SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY, HỌC TIẾT 2 BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT,
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY, HỌC TIẾT 2 BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG.
Người thực hiện: Đặng Thị Thu Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc Môn: Giáo dục công dân
THANH HÓA, NĂM 2017
Trang 2MỤC LỤC
Trang
I Mở đầu……… 2
1.1 Lý do chọn đề tài……… 2
II 1.2 Mục đích nghiên cứu……… 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu……… 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu……… 3
II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm……… 3
2.1 Cơ sở lý luận ……… 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.2 Tại sao phải vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân 3
2.1.3 Yêu cầu của việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Giáo dục công dân 4
2.2 Thực trạng của vấn đề 4
2.2.1 Thuận lợi 4
2.2.2 Khó khăn 5
2.3 Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 5
2.3.1 Mục tiêu dạy học 5
2.3.2 Phương pháp dạy học 6
2.3.3 Cách vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu nội dung tiết học: 6 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 12 II Kết luận; kiến nghị……… 15
3.1 Kết luận 15
3.2 Kiến nghị ……… 15
Tài liệu tham khảo……… 17
Phụ lục……… 18
I MỞ ĐẦU:
1.1 Lý do chọn đề tài:
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung Ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân” Thực tế cho thấy, trong công cuộc đổi mới hiện nay
Trang 3đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo được các thế hệ con người phát triển toàn diện
để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Các môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng riêng của mình đều phải góp phần vào sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ Mỗi cá nhân trong thời đại mới cần phải được trang bị một hệ thống tri thức khoa học trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Để thực hiện được nhiệm vụ này, bản thân các thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy cũng cần phải trang bị cho mình một hệ thống kiến thức cơ bản của các môn khoa học khác nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức của môn học mình trực tiếp giảng dạy được đầy đủ và sâu sắc hơn Cũng như các môn học khác, nội dung kiến thức môn Giáo dục công dân trong nhà trường THPT hiện nay
có mối quan hệ chặt chẽ với hầu hết các môn học còn lại Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT, qua thực tế dạy học tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa môn Giáo dục công dân với kiến thức các môn như Vật lý; Hóa học; Sinh học; Văn học; lịch sử; Địa lý…
sẽ giúp các em học sinh hiểu bài hơn, khơi dậy hứng thú học tập ở học sinh và làm
“mềm” hơn những nội dung kiến thức vốn bị xem là “khô khan, giáo điều” của môn học Mặt khác, vận dụng kiến thức liên môn là một phương pháp dạy học có tác dụng tập dượt cho các em học sinh kỹ năng liên kết tri thức, gợi nhớ, khác sâu kiến thức không chỉ của một môn mà là của nhiều môn học, từ đó rèn luyện cho các em kỹ nặng vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, mặc dù việc dạy học tích hợp đã được các cấp lãnh đạo quản lý chỉ đạo thực hiện nhưng qua thực tế dạy học ở đơn vị, những tài liệu hướng dẫn hoặc các bài soạn mẫu vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn giáo dục công dân vẫn chưa nhiều, bản thân các thầy, cô giáo có thực hiện việc soạn giảng vận dụng kiến thức liên môn nhưng cũng chưa thường xuyên và phổ biến rộng rãi trong nhà trường
Từ những lý do trên, trong khuôn khổ của một báo cáo sáng kiến kinh
nghiệm, tôi xin trình bày đề tài nhỏ : “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy, học tiết 2 bài 5: Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng” Với
hy vọng bằng những kinh nghiệm thực tế của mình tôi sẽ đem đến cho học sinh những giờ học thực sự thoải mái và hiệu quả nhằm bồi dưỡng ở các em lòng say
mê học tập, khả năng sáng tạo và tình yêu đối với bộ môn Giáo dục công dân
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Môn Giáo dục công dân đã trở thành một phân môn trong bài thi tổ hợp thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội (Lịch sử - Địa lý - Giáo dục công dân) trong kỳ thi THPT quốc gia bắt đầu từ năm học 2016 - 2017 Đây là một thay đổi đầy mới mẻ của ngành giáo dục nước ta Việc nắm vững hệ thống kiến thức của môn Giáo dục công dân, đặc biệt là kiến thức phần Triết học đòi hỏi các thầy, cô giáo phải có một phương pháp giảng dạy thích hợp
Mục đích lớn nhất của tôi khi viết sáng kiến kinh nghiệm này không gì hơn
là giúp các em học sinh say mê học tập, cảm thấy dễ dàng hơn khi phải ghi nhớ những nội dung Triết học trừu tưởng có phần khó hiểu, từ đó khơi gợi ở các em
Trang 4nguồn cảm hứng, lòng yêu thích đối với môn học; giúp các em tích lũy được một lượng kiến thức đủ để đáp ứng cho bài thi trắc nghiệm khách quan và cao hơn là biết cách áp dụng hệ thống lý luận vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những công dân có ích cho xã hội góp phần phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu lý luận về phương pháp dạy học trong trường phổ thông nói chung và nghiên cứu kỹ
về cách vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng sao cho vừa đảm bảo tính chính xác, khoa học, vừa đảm bảo tính thực tiễn
và tính vừa sức đối với các em học sinh
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Khi thực hiện đề tài này tôi đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Xây dựng ý tưởng khoa học; xây dựng kế hoạch thực hiện; thu thập tài liệu, các công trình khoa học có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu
- Trao đổi trực tiếp, dự giờ các đồng nghiệp (cả cùng chuyên môn và khác chuyên môn) để bổ sung kiến thức khoa học và học tập kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy
- Khảo sát, kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu cũng như tâm lý của học sinh
- Soạn giáo án giảng dạy
- Thực nghiệm giảng dạy tại một số lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên - Quảng Xương - Thanh Hoá
II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lý luận:
2.1.1 Khái niệm:
Vận dụng kiến thức liên môn là việc kết hợp tri thức của các môn khoa học khác như: Toán; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Lịch sử; Địa lý… vào việc dạy học môn Giáo dục công dân trong nhà trường THPT
2.1.2 Tại sao phải vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân?
Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm của bộ môn Như chúng ta đã biết, Giáo dục công dân là môn học bao gồm nhiều tri thức khoa học với các phân môn: Triết học; Kinh tế chính trị học; Chủ nghĩa Xã hội khoa học; Đạo đức học; Pháp luật Vì vậy khi dạy học bộ môn này, cả người dạy lẫn người học đều phải vận dụng kiến thức liên môn Nếu vận dụng tốt sẽ tránh được sự khô khan, đơn điệu của bài học, mặt khác sẽ giúp cho các em học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu và say mê học tập hơn
Trang 5Thứ hai, các môn học được giảng dạy trong trường THPT luôn có mối quan
hệ hữu cơ với nhau Mối quan hệ này được tạo thành bởi sự xâm nhập lẫn nhau giữa các khoa học, sự thống nhất của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng vì mục tiêu đào tạo các thế hệ công dân Việt Nam phát triển toàn diện
Hệ thống tri thức của tất cả các môn khoa học nếu được kết hợp vận dụng nhuần nhuyễn ắt sẽ là cơ sở bền vững cho một môi trường giáo dục bền vũng đáng tin cậy đối với người học
2.1.3 Yêu cầu của việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Giáo dục công dân:
Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, để thực hiện tốt vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
- Phải có trình độ chuyên môn vững vàng để hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm của bài học
- Phải có trình độ hiểu biết về các khoa học cơ bản nhất định và phải xác định được nội dung kiến thức khoa học nào có liên quan để vận dụng vào bài giảng mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất
- Phải nắm rõ mức độ, khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh để
có sự vận dụng phù hợp, đảm bảo tính vừa sức trong dạy học
- Phải linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa ưu điểm của quá trình vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học
2.2 Thực trạng của vấn đề:
2.2.1 Thuận lợi:
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã, đang và sẽ tiếp tục đổi mới đồng bộ, toàn diện nội dung, hình thức, phương pháp dạy học Các trường học được chú trọng đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất ngày càng hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu dạy học của tất cả các môn
Môn Giáo dục Công dân trong những năm gần đây được trang bị thêm các tài liệu tham khảo phục vụ trực tiếp cho quá trình dạy học rất bổ ích như các loại tài liệu tập huấn Chuẩn kiến thức, kỹ năng, các loại sách Bài tập tình huống, Bài tập trắc nghiệm và tự luận, băng đĩa đã tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên khi chuẩn bị bài giảng Mặt khác, sự nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của môn Giáo dục Công dân trong xã hội đặc biệt là của phụ huynh và học sinh ngày càng được nâng lên Đặc biệt, từ năm học 2016 - 2017, môn Giáo dục công dân đã trở thành một phân môn trong bài thi tổ hợp thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội (Lịch sử
- Địa lý - Giáo dục công dân) trong kỳ thi THPT quốc gia, thể hiện sự quan tâm, coi trọng của các cấp lãnh đạo đến vai trò Giáo dục Chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, là nguồn động viên rất lớn cho đội ngũ các Thầy, Cô giáo giảng dạy môn Giáo dục Công dân, tạo động lực mạnh mẽ trong công tác nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học
Trang 62.2.2 Khó khăn:
Xuất phát từ đặc điểm nội dung của chương trình môn Giáo dục Công dân lớp 10, đặc biệt kiến thức ở phân môn Triết học mang tính trừu tượng cao, các em học sinh đầu cấp lần đầu tiên tiếp cận những phạm trù Triết học nên việc dạy -học môn Giáo dục Công dân ở đơn vị chúng tôi còn gặp một số khó khăn sau đây:
- Do mới bắt đầu nằm trong hệ thống các môn thi Quốc gia từ năm học
2016 - 2017 nên vẫn còn một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh vẫn chưa thực sự coi trọng việc học môn Giáo dục công dân, một bộ phận các em học sinh vẫn cho rằng lúc nào thi mới học cũng không muộn
- Hệ thống các phương tiện dạy học trực quan như tranh ảnh, bảng biểu hoặc các chương trình tham quan, khảo sát thực tế phục vụ trực tiếp cho việc dạy -học môn Giáo dục Công dân nói chung chưa được đầu tư một cách bài bản, có hệ thống như các môn học khác, làm cho các thầy cô giáo phải rất vất vả trong tìm kiếm thiết kế phương tiện đồ dùng dạy học, còn học sinh thì không hứng thú nhiều với môn học
- Hệ thống tư liệu, giáo án, các bài giảng mẫu có chất lượng trong tỉnh áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung và vận dụng kiến thức liên môn nói riêng của môn Giáo dục công dân chưa được đầu tư tập hợp để giáo viện học tập kinh nghiệm
2.3 Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Trong khuôn khổ báo cáo sáng kiến kinh nghiệ này, tôi xin trình bày việc
vận dụng kiến thức liên môn để giảng dạy Bài 5 (tiết 2): “Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng” (GDCD 10)
2.3.1 Mục tiêu dạy học:
* Về kiến thức:
- Giúp HS nắm được quy luật vận động của lượng và chất và mối quan hệ biện chứng giữa chúng
* Về kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống cũng như trong học tập
* Về thái độ:
Giúp học sinh hiểu được trong hoạt động thực tiễn của cuộc sống hàng ngày phải biết kiên nhẫn rèn luyện, không nóng vội chủ quan cũng như đốt cháy giai đoạn, tôn trọng quy luật khách quan
2.3.2 Phương pháp dạy học:
Diễn giải, thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, kích thích tư duy
2.3.3 Cách vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu nội dung tiết học:
Mục 3: Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
Trang 7a Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất:
- GV nêu thí nghiệm: [1]
Đun nóng thiếc (kim loại) Sau khi theo dõi, ghi và vẽ đường biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ của thiếc theo thời gian, ta thu được đồ thị:
Nhiệt độ
Thiếc lỏng
232oC -
Thiếc rắn
- GV hỏi: Hãy xác định đâu là chất, đâu là lượng trong ví dụ trên? Sự biến
đổi của thiếc bắt đầu từ mặt chất hay mặt lượng? Quá trình biến đổi đó diễn ra như thế nào?
- Trả lời: Trong ví dụ trên:
+ Mặt chất của thiếc: Thể lỏng; thể rắn
+ Mặt lượng của thiếc: Nhiệt độ của thiếc thay đổi theo thời gian nung nóng
+ Sự biến đổi của thiếc bắt đầu từ mặt lượng, quá trình biến đổi đó diễn ra dần dần, đến một giới hạn nhất định thì chất biến đổi theo
Sự biến đổi về lượng đẫn đến sự biến đổi về chất của thiếc
- GV hỏi: Em hiểu Độ là gì? Điểm nút là gì?
Sau khi học sinh trả lời, GV nhận xét, củng cố và kết luận:
+ Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ
sự biến đổi về lượng
+ Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần
+ Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng gọi là “Độ”
C
Điểm nút
Độ
>0
oC
Trang 8+ Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ
+ Điểm giới hạn mà tại đó sựu biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng được gọi là “Điểm nút”
- GV khắc sâu tri thức bằng việc đật câu hỏi:
Em hãy nêu một số ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về
chất? Chỉ rõ Độ? Điểm nút trong ví dụ?
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và nêu thêm một số ví dụ:
Ví dụ 1: Bảng tổng hợp nhiệt độ nóng chảy của một số chất [2]
Chất Nhiệt độ nóng chảy ( o C)
Ví dụ 2: Sơ đồ quy trình sản xuất thủy tinh [3]
b Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng:
- GV hỏi: Khi thiếc hoặc đồng chuyển từ chất rắn sang chất lỏng thì mặt
lượng của chúng thay đổi nghư thế nào?
- Trả lời:
Khi thiếc hoặc đồng chuyển từ chất rắn sang chất lỏng thì thể tích của chúng sẽ tăng lên, vận tốc chuyển động của các phân tử cũng khác trước
- GV hỏi:
Trang 9Em hãy lấy một số ví dụ chứng minh chất mới ra đời lại quy định một lượng mới phù hợp với nó?
Ví dụ 1:
Ví dụ 2: [ 4]
“Theo Đacuyn, quá trình chọn lọc tự nhiên về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi, cây trồng của con người (Đacuyn gọi là quá trình chọn lọc nhân tạo) Trong quá trình này, con người chủ động chọn ra những cá thể có các biến dị mà mình mong muốn rồi cho chúng giao phối với nhau để tạo nên giống mới và loại đi những cá thể có các biến dị không mong muốn Qua hàng nghìn năm chọn lọc, con người đã tạo ra rất nhiều loài vật nuôi và cây trồng từ một số ít các loài hoang dại mới được thuần dưỡng ban đầu”
Từ loại mù tạc hoang dại qua chọn lọc nhân tạo đã tạo ra nhiều loài rau khác nhau
- GV hỏi:
Từ việc phân tích các ví dụ trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa chất
và lượng trong một sự vật ?
- Trả lời:
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp
với nó, vì vậy khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất giữa chất và lượng
Từ Học sinh THPT trở
thành SV Đại học
- Kiến thức cao hơn, nhiều hơn
- Khả năng tư duy, ngôn ngữ phát triển hơn.
Trang 10- GV kết luận:
+ Sự biến đổi không ngừng về lượng của sự vật và hiện tượng dẫn đến sự biến đổi về chất của chúng; khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sự vật, hiện tượng mới một lượng khác trước
+ Mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất đã chỉ ra cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
- GV hỏi:
Bản thân em rút ra bài học gì sau khi tìm hiểu mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng?
* Bài học:
Trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống: Phải kiên trì, nhẫn nại; tránh những hành động nóng vội, nửa vời, phải biết tôn trọng quy luật khách quan
* Củng cố nội dung tiết học:
* Bài tập 1: Lập bảng so sánh sự biến đổi của chất và lượng?
Trả lời:
- Thời gian
- Nhịp độ
- Hướng biến
đổi
- Biến đổi trước
- Biến đổi dần dần (tiệm tiến)
- Tăng dần hoặc giảm dần
- Biến đổi sau
- Biến đổi nhanh chóng (đột biến)
* Bài tập 2:
Em hãy sưu tầm một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói lên sự thay đổi
về lượng dẫn đến sự thay đổi chất của sự vật, hiện tượng?
Trả lời:
Một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói lên sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi chất của sự vật, hiện tượng:[5]
- “Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
- “Góp gió thành bão.”
- “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.”
- “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
- “Tích tiểu thành đại.”
- “Chín quá hóa nẫu.”
*Bài tập 3: