BAO CAO TONG KET 10 NĂM PCGDTHDDT

9 785 1
BAO CAO TONG KET 10 NĂM PCGDTHDDT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND XÃ . BAN CHỈ ĐẠO PCGDTHĐĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Xã . nằm tiếp giáp với thị trấn ., trải dài theo quốc lộ . khá thuận lợi về giao thông đi lại. Trong những năm qua là một trong những xã có nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định và tương đối đồng đều giữa các vùng. Văn hoá – giáo dục luôn từng bước được phát triển. Do đó trong quá trình thực hiện công tác phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi trên địa bàn xã có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Những thuận lợi cơ bản : - Tổ chức Đảng và Chính quyền, các tổ chức Đoàn thể từ xã đến các cơ sở luôn quan tâm đến phát triển giáo dục ở xã nhà. - Thường xuyên quan tâm tu sửa CSVC đảm bảo cho dạy và học tại các điểm trường. - Đội ngũ lãnh đạo ở các bản được kiện toàn và có tác dụng đối với công tác giáo dục. - Tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội trong xã tương đối ổn định, cha mẹ học sinh đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng học tập của con em mình. - Đội ngũ giáo viên tương đối ổn định, đủ về số lượng do vậy thuận lợi trong công tác tổ chức, phân công giáo viên, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng lên. - Hồ sơ phổ cập của nhà trường được quản lý tốt. Có bổ xung theo dõi thường xuyên, tịnh tiến điều chỉnh kịp thời nên thuận tiện cho việc theo dõi trẻ em trong độ tuổi ra lớp. 2. Khó khăn cần khắc phục : - Dân số ở các bản không tập trung do nhu cầu phát triển kinh tế nên việc điều tra, huy động trẻ đến trường gặp nhiều khó khăn. - Xã Mường Sang có tổng dân số đông, chiếm gần 80% là người dân tộc thiểu số, họ sống chủ yếu bằng nghề nông. - Số học sinh ở các lớp không đồng đều. - Trình độ dân trí một số vùng còn thập, một số gia đình còn chưa thật sự quan tâm đến việc học hành của con em họ. - Đội ngũ lãnh đạo tiểu khu và các bản chưa toả tác dụng lớn đối với công tác PCGDTH đúng độ tuổi. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Công tác chỉ đạo của cấp uỷ đảng, HĐND, UBND xã: - Cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND xã đã luôn quan tâm chỉ đạo sát sao đến công tác phổ cập. Trong các phiên họp của Đảng bộ, HĐND và UBND đều đề cập đến công tác phổ cập và đã ra những nghị quyết, quyết định và có kế hoạch triển khai chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập cụ thể. Phân công cán bộ phụ trách và giám sát việc chỉ đạo thực hiện ở cơ sở. - Thực hiện theo quyết định số ./QĐ-UBND Ban chỉ đạo PCGDTH Đ ĐT xã đã được thành lập. Hàng năm đều đã có quyết định kiện toàn ban chỉ đạo đảm bảo công tác chỉ đạo và thực hiện được thường xuyên và đạt hiệu quả tốt. - Ban chỉ đạo PCGDTH ĐĐT bao gồm một Phó chủ tịch UBND xã là trưởng ban, phó ban là Hiệu trưởng trường tiểu học, các uỷ viên là trưởng các ban ngành, đoàn thể, trưởng bản và một số giáo viên trong nhà trường. Nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo: Trưởng ban: Phụ trách chung Phó ban: Trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập ở đơn vị. Các uỷ viên: Chịu trách nhiệm làm công tác tuyên truyền vận động và thống kê năm bắt số liệu lập hồ sơ theo dõi. Các thư kí: Chịu trách nhiệm theo dõi nắm bắt số liệu, cập nhật thông tin và lập các biểu bảng thống kê văn bản có liên quan. 2. Hoạt động của nhà trường: - Trực tiếp làm công tác điều tra năm bắt số liệu, lập hồ sơ theo dõi cập nhật số liệu thường xuyên. - Phân công cán bộ phụ trách công tác phổ cập. Tập huấn về nghiệp vụ cho những người tham gia làm công tác phổ cập. - Tham mưu với chính quyền các cấp huy động trẻ ra lớp. - Thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng và các chỉ tiêu chuyển lớp, chuyển cấp. - Tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương về biện pháp thực hiện tốt công tác phổ cập. - Tham mưu với Ban chỉ đạo phổ cập xã tổ chức đánh giá lập hồ sơ biểu mẫu thống kê và báo cáo, tờ trình hàng năm theo thời điểm đã qui định. 3. Công tác xã hội hoá giáo dục: - Ban chỉ đạo PCGDTH Đ ĐT tham mưu với cấp uỷ đảng và UBND xã quán triệt về tinh thần, mục tiêu nhiệm vụ của công tác phổ cập đến cấp uỷ, chính quyền các bản và tiểu khu. Đưa công tác phổ cập trở thành nhiệm vụ chính trị của các chi bộ đảng và chính quyền cơ sở. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể từ bản đến xã vào công tác phổ cập. - Tuyên truyền để các đoàn thể, các hộ gia đình và mọi người dân hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phổ cập với sự nghiệp giáo dục. Từ đó có nhận thức đúng đắn về công tác phổ cập. - Việc huy động sự tham gia của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và mọi người dân vào công tác phổ cập đã tạo ra sự chuyển biến rất rõ rệt. Trong quá trình thực hiện đã tạo ra được sự đồng thuận và thống nhất từ khâu chỉ đạo đến điều tra, thống kê số liệu và hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận. - Trong quá trình thực hiện công tác duy trì Ban chỉ đạo PCGDTH Đ ĐT cũng luôn nhận được sự cổ vũ động viên và giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền và mọi người dân, giúp cho công tác phổ cập thực hiện được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. 4. Kinh phí thực hiện phổ cập: * Kinh phí xây dựng trường: - Năm 2008: …….triệu đồng (theo dự án trẻ khó khăn) - Năm 2009: …….triệu đồng (theo dự án trẻ khó khăn) * Kinh phí chi cho người làm phổ cập: - Không có. * Kinh phí chi cho công tác điều tra và làm hồ sơ và biểu mẫu: - Xin kinh phí nhà trường 100 nghìn đồng/năm cho làm hồ sơ và biểu mẫu. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PCGDTHĐĐT: 1. Phát triển mạng lưới trường lớp: STT Năm Số lớp Số học sinh 1 2000 35 649 2 2001 31 616 3 2002 31 570 4 2003 30 519 5 2004 29 477 6 2005 29 432 7 2006 29 379 8 2007 29 360 9 2008 29 347 10 2009 29 334 11 2010 29 333 2. Đội ngũ giáo viên: STT Năm Số Lượng GV Tỷ lệ giáo viên Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn GV/Lớp 1 2000 49 2 47 0 1,4 2 2001 49 2 47 0 1,58 3 2002 49 2 47 0 1,58 4 2003 49 7 42 0 1,6 5 2004 49 7 42 0 1,68 6 2005 45 7 38 0 1,55 7 2006 44 7 37 0 1,5 8 2007 43 7 36 0 1,48 9 2008 37 9 28 0 1,27 10 2009 39 17 18 0 1,34 11 2010 38 20 18 0 1,31 3. Việc duy trì sĩ số học sinh, biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng phổ cập: * Duy trì sĩ số: Luôn duy trì sĩ số học sinh trong các năm học đạt 100% * Biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập: - Thành lập Ban chỉ đạo, cử cán bộ có năng lực phụ trách. - Tổ chức điều tra nắm chắc số liệu trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi. Lập hồ sơ theo dõi, thường xuyên cập nhật số liệu chính xác, khoa học. Lập hồ sơ thống kê hàng năm. - Huy động tối đa trẻ 3 đến 5 tuổi ra các lớp mầm non và huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp. - Huy động hết số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi học sinh tiểu học ra lớp. - Thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. Có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh trong các năm học. Tổ chức nhiều các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt nhân các ngày lễ trong năm học. - Tổ chức tốt các hoạt động nội khoá, ngoại khoá sôi nổi và bổ ích. Xây dựng môi trường học tập thân thiện thu hút học sinh đến trường và tích cực tham gia các hoạt động học tập và tu dưỡng. - Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục và xã hội hoá công tác phổ cập. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ và mọi người dân về công tác phổ cập. - Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Kịp thời khen thưởng động viên những tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong công tác phổ cập. 4. Kết quả đạt được: * Về giáo viên: - Có đủ về số lượng giáo viên theo qui định. Có đủ số giáo viên dạy các môn văn hoá và các môn chuyên như: Thể dục, mĩ thuật, âm nhạc. - Tỷ lệ giáo viên/lớp luôn đạt và vượt ở mức cao: 1,68 giáo viên/lớp năm 2004 và 1,27 giáo viên/lớp năm 2008 Nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/tuần từ năm 2002. - Có 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có 0,4% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn năm 2000 và có 52% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn năm 2010. * Về học sinh: - Huy động số trẻ em độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1 hàng năm luôn đạt 100%. - Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: STT Năm Số trẻ 11 tuổi HTCT tiểu học 1 2000 43/109 = 39,4% 2 2001 64/114 = 57,8% 3 2002 54/93 = 58% 4 2003 96/107 = 89,7% 5 2004 87/102 = 85,2% 6 2005 60/69 = 86,9% 7 2006 89/92 = 96,7% 8 2007 83/85 = 97,64% 9 2008 86/88 = 97,7% 10 2009 72/73 = 98,63% 11 2010 77/80 = 96,25% * Về cơ sở vật chất: - Có mạng lưới trường lớp được phát triển đến các bản trên địa bàn xã, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học thuận lợi. - Có đủ số phòng học theo qui đinh đạt tỷ lệ 0,79phòng/lớp. Phòng học đảm bảo an toàn có đủ bàn ghế cho học sinh và giáo viên, có đủ ánh sáng, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cả học sinh khuyết tật học hoà nhập. - Có đủ hệ thống sân chơi bãi tập cho học sinh học tập và được sử dụng thường xuyên. - Trường học có đủ cây xanh bóng mát cho sân trường, luôn được duy trì vệ sinh sạch sẽ, cảnh quan nhà trường luôn sạch đẹp. Có nguồn nước sạch cung cấp đủ cho nhà trường sử dụng. Có đủ hệ thống nhà vệ sinh cho các điểm trường. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. Bài học kinh nghiệm: - Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền các cấp là yếu tố quyết định thành công của công tác Phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Nơi nào lãnh đạo Đảng, Chính quyền thường xuyên theo dõi chỉ đạo giám sát thì phong trào phát triển mạnh mẽ, ngược lại sẽ gặp không ít khó khăn trở ngại. - Xã hội hoá công tác phổ cập giáo dục là phương án tối ưu để thực hiện thành công công tác phổ cập GDTH đưng độ tuổi. - Phải tập trung đầu tư chỉ đạo có trọng điểm, với những giải pháp đột phá để đảm bảo phong trào phát triển liên tục. - Thực hiện công tác phổ cập phải gắn liền giữa các cấp học để đảm bảo có sự thống nhất, thường xuyên và liên tục. - Thường xuyên có kế hoạch thống kê rà soát, bổ sung, đối chiếu số liệu. Củng cố thành quả PCGDTH ĐĐT đã đạt chuẩn nhằm tạo ra sự phát triển bền vững. - Thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên đảm bảo đúng người đúng việc và phát huy hiệu quả cao nhất. - Phải triển khai công tác phổ cập GDTH ĐĐT đến từng bản tiểu khu, đến từng hộ gia đình. Tuyên truyền sâu rộng để mọi người hiểu và tự nguyện cùng tham gia. Huy động mọi nguồn lực tham gia vào công tác PCGDTH ĐĐT. 2. Đề xuất kiến nghị: - Đề nghị UBND huyện và phòng giáo dục cho xây mới thêm phòng học và phòng chức năng cho khu trung tâm trường và xoá các phòng học tạm ở các điểm trường. Hỗ trợ kinh phí cho nhà trường tu sửa nâng cấp số phòng học hiện có. - Đề nghị UBND xã hỗ trợ kinh phí chi cho những người làm công tác phổ cập, chi cho công tác điều tra hàng năm. PHƯƠNG HƯỚNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Mục tiêu: Củng cố, duy trì và phát huy kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi đã đạt được. Tăng tỷ lệ huy động và hiệu quả đào tạo trong từng năm học. 2. Chỉ tiêu và kế hoạch thực hiện PCGDTH ĐĐT: a. Chỉ tiêu: * Về học sinh: - Huy động 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Huy động 100% số trẻ trong độ tuổi ra lớp. - Trẻ 11 tuổi HTCTTH đạt từ 90 đến 95% - Phấn đấu Có 40% số HS học 9 đến 10 buổi/tuần. * Về giáo viên: - Có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và có 60% giáo viên đạt trên chuẩn. - Xin thêm giáo viên dạy các môn: Tin học, ngoại ngữ để có đủ giáo viên dạy các môn chuyên trách * Về cơ sở vật chất: - Mạng lưới trường lớp được phát triển đến tận các bản có khoảng cách xa giúp trẻ đi học thuận tiện và huy động số trẻ có điều kiện về học tại trung tâm theo hệ thống xe buýt. - Xin xây thêm phòng học để có đủ phòng học để học một ca, củng cố cơ sở vật chất hiện có đảm bảo đúng qui cách các phòng học có đủ ánh sáng và các trang thiết bị cần thiết, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. - Xin xây thêm để có đủ các phòng chức năng cho nhà trường hoạt động. - Làm thêm sân chơi, bãi tập cho học sinh các điểm trường lẻ, đảm bảo điều kiện cho học sinh vui chơi, luyện tập an toàn. - Củng cố nơi ăn nghỉ cho học sinh bán trú đảm bảo yêu cầu vệ sinh, sức khoẻ của học sinh. - Làm thêm cổng trường và hàng rào bao quanh các điểm trường. Củng cố hệ thống các nhà vệ sinh ở các điểm trường. b. Kế hoạch thực hiện PCGDTH ĐĐT: - Tiếp tục duy trì tốt công tác PCGDTHĐĐT. - Duy trì tốt sĩ số học sinh, huy động 100% số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và huy động 100 số trẻ trong độ tuổi tiểu học ra lớp. Vận động nhân dân hưởng ứng và tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. - Duy trì tốt chỉ tiêu trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học các năm luôn đạt từ 90% đến 95%. - Tham mưu với cấp trên đề nghị xây mới đảm bảo có đủ số phòng học và phòng chức năng cho nhà trường hoạt động. - Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Tăng cường các biện pháp bồi dưỡng phụ đạo học sinh, giảm thiểu học sinh lưu ban, đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng đủ điều kiện chuyển lớp, chuyển cấp. - Ban PCGDTH ĐĐT thường xuyên theo dõi cập nhật đầy đủ, chính xác, trung thực các số liệu về trẻ vào hồ sơ. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực cùng tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 3. Các giải pháp thực hiện: - Tích cực tham mưu cho cấp uỷ Đảng và UBND xã quan triệt mục tiêu, chỉ tiêu phổ cập GDTH Đ ĐT. Đưa công tác phổ cập giáo dục tiểu học vào nghị quyết của Đảng bộ, của HĐND và kế hoạch hàng năm của các chi bộ và chính quyền bản, tiểu khu. - Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng của công tác phổ cập GDTH Đ ĐT chính là nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. - Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong xã tuyên truyền vận động các hội viên và nhân dân quan tâm giáo dục ý thức học tập cho con em. - Các nhà trường thường xuyên tiến hành điều tra lập danh sách trẻ em từ 0 đến 14 tuổi. Thống kê và cập nhật số liệu thường xuyên và chính xác vào hồ sơ. - Tham mưu, đề nghị với các cấp cho xây mới thêm một số phòng học khu trung tâm trường theo chương trình kiên có hoá trường học nhằm đảm bảo đủ phòng học cho học một ca và có đủ các phòng chức năng cho nhà trường hoạt động và xoá hết các phòng học tạm hiện có. - Trang bị và xin cấp thêm các trang thiết bị dạy học như bảng từ cho một số phòng học còn thiếu, ti vi, máy tính, máy chiếu . nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đề nghị xin thêm một số giáo viên dạy các môn tự chon như tin học, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. - Chỉ đạo các nhà trường thường xuyên thực hiện tốt công tác xây dựng đội ngũ. Làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên, chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi các cấp, giáo viên dạy các môn đặc thù: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. Có biện pháp thu hút trẻ đến trường. - Hàng năm tổ chức tốt “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” huy động tối đa số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và huy động hết số trẻ trong độ tuổi ra lớp.Thực hiện công tác tuyên truyền vận động xã hội hoá giáo dục một cách toàn diện và hiệu quả. - Vận động các gia đình, các bậc phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập, chống tình trạng bỏ học nghỉ học tự do. Vận động quyên góp ủng hộ, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện được đến lớp. Tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được học hoà nhập. - Đối với trường mầm non đảm bảo huy động tốt số trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào trường mầm non. và huy động 100% số trẻ 5 tuổi ra lớp. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Giúp các em có được những kiến thức cần thiết để học tốt chương trình tiểu học ở các lớp đầu cấp. - Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, tổ chức tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém để hạn chế thấp nhất việc lưu ban bỏ học. Đảm bảo chuyển lớp, chuyển cấp đạt tỷ lệ và chất lượng cao. - Đối với nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn, xây dựng lực lượng giáo viên và tập huấn cho đội ngũ giáo viên về quy trình làm công tác phổ cập GDTH ĐĐT. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và nắm chắc số liệu để hoàn thành tốt công tác phổ cập. Phấn đấu duy trì, củng cố và phát huy những thành tựu PCGDTH Đ ĐT đã đạt được và không ngừng nâng chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn xã. ., ngày 25 tháng 9 năm 2010 TM. BAN CHỈ ĐẠO PCGDTHĐĐT . và vượt ở mức cao: 1,68 giáo viên/lớp năm 2004 và 1,27 giáo viên/lớp năm 2008 Nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/tuần từ năm 2002. - Có 100 % giáo viên. chuẩn năm 2000 và có 52% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn năm 2 010. * Về học sinh: - Huy động số trẻ em độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1 hàng năm luôn đạt 100 %.

Ngày đăng: 13/10/2013, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan