giao an van 7 T10->T12

29 253 0
giao an van 7 T10->T12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 10 TIẾT 37 Ngày soạn: 07.10. 2010 Ngày dạy: 11. 10. 2010 Văn bản: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH ( Tĩnh dạ tứ - LÍ BẠCH ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận đề tài vọng nguyệt hoài hương ( nhìn trăng nhớ quê) được thể hiện giảndị, nhẹ nhàng mà sâu lắng, thấm thía trong bài thơ cổ thể của Lí Bạch. - Thấy đựơc tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu trong một bài thơ tứ tuyệt. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Hình ảnh ánh trăng- vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ. 2.Kĩ năng: - Đọc hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ. - Bứơc đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 3.Thái độ: - Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ C. PHƯƠNG PHÁP - Thuyết giảng,Vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định toå chöùc : Lớp 7 A3………………7A4 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 3. Bài mới:GV giới thiệu bài Ánh trăng luôn là cảm xúc mãnh liệt cho thi nhân đặc biệt là đối với những người xa quê hương. Vậy tình cảm đó được diễn tả như thế nào qua ánh trăng chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản Tĩnh dạ tứ - ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu chung. ? Nhắc lại nét chính về tác giả Lý Bạch? ? Hãy xác định thể thơ của bài thơ ? * GV nói thêm: Lý Bạch quê ở Cam Túc nhưng sinh ra ở Tứ Xuyên ,thuở nhỏ ông thường lên núi Nga Mi và núi Thanh Thành đọc sách ,ngắm trăng .Những ấn tượng và kỷ niệm đẹp đẽ của quê hương ông không thể nào quên .Suốt cuộc đời mấy mươi năm xa quê hình ảnh của quê hương nhất là những đêm trăng sáng ,đối với ông đầy nổi nhớ thương .Tình cảm sâu sắc đó ,Lý Bạch đã diễn tả một cách tha thiết trong bài thơ này. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Như sgk/111 2.Tác phẩm : Tình cảm suy tư, trong đêm trăng sáng của nhà thơ Lí Bạch. 3. Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt II. Đọc- hiểu văn bản 1, Đọc, tìm hiểu từ khó *HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản GV : Đọc mẫu ,hướng dẫn học sinh đọc (đọc giọng diễn cảm, thể hiện nỗi buồn ) Gv : Gọi hs đọc phần chú thích sgk/124. Để tìm hiểu từ khó. ? Bài thơ này tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? Gv nêu đại ý của bài thơ. ? Có người cho rằng bài “Tĩnh dạ tứ “2 câu đầu tả cảnh ,2 câu cuối tả tình .Em có tán thành ý kiến đó không ? vì sao? Hs trả lời cá nhân. Gv gợi ý. ? Ánh trăng ở lời thơ đầu được miêu tả ntn ? Hs phát hiện, trả lời. ? Ánh trăng ở lời thơ thứ hai được miêu tả bằng thị giác hay bằng cảm giác? Hs trả lời nhanh ? Vậy hai câu thơ diễn tả ánh trăng ntn? Qua đó thể hiện cảm giác ntn của tác giả? GV chuyển ý : Gọi HS đọc 2 câu cuối ,giải thích nghiã. Thảo luận cặp ? Dựa vào những từ “ ngẩng đầu” với “cúi đầu”, “nhìn” với “ nhớ” , “ trăng sáng” với “ cố hương” em hãy cho biết tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Hs trả lời Gv nhận xét ? Qua hành động của tác giả em hiểu điều gì về tình quê hương của tác giả ? Hs trả lời Gv nhận xét ? Em có nhận xét gì về hình ảnh và ngôn ngữ trong bài thơ? ? Biện pháp nghệ thuật chủ đạo trong bài thơ này là gì? Hs phát biểu. Gv định hướng *HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn tự học - Học thuộc bài thơ ,nắm được nội dung ,nghệ thuật bài 2, Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: Chia 2 phần b. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả. c. Đại ý: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. d. Phân tích: d1. Hai câu đầu : Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương - NT: miêu tả, biểu cảm gián tiếp . -> Hai câu thơ diễn tả ánh trăng,gợi lên một không gian êm đềm, thơ mộng, huyền ảo vô cùng thanh tĩnh từ đó toát lên một cảm giác lạnh lẽo, cô đơn. d2. Hai câu cuối : Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương - NT: Phép đối , biểu cảm trực tiếp .  Tình yêu cố hương sâu nặng ,da diết 3. Tổng kết + Nghệ thuật - Xâydựng hình ảnh gần gủi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. - Sử dụng biện pháp đối ở câu 3,4 + Ý nghĩa văn bản: - Nỗi lòng đối với quê hương da diết,sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê. III.Hướng dẫn tự học - Soạn bài :Hồi hương ngẫu thư; đọc kỹ trước phần phiên âm,dịch nghĩa,dịch thơ của bài thơ. E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………… TUẦN 10 TIẾT 38 Ngày soạn: 07.10. 2010 Ngày dạy: 11. 10. 2010 Văn bản: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ - Lí Bạch- A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch trong bài thơ. - Bước đầu biết nhận xét về tình và cảnh trong thơ cổ B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Lí Bạch. - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhạn đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó hiểu đựơc phần nào tâm hồn phóng khoáng,lãng mạn của nhà thơ 2.Kĩ năng: - Đọc hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích luỹ phần từ Hán Việt. 3.Thái độ: - Trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường C. PHƯƠNG PHÁP - Thuyết giảng,Vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định toå chöùc : Lớp 7 A3………………7A4 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới: Lí Bạch (701-762) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường ở TQ . ông được người đời mến mộ gọi là Thi tiên- ông tiên làm thơ. Lí Bạch là một nhà thơ phóng khoáng, giàu tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu tự do và đất nước, coi thường công danh, sống hào hiệp. Lí Bạch để lại trên một nghìn bài thơ với phong cách lãng mạng, bay bổng khắc hoạ thành công những hình tượng kì vĩ, hào hùng. Hôm này chúng ta sẽ tìm hiểu một kiệt tác của ông . văn bản có tên là “Xa ngắm thác núi Lư” HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu chung. Gv :giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm Hs : chú ý lắng nghe. ? Thể thơ này giống bài thơ nào mà chúng ta đã học ? (Sông núi nước Nam- LTK). Hs : Trả lời. *HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản. GV: Đọc văn bản, hướng dẫn học sinh đọc Chú ý giọng đọc diễn cảm và nhẹ nhàng. Hs: Đọc bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Lưu ý hs ngắt giọng ở sau chữ thứ 4 của mỗi câu. Gv hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm ? Câu thơ thứ nhất tả cái gì? Và tả như thế nào? (Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác núi Lư) Hs: thảo luận, trình bày Gv :gợi mở ? Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư sơn là Hương Lô? Hs : Dựa vào phần chú thích trình bày. ? Các chi tiết đó gợi tả một cảnh tượng như thế nào? Hs phát biểu Gv nhận xét, chốt ? Trên cái nền cảnh núi rực rỡ hùng vĩ đó, thác nước hiện ra qua câu thơ nào? ? Vị trí đứng ngắm của tác giả là xa hay gần ? Hs trả lời nhanh ? Vẻ đẹp của thác nước được tác giả thể hiện bằng nghệ thuật gì? Hs : Liên hệ kiên thức Tiếng Việt để trả lời. ? Câu thơ thứ ba ta không chỉ hình dung ra cảnh thác nước mà còn hình dung được đặc điểm dãy núi Lư và núi Hương Lô ntn ? Hs thảo luận, trả lời Gv nhận xét. Gv : Gọi Hs đọc câu 4. ? Em hiểu thế nào về “giải ngân hà” ? Hs phát biểu Gv giải thích I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Như sgk/111 2.Tác phẩm : là một bức tranh toàn cảnh núi Lư. 3. Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt. II. Đọc- hiểu văn bản 1, Đọc, tìm hiểu từ khó 2, Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: Chia 2 phần b. Phương thức biểu đạt: kể, miêu tả. c. Đại ý: d. Phân tích: d1. Cảnh thác núi Lư: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên. ( Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía) -> NT: kể, miêu tả. => Cảnh tượng rực rỡ, lộng lẫy hùng vĩ, huyền ảo như thần thoại. “Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.” (Như dải lụa trắng treo lên giữa vách núi và dòng sông). -> So sánh. => Vẻ đẹp tráng lệ. “Phi lưu trục há tam thiên xích.” (Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước). -> Miêu tả bằng động từ gợi cảm. -> Tốc độ mạnh mẽ ghê gớm của dòng thác. -> Cảnh tượng hùng vĩ, kỳ ảo của thiên nhiên. “Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên” (Tưởng tượng dải ngân hà tuột khỏi mây). -> So sánh táo bạo đầy kì thú, tạo nên sự ? Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư ntn? Hs suy nghĩ, phát biểu. Gv chốt. ? Qua phân tích văn bản em hãy cho biết những nghệ thuật chính mà tác giả sử dụng trong bài? Hs nhớ và trả lời. Gv tổng hợp, ghi bảng ? Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? Hs dựa vào ghi nhớ trả lời/. Gv kết luận * HOẠT ĐỘNG 3 Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng bản dich thơ - Nhớ được mười từ gốc Hán trong bài thơ. - Soạn bài : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về. kì vĩ của thác nước. d 2.Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư. - Nhà thơ có trí tưởng tưởng tượng bay bổng trước cảnh đẹp của quê hương, đất nước - Thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm. 3.Tổng kết. + Nghệ thuật: - Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo, thể hiện cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm hồn lãng mạn của Lí Bạch - Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại. - Liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh. + Ý nghĩa văn bản. Đây là bài thơ khắc hoạ được vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ LB E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………… TUẦN 10 TIẾT 39 Ngày soạn: 07.10. 2010 Ngày dạy: 14. 10. 2010 Văn bản: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ - Hạ Tri Chương - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ thất ngôn tư tuyệt Đường luật. - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu đối trong bài thơ tuyệt cú. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Nét độc đáo về tứ của bài thơ. - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời. 2.Kĩ năng: - Đọc hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường. - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm 3.Thái độ: - Tình yêu quê hương đất nước. Trân trọng tình cảm quê hương. C. PHƯƠNG PHÁP - Thuyết giảng,Vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định toå chöùc : Lớp 7 A3………………7A4 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc bài thơ Tĩnh dạ tứ ? nêu ý nghĩa của bài thơ?. 3. Bài mới :GV : giới thiệu bài Bài thơ: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của nhà thơ Hạ Tri Chương rất khác với những bài thơ khác đó là tình cảm đối với quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu xa xứ, còn bài thơ này tình quê lại thể hiện ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà, vậy tình cảnh trở nên độc đáo như thế nào chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vài nét về tác giả,tác phẩm Gv: giới thiệu về tác giả Hạ Tri Chương. Yêu cầu hs dựa vào chú thích trả lời câu hỏi ? Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? ? Bài thơ phần phiên âm thuộc thể thơ gì? Phần dịch thơ thuộc thể thơ gì? HS : Dựa vào sgk trình bày . I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Hạ Tri Chương ( 659-744) 2.Tác phẩm : Hoàn cảnh sáng tác:năm 744 ,lúc 86 tuổi Hạ Tri Chương xin từ quan về quê và bài thơ được sáng tác khi về đến quê. 3. Thể loại: TNTT-phiên âm. Lục bát –dịch thơ II. Đọc- hiểu văn bản * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản GV Đọc mẫu ,nêu cách đọc ,gọi hs đọc ( phiên âm, dịch nghĩa ,dịch thơ ). Hs đọc phiên âm, dịch nghĩa ,dịch thơ. Gv :Gọi hs đọc 2 câu đầu bài thơ . Gv giải thích nghĩa của từng từ có trong hai câu thơ Hs chú ý theo dõi ? Em hãy chỉ ra phép đối ở hai câu thơ đầu? Hs : Thảo luận, trình bày. Gv : Định hướng. C1: Thiếu ><lão,tiểu ><đại. ly gia><hồi Thiếu tiểu ly gia ><lão đại hồi  Đối từ, đối vế .  Đối ý, lời ,ngữ pháp . ? Nội dung hai câu thơ muốn diễn đạt điều gì? Hs : Thảo luận, trình bày. Gv nhận xét, phân tích thêm. + câu 1: Là câu kể ,khái quát một cách ngắn gọn quãng đời xa quê làm quan, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người ,tuổi tác song đồng thời cũng hé lộ tình cảm đối với qh của tác giả. + câu 2: Là câu tả .Dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (hương âm , giọng quê, tiếng nói quê hương ) ? Khi trở về quê nhà thơ đã gặp phải tình huống bất ngờ như thế nào? Hs đọc 2 câu cuối : Phát hiện trình bày. ? Thảo luận 3p: Vì sao về đến quê nhà mà chẳng ai nhận ra ông? + Tác giả có quá nhiều thay đổi (vóc người, tuổi ,mái tóc ) + Có sự thay đổi ở phía quê hương Những người lạ ,thiếu thời ,hoặc đã chết ,hoặc còn sống chưa chắc đã có ai nhận ra ông .Trẻ con thì không biết ông . ? Vậy làm cách nào để chúng ta không trở thành khách lạ ngay chính trên quê hương mình ? Hs : Liên hệ bản thân. ? Em hãy nêu một vài nét về nghệ thuật tác giả sử dụng trong bài thơ? Hs phát biểu. Gv chốt. ? Qua bai thơ tác giả muốn gửi đến thông điệp gì? * HOẠT ĐỘNG 3 Hướng dẫn tự học 1, Đọc, tìm hiểu từ khó 2, Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: Chia 2 phần b. Phương thức biểu đạt: kể, miêu tả. c. Đại ý: d. Phân tích: d1. Hai câu đầu : Thiếu tiểu ly gia/ lão đại hồi Hương âm vô cải /mấn mao tồi + NT: Phép đối ,kiểu câu kể, tả. -> Lời kể của tác giả vể quảng đời dài xa quê làm quan ( từ lúc còn trẻ đến lúc về già) -> Lời tác giả tự nhận xét: Đi suốt cả cuộc đời vẫn nhớ quê hương. Giọng nói không hề thay đổi dù mái tóc đã khác. => Tình yêu và nỗi nhớ quê hương thắm thiết. d 2. Hai câu cuối Nhi đồng tương kiến bất tương thức Tiếu vấn :khách tòng hà xứ lai? NT: Điệp từ ,đối lập ,câu hỏi biểu cảm . -> Tình huống bất ngờ, trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là khách lạ.  Tác giả ngỡ ngàng thấm thía,ngậm ngùi ,đau xót khi bị xem là khách ngay chính quê hương mình . 3. Tổng kết + Nghệ thuật: - Sử dụng yếu tố tự sự. - Cấu tứ độc đáo. - Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả. - Giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối. + Ý nghĩa văn bản: Tình quê hương là một tình cảm gắn bó lâu bền và thiêng liêng nhất của con - Học thuộc lòng một trong hai bản dịch thơ. - Học thuộc phần ghi nhớ sgk. người. III. Hướng dẫn tự học E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………… TUẦN 10 TIẾT 40 Ngày soạn: 07.10. 2010 Ngày dạy: 14. 10. 2010 Văn bản: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ - Đỗ Phủ - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. - Thấy được đặc điểm của bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong bài thơ. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Đổ Phủ - Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người. - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bảo cao cả và sâu sắc của Đổ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ bất hạnh. - Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đổ Phủ trong bài thơ. 2.Kĩ năng: - Đọc hiểu bài thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt - Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt 3.Thái độ: - Đồng cảm cùng tác giả.Bồi dưỡng tinh thần nhân đạo của bản thân. C. PHƯƠNG PHÁP - Thuyết giảng,Vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định toå chöùc : Lớp 7 A3………………7A4 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút Đề bài: Câu 1: Bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của tác giả nào? A, Bà Huyện Thanh Quan. C, Lí Bạch B, Hồ Xuân Hương D, Hạ Tri Chương. Câu 2 : Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” và biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong bài thơ đó ? ĐÁP ÁN: Câu 1:( 3đ) đáp án C Câu 2 :(7đ) + Nội dung chính của bài: Bài thơ miêu tả ánh trăng sáng, một không gian êm đềm, thơ mộng, huyền ảo vô cùng thanh tĩnh từ đó gợi lên một cảm giác lạnh lẽo, cô đơn và tình yêu quê hương sâu nặng, tha thiết. + Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, giàu hình ảnh. - Miêu tả và biểu cảm, biện pháp đối ở câu 3,4 BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH Lớp SS SB 0-1-2 3-4 Dưới TB 5-6 7-8 9-10 Trên TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 7A3 7A4 3. Bài m ới : GV giới thiệu bài: Cuộc đời của mỗi con người quả là có những lúc thăng trầm nhưng đối với nhà thơ Đổ Phủ một nhà thơ hiện thực vĩ đại nhất của TQ lại khác, Cuộc đời của ĐP trải qua nhiều bất hạnh, công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói, cơm không đủ ăn, ốm đau không thuốc thang cơm cháo, nằm chết trong một chiếc thuyền rách nơi quê người. Và bài thơ Mao ốc vị thu phong sở phá ca ( Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) là một trong 100 tác phẩm tiêu biểu đã nói lên đựơc phần nào nổi khổ của nhà thơ, mà các em được tìm hiểu trong tiết học này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG * HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu chú thích HS: Trình bày về tiểu sử tác giả Đỗ Phủ (SGK/132) GV: Giới thiệu thêm về tác giả ĐP ? Dựa vào sgk em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hs dựa vào chú thích trả lời Gv giới thiệu thể loại thơ cổ phong. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Đỗ Phủ( 712- 770) là một nhà thơ hiện thực vĩ đại nhất của TQ 2.Tác phẩm : được xếp trong số 100 bài thơ hay nhất của ĐP, bút pháp hiện thực và tinh thần nhân đạo, ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca TQ đời sau. 3.Thể loại: thơ cổ thể (thơ cổ phong) có nguồn gốc sâu xa với một điệu dân ca cổ *HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – hiểu văn bản GV: Hướng dẫn HS đọc bài thơ , đọc mẫu , gọi HS đọc . GV: giải thích một số từ khó trong sgk. ? Dựa vào bài soạn ở nhà em hãy chia bố cục của bài thơ? Nội dung chính của từng phần? Hs nêu bố cục: 4 phần Gv nhận xét, kl ? Nhà Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh thời tiết ntn? ? Hình ảnh ngôi nhà bị phá được miêu tả cụ thể trong lời thơ nào? ? Qua lời giới thiệu cho thấy ngôi nhà đó ntn? Và chủ nhà đang sống trong hoàn cảnh ra sao? Hs phát biểu ? Hãy hình dung tâm trạng của tác giả, chủ nhân ngôi nhà bị phá luc này? Hs thảo luận, phát biểu Gv nhận xét, chốt ý ? Chỉ ra các câu thơ cho biết cảnh trẻ con cướp tranh của nhà Đỗ Phủ? Hs :Phát hiện trình bày. ? Thái độ của nhà thơ lúc ấy ra sao? (Môi khô… ấm ức!) ? Cảnh trẻ con xô nhau cớp giật từng mảnh tranh ngay trớc mặt chủ nhà gợi cho em hiểu gì về cuộc sống XH thời Đỗ Phủ? Hs: Bộc lộ GV nhận xét, ghi bảng. ? Cơn mưa kéo dài đã gây ra tình cảnh ntn? Gợi điều gì cho chủ nhân có nhà bị tốc mái? - Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt Con nằm xấu nết đạp lót nát. Đêm dài ớt át sao cho trót ? Cảnh tượng này cho thấy một cuộc sống như thế nào của gia đình Đỗ Phủ? (Nghèo khổ, không có cách nào giải thoái khỏi nghèo khổ) HS : * Thảo luận 3p ? Trong hoàn cảnh đói khổ như vậy Đỗ Phủ đã có ước vọng gì? Qua lời thơ nào? II. Đọc- hiểu văn bản 1, Đọc, tìm hiểu từ khó 2, Tìm hiểu văn bản a. Bố cục: : 4 phần P1: Từ đầu mương sa. P2: Tiếp ấm ức. P3: tiếp cho trót P4: Còn lại b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả,biểu cảm. c. Phân tích: C1. Cảnh nhà bị gió thu phá: - Bị tàn phá tan tác, tiêu điều - Một căn nhà đơn sơ, không chắc chắc - Chủ nhà là ngời nghèo - Tâm trạng: lo, tiếc, bất lực trớc hoàn cảnh C2. Cảnh trẻ con cướp tranh: - Trẻ con thôn nam khinh ta già… Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật… Môi khô… lòng ấm ức! ->Tự sự kết hợp biểu cảm. -> Đó là cuộc sống khốn khổ, đáng thương phải tranh giành nhau để kiếm sống C3 Cảnh đêm trong nhà bị phá tốc mái: → Nỗi khổ dồn dập, cay đắng cho thân phận nghèo, đêm lạnh mong cho chóng khỏi → Liên tởng XH đen tối, bế tắc, đói khổ → Phê phán bế tắc của XH đơng thời, mong cho XH đổi thay c2. Ước vọng của tác giả: - Ước được nhà rộng muôn ngàn gian. - Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều… -> Biểu cảm trực tiếp. → Để che cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, [...]... chöùc: Lớp 7 A3………………7A4 2 Tiến hành kiểm tra: A GV phát đề cho HS, yêu cầu HS làm bài nghiêm túc ĐỀ BÀI I Phần trắc nghiệm: 3đ Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất Câu 1: Văn bản Cổng trường mở ra của tác giả nào? a, Lí Lan b, Khánh Hoài c, Trần Nhân Tông d, Trần Quang Khải Câu 2: Nội dung chính của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê là? a Anh em Thành và Thuỷ chia đồ chơi để khỏi tranh nhau... của mình ( 0 .75 đ) + Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la ( 0 .75 đ) - Trong Bạn Đến Chơi Nhà + Chỉ tác giả với người bạn ( 0 .75 đ) + Sự chan hoà chia sẻ ấm áp của tình bạn bè thắm thiết ( 0 .75 đ) * MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Lĩnh Cổngnội dungMở Bài1 vực Trường Ra Bài 2 Cuộc Chia Tay Của Con Búp Bê Bài 3Những Câu Hát Về Tình Cảm Gia Đình Bài 5 Sông Núi Nước Nam Bài 6 Côn Sơn Ca Bài 7 Bánh Trôi Nước... nói 3.Thái độ: - Mạnh dạn khi nói, tác phong nhanh nhẹn C PHƯƠNG PHÁP - Thuyết giảng,Vấn đáp kết hợp thảo luận nhóm D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Ổn định toå chöùc: Lớp 7 A3………………7A4 2 Bài cũ: 3 Bài mới:GV giới thiệu bài: “Nói” là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người Ngoài việc rèn luyện cho học sinh năng lực viết, các em cần rèn luyện năng lực nói để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất Tiết học hôm nay... Đường luật b Thất ngôn bát cú Đường luật c Lục bát d Song thất lục bát II Phần tự luận: 7 Câu 1: Chép lại bài thơ Bánh trôi nước và nêu nội dung chính của bài?( 3đ) Câu 2:Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 dòng, nêu nhận xét của em về sự khác nhau của cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến) * ĐÁP ÁN * Phần Trắc Nghiệm: ( 3đ) Mỗi câu... Thành và Thuỷ chia đồ chơi để khỏi tranh nhau b Tổ ấm gia đình rất quan trọng, mọi người hãy bảo vệ giữ gìn, đừng nên vì một lí do nào đó mà chia rẽ tình cảm anh em ruột thịt vì trẻ thơ có tâm hồn trong sáng, hoàn toàn vô tội c Không nghe lời mẹ nên Thuỷ bị mẹ gửi xuống nhà bà ngoại nuôi d Bố đi làm xa mang Thành đi cùng nên hai anh em chia đồ chơi Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với tác phẩm... Lớp 7 A3………………7A4 2 Bài cũ: ? Thế nào là từ trái nghĩa ? cách sử dụng từ trái nghĩa ? cho ví dụ cụ thể? 3 Bài mới: GV: giới thiệu bài NỘI DUNG BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 1 4đ 8 10 I Tìm hiểu chung *HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu khái niệm từ 1 Thế nào là từ đồng âm: dồng âm a.vd: sgk/135 GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ a Lồng: con ngựa chồm lên a Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên b Lồng: đồ vật an bằng... cao, thuốc cao Hs : Trình bày, GV nhận xét, bổ sung Ba: Số ba, ba má - Đọc bài 2/136 Nêu yêu cầu đề, hướng Tranh: tranh giành, bức tranh… giải quyết Bài 2/136: GV lưu ý: Ở yêu cầu (a) -> Từ nhiều nghĩa a Tìm các nghĩa khác nhau của DT “cổ” và ở yêu cầu (b)->Từ đồng âm giải thích mối liên quan *Vd: a Cổ chai, cổ tay, cổ ->bộ phận nối b Tìm từ đồng âm với DT “cổ” liền… b.Cổ xưa, cổ vũ -> Xưa cũ, động... luận nhóm D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Ổn định toå chöùc: Lớp 7 A3………………7A4 2 Bài cũ:? Đọc thuộc một đoạn trong thơ em thích trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ? Nhà thơ có ước vọng gì?Từ ước vọng đó cho ta thấy nhà thơ là một con người ntn? 3 Bài mới: GV giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị cha già dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Cả cuộc đời mình người dành trọn... hình ảnh không gian trong bài thơ Rằm tháng giêng? Hs phát biểu Gv giảng Khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật trên nền trời là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất ND: Thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi, gợi lên một không gian thanh bình C1.2 Hình ảnh con người Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà NT: So sánh, biểu cảm, giọng thơ mang nhiều tâm... Nghiêm túc trong giờ kiểm tra C PHƯƠNG PHÁP -Thuyết giảng kết hợp vấn đáp và thảo luận nhóm D TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Ổn định toå chöùc: Lớp 7 A3………………7A4 2 Tiến trình kiểm tra A GV phát đề cho HS, yêu cầu HS làm bài nghiêm túc ĐỀ BÀI I Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Từ ghép Hán Việt có mấy loại? A Một loại B Hai loại C Ba loại D Bốn loại Câu 2 : Các từ “Sông núi” . Lớp 7 A3………………7A4 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới: Lí Bạch (70 1 -76 2). cao. Ba: Số ba, ba má. Tranh: tranh giành, bức tranh… Bài 2/136: a. Tìm các nghĩa khác nhau của DT “cổ” và giải thích mối liên quan. b. Tìm từ đồng âm với

Ngày đăng: 13/10/2013, 21:11

Hình ảnh liên quan

- Sử dụng ngơn ngữ tự nhiên, bình dị, giàu hình ảnh. - Miêu tả và biểu cảm, biện pháp đối ở câu 3,4 - giao an van 7 T10->T12

d.

ụng ngơn ngữ tự nhiên, bình dị, giàu hình ảnh. - Miêu tả và biểu cảm, biện pháp đối ở câu 3,4 Xem tại trang 9 của tài liệu.
? Hình ảnh ngơi nhà bị phá được miêu tả cụ - giao an van 7 T10->T12

nh.

ảnh ngơi nhà bị phá được miêu tả cụ Xem tại trang 10 của tài liệu.
* Hình Thức: Học sinh viết được bố cục của đoạn văn biểu cảm, viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả ( 1 đ) - giao an van 7 T10->T12

nh.

Thức: Học sinh viết được bố cục của đoạn văn biểu cảm, viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả ( 1 đ) Xem tại trang 17 của tài liệu.
GV nhận xét, ghi bảng. - giao an van 7 T10->T12

nh.

ận xét, ghi bảng Xem tại trang 19 của tài liệu.
- GV chép đề bài lên bảng - giao an van 7 T10->T12

ch.

ép đề bài lên bảng Xem tại trang 25 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan