánh sáng, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bộ câu hỏi định hướng học tập;
phiếu điều tra nhu cầu của học sinh để lập đội thi; phiếu đánh giá các phần thi; các sản phẩm trải nghiệm sáng tạo của học sinh
- Phòng ốc, bàn ghế, maket, bảng, nước uống, hoa, quà tặng, giấy mời
- Kinh phí đầu tư
- Phụ trách người dẫn chương trình
- Phụ trách lập đội thi, phân công nhiệm
vụ và hỗ trợ các đội thi trong quá trình trải nghiệm và sáng tạo
- Phụ trách duyệt và huy động các nguồn kinh phí
Trang 34- Phụ trách cơ sở vật chất, thiết bị tổ chức
và các mặt hậu cần của cuộc thi
- Phụ trách truyền thông tất cả các hoạt động về cuộc thi trong nhà trường và cộng đồng: quay phim, chụp ảnh, biên tập, viết bài, đăng bài lên phương tiện thông tin phù hợp
- Ban giám khảo, thư kí
- Địa điểm tổ chức: Hội trường nhà trường
- Thành phần: khách mời nghệ sĩ, Ban giám hiệu, các nhóm chuyên môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, tiếng Anh, Tin học, học sinh khối 10, các phụ huynh và đối tượng khác quan tâm đến hoạt động này
- Hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu
và các nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoach thực hiện các nội dung của cuộc thi
- Hướng dẫn học sinh trải nghiệm và sáng tạo các sản phẩm trải nghiệm sáng tạo tham gia cuộc thi
- Hướng dẫn học sinh trình bày các phần thi
- Hướng dẫn học sinh đánh giá, rút kinh nghiệm
x
x
x
x
x
x
Trang 35KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Vận dụng kiến thức liên môn để giáo dục học sinh bảo tồn và phát huy di
sản Ca dao - Dân ca
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 20 -20 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo……;
Căn cứ vào kế hoạch năm học 20 -20 và yêu cầu phát triển, thực tiễn của
bộ môn;
Tôi/nhóm/tổ…… xây dựng Kế hoạch (tên của hoạt động) như sau:
1 Mục đích, yêu cầu (nói rõ mục đích, yêu cầu của hoạt động)
2 Thành phần, thời gian, địa điểm
- Thành phần gồm:
+ Trưởng phụ trách
+ Học sinh lớp/khối
+ Số lượng tham gia
+ Cơ quan phối hợp/ người phối hợp
- Thời gian (có thể dự kiến)
- Địa điểm
3 Hình thức tổ chức và nội dung chương trình cụ thể
4 Phân công nhiệm vụ
5 Kinh phí: Nguồn kinh phí ở đâu, dự toán kinh phí cụ thể, cơ sở vật chất khác
6 Cam kết: Thực hiện đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả,
Trang 36Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Người chịu trách nhiệm chính
Phương tiện, chi phí Địa điểm,
hình thức
Yêu cầu cần đạt (hoặc SP)
sử, Địa lí, học sinh khối 10
Nhóm Ngữ văn
- Máy tính, máy in
- Phương tiện truyền thông
- Kinh phí nhà trường
Phòng chuyên môn nhà trường
- Lập được kế hoạch chi tiết hoạt động
- Trình duyệt được kế hoạch với Ban Giám hiệu
- Văn bản phát động cuộc thi đến học sinh
- Lập được các đội thi, đội cộng tác viên
- Hướng dẫn được học sinh xác định mục đích, nội dung, nhiệm
vụ và cách lập kế hoạch nhóm
- Nhận văn bản phát động
- Điền phiếu khảo sát nhu cầu
- Thảo luận xác định mục đích và nội dung của cuộc thi, tiếp nhận nhiệm vụ của giáo viên giao
Hướng dẫn HS điền phiếu, lập đội thi, đội cộng tác viên
- Hướng dẫn HS xác định mục đích
và nội dung của hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ cho HS, hướng dẫn HS lập
kế hoạch nhóm
- Cung cấp HS nguồn tài nguyên tham khảo
Trưởng các tiểu ban đã
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tài liệu tham
Tại trường,
ở nhà, các địa điểm
- GV xây dựng được kịch bản chi tiết
- Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cuộc
- Hỗ trợ giải đáp thắc mắc, khó khăn của HS trong
Trang 37sử, Địa lí, lực lượng tài
nguyên con người thuộc các
tổ chức ngoài nhà trường
được phân công nhiệm
vụ
khảo về Ca dao – Dân ca và những nội dung liên quan + Tài liệu từ nguồn internet:
www.wipikedia Bách khoa toàn thư
VN http://www.bachkim.vn;
http://www.google
com.vn http://www.youtube.com
http://www.mp3.zing.vn
Web wikispaces.com + Khai thác tư liệu qua nguồn tài nguyên con người (văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu )
- Phương tiện hoạt động
khác để học sinh tìm kiếm
và xử lí thông tin, xây dựng
và hoàn thiện sản phẩm dự thi
chương trình thi
- HS lập được kế hoạch thự hiện; xây dựng và hoàn thiện được các sản phẩm dự thi theo kế hoạch đã lập: màn chào hỏi; bài thuyết trình; luyện các gói câu hỏi kiến thức
kĩ năng; các tiết mục diễn xướng dân ca theo lời mới; sách giới thiệu về Dấu ấn lịch
sử - Địa lí - Con người Việt Nam qua
Ca dao Dân ca; lập trang Web; phóng sự bằng tiếng Anh giới thiệu quảng bá Ca dao – Dân ca Việt Nam với bạn bè quốc tế
thi
- Tiến hành thực hiện kế hoạch đã xây dựng (thu thập
và xử lí thông tin; tông hợp thông tin; lên ý tưởng sáng tạo
và hoàn thiện sản phẩm)
quá trình thực hiện sản phẩm trải nghiệm sáng tạo
- Kiểm tra sản phẩm trải nghiệm sán tạo trước khi báo cáo trong buổi thi
Trang 38+ Công nghệ phần cứng: Máy tính, máy quay, máy in, máy chiếu, máy ảnh + Công nghệ phần mềm: Phần mềm Microsoft Word ; Phần mềm Microsoft ewerpoint, Sway ; Các phần mềm làm phim, làm sách ảnh, phần mềm khảo sát nhu cầu và đánh giá học sinh
-Đồ dùng: Phiếu học tập, sổ theo dõi nhiệm vụ
Đoàn trường;
giáo viên chủ
Trưởng các tiểu ban đã phân công nhiệm vụ
- Công nghệ phần cứng: Máy tính, máy quay, máy in, máy chiếu, máy ảnh
- Công nghệ phần mềm: Phần mềm
- Hội trường nhà trường
- Học sinh thực hiện tốt các phần thi
- Bản đánh giá, tổng kết, trao giải
- Bản rút kinh nghiệm sau hoạt động
- Học sinh tham gia các phần thi của đội mình
- Học sinh tham gia trò
Giáo viên hỗ trợ hướng dẫn học sinh thực hiện các phần thi, trò chơi dành cho khán giả, đánh giá kết quả các phần thi, tổng
Trang 39trao
giải
nhiệm, giáo viên các nhóm chuyên môn Ngữ văn, Lịch
sử, Địa lí, Giáo dục công dân, tiếng Anh, Tin học
- Học sinh khối 10,
- Khách mời nghệ
sĩ, nhạc công, âm thanh, ánh sáng
Microsoft Word ; Phần mềm
Microsoft ewerpoint, Sway ; Các phần mềm làm phim, làm sách ảnh, phần mềm đánh giá học sinh
- Đồ dùng: âm thanh, nhạc cụ, đạo
cụ, phục trang, ánh sáng, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; phiếu đánh giá các phần thi;
các sản phẩm trải nghiệm sáng tạo của học sinh, bản thứ tự chương trình cuộc thi
- Phòng ốc, bàn ghế, maket, bảng, nước uống, hoa, quà tặng, giấy mời
- Kinh phí nhà trường
- Hồ sơ thanh quyết toán kinh phí với nhà trường
chơi danh cho khán giả
- Học sinh tham gia các tiết mục văn nghệ
- Học sinh tham gia giao lưu với nghệ
sĩ, văn nghê
- Đánh giá các đội thi, rút kinh nghiệm sau hoạt động
kết, trao giải, rút kinh nghiệm
Trang 40Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động (xem mục III – Giáo án minh họa)
3 Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Dạy học và giáo dục theo hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống; đồng thời củng cố kiến thức và xây dựng các
kỹ năng học tập và kĩ năng sống, chuẩn bị hành trang cho học sinh học tập suốt đời
và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống
Ngoài việc lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp, để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành công còn đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức, hướng dẫn cho học sinh các hoạt động cụ thể để theo đúng định hướng, mục tiêu đề ra Cụ thể, chúng tôi đã tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
3.1 Hướng dẫn học sinh xác định mục đích và nội dung trải nghiệm sáng tạo
Ở công đoạn này, giáo viên nên bắt đầu bằng việc tạo ra một tình huống xuất phát chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mục đích của hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tư vấn, gợi ý cho các em thảo luận về ý tưởng cụ thể của hoạt động, xây dựng kịch bản hoạt động Hoặc giáo viên có thể giới thiệu một số hướng để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa
Ví dụ minh họa: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Em yêu ca dao- Dân ca,
dưới hình thức là Cuộc thi, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh xác định mục đích và
nội dung của hoạt động theo các bước như sau:
- Trước hết, giáo viên cho học sinh xem hai đoạn video clip Đoạn video clip
1 do nghệ sĩ (hoặc chính giáo viên) diễn xướng 3 bài ca dao (than thân, yêu thương tình nghĩa, hài hước) theo làn điệu dân ca Ví Dặm Nghệ Tĩnh quen thuộc Đoạn video clip 2 là phóng sự ngắn (do giáo viên xây dựng) về thực trạng phần lớn học sinh ngày nay không yêu thích và không hiểu biết nhiều về Ca dao - Dân ca
- Sau khi xem xong 2 video clip giáo viên nêu 2 câu hỏi:
+ Đọc 3 bài ca dao được diễn xướng trong đoạn video clip 1?
Học sinh dễ dàng trả lời được 3 bài ca dao sau:
* Cái cò cái vạc cái nông Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò Không không tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi
* Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
* Chồng người đi ngược về xuôi Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo