1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng một số kỹ năng lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo hướng tích cực cảm sử dụng một số kĩ năng lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo hướng tích cực cảm thông chia sẻ

24 128 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 341,5 KB

Nội dung

Bêncạnh đó, việc đổi mới nội dung, phương thức tư vấn cá nhân, tham vấn nhómlớn dành cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm là một vấn đề cực kì quan trọng,trong đó rèn luyện kỹ năng giao

Trang 1

MỤC LỤC

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1.1 Lý do chọn đề tài 2

1.2 Mục đích nghiên cứu: 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu: 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 3

2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 3

2.1 Cơ sở lí luận của đề tài: 3

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng đề tài: 4

2.3 Những giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT 6

2.3.1 Khái niệm về kỹ năng giao tiếp sư phạm 6

2.3.2 Áp dụng các kỹ năng lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo hướng tích cực 7

2.3.2.1 Tại sao phải lăng nghe tích cực: 7

2.3.2.2 Cách lắng nghe tích cực hiệu quả: 8

2.3.2.3 Yêu cầu đối với giáo viên khi lắng nghe học sinh: 9

2.3.2.4 Những việc giáo viên cần làm để giúp học sinh biết lắng nghe tích cực: 9

2.3.2.5 Lắng nghe tích cực trong các tình huống cụ thể: 10

2.3.3 Áp dụng kỹ năng cảm thông, chia sẻ: 12

2.3.3.1 Nghệ thuật khen chê học sinh (Nguyên tắc khen - chê) 12

2.3.3.2 Một vài quy tắc khen ngợi 12

2.3.4 Thực nghiệm về kỹ năng nâng cao hiệu quả giao tiếp trong công tác chủ nhiệm: (kỹ năng cảm thông, chia sẻ) 13

2.3.5.Một số câu chuyện minh họa: 15

2.3.5.1 Bài học về sự lắng nghe: 15

2.3.5.2 Học cách lắng nghe: 15

2.4 Kết quả thực hiện: 17

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

3.1 Kết luận: 19

3.2 Kiến nghị: 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT………22

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN………23

Trang 2

1 ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, những ai đã từng có thời gian ngồi trên ghế nhàtrường đều còn lưu lại trong kí ức của mình ít nhiều hình ảnh về thầy cô giáochủ nhiệm (GVCN) Thậm chí đối với một số người, những tác động của GVCN

có ảnh hưởng quan trọng, làm thay đổi cuộc sống của họ Vai trò của GVCN làrất quan trọng trong công tác dạy học và giáo dục đạo đức học sinh trong nhàtrường Được giao nhiệm vụ là người đại diện cho nhà trường để quản lí toàndiện một lớp học, GVCN có những ảnh hưởng to lớn đến quá trình rèn luyệnđạo đức, hình thành nhân cách học sinh Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ thầy cô giáolàm GVCN phải thực sự có lòng yêu nghề, yêu người cùng với việc được trang

bị đầy đủ về nhận thức và các kĩ năng cần thiết để làm tốt công tác giáo dục họcsinh

Để làm tốt được những trọng trách đó, mỗi GVCN không những chỉ cần

có lòng yêu nghề, yêu trẻ mà còn cần có kiến thức và năng lực sư phạm tốt Bêncạnh đó, việc đổi mới nội dung, phương thức tư vấn cá nhân, tham vấn nhómlớn dành cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm là một vấn đề cực kì quan trọng,trong đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách có hiệu quả chính là một yếu tốkhông thể không đề cập đến trong công tác chủ nhiệm đối với xu hướng tất yếucủa giáo dục hiện nay

Văn hóa giao tiếp trong nhà trường được hình thành từ các quy tắc, hành

vi ứng xử giữa thầy và trò ở tất cả các hoạt động học và rèn luyện Kỹ năng giaotiếp ứng xử là một phần vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạtđộng của nhà trường Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là những người hàng ngàytrực tiếp gắn bó với học sinh của lớp mình

Bác Hồ đã từng nói:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người thì mỗi giáo viên phải có nhiệm

vụ giáo dục nên những con người có đức, có tài trong xã hội Bởi thế không chỉcung cấp cho học sinh những kiến thức mà còn phải hình thành cho các em ýthức tự chủ, tinh thần trách nhiệm của người công dân

Trong hơn 10 năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy nếu khôngbiết rèn luyện kỹ năng giao tiếp thì sẽ khó có thể có được hiệu quả cao nhấttrong công tác chủ nhiệm Từ những mong muốn ở trên và thực tế giáo dục tạinhà trường THPT Thạch Thành 3 khi làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, tôimạnh dạn chọn đề tài: Sử dụng một số kĩ năng: Lắng nghe học sinh lớp chủ

nhiệm theo hướng tích cực; Cảm thông chia sẻ; Chia sẻ một số câu chuyện

Trang 3

minh họa Nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hướng đến các mục đích sau:

- Tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng các kỹ năng giao tiếp trong công tác chủ nhiệm

- Nâng cao hiệu quả kỹ năng giao tiếp

- Xây dựng được một tập thể đoàn kết, thân thiện góp phần vào việc hoàn thànhmục tiêu giáo dục đã đề ra

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Đối tượng khảo sát, thực nghiệm

Là học sinh các lớp chủ nhiệm 10C6 năm học 2018-2019 và 11B6 nămhọc 2019-2020 của trường THPT Thạch Thành 3, Thạch Thành, Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn, như:

- Quan sát, thu thập thông tin: Từ học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và hồ sơ

- Điều tra, thăm dò: Tìm hiểu, tâm sự từ học sinh

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Thử nghiệm: Áp dụng thí điểm tại các lớp chủ nhiệm, ứng dụng một cách có

hệ thống tại các lớp 1OC6 (năm học 2018-2019), 11B6 (năm học 2019-2020),nơi tôi công tác

- Phạm vi và thời gian nghiên cứu

- Trong những năm gần đây, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm từ lớp 10đến lớp 12

- Năm học 2018 – 2019 chủ nhiệm lớp 10C6, năm học 2019 – 2020 chủ nhiệmlớp 11B6

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 01 năm 2020

2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI2.1 Cơ sở lí luận của đề tài

Đảng ta đã quyết tâm phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Thựchiện nhiệm vụ đó, ngành giáo dục nhiều năm nay đã không ngừng triển khai tớitất cả các nhà trường, các thầy cô giáo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy,quản lí, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác chủ nhiệm, giáo dục kĩnăng sống, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp Đã có rất nhiều cuộc tậphuấn đổi mới phương pháp được tổ chức, nhiều tài liệu có tính chất lí luận vềcác vấn đề này đã được ban hành Trong đó có cả những nội dung tập huấn vềcông tác chủ nhiệm

Như chúng ta đã biết, chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh không chỉphụ thuộc vào kết quả học tập các bộ môn văn hóa mà còn phụ thuộc vào rấtnhiều các hoạt động giáo dục khác như rèn luyện đạo đức, hoạt động ngoài giờlên lớp, giáo dục kĩ năng sống Bên cạnh công tác chuyên môn là giảng dạy thìngười giáo viên cũng cần trau dồi cho mình thêm nhiều kiến thức về các nhiệm

Trang 4

vụ khác trong đó có công tác chủ nhiệm Nói về vai trò của người giáo viên chủnhiệm chúng ta đều thấy tầm quan trọng của họ Trong đó, nâng cao hiệu quảgiao tiếp trong công tác chủ nhiệm là một yêu cầu cấp thiết.

Giao tiếp có thể coi như là một phương thức tồn tại của con người, mộtđiều kiện tâm lí cơ bản có tác dụng làm phát triển được các phẩm chất nhâncách, một loại quan hệ giữa chủ thể với các chủ thể khác và là một loại hoạtđộng đặc biệt Ngoài ra có thể hiểu giao tiếp chính là quá trình thiết lập và vậnhành nên các mối quan hệ hai chiều lẫn nhau về mặt tâm lí giữa các chủ thểtrong các hoạt động cùng nhau nhằm truyền bá ý đồ tư tưởng, tình cảm chonhau, gây ảnh hưởng cảm hóa lẫn nhau và để lại dấu ấn trong nhau

Nói về vấn đề giao tiếp, trên thế giới giao tiếp là một vấn đề được conngười nghiên cứu từ thời cổ Hy lạp Tuy vậy, trước thế kỷ XIX giao tiếp chưađược nghiên cứu một cách sâu sắc như một chuyên ngành tâm lí học Giao tiếpchỉ được một số nhà triết học nhắc đến như là sự phản ánh mối quan hệ giữa conngười với con người Giữa thế kỷ XIX, nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhàlãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế Các Mác (1818 -1883) Trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1984”, Mác viết: “Bất cứ quan hệ nàocủa con người đối với bản thân mình đều chỉ được thực hiện, biểu hiện trongquan hệ của con người, đối với những người khác”

Sang thế kỷ XX vấn đề giao tiếp ngày càng được các nhà triết học, tâm líhọc, xã hội học quan tâm nhiều hơn Có thể kể đến một số công trình “Về bảnchất giao tiếp nghề” (1973) của Xacophin, “Giao tiếp sư phạm” (1979) củaA.A.Leonchiev, “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” (1980) củaA.V.Petropxki [1]

Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu giao tiếp chỉ được thực hiện từ nhữngnăm 1970 của thế kỷ trước Phần lớn các bài nghiên cứu tập trung ở khoa tâm lígiáo dục trường Đại học sư phạm Hà Nội I Các bài như: “Giao tiếp, tâm lí, nhâncách” (1981) của Trần Trọng Thủy, “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981) của BùiVăn Huệ [2]

Hiện nay, giao tiếp cũng là một nội dung quan trọng được giảng dạy trongcác trường cao đẳng, đại học Trong một số tư liệu “Giáo trình giao tiếp sưphạm” (2002) của Lê Thanh Hùng, “Ứng xử sư phạm” (2006) của Trịnh TrúcLâm đã đề cập tới khái niệm giao tiếp, chức năng, vai trò của giao tiếp cũngnhư nguyên tắc, quy trình ứng xử và các tình huống ứng xử trong giao tiếp sưphạm cung cấp cái nhìn hệ thống về các vấn đề lí luận và thực tiễn trong giaotiếp sư phạm.[3]

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng đề tài

Hầu hết những xung đột, mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh trong suốtnhững năm học vừa qua khiến dư luận bức xúc có nguyên nhân xuất phát từ khảnăng giao tiếp và ứng xử chưa tốt của các thầy cô giáo Để giải quyết triệt đểvấn đề này trong tương lai, không cách gì tốt hơn là phải nhanh chóng nâng caonăng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên bằng những giải pháp căn cơ

Trang 5

Trong cuộc sống, biết lắng nghe người khác là một kỹ năng cần phải cóđối với mỗi người khi giao tiếp Còn trong môi trường sư phạm, lắng nghe họcsinh là một yếu tố vô cùng quan trọng để giữa thầy và trò luôn có sự đồng cảm,chia sẻ, cảm thông lẫn nhau Từ đó, môi trường sư phạm luôn có năng lượngtích cực, tạo động lực cho công việc dạy và học gặt hái nhiều hiệu quả hơn Một

số vụ việc đáng tiếc xảy ra gần đây trong nhà trường, theo tôi, phần nào lỗi vềkhâu chưa biết lắng nghe học sinh; chưa có sự tương tác, hợp tác và chưa cóniềm tin lẫn nhau giữa thầy và trò Một lời tâm sự, một cử chỉ thân mật, yêuthương, người thầy có thể hóa giải nhiều tình huống sư phạm một cách êm đẹp,

có tình có lý và tâm phục khẩu phục

Kỹ năng lắng nghe học sinh phải rèn luyện một cách tự giác, tích cực mới

có được Hiện nay, một bộ phận không nhỏ giáo viên thường có tâm lý coithường học sinh, coi các em là “những đứa con nít, không biết gì” nên thường

bỏ qua, không nhận ra được những bức xúc qua ánh mắt, lời nói, cử chỉ; chưanhận ra được “những điều em muốn nói” mà không biết thổ lộ cùng ai!

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bích Hồng cho rằng dạy học là một quá trình giaotiếp, tương tác giữa giáo viên và học sinh Hiệu quả dạy học không chỉ phụthuộc vào năng lực chuyên môn và khả năng sử dụng các phương pháp dạy học

mà còn nằm ở phong cách, thái độ ứng xử của nhà giáo đối với học sinh Tácđộng giáo dục của người thầy sẽ có sức cảm hóa lớn nhờ phong cách giao tiếpứng xử thuyết phục, công bằng và khéo léo với học sinh ở từng tình huống cụthể Vì vậy giao tiếp và ứng xử sư phạm là một yếu tố quan trọng trong cấu trúcnăng lực sư phạm của người thầy

Tại hội thảo về công tác “Bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên trong việcđổi mới nội dung và phương thức tư vấn cá nhân, tham vấn nhóm lớn cho giáoviên làm công tác GVCN” [5] giai đoạn 2 ở Đà Nẵng vào tháng 11 năm 2019cũng đã nhấn mạnh về những biện pháp đổi mới nội dung, phương thức tư vấn

cá nhân, tư vấn nhóm dành cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trườngTHPT, trong đó kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm là vấn

đề được đề cập Cùng với đó, thực tế tại trường THPT Thạch Thành 3, hệ Cônglập tự chủ nơi tôi công tác, chất lượng đầu vào còn thấp, học sinh nhìn chungvừa yếu cả về tri thức lẫn kỹ năng giao tiếp

Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, đầu các năm học 2018 – 2019 (Lớp10C6 với sĩ số 41) và 2019 – 2020 (Lớp 11B6 với sĩ số 42) tôi có làm một cuộckhảo sát đánh giá về kỹ năng giao tiếp của một số giáo viên làm công tác chủnhiệm và học sinh lớp tôi trước khi thực hiện đề tài

Số lượng điều tra

Mức độ % trên giáo viên/ học sinh

Số lượng Tỉ lệ %

1 Bắt người khác theo lối của GVCN 25 20 80

Trang 6

mình, đưa ra quan điểm của

mình

2 Không để cho người nói sửasai cho mình. GVCN 25 15 60

3 Đồng ý với những ý kiếnchung chung GVCN 25 17 68

4 Ý thức hợp tác, chia sẻ HS 83 29 34.9

5 Mạnh dạn, tự tin HS 83 30 36.1

6 Kỹ năng thích khám phá họchỏi HS 83 41 49.3

7 Tâm lí thờ ơ, lạnh cảm HS 83 35 42.1

Bảng 1 Kết quả khảo sát giáo viên, học sinh về vốn kỹ năng giao tiếp trước nghiên cứu(25

giáo viên chủ nhiệm và 83 học sinh)

Nhìn vào bảng thống kê khảo sát, ta thấy đối với giáo viên làm công tácchủ nhiệm đa phần đều có cái nhìn mang tính áp đặt về mình (bắt người kháctheo lối của mình, đưa ra quan điểm của mình: 80%; không để cho người nóisửa sai cho mình: 60% hay đồng ý với những ý kiến chung chung: 68%) Đốivới học sinh đều rất thấp kỹ năng hợp tác, chia sẻ (34.9%), chưa được mạnh dạn,

tự tin (36.1%) hay như khả năng thích khám phá (49.3%) Vì vậy, đa phần các

em có tâm lí thờ ơ, lạnh cảm (42.1%)

Có thể thấy, kỹ năng giao tiếp được xem là yếu tố then chốt đối với sựphát triển toàn diện của một người Với học sinh cấp 3, các em bắt đầu biết nhìnnhận, phân tích vấn đề ở góc độ trưởng thành hơn và sắp bước vào ngưỡng cửađại học hoặc đi làm Vậy nên, kỹ năng gieo tiếp là vô cùng cần thiết để các em

có thêm hành trang vững bước vào tương lai Đứng trước tình hình thực trạngnày, tôi luôn có những suy nghĩ để nâng cao hiệu quả trong giao tiếp của ngườigiáo viên chủ nhiệm lớp

2.3 Những giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT.

2.3.1 Khái niệm về kỹ năng giao tiếp sư phạm

Giao tiếp là hoạt động có chủ đích của con người nhằm tiếp nhận, trao đổithông tin, duy trì và thiết lập các mối quan hệ xã hội thông qua các phương tiệnngôn ngữ và phi ngôn ngữ để đạt mục đích đề ra

Giao tiếp là một quá trình phức tạp đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết sử dụngkết hợp nhiều phương pháp, cách thức khác nhau trong mỗi hoạt động cụ thể.Trong giao tiếp không chỉ đơn thuần là nhằm trao đổi cảm xúc, tình cảm haynhận thức mà điều quan trọng là phải có quá trình trao đổi thông tin mà cả ngườiphát và người nhận đều hiểu đúng nội dung thông tin đó

Vì vậy, cá nhân muốn có kỹ năng giao tiếp trước hết phải có vốn tri thức,hiểu biết sâu sắc, có kinh nghiệm về một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể Người

có kỹ năng giao tiếp là người biết dự đoán trước những thuận lợi và khó khăn cóthể sẽ diễn ra trong quá trình giao tiếp, biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm một

Trang 7

cách linh hoạt trong từng tình huống giao tiếp cụ thể Mặt khác, biết xác địnhđúng mục đích giao tiếp, hiểu được những quy luật tâm lý trong giao tiếp để từ

đó tìm được cách thức tiếp nhận, xử lí thông tin đúng, đủ, kịp thời nhằm đạtđược mục đích đề ra

2.3.2 Áp dụng các kỹ năng lắng nghe học sinh lớp chủ nhiệm theo hướng tích cực.

Đây là một kỹ năng đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần nhận thứcđược: Tại sao phải biết lắng nghe tích cực? Phân tích được các yêu cầu của lắngnghe tích cực, làm thế nào để lắng nghe tích cực Từ đó, biết vận dụng lắng nghetích cực vào tình huống cụ thể trong thực tiễn giáo dục học sinh

2.3.2.1 Tại sao phải lăng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực là một cách thức để thầy cô hiểu học sinh mình, tôntrọng và quan tâm đến nhau, tăng cường mối quan hệ trong lớp học Lắng nghetích cực cũng giúp ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp học,đặc biệt trong bối cảnh quan hệ thầy – trò gặp nhiều thách thức như hiện nay.Giao tiếp tích cực thầy cô có thể kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắccủa học sinh và có những giải pháp khắc phục Khó khăn của học sinh cũngđược phát hiện và có giải pháp khắc phục sớm thì càng dễ giải quyết, càng ít tốnsức và hạn chế biện pháp trừng phạt

Vậy ta hiểu lắng nghe tích cực là gì? Lắng nghe tích cực là một kỹ năngsống thành phần trong nhóm kỹ năng sống tương tác với người khác Trongquan hệ giao tiếp với mọi người, quá trình đối thoại, tương tác giữa các chủ thểluôn được thể hiện dưới hình thức nghe và nói Đôi khi, do không nắm được bảnchất, nguyên tắc của quá trình giao tiếp, hoặc do thiếu tôn trọng người cùng giaotiếp, ai đó chỉ thích nói cho người khác ngh, mà không thích nghe, hoặc khôngbiết nghe người khác nói dẫn đến giao tiếp kém hiệu quả, không hiểu hoặc hiểulầm, dẫn đến bất hợp tác, thậm chí làm cho mâu thuẫn trở thành xung đột

Lắng nghe tích cực là trạng thái lắng nghe có chú ý, kết hợp với tính kiênnhẫn, quan tâm, ân cần, có trách nhiệm với vấn đề mình được chia sẻ Để hiểu

rõ về lắng nghe tích cực, chúng ta hãy xem bảng so sánh giữa nghe không tíchcực và nghe tích cực sau:

- Bắt người khác theo lối của mình

- Đưa ra quan điểm của mình, đưa ra

lời khuyên, tranh thủ mọi lúc để nói về

mình

- Nếu phải giúp ai giải quyết vấn đề thì

cố gắng thật nhiều, chắc chắn/quả

quyết về những điều mình sẽ nói tiếp

- Đưa ra chủ đề mới để thoát khỏi chủ

- Lặp lại cuộc hội thoại cho người nóinghe, bằng từ ngữ của mình và cáchhiểu của mình đối với những điềungười khác nói

- Không nói về bản thân mình

- Không thể hiện phản ứng của mìnhhay đưa ra những câu nhận xét đã đượcchuẩn bị trước

- Để người nói dẫn dắt câu chuyện

Trang 8

đề mà mình cảm thấy không thoải mái.

- Không cho người nói biết là mình

không hiểu họ đang nói về điều gì, giả

vờ là mình hiểu để làm người khác

thoải mái và khỏi cảm thấy mình “ngốc

nghếch”

- Không để cho người nói sửa sai cho

mình, cố gắng đưa ra quan điểm của

mình vào những gì người khác nói

- Cố gắng làm cho người nói thoát khỏi

tình trạng mê muội bằng cách cho

người ta câu trả lời và lời khuyên

- Trấn an bằng câu “Mọi chuyện

không tệ thế đâu” hay ngăn cản người

khác

- Cố gắng sửa chữa, thay đổi hay cải

thiện những gì người khác vừa nói, đặc

biệt khi mình biết mình nói đúng

- Đồng ý với những ý kiến chung

- Hãy hỏi lại để làm rõ khi mình khônghiểu

- Hãy cố làm lại nếu những câu nói thểhiện khả năng nghe tích cực của mìnhkhông được tiếp nhận

- Hãy để người nói sửa câu phản hồicủa mình, điều này làm họ sắc sảo hơn

- Hãy đề cho người nói tìm thấy câu trảlời cho bản thân, câu trả lời cho mìnhchưa chắc là câu trả lời cho họ, đừngkhuyên họ

- Thừa nhận cảm xúc của người nói,đừng chẩn đoán, khuyến khích, phêphán hay trêu chọc họ

- Hỗ trợ cảm xúc của người nói: “Bâygiờ em đang cảm thấy tuyệt vọng” hay

“Bây giờ em chẳng biết phải làm thếnào”

- Hãy cho phép được yên lặng, hãy thởthật sâu

Trên cơ sở bảng so sánh đó, ta có thể thấy các loại nghe được phân loạitheo chức năng với các mức độ của nó:

Nghe thông tin, nghĩa là nghe chỉ để nắm được thông tin những chưa hẳn

đã hiểu được vấn đề

Nghe phân tích, nghe có chủ định, có phân tích các chiều cạnh của vấn đề.Nghe đồng cảm, có nghĩa là nghe có chủ định, phân tích, đồng cảm, thấuhiều vấn đề

Các mức độ nghe: phớt lờ, giả vờ, chú ý, nghe từng phần, thấu cảm

2.3.2.2 Cách lắng nghe tích cực hiệu quả

Từ những vấn đề trên, câu hỏi đặt ra làm sao để lắng nghe tích cực mộtcách có hiệu quả?

Trước hết chúng ta cần phải có kỹ năng nghe Nghe không chỉ bằng tai

mà bằng cả khả năng nhận thức; Vừa nghe vừa quan sát điệu bộ, cử chỉ, nét mặtcủa ngườ nói; Vừa nghe chi tiết vừa theo dõi ý tưởng tổng thể, cố gắng hiểu ýnghĩa và tình cảm phía sau lời nói, đặt lời người nói vào hoàn cảnh của họ

Trang 9

Tiếp đó là kỹ năng lắng nghe hiệu quả Hay nói một cách khác, nghe xonghãy nói, gác tất cả các việc khác lại Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nóimột điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em nói Có như vậy, khithầy cô nói các em mới chú ý nghe lại.

2.3.2.3 Yêu cầu đối với giáo viên khi lắng nghe học sinh

Về mục đích nghe Khi nghe học sinh, ngoài mục đích để tìm hiểu thôngtin, giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm tìm hiểu tâm trạng của người nói, thểhiện thái độ khích lệ và tôn trọng các em

Về thái độ nghe Nên ngồi xuống trước mặt, không nên lơ đễnh, khôngnghe hời hợt như vậy sẽ làm cho người nói tổn thương Nếu giáo viên thấy cònthấp thỏm hay căng thẳng như đang ngồi trên đống lửa thì xin hẹn lại buổi khác,không nên miễn cưỡng Ngoài ra, giáo viên phải thể hiện thiện chí muốn đượclắng nghe Sự thiện chí của giáo viên thể hiện ở thái độ và cách khuyến khíchngười nói, có thể bằng ánh mắt, lời nói động viên khuyến khích: Tôi đang ngheđây, em cứ tiếp tục đi Không nên dùng mệnh lệnh

Thể hiện sự cởi mở, không thành kiến Nếu muốn biết học sinh đang nghĩ

gì, muốn gì thì trong khi lắng nghe, giáo viên phải từ bỏ những thành kiến trướcnay về học sinh đó, hay về chính sự kiện mà học sinh đó sắp xảy ra Nên nghetất cả những chia sẻ của học sinh, không nên vội cắt lời, phê bình cái này khôngđúng với sự thật cái kia không phù hợp với nguyên tắc Khi hết lòng lắng nghe,giáo viên mới thấy rõ được vấn đề, nguyên nhân, hậu quả, tâm trạng học sinh vàđưa ra lời tư vấn nếu cần thiết

Thể hiện tình thương Trong một số trường hợp, trong lời nói của học sinh

có thể có sự trách móc, phán xét đối với giáo viên: tại sao thầy bênh vực bạn,thầy ghét em Nếu người giáo viên không kiểm soát được cảm xúc bản thân,không có sự bao dung, độ lượng thì ngay lập tức giáo viên sẽ tự ái và mất đi khảnăng lắng nghe Những lúc như vậy, giáo viên nên tập lắng nghe hơi thở vàdòng cảm xúc ở trong chính mình trước Khi nhận thấy lòng tự ái của mình bịkích động thì nên nhắc nhở rằng mình đang muốn giúp người học sinh, đangmuốn tạo cho học sinh nói lên những nỗi bức xúc thì không nên để cho cảm xúccủa mình xen vào

Tự ý thức về bản thân Trước và trong khi nghe, người giáo viên phải thấy

rõ tình trạng sức khỏe và tinh thần của bản thân Nếu vì cả nể thì có thể chúng ta

sẽ gây thêm điều đáng tiếc dù có thiện chí muốn giúp Trường hợp học sinhkhông bình tĩnh, trong khi khả năng kiểm soát cảm xúc, lắng nghe của giáo viêncòn yếu thì chắc chắn sẽ không thành công Khi đó, giáo viên không nên tiếptục, thay vào dịp khác Không nên để mình rơi vào thói quen lắng nghe bằnghình thức, như vậy đã không giúp được học sinh mà còn tập dượt cho những hạtgiống vô tình, thờ ơ phát triển

2.3.2.4 Những việc giáo viên cần làm giúp học sinh biết lắng nghe tích cực

Không chỉ giáo viên biết lắng nghe tích cực, mà giáo viên còn cần luyệncho học sinh cũng biết lắng nghe giáo viên và bạn bè một cách tích cực Để học

Trang 10

sinh lắng nghe tích cực, giáo viên chủ nhiệm cần phải có lời nói gọn, rõ ràng,

dứt khoát Khi nói cần nhìn thẳng vào học sinh, dùng câu từ dễ hiểu, biết lắng

nghe học sinh nói

Đồng thời, giáo viên cần biết các lí do học sinh lắng nghe và không lắng

nghe dưới đây để có biện pháp phù hợp

Các lí do để học sinh không lắng nghe: Học sinh nghĩ rằng học sinh có

những điều hay hơn để nói; Học sinh đã có câu trả lời cho những vấn đề mà học

sinh biết sẽ xảy ra; Người nói đã làm cho học sinh không có hứng thú hay lí do

gì để nghe họ; Học sinh không thích người nói, hay không thích những gì mà

người nói đại diện, hoặc cũng có thể không thích thông điệp của người nói; Từ

những kinh nghiệm trong quá khứ, học sinh biết thông điệp được đưa ra sẽ quá

phức tạp hay quá đơn giản, có thể liên quan đến học sinh nhưng học sinh đã biết

rồi hay chẳng liên quan đến học sinh

Các lí do để học sinh lắng nghe: Học sinh yêu thích và ngưỡng mộ người

nói; Học sinh nghĩ rằng điều mà giáo viên sắp nói sẽ rất thú vị; Học sinh sợ rằng

nếu không lắng nghe sẽ bị trừng phạt; Học sinh có nhu cầu thực sự về những

thông tin sắp được chuyển tải; Học sinh có kinh nghiệm hay đã được học là

nghe tích cực sẽ giúp cải thiện mối quan hệ cá nhân và giúp đạt được mục mục

tiêu cá nhân hay mục tiêu tập thể

2.3.2.5 Lắng nghe tích cực trong các tình huống cụ thể

Trước hết, lắng nghe tích cực giải quyết vấn đề cá nhân Trình tự gồm bốn

bước giáo viên thực hiện để giúp học sinh giải quyết vấn đề của mình:

Bước 1 Phản hồi để xác nhận thông tin bằng cách nhắc lại hoặc tóm tắt

nội dung câu chuyện, cảm xúc của người nói Học sinh cần hiểu rằng giáo viên

đang lắng nghe và đang hiểu học sinh

Ví dụ: Người nói: “Em rất sợ khi phải trình bày trước lớp”.

Phản hồi: “Em thấy sợ khi phải trình bày trước lớp, khi nói trước đông người ư?”

Bước 2 Xác nhận cảm xúc làm cho người nói thấy được cảm xúc của họ

là bình thường, tự nhiên đối với con người Những học sinh nhảy cảm cần thấy

rằng các em không phải là người duy nhất có cảm xúc khó khăn như vậy

Ví dụ: “Nhiều người cũng có cảm giác như vậy” “Trước khi làm giáo

viên thầy cũng có cảm giác như vậy khi phải đứng nói trước đám đông”.

Bước 3 Khích lệ người nghe có nhiệm vụ tìm ra những điểm tốt, điểm

mạnh, những lần ứng phó khó khăn thành công trước đây của người nói để khích

lệ Học sinh cần được khích lệ để có thêm sức mạnh

Ví dụ: “Em có nhớ đã tham gia hát tốp ca lần trước không? Lần đó, em

đã rất tự tin trước đám đông người”.

Bước 4 Cùng học sinh tìm giải pháp sau khi lắng nghe và làm cho

người nói cảm thấy cảm xúc của họ là bình thường (nhiều người khác trong

hoàn cảnh đó cũng có cảm xúc tương tự) để họ có thể trở lại trạng thái bình tĩnh

Trang 11

và làm cho họ cảm thấy được khích lệ và mạnh mẽ hơn, chúng ta có thể giúp

người nói tìm ra cách giải quyết vấn đề của họ

Ví dụ: Em sẽ chuẩn bị như thế nào?

Thứ hai, lắng nghe tích cực và giải quyết những vấn đề bất hòa Bất hòa là

một phần của cuộc sống Nó có thể diễn ra ở mọi nơi Trước hết, giáo viên hay

coi bất hòa hay thậm chí là mâu thuẫn, xung đột không chỉ là vấn đề, là sự đe

dọa mà còn là cơ hội để hiểu nhau hơn, là động lực thay đổi cho thầy cô và học

sinh Vì bất hòa là điều không thể tránh khỏi nên cách tốt nhất là học một số kỹ

năng học sinh giải quyết vấn đề

Lắng nghe tích cực là một kỹ năng rất có ích cho giải quyết bất hòa Giáo

viên và học sinh đều có thể học và áp dụng phương pháp này Khi phải làm

trung gian hòa giải cho học sinh, giáo viên cần phải làm như thế nào? Có hiệu

quả không? Thường gặp khó khăn gì? Chúng ta có thể áp dụng lắng nghe tích

cực vào quá trình giải quyết bất hòa mâu thuẫn giữa hai học sinh Bản thân học

sinh cũng có thể học và áp dụng cho nhau để giải quyết bất hòa

Quy tắc giải quyết bất hòa dành cho người hòa giải:

Một, đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết bất hòa

Hai, lằng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng học sinh nói

Ba, chỉ dẫn và khuyến khích học sinh lắng nghe nhau

Bốn, khuyến khích học sinh nhắc lại những gì người xưa nói

Năm, ghi nhận một cách trân trọng khả năng của học sinh trong việc lắng

nghe và giao tiếp

Sáu, tránh thiên vị đứng về một phía

Quy tắc dành cho học sinh có bất hòa cần được giải quyết:

Một, sẵn sàng lắng nghe

Hai, sẵn lòng cùng nhau tìm kiếm giải pháp

Hãy nhớ lại các yếu tố gây rào cản khi lắng nghe tích cực Đó là: buộc tội, quở

mắng, trách cứ, xem thường, làm rối trí, cho giải pháp, phê phán, giảng giải đạo

đức Khi có bất hòa, học sinh thấy khó lắng nghe nhau Việc khuyến khích học

sinh lắng nghe, đặc biệt là việc phản hồi về mặt cảm xúc là khâu then chốt

Trong nhiều trường hợp, bất hòa được giải quyết ngay sau khi học sinh nói cho

giáo viên biết chúng đang cảm thấy như thế nào Dưới đây là trình tự bốn bước

thầy cô giáo giúp hai học sinh đang có bất hòa giải quyết vấn đề bất hòa

Bước 1 Khám phá vấn đề: Chuyện gì đã xảy ra?

Bước 2 Tìm hiểu cảm xúc: Cảm thấy thế nào?

Bước 3 Đề ra giải pháp và lựa chọn giải pháp: Muốn gì? Muốn như thế nào?

Bước 4 Cam kết thực hiện.

Đối với cả hai học sinh: “Các em có cam kết sẽ cố gắng cư xử theo cách

mà cả hai đã đồng ý không?”

Nếu cả hai nói “có”, hãy khen ngợi và khích lệ học sinh đã lắng nghe

nhau một cách tích cực và đã đưa ra giải pháp thỏa mãn cả hai bên Nếu một

trong hai học sinh nói “không”, hãy yêu cầu mỗi học sinh suy nghĩ tiếp về việc

Trang 12

mà học sinh này muốn cả hai cùng làm để giải quyết vấn đề Đề nghị các em suy

nghĩ về những giải pháp có thể có cho tới khi cả hai đồng ý rằng họ đã chọn

được một giải pháp phù hợp, thỏa mãn cả hai bên và họ có thể thực hiện giải

pháp này

Trong trường hợp hai học sinh đang tức giận thì người hòa giải phải giúp

hai học sinh bình tĩnh trở lại trước khi bắt đầu Khi đang “nóng”, lại có người

lớn sẵn sàng nghe nên học sinh thường tranh nhau nói và có xu hướng chỉ nhìn

vấn đề theo quan điểm của mình Nếu vậy, giáo viên sẽ phải thiết lập một quy

tắc (từng người nói một, lắng nghe người kia nói ) trước khi bắt đầu bước 1

(khám phá vấn đề)

2.3.3 Áp dụng kỹ năng cảm thông, chia sẻ

2.3.3.1 Nghệ thuật khen chê học sinh (Nguyên tắc khen - chê).

Trong các buổi sinh hoạt lớp hiện nay, thầy cô thường chê học trò nhiều

hơn là khen ngợi “Thầy cô tiết kiệm lời khen, phung phí lời chê” Về nguyên

tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen Thầy

cô biết khen – chê đúng mực sẽ khiến cho học trò hứng thú trong học tập

2.3.3.2 Một vài quy tắc khen ngợi.

Thứ nhất, khen ngợi cụ thể, chúng có thể xác định được điều này là đúng

Ví dụ: “Em đã giúp bạn Thành khi bạn ấy thực sự cần em Em đúng là một

người bạn tốt” hoặc “Ô, nhóm này biết cách cộng tác tốt ghê!” Khen ngợi cụ

thể không nhất thiết phải là tán dương, ca tụng Tác động tích cực có thể chuyển

tải chỉ cần qua thái độ và giọng nói của người lớn, ngôn từ chỉ có tác dụng mô tả

thêm

Khen ngợi cụ thể có tác động tuyệt vời ở chỗ, nó có thể chỉ ra những điều

quan trọng nhất trong việc hoàn thành tốt một công việc Ví dụ: “Em đã nhớ

được công thức phức tạp và quan trọng đó rồi!” hoặc “Thầy thích cách em trình

bày tờ báo tập san của lớp” Khen ngợi cụ thể được sử dụng để giúp học sinh

phát huy năng lực của mình Khi một bạn học sinh hỏi bạn điều gì đó có tốt hay

không, và bạn biết em đó đã nhận được lời khen cụ thể - vì thế học sinh biết

được những thông số then chốt, quan trọng trong công việc ấy – Hãy nhìn em đó

và mỉm cười, ngầm nói rằng điều đó là tốt và nói: “Em hãy cho thầy biết những

cái hay cái tốt của việc đó đi”.

Thứ hai, khen ngợi cụ thể và gọi tên các phẩm chất Những lời khen ngợi

đó có thể là: “Thầy thích cách em vừa giúp đỡ bạn A Em đã mang lại cho bạn

ấy niềm hạnh phúc”, “Em đã không đánh bạn khi bị bạn chế nhạo Em vẫn giữ

được lòng tự trọng và mạnh mẽ Thật tốt cho em!” Hoặc “Thầy đánh giá cao sự

tự nguyện giúp đỡ của em Em rất có tinh thần hợp tác”.

Học sinh thường nhớ đến những phẩm chất nào mà giáo viên nói rằng

chúng có Sự công nhận của giáo viên đối với những phẩm chất của chúng có

thể là rất quan trọng Nó có thể mở ra cơ hội cho những ai cảm thấy thất vọng về

mình thay đổi quan điểm của mình từ tiêu cực sang tích cực Biết được những

Ngày đăng: 10/07/2020, 11:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w