Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp có thể hiểu là sự kết hợp, hợpnhất, sự hoà nhập các bộ phận, các phần tử khác nhau thành một thể thống nhất.Cũng có thể hiểu tích hợp là một hoạt
Trang 1MỤC LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
2 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận 4
2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 6
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 8
2.3.1 Về phía học sinh 8
2.3.2 Về phía giáo viên 8
2.3.3 Giáo án 9
2.3.4 Tổ chức giờ học vận dụng kiến thức liên môn trên lớp 9
2.3.5.Giáo án minh họa 10
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận 19
3.2 Kiến nghị 19
* TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
*CÁC HOẠT ĐỘNG LỚN TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN
CẢ NƯỚC VÀ TẠI NHÀ TRƯỜNG
1 MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài
Trang 2Việt Nam đang trong xu thế hội nhập với đà phát triển chung của thế giới.Cùng với sự phát triển kinh tế là sự giao thoa, hoà nhập về văn hoá Giáo dụckhông nằm ngoài tiến trình phát triển đó Giáo dục đòi hỏi có sự thay đổi thíchứng xu thế xã hội Giáo dục chương trình phổ thông nước ta đang thực hiệnbước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lựcngười học nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quantâm HS vận dụng được cái gì qua việc học Môn GDCD đang có những thay đổiquan trọng về cách dạy, cách học cũng như chương trình nội dung SGK để phùhợp với xu thế chung của thời đại.
Quan điểm Giáo dục của chúng ta là hướng tới sự toàn diện, không chỉcung cấp kiến thức mà quan trọng hơn là góp phần hoàn thiện nhân cách conngười, những Con Người thực thụ để từ đó mỗi người có thể biết cách làm việc,biết cách chung sống, biết cách khẳng định mình, rèn luyện những phảm chấtđạo đức, tuân theo quy định của pháp luật Để con người có thể phát triển toàndiện được một môn học không thể làm được mà đòi hỏi sự tổng hợp kiến thứccủa nhiều môn học Lâu nay học sinh tiếp cận, lĩnh hội, khám phá tri thứcnhưng kiến thức các em tiếp nhận được là kiến thức từng môn khoa học riêng lẻ.Việc đưa kiến thức liên môn vào một môn học sẽ giúp cho HS - những ngườimới của thời đại nói chung có sự hiểu biết phong phú hơn và góp phần làm chomôn học hấp dẫn hơn
Vấn đề dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn không phải là vấnphải mới mẻ nhưng không phải là vấn đề cũ Nó luôn là vấn đề nóng và thực sựcần thiết trong mọi thời đại Tuy nhiên để hiểu và vận dụng cũng như vận dụng
có hiệu quả vào thực tế giảng dạy nhất là môn GDCD là tương đối khó bởi vìdạy học liên môn theo hướng tích hợp trong các bộ môn khác có nhiều giáo viênthực hiện nhưng đạt hiệu quả cao không phải dễ dàng gì?
Hơn nữa dạy về an toàn giao thông cho HS lớp 6 là vấn đề rất cần thiết và
bổ ích Như chúng ta đều biếtvấn đề về giao thông vẫn luôn luôn là một trongnhững vấn đề quan trọng có tính chất thời sự cao Những phương tiện giao thông
ra đời là một sự thuận lợi lớn cho con người về mặt di chuyển nhưng kéo theo
đó là sự nguy hiểm về tính mạng nếu người tham gia giao thông không có ý thứctrách nhiệm, đặc biệt là nếu có chuyện không hay xảy ra, không chỉ nguy hiểmđến tính mạng của riêng người đó mà có thể còn liên lụy đến nhiều tính mạngkhác nữa Chưa bao giờ vấn đề an toàn giao thông lại được quan tâm như hiệnnay và cần được tuyên truyền mạnh mẽ như thời buổi này Quảng Chính là mộttrong những địa phương có Quốc lộ 1A chạy qua Trong những năm vừa qua,tình hình tai nạn giao thông diễn biến tương đối phức tạp Mật độ người thamgia giao thông ngày càng tăng kéo theo những hệ lụy mà nó gây ra rấtnhiều.Trong đó số lượng HS tham gia giao thông là khá cao Lâu nay vấn đề nàyđang được nhiều người quan tâm nhưng cách truyền thụ kiến thức đơn thuần dễgây sự nhàm chán cho HS Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần giải thích antoàn giao thông là gì, vì sao cần đến an toàn giao thông, lợi ích mà an toàn giaothông đem lại và cần làm gì để giữ an toàn giao thông Chính vì lẽ đó tôi xin
Trang 31.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Từ những lí do trên, tôi bắt tay vào nghiên cứu, điều tra, thử nghiệm, đánhgiá rút kinh nghiệm các giải pháp nhằm đưa ra cách tiếp cận hấp dẫn học sinh,
từ đó học sinh có hứng thú học môn GDCD và trau dồi tình cảm, giáo dục nhâncách học sinh
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tôi chỉ tập trung nghiên cứu vận dụng đưa tích hợp kiến thức liên mônvào một bài dạy học cụ thể, từ đó đúc rút một số giái pháp áp dụng trong đơn vị SKKN này áp dụng cho HS lớp 6 trường THCS Quảng Chính
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài trên, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứusau:
- Phương pháp thực nghiệm: Soạn giáo án và giảng dạy trong thực tế để rútkinh nghiệm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu thập, xử lý thông tin qua phần tổng hợp kết quả bài làm họcsinh
- Phương pháp thống kê , Phương pháp đàm thoại
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận sáng kiến kinh nghiệm
Tích hợp (Tiếng Anh: Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh, vớinghĩa xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phậnriêng lẻ
Trong Tiếng Việt, tích hợp được ghép từ hai từ tích và hợp Tích (danhtừ) là kết quả của phép nhân; động từ: dồn góp từng ít cho thành số lượng đáng
kể (Theo viện ngôn ngữ học, trang 981) còn Hợp (danh từ): tập hợp mọi phần tửcủa các tập hợp khác; hợp(động từ): gộp chung; hợp (tính từ): không mâu thuẫn,đúng với đòi hỏi Vậy tích hợp là sự lắp ráp, kết nối các thành phần của một hệthống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ
Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp có thể hiểu là sự kết hợp, hợpnhất, sự hoà nhập các bộ phận, các phần tử khác nhau thành một thể thống nhất.Cũng có thể hiểu tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ,huy động các yếu tố, nội dung gần giống nhau, có liên quan với nhau của nhiềulĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mụctiêu khác nhau
Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng, là một quanđiểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, tạo ra động cơ,hứng thú học tập học sinh đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctrong nhà trường vì chúng ta biết mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều có mốiliên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Chính vì vậy khi nhậnthức một vấn đề chúng ta cần đặt chúng trong mối quan hệ với các vấn đề, hiệntượng khác để nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vấn đề cần giải quyết
Trang 4Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo Năm học mới 2018-2019, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ
sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” Trước hết phải nói rằng dạy tích hợp, liên môn không phải là hai kháiniệm tách rời nhau mà chỉ là một khái niệm duy nhất đó là dạy học những nộidung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.“Tích hợp” là nói đếnphương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn “liên môn” là để cập nhậttới nội dung dạy học Đã dạy học“tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức
“liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả dạy của dạy liên môn phải hướngtới mục tiêu tích hợp
Vậy tích hợp liên môn là gì? Các môn học được liên hợp lại với nhau vàgiữa chúng có các chủ đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn Chươngtrình liên môn tạo ra những kết nối rõ rệt giữa các môn học Chương trình xoayquanh các chủ đề / vấn đề chung nhưng các khái niệm và các kĩ năng liên mônđược nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải từng môn riêng biệt Có quanniệm cho rằng: Mỗi một môn học có một đặc thù riêng, một hệ thống kiến thứcriêng Làm sao lồng ghép nội dung kiến thức của môn học này với nội dung kiếnthức môn học khác Nhưng cũng có quan điểm: “Người giáo viên cần phải có sựlồng ghép hài hoà, khéo léo để học sinh hiểu biết về các môn học”
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa cácmôn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức làcon đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau Tùytheo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhaunhư: Lí- Hóa- Sinh, Văn - Sử - Địa Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tựnhiên với các môn xã hội như: Văn, Toán, Địa, Hóa, Sinh, GDCD…Ở mức độcao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một
sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau Tuy nhiên, các môn vẫngiữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau Ở mức độ thấp thìviệc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn Những môn được họcriêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác,trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quanđến bài giảng mình đang thực hiện
Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viênnhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinhnhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏihọc sinh phải độc lập giải quyết bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn
có liên quan theo phương pháp nghiên cứu
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinhđộng hơn, vì không chỉ có giáo viên mà học sinh cũng tham gia vào quá trìnhtiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh
Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ởhọc sinh Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy tức là khi xem xét mộtvấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn
Trang 5Dạy học tích hợp liên môn GDCD là hình thức liên kết những kiến thứcgiao thoa với các môn học khác, qua bài học giáo dục HS hiểu đúng, hiểu sâukiến thức trong bài học đồng thời mở rộng vốn hiểu biết những lĩnh vực khácliên quan tới bài học và rèn luyện kĩ năng sống, phát triển năng lực cần đạt theoyêu cầu môn học.
Từ những quan điểm đó tôi đã mạnh dạn tích hợp kiến thức liên môn vàomôn GDCD theo đúng quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT Trong quá trìnhgiảng dạy tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm có thể chưa thực sự đầy đủ, hoànthiện nhưng phần nào cũng đóng góp được cho đồng nghiệp, học sinh có đượcnhững phương pháp giảng dạy và học tập tốt, hiệu quả Nó sẽ là một cái nhìnmới lạ, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy môn GDCD
2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tôi nhận thầy: Muốn học sinh hứng thúhọc tập môn GDCD và học tập có hiệu quả không thể không đổi mới phươngpháp Dưới sự chỉ đạo của các cấp quản lí chuyên môn về cơ bản đa số giáo viên
đã nắm được phương pháp dạy học đổi mới, vận dụng sáng tạo theo tình hìnhcủa từng địa phương và đối tượng học sinh Song, trong quá trình dạy học chưađạt hiệu quả cao một phần do giáo viên chưa nghiên cứu, tìm tòi để có nhữngphương pháp dạy học tối ưu Dạy học tích hợp là xu thế tất yếu của dạy họchiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh Kiếnthức ngày càng đa dạng nên các môn học có sự gắn kết chặt chẽ với nhau Qua
đó học sinh thấy được mối liên hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trongchương trình
Tích hợp liên môn (tích hợp ngoài bộ môn GDCD) Đây là hình thức tíchhợp được các giáo viên vận dụng và đang được đẩy mạnh với vai trò mở rộngkiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoahọc, nghệ thuật khác cùng những kiến thức xã hội, kĩ năng sống mà học sinhtích luỹ được làm giàu thêm hiểu biết, góp phần tạo nên một con người hoànthiện hơn, chuẩn mực hơn, có kĩ năng và thái độ ứng xử đúng đắn
Nhưng việc đưa nội dung tích hợp liên môn mặc dù được tập huấn ở tất cảcác cấp trong hệ thống giáo dục nhưng thực tế việc đưa nội dung tích hợp liênmôn chưa thực sự có hiệu quả bởi đội ngũ giáo viên phần lớn được đào tạochương trình sư phạm đơn môn Chưa chuẩn bị cơ sở lí luận dạy học liên mônchính thống nên khi giảng dạy không thể tránh khỏi lúng túng trong việc xácđịnh mục tiêu giáo dục tích hợp Đa số giáo viên chỉ có thể tập trung cung cấpkiến thức thuộc bộ môn của mình, ít chú trọng mở rộng đặc biệt lồng ghép tíchhợp liên môn trong đó có môn GDCD vào bài dạy của mình Để bài dạy có tíchhợp liên môn đòi hỏi người giáo viên “vất vả hơn”, phải xem xét, rà soát nộidung chương trình, SGK hiện hành để loại bỏ thông tin cũ đồng thời bổ sung,cập nhật thông tin mới phù hợp nội dung phương pháp dạy học tích hợp liênmôn Cấu trúc bài dạy giáo viên phải sắp xếp lại nội dung nên không tránh khỏigiáo viên có cảm giác ngại thay đổi Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bịthông tin, truyền thông phục vụ dạy học trong nhà trường còn hạn chế nhất làcác trường nông thôn trong đó có trường THCS Quảng Chính Với học sinh đểhọc một tiết liên môn đòi hỏi các em có sự đầu tư, tìm tòi, hệ thống kiến thức từ
Trang 6tiểu học đến THCS nên học sinh hiện nay quen lối học cũ, đổi mới học sinh lạlẫm và chưa chịu cố gắng tiếp nhận do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độtiếp thu bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập Tâm lý các
em chỉ chú trọng các môn thi THPT như: Toán, Anh, Văn mà chưa chú trọngcác môn khác như: Sử, Địa, Công dân nên dẫn đến thụ động, kĩ năng sống các
em còn kém, hiểu biết xã hội chưa tốt
Thời lượng một tiết học hạn chế nên tích hợp kiến thức liên môn vào dạyđòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh nếu không dẫn đến tìnhtrạng học sinh không nhận biết đâu là trọng tâm bài học
Trước thực trạng trên, qua nghiên cứu, khảo sát HS trường THCS QuảngChính trong năm học 2018-2019 tôi đã thống kê như sau
Bảng khảo sát chất lượng lớp 6A; 6B năm học 2018-2019 trước khi ápdụng kinh nghiệm
2.3.2 Về phía giáo viên:
Để dạy tốt thì giáo án giờ dạy môn GDCD có vận dụng tích hợp kiến thứcliên môn đòi hỏi bản thân người giáo viên đầu tư, tìm tòi, trang bị cho mìnhnhững kiến thức liên môn liên quan nhưng thật ra thì trong quá trình dạy họcmôn học của mình GV đã vận dụng những kiến thức có liên quan đến các mônhọc khác nên ít nhiều đã có sự am hiểu kiến thức liên môn đó hay nói cách khácchúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa
có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi Thứ đến với việc đổi mới phương pháp dạyhọc hiện nay vai trò người GV không còn là người truyền thụ kiến thức mà làngười tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của HS nên GV các bộ môn cóđiều kiện chủ động trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động dạy
Trang 7học Đặc biệt GV cần định hướng để cho chính các em có thể tự tìm hiểu cáckiến thức liên quan môn học.
2.3.3.Giáo án:
Kế hoạch dạy học bài học vận dụng kiến thức liên môn không phải là giáo
án mẫu để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là mộtbản kế hoạch các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờlên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách
Giáo án vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh trên cơ sở bảo đảm được chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt, kiến thức trọng tâm, thời gian, yêu cầu chung của giờ học từ đó giáo viên mới xác định được những kiến thức các bộ môn có liên quan đến nội dung bài học
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên mônphải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng và kiến thức của bộ môn khác có thể tích hợp được trong tiết học
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợpphải chú trọng các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động để họcsinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các môn học vào xử lí cáctình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năngriêng rẽ của từng môn học mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tíchhợp
2.3.4 Tổ chức giờ học vận dụng kiến thức liên môn trên lớp:
Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực hiện kế hoạch phối hợp hoạtđộng của giáo viên và học sinh trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổchức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều cònhọc sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủthể hoạt động trực tiếp tiến hành tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức
Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn không coi nhẹ việc cungcấp tri thức cho học sinh Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồidưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực cho họcsinh Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh
tự ý thức về phương pháp học để chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng
Trang 8Trong quá trình trên lớp GV có thể vận dụng kiến thức tích hợp theonhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng phân môn và từng bài học Sau đây làmột số cách vận dụng kiến thức tích hợp thích hợp trong bộ môn GDCD.
2.3.4.1 Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ: kiểm tra bài cũ là bước thứ hai
trong tiến trình lên lớp Mục đích của hoạt động này là kiểm tra kiến thức đã họccũng như mức độ hiểu bài và đây là hoạt động kết nối bài đã học với bài đangchuẩn bị học nên vận dụng tích hợp kiến thức liên môn rất thuận tiện
2.3.4.2 Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới : Thời lượng dành cho giới
thiệu bài rất ít tuy nhiên hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì tạohứng thú cho HS trước khi bước vào bài học Vì vậy GV có thể vận dụng tíchhợp kiến thức liên môn (vận dụng trong giáo án minh hoạ )
2.3.4.3.Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học: Đây là cách GV
sử dụng nhiều vận dụng tích hợp kiến thức liên môn (vận dụng trong giáo án minh hoạ)
2.3.4.4 Tích hợp thông qua phương tiện dạy học cụ thể bảng phụ, sử dụng CNTT
2.3.4.5 Tích hợp thông qua hệ thống bài tập(trong phần bài tập vận dụng hoặc phần luyện tập hay bài tập về nhà)
Như vậy, vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn diện và phải
được quán triệt trong toàn bộ môn học; quán triệt trong mọi khâu của quá trìnhdạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trongchương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạyhọc của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợptrong các sách đọc thêm, tham khảo Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọimặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh,phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tựtin và học tốt được
Trang 92.3.5.Giáo án minh họa
Ngày soạn: / 4 / 2019 Ngày dạy: / 4 / 2019 TiÕt 23
Bµi 14 Thùc hiÖn trËt tù an toµn giao th«ng
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Ngữ văn : Vận dụng đặc điểm của kiểu bài nghị luận để làm một bài tuyêntruyền về an toàn khi tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh hiện nay
- Giáo dục công dân : Giáo dục cho học sinh có ý thức cùng tôn trọng và thựchiện trật tự an toàn giao thông Biết phản đối những việc làm vi phạm an toàngiao thông
- Mĩ thuật: Vẽ tranh tuyên truyền về góp phần tham gia giao thông an toàn
- Với môn Âm Nhạc: Cảm nhận về vấn đề an toàn qua một số tác phẩm âm nhạctiêu biểu tuyên truyền về an toàn giao thông
2 Kĩ năng:
- Kĩ năng thu thập tài liệu, kĩ năng đánh giá, hoạt động nhóm
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đềthuộc lĩnh vực an toàn giao thông
- Kĩ năng giao tiếp, trình bày ý kiến trước đám đông
- Giáo dục kĩ năng sống: làm những việc cụ thể để góp phần tuyên truyền giúpmọi người tham gia giao thông an toàn, nhất là học sinh các trường có quốc lộ1A đi qua trong đó có địa phương Quảng Chính
3 Thái độ: Giáo dục học sinh:
- Có tình yêu đối với cuộc sống
- Có ý thức tìm hiểu về các biển báo ,các quy định của pháp luật để giúp mọingười an toàn khi tham gia giao thông
- Có ý thức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sống có kỷluật
II CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN HỌC SINH:
Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giaotiếp
* Lồng ghép, tích hợp các môn học:
- Địa Lí, Tiếng Anh, Mĩ Thuật, Âm nhạc, Giáo dục Quốc phòng, phòng chống
ma túy.
III CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Giải quyết vấn đề, động não, xử lí tình huống, liên hệ và tự liên hệ, thảo luậnnhóm
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Trang 10- Chuẩn kiến thức kỹ năng GDCD 6
* Học sinh: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết (Tranh vẽ chủ đề an toàn giao thông)
V CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Kiểm tra bài cũ:
Tình huống: Hân là một em bé lai bị mẹ bỏ rơi từ lúc mới sinh, do người qua đường nhặt được đưa vào trại trẻ mồ côi Hân băn khoăn không biết em có phải
là công dân Việt Nam không ? Vì sao ? (HS trả lời căn cứ một số điều luật quốc tịch 2008)
2 Hoạt động khởi động:
Giới thiệu bài mới: Cho HS quan sát một số hình ảnh sau( Tài liệu từ Internet).
? Em có nhận xét gì sau khi quan sát những hình ảnh trên
HS trả lời theo cảm nhận của mình, giáo viên nhận xét gợi dẫn đi vào bài mới
3 Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tai nạn
giao thông hiện nay.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV : Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu tình
hình tai nạn giao thông qua một số hình
ảnh trên máy chiếu ( Tài liệu từ Internet)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Cho HS quan sát bảng thống kê về
tình hình tai nạn giao thông trên máy chiếu
( Tích hợp với môn Địa Lý về phần biểu đồ)
1 Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông hiện nay: