1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thực trạng một số giải pháp góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ với sự hiểu biết của giảng viên

27 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 719,58 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG & MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ VỚI SỰ HIỂU BIẾT CỦA GIẢNG VIÊN I.. Ví dụ, một cơ sở giáo dục có cơ sở vậtch

Trang 1

THỰC TRẠNG & MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

VỚI SỰ HIỂU BIẾT CỦA GIẢNG VIÊN

I HIỂU BIẾT VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

1 Khái niệm về chất lượng giáo dục đại học

Khó có thể đưa ra được một định nghĩa về chất lượng trong giáo dục đại học mà tất cảmọi người đều thừa nhận Các tổ chức, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng tìm ra nhữngcách tiếp cận phổ biến nhất Cơ sở của các cách tiếp cận này xem chất lượng là một kháiniệm mang tính tương đối, động, đa chiều và với những người ở các cương vị khác nhau

Ví dụ, đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên thì ưu tiên của khái niệm chất lượng phải là

ở quá trình đào tạo, là chương trình đào tạo, là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quátrình giảng dạy và học tập Còn đối với những người sử dụng lao động, quan niệm vềchất lượng của họ lại ở đầu ra, tức là ở trình độ, năng lực và kiến thức, kỹ năng, thái độcủa sinh viên khi ra trường v.v

Do vậy không thể nói tới chất lượng như một khái niệm nhất thể, chất lượng cần đượcxác định kèm theo với mục tiêu hay ý nghĩa của nó Ở khía cạnh này, một trường đại học

có thể có chất lượng cao ở một lĩnh vực, một ngành nào đó nhưng ở một lĩnh vực khác,ngành khác lại có thể có chất lượng thấp hơn Ví dụ, một cơ sở giáo dục có cơ sở vậtchất, trang thiết bị được đầu tư mới, hiện đại, nhưng nếu đội ngũ không đạt chuẩn, hoặcchương trình đào tạo nặng lý thuyết, thiếu thực tiễn; hoặc chất lượng đầu vào của sinhviên thấp… thì sinh viên khi ra trường sẽ không đáp ứng được yêu cầu của Doanhnghiệp Ví dụ khác, trong cùng một cơ sở đào tạo, có thể chất lượng đào tạo ở nhómngành kinh tế - xã hội là rất tốt, nhưng hoàn toàn có thể chưa tốt khi đào tạo sinh viênnhóm ngành kỹ thuật – công nghệ Bởi, không đủ trang thiết bị máy móc phục vụ thựchành – thực tập, hoặc do đội ngũ thiếu năng lực và kiến thức thực tiễn…

Điều này đặt ra một yêu cầu phải xây dựng một hệ thống rõ ràng, mạch lạc các tiêuchí với những chỉ số được lượng hoá, nêu rõ các phương thức đảm bảo chất lượng vàquản lý chất lượng sẽ được sử dụng trong và ngoài giáo dục đại học với xu hướng tiếpcận dần với chuẩn của khu vực và thế giới nhằm đưa giáo dục đại học Việt Nam hoà nhậpvới giáo dục đại học thế giới, đặc biệt là hội nhập khu vực ASEAN vào năm 2015 Chấtlượng có thể được xem như là sự vượt trội (exceptional), sự tuyệt hảo (perfectional), sự

Trang 2

phù hợp với mục tiêu (fitness for purpose), có giá trị được thể hiện bằng tiền (value formoney) và có thể chuyển đổi (transformative).

“Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” là một định nghĩa phù hợp nhất đối với giáo

dục đại học của chúng ta nói chung và đối với từng ngành đào tạo nói riêng Mục tiêutrong định nghĩa này được hiểu theo nghĩa rộng và do từng trường đại học xác định Đảmbảo chất lượng là mô hình quản lý chất lượng giáo dục đại học phù hợp với điều kiện củanước ta hiện nay Đảm bảo chất lượng là những quan điểm, chủ trương, chính sách, mụctiêu, hành động, công cụ, quy trình và thủ tục, mà thông qua sự hiện diện và sử dụngchúng có thể đảm bảo rằng các mục tiêu đã đề ra đang được thực hiện, các chuẩn mựchọc thuật phù hợp đang được duy trì và không ngừng nâng cao ở cấp trường và ở chươngtrình đào tạo của nhà trường

2 Hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam

Việt Nam không có cơ quan độc lập về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục Ởcấp quốc gia có Cục khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đàotạo; ở cấp cơ sở đào tạo cũng có các trung tâm, phòng, ban chức năng phụ trách công tácđảm bảo, quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục

Hình 1: Hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam

2.1 Cục khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục

- Chức năng (theo QĐ 2439/QĐ-BGDĐT 16/6/2010) gồm: Giúp Bộ trưởng thựchiện chức năng quản lý nhà nước về công tác khảo thí và KĐCLGD trong phạm vi

cả nước; thực hiện các dịch vụ công về khảo thí, KĐCLGD và công nhận vănbằng

Trang 3

- Có 9 nhiệm vụ Trong đó, quan trọng và ảnh hưởng nhiều nhất đến các cơ sở giáodục (Trường ĐH – CĐ) là: Ban hành hệ thống văn bản và hướng dẫn thực hiệncông tác quản lý, kiểm định chất lượng; thực hiện thẩm định mở ngành đào tạo;quản lý phôi văn bằng; thẩm định chương trình liên kết…

- Cục KTKĐCLGD có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tạiKho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật

- Là thành viên chính thức của Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượnggiáo dục đại học (INQAAHE); Mạng lưới chất lượng Châu Á - Thái BìnhDương (APQN); Mạng lưới đảm bảo chất lượng Đông Nam Á (AQAN)

- Các đơn vị trực thuộc: Văn phòng; Phòng Kế hoạch – Tài chính; Phòng Khảo thí;Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thườngxuyên; Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp;Phòng Quản lý thi tuyển sinh và công nhận văn bằng; Trung tâm đánh giá chấtlượng giáo dục

2.2 Đơn vị chức năng tại các trường ĐH - CĐ

2.2.1 Đại học Quốc gia TP.HCM:

Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo: Thành lập năm 1999; thực hiện

các nhiệm vụ đảm bảo, đánh giá chất lượng, khảo thí; đại diện Đại học Quốc giaTP.HCM tham gia vào tổ chức AUN (ASEAN University Network) trong công tác đảmbảo chất lượng giáo dục của các trường đại học trong mạng lưới các trường đại học ĐôngNam Á và các tổ chức khác

Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục:do Bộ trưởng Bộ Giáo và Đào tạo thành

lập theo Quyết định số 5570/QĐ-BGDĐT, ngày 22 tháng 11 năm 2013 Đây là 1 trong 10

sự kiện nổi bật của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2013 (Theo báo cáo thường niên năm2013) Trung tâm có chức năng: Tổ chức các hoạt động đánh giá và công nhận các cơ sởgiáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, ngoại trừ các cơ sởgiáo dục và các chương trình đào tạo thuộc quyền quản lý của ĐHQG-HCM; Tư vấn chocác cơ sở giáo dục thực hiện cải tiến chất lượng sau khi được kiểm định chất lượng giáodục; Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực đảm bảo vàkiểm định chất lượng giáo dục

2.2.2 Các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM:

- Trường ĐH Bách Khoa: Ban Đảm bảo chất lượng

- Trường ĐH Khoa học tự nhiên: Ban Đảm bảo chất lượng và hạ tầng thông tin

- Trường Khoa học xã hội & Nhân văn: Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng

Trang 4

- Trường Đại học Quốc tế: Trung tâm Quản lý chất lượng

- Trường ĐH Công nghệ thông tin: Phòng Thanh tra - Pháp chế - Đảm bảo chấtlượng

- Trường ĐH Kinh tế - Luật: Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

- Khoa Y: Là đơn vị mới thành lập, với quy mô gần 400 SV Hiện chưa có đơn vịchức năng độc lập thực hiện công tác đảm bảo chất lượng

2.2.3 Các trường ĐH – CĐ:

Qua tham khảo thông tin từ một số trường ĐH – CĐ tại TP.HCM và các trường tại địaphương, chưa bàn đến hiệu quả hoạt động nhưng hầu như tất cả các trường đều có bộphận chuyên trách mảng đảm bảo chất lượng

3 Mô hình đảm bảo chất lượng AUN-QA

3.1 Tìm hiểu về AUN-QA (Asean University Network – Quality Assurance)

3.1.1 AUN-QA là gì?

AUN - Asean University Network là mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á,

và Việt Nam gia nhập mạng lưới này từ năm 1999 Ban đầu có 2 trường Đại học Quốcgia, và gần đây là Đại học Cần Thơ Hiện nay có 30 trường thuộc 10 quốc gia tham AUN-QA - Asean University Network – Quality Assurance là tiêu chuẩn đánh giácấp khu vực Đông Nam Á

3.1.2 Lý do chọn AUN-QA?

Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam còn nhiều yếu kém so với nhiều nước trong khuvực và trên thế giới thì việc vận dụng mô hình QA của các nền giáo dục phát triển để cảithiện chất lượng giáo dục đại học và hội nhập là yêu cầu tất yếu Trong bối cảnh đó, môhình AUN-QA là sự lựa chọn phù hợp, bởi:

- AUN-QA có liên kết với hệ thống đảm bảo chất lượng khu vực và thế giới, do đó

có thể áp dụng vào trường đại học Việt Nam và ASEAN

- AUN-QA được thiết kế rõ ràng, cụ thể, gần gũi với cách thức quản lý giáo dục đạihọc Việt Nam Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam cũng cần phải có một số cải cách đểnâng cao chất lượng giáo dục và khả năng hội nhập

- AUN-QA được xây dựng bởi AUN, trong đó có những trường đại học lớn, uy tíntrong khu vực Với thực trạng Việt Nam hiện nay, AUN-QA là vừa sức để giáodục đại học Việt Nam phấn đấu, từng bước khẳng định uy tín và hội nhập tầm khuvực và quốc tế

3.1.3 Mô hình AUN-QA

Trang 5

Hình 2: Mô hình AUN-QA cho giáo dục đại học

Hình 3: Mô hình AUN-QA cấp trường

Hình 4: Mô hình AUN-QA cấp trường

Trang 6

3.1.4 Các chương trình được đánh giá bởi AUN-QA:

- Tính đến ngày 15/11/2013 có 53 chương trình của các trường đại học trong ASEANđược đánh giá bởi AUN Trong đó, Việt Nam có 14 chương trình

- Đại học Quốc gia TP.HCM chiếm 10/14 chương trình được AUN-QA đánh giá tại ViệtNam Trong đó có 08/10 chương trình thuộc các ngành kỹ thuật – công nghệ Gồm: (1) Ngành Công nghệ thông tin thuộc Trường ĐH Khoa học tự nhiên (năm 2009);

(2) Ngành Công nghệ thông tin thuộc Trường ĐH Quốc tế (năm 2009);

(3) Ngành Điện – Điện tử thuộc Trường ĐH Bách Khoa (năm 2009);

(4) Ngành Công nghệ sinh học thuộc Trường ĐH Quốc tế (năm 2011);

(5) Ngành Cơ khí chế tạo thuộc Trường ĐH Bách Khoa (năm 2011);

(6) Ngành Kỹ thuật xây dựng thuộc Trường ĐH Bách Khoa (năm 2013);

(7) Ngành Kỹ thuật Hóa học thuộc Trường ĐH Bách Khoa (năm 2013);

(8) Ngành Điện tử viễn thông thuộc Trường ĐH Quốc tế (năm 2013)

3.2 Kiểm định chất lượng ngành kỹ thuật – công nghệ theo tiêu chuẩn ABET

3.2.1 ABET là gì?

- ABET – Accreditation Board Engineering Technology là Hội đồng kiểm định Kỹthuật – Công nghệ (Mỹ), là một trong những tổ chức có chuẩn kiểm định chấtlượng khối ngành kỹ thuật – công nghệ có uy tín trên thế giới

- Hiện nay ABET đã cấp chứng chỉ cho khoảng 3000 chương trình đào tạo của hơn

600 trường đại học ở Mỹ và các quốc gia

- Điểm nổi bật của ABET là xem người học là trung tâm với các yêu cầu thể hiệnkiến thức, kỹ năng, thái độ của người học sau tốt nghiệp

- Quan điểm của ABET là đánh giá sự thành công của một chương trình dựa trênkết quả đạt được của người học chứ không tập trung vào nội dung của giảng viêngiảng dạy trên lớp

3.2.2 Bộ tiêu chuẩn ABET: Bộ tiêu chuẩn ABET gồm có 8 tiêu chuẩn:

- Sinh viên (Student);

- Mục tiêu của chương trình đào tạo (Program education objectives);

- Chuẩn đầu ra (Student outcomes);

- Sự cải tiến liên tục (Continuous improvement);

- Chương trình đào tạo (Curriculum);

- Đội ngũ giảng viên (Faculty);

Trang 7

- Cơ sở vật chất (Facilities);

- Sự hỗ trợ của cơ sở đảo tạo (Institutional support)

3.2.3 Kiểm định chương trình đào tạo kỹ thuật – công nghệ theo ABET

- Tháng 11/2013, Đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện kiểm định 02 chương trìnhđào tạo thuộc Khoa Khoa học & Kỹ thuật Máy tính của Trường ĐH Bách Khoa(ngành Kỹ thuật máy tính và ngành Khoa học máy tính)

- Tháng 9/2014, 02 chương trình này đã chính thức được chứng nhận theo chuẩnABET – là chương trình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay

II HIỂU BIẾT VỀ CƠ CẤU ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC

Trong thời đại của kinh tế tri thức, bất kỳ một quốc gia nào, để có thể đi tắt, đónđầu nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nguồn nhân lực chấtlượng cao luôn giữ vai trò quyết định Để thực hiện được mục tiêu đưa Việt Nam đếnnăm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì cần huy động và

sử dụng một đội ngũ nhân lực đủ vê số lượng đảm bảo về chất lượng Trong đó chấtlượng nguồn nhân lực được coi là nhân tố then chốt quyết định sự thành công

1 Tình hình đầu tư, phát triển và nhu cầu tuyển dụng nhân sự của Doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ

Tháng 10.2013, Mercer và Talentnet, hai công ty hàng đầu thế giới về tư vấn nhân

sự đã công bố báo cáo khảo sát lương tại Việt Nam năm 2013 Bảng khảo sát từ 418doanh nghiệp cho thấy việc đầu tư vào công nghệ bắt đầu quay trở lại mạnh mẽ Năm

2013 là năm đầu tiên các công ty trong lĩnh vực công nghệ tham gia khảo sát đông đảonhất Điều đó chứng tỏ các công ty có sự chuyển hướng đầu tư và tập trung về nhân sựcủa lĩnh vực này bên cạnh việc mở rộng kinh doanh trong những năm gần đây

Số liệu từ các khu chế xuất, khu công nghiệp cũng cho thấy nhu cầu nhân lực cácngành khối kỹ thuật, công nghệ đang gia tăng nhanh chóng

Từ nay đến năm 2020 các tỉnh phía nam sẽ cần hơn 1 triệu lao động nên việc làmrất nhiều và trải đều cho tất cả các nhóm ngành Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là kỹthuật, công nghệ 35% (mỗi năm cần khoảng 270.000 lao động)

1.1 Ví dụ về lĩnh vực công nghệ thông tin

Theo thống kê mới nhất của trung tâm qua hơn 1.200 doanh nghiệp, trong tháng1.2014, ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất là công nghệ thông tin (CNTT) với 13,28%

Trang 8

So với năm 2013, nhu cầu tuyển dụng ngành này tăng đến 54,69% Trang web tuyểndụng trực tuyến Vietnamworks vừa công bố Báo cáo chỉ số nhân lực trực tuyến Theo đó,nguồn cung - cầu nhân lực trực tuyến của ngành CNTT vẫn giữ vị trí dẫn đầu so với cácngành nghề khác trong Quý I/2013.

Khảo sát về xu hướng nhu cầu nhân lực của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực

và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) tại 27.000 doanh nghiệp trên địa bànthành phố trong các năm 2010-2012, ngành CNTT có nhu cầu nhân lực lớn nhất, chiếmkhoảng 7,75% tổng nhu cầu nhân lực hàng năm của thành phố, trong đó nhu cầu ngànhlập trình di động chiếm một phần rất lớn nhưng rất khó tìm được lao động đáp ứng đủyêu cầu của nhà tuyển dụng Dự báo của Falmi cũng cho thấy, ngành CNTT sẽ chiếmkhoảng 6% tổng nhu cầu nhân lực của thành phố trong giai đoạn 2012-2015 với khoảng18.000-20.000 cơ hội việc làm mỗi năm, riêng nhân lực giỏi chuyên ngành lập trình diđộng cần khoảng 1.000-1.500 người/năm

Tại thành phố Hồ Chí Minh, doanh thu từ công nghiệp công nghệ thông tinnăm 2012 ước đạt 86.000 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2011 (52.670 tỷ đồng) Sốdoanh nghiệp hoạt động chuyên ngành công nghệ thông tin đến hết năm 2012 ướctính khoảng 1.930 doanh nghiệp Số doanh nghiệp nước ngoài đăng ký mới trong năm

2012 là 42 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng 3,2 triệu USD, nâng tổng sốdoanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động là 166 doanh nghiệp với tổng vốn đăng kýkhoảng 1,13 tỷ USD

Theo báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu “Dự báo nguồn nhân lực CNTT tại thànhphố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020” của Tiến sĩ Cao Hào Thi thì với tốc độ tăngtrưởng 11%/năm thì đến năm 2015, nhu cầu nhân lực CNTT lên đến 56.518 người, đếnnăm 2020 là 67.324 người

1.2 Nhu cầu về nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao:

Khi các khu công nghệ cao bắt đầu xuất hiện thì các vấn đề về nguồn nhân lực đểđáp ứng nhu cầu của các ngành công nghệ cao được nhiều người quan tâm hơn Thực tế,bất chấp việc có nhiều trung tâm đào tạo về công nghệ cao xuất hiện hay các trường caođẳng, đại học chú trọng đào tạo hơn thì nhân lực cho các ngành này vẫn còn rất thiếu, còn

xa mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Theo dự kiến đào tạo nhân lực cho các ngành công nghệ cao, đến năm 2020, cáctrường đại học cần tuyển 30.000 sinh viên công nghệ thông tin, 25.000 sinh viên côngnghệ sinh học, 25.000 sinh viên công nghệ tự động hóa và 25.000 sinh viên công nghệvật liệu Và đào tạo được 28.000 người trình độ sau đại học về các lĩnh vực này

Trang 9

Các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn khituyển dụng đội ngũ nhân sự tại địa phương, số lượng và chất lượng đều chưa thể đáp ứngđược các đòi hỏi cao của các ngành này, mặc dù hàng năm có khá nhiều kỹ sư ra trườngnhưng số sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu công việc là chỉ khoảng 10% Tìnhtrạng chảy máu tài năng cũng khá phổ biến khi có khá nhiều sinh viên sau khi du họchoặc tốt nghiệp cũng thường ở lại hay tìm tới môi trường nước ngoài để phát triển vànâng cao khả năng hơn là trở về và ở lại nước.

2 Cơ cấu đào tạo nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ trong hệ thống giáo dục Việt Nam

2.1 Vài nét về hệ thống giáo dục Việt Nam:

- Hệ thống giáo dục đại học phát triển trên phạm vị cả nước Có 02 Đại học Quốcgia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các Đại học vùng (Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Thái

Nguyên), các trường ĐH – CĐ trên khắp các Tỉnh – Thành Theo tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh 2014”, cả nước có 471 trường ĐH – CĐ Trong đó có

346 trường đại học và 125 trường cao đẳng Các trường ĐH – CĐ đa dạng hóa về

mô hình sở hữu

- Quy mô đào tạo tăng lên hàng năm Tuy nhiên một số trường đại học lớn, có uy tínthì hầu như quy mô ổn định Ví dụ tại Đại học Quốc gia TP.HCM: Năm học 2013– 2014 có 57.232 sinh viên, tăng 7% so với năm học 2009 - 2010 (Nguồn:www.vnuhcm.edu.vn) Một số trường đào tạo có uy tín về kỹ thuật – công nghệhầu như điều chỉnh tăng chỉ tiêu, ví dụ như Trường ĐH Bách Khoa: Chỉ tiêu tuyểnsinh là 3.950 trong 3 năm gần đây (Nguồn: www.hcmut.edu.vn)

- Năm 2013 trên địa bàn Thành phố có 54 trường Đại học, 25 trường Cao đẳngchuyên nghiệp, 10 trường Cao đẳng nghề, 39 trường Trung cấp chuyên nghiệp(ngoài ra các trường ĐH và CĐ cũng có đào tạo hệ Trung cấp ), 23 trường Trungcấp nghề (bên cạnh đó các trường CĐ nghề cũng có đào tạo hệ Trung cấp) Tốc độtăng trưởng bình quân khoảng 3,5%/năm Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 là204.753 sinh viên – học sinh

2.2 Về cơ cấu đào tạo nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ:

Khi quy mô đào tạo tăng lên hàng năm thì hầu như quy mô đào tạo nhóm ngành

kỹ thuật – công nghệ gần như tăng không đáng kể Trong thời gian vừa qua, có rất nhiềutrường được thành lập mới; nhiều ngành mới được cho phép đào tạo; chỉ tiêu tuyển sinhcủa các trường được điều chỉnh tăng hằng năm… nhưng chủ yếu tăng ở nhóm ngành kinh

tế - tài chính, quản trị kinh doanh…

Trang 10

- Cũng theo thống kê từ quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh 2014” đối với

các trường ĐH – CĐ trên địa bàn TP.HCM:

+ Có 54 trường Đại học, 25 trường Cao đẳng chuyên nghiệp, 10 trường Cao đẳngnghề, 39 trường Trung cấp chuyên nghiệp (ngoài ra các trường ĐH và CĐ cũng có đàotạo hệ Trung cấp ), 23 trường Trung cấp nghề (bên cạnh đó các trường CĐ nghề cũng cóđào tạo hệ Trung cấp) Tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3,5%/năm

+ Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2014 là khoảng 205.000 Trong đó tổng chỉ tiêucho nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ ước tính khoảng 61.000, chiếm tỉ lệ khoảng 30%

+ Đại học Quốc gia TP.HCM: Chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành kỹ thuật – công

nghệ ước tính khoảng 6.900 trên tổng số 12.650 chỉ tiêu, chiếm tỉ lệ 54%

+ Đại học Đà Nẵng: Chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ ước

tính khoảng 6.050 trên tổng số 12.050 chỉ tiêu, chiếm tỉ lệ 50%

+ Đại học Cần Thơ: Chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ ước

tính khoảng 2.370 trên tổng số 8500 chỉ tiêu, chiếm tỉ lệ 28%

+ Một số trường đại học địa phương, tỉ lệ chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành kỹ thuật– công nghệ là rất nhỏ Ví dụ như ĐH Đồng Tháp, ĐH Phú Yên, ĐH Trà Vinh…

III THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

Như đã trình bày ở phần I, vấn đề đảm bảo và quản lý chất lượng giáo dục gồm rấtnhiều yếu tố Trong khuôn khổ bài tập này, ở góc độ là giảng viên, cùng với những hạnchế về không gian và thời gian của các thành viên trong nhóm, nhóm thực hiện chỉ đềcập đến vài yếu tố cơ bản, gần gũi mà giảng viên có thể hiểu biết được

Với khái niệm “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”, đối chiếu với quan điểm

đánh giá của một số tiêu chuẩn như AUN-QA, ABET thì mục tiêu trong đào tạo là nhằmtạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động và

xã hội

Đặc biệt, trong đào tạo nhân lực nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ, vấn đề chấtlượng, vấn đề đáp ứng nhu cầu xã hội đơn giản có thể hiểu là khả năng tiếp cận, nghiêncứu và vận dụng kiến thức – kỹ năng – kỹ xảo để giải quyết bài toán thực tiễn Và nhưvậy, ngoài kiến thức lý thuyết, sinh viên phải được tiếp cận nhiều và thường xuyên với

Trang 11

trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại thực tế; đội ngũ giảng viên cũng phải am hiểu

và có kiến thức thực tiễn; cơ sở vật chất phục vụ thực hành – thực tập cần phải đảm bảo;chương trình đào tạo tiên tiến và thường xuyên được cập nhật…

Nhóm xin trình bày một số hiểu biết thực trạng các vấn đề về đội ngũ, về chươngtrình đào tạo, về cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực nhóm ngành kỹthuật – công nghệ Trên cơ sở phân tích SWOT, nhóm xin đưa ra một số giải pháp

1 Về đội ngũ giảng viên:

1.1 Vai trò của giảng viên trong đảm bảo chất lượng đào tạo

Trong môi trường sư phạm bậc ĐH – CĐ, vai trò của giảng viên vừa truyền đạt kiếnthức, vừa là người hướng dẫn, định hướng cho sinh viên học tập và nghiên cứu Đối vớimột giảng viên, việc đầu tiên và quan trọng phải làm là luôn nắm vững kiến thức nền tảng

cơ bản, cập nhật kiến thức thực tiễn, rèn luyện khả năng sư phạm… Có thể nói rằng, đểnâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, rõ ràng cần phải

có sự gắn kết cùng với trách nhiệm của đội ngũ giảng viên trong công tác giáo dục Dovậy, để thay đổi được chất lượng giáo dục đào tạo thì trước hết người giảng viên phảithay đổi trước (thay đổi năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy và tư duy đàotạo)

Giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục Việc phát triển đội ngũ giảng

viên là một trong những nhân tố bức bách quyết định việc nâng cao chất lượng dạy vàhọc và phát triển hệ thống giáo dục đại học ở Việt nam hiện nay

1.2 Thực trạng:

1.2.1 Mặt mạnh

- Đội ngũ GV trong trường đại học ngày một nâng cao cả về số lượng và năng lựcchuyên môn Kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt độngthực tiễn từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành côngcủa sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua Đội ngũ giảng viên đạihọc đã trưởng thành nhanh chóng, trong đó có một số cán bộ xuất sắc, đạt trình độquốc tế

Tính đến năm học 2013 - 2014, số giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng

là 91.633 người, tăng 3.951 người so với năm học 2012 - 2013 Trong đó, số giảngviên có học hàm giáo sư là 517 người, phó giáo sư là 2.966 người, tiến sĩ là 9.562người Tính đến tháng 6/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tuyển và cử đi học ởnước ngoài được 1.013 giảng viên bằng nguồn ngân sách Nhà nước thông qua các

Đề án Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách

Trang 12

nhà nước, Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, caođẳng giai đoạn 2010-2020

- Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của người GV ngày càng vững vàng, trungthành với sự nghiệp cách mạng, bên cạnh đó là lực lượng GV trẻ, là những người

có hoài bão, ước mơ, nhiệt huyết

- Trình độ ngoại ngữ, tin học lý luận chính trị không ngừng được bồi dưỡng nângcao

- Các quan điểm chính sách: công tác xây dựng đội ngũ GV trong 20 năm đổi mới

đã có những chuyển biến quan trọng về nhận thức, quan điểm tư tưởng, được thểhiện trong cơ chế, chính sách, pháp luật từ khâu tuyển dụng, đào tạo và quản lý,từng bước đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Chất lượng giáo dục đại học ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sở giáo dục đại học cónhững chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.Đội ngũ giảng viên có trình độ đại học và trên đại học mà tuyệt đại đa số được đàotạo tại các cơ sở giáo dục trong nước đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổimới và xây dựng đất nước

1.2.2 Hạn chế

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục bậc đại học lại không tương xứng với sự pháttriển về quy mô đào tạo: sinh viên ra trường không có khả năng làm việc được ngay,yếu về chuyên môn, thiếu kỹ năng sống và các trường đại học của Việt Nam cũngchưa bao giờ được xếp hạng cao trong hệ thống giáo dục toàn cầu Có nhiều nguyênnhân dẫn đến chất lượng giáo dục Việt Nam còn yếu kém, và một trong những nguyênnhân đó là do đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng:

- Về số lượng, đội ngũ giảng viên đại học đã tăng gấp 4,5 lần, từ 20.212 người vào

năm 1987 lên 91.633 người vào năm 2013 Mặc dù vậy, so với sự phát triển mạnh

mẽ của của các trường đại học, cao đẳng (gấp 4,1 lần) cũng như sự gia tăng nhanhchóng quy mô đào tạo (gấp 13 lần) trong những năm qua thì số lượng đội ngũgiảng viên đại học hiện chưa đáp ứng được yêu cầu Tỉ lệ sinh viên/giảng viên(SV/GV) của cả nước còn ở mức quá cao so với quy định: trung bình là 28 SV/GVvào năm học 2008-2009; tỉ lệ này tại một số cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) cònlên tới trên 40 SV/GV, cao hơn nhiều so với quy định hiện hành

Qua rà soát các trường đại học năm 2013 cho thấy, nhiều trường có tỷ lệ sinh viên/giảng viên (SV/GV) vượt quá quy định (quy định là 25 SV/GV) Trong đó, 45trường có từ 30 - 50 SV/GV, 9 trường có trên 50 SV/GV Đặc biệt, tỷ lệ sinh SV/

Trang 13

GV tính theo ngành đào tạo còn có biến động rất lớn Trong 3.575 ngành ĐH-CĐđược khảo sát, trên 500 ngành có số sinh viên vượt quá 30 SV/GV quy đổi, trong

đó gần 100 ngành có tỷ lệ SV/GV lên tới trên 100 (chủ yếu tập trung ở khối ngànhkinh tế - quản lý, luật và giáo dục)…

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, thực tế hiện nay là hệ thống GDĐH đã

bị quá tải, trong khi hệ thống dạy nghề khó tuyển người học; phân luồng khó thựchiện Sinh viên có xu hướng chọn những ngành nghề nhẹ nhàng như kinh tế, quảntrị, tài chính, ngân hàng Trong khi các ngành khoa học, công nghệ khó tuyểnđược thí sinh có chất lượng Điều này ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn nhân lực cầnthiết cho sự nghiệp phát triển của đất nước Đặc biệt, suất đầu tư trên đầu sinh viêncòn rất khiêm tốn so với một số nước trong khu vực

- Về chất lượng, tỉ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm chưa tới 50% tổng

số GVĐH, trong đó trình độ tiến sĩ chiếm 10,16% (giảm so với thời điểm năm1997) và chỉ có 3,74% giảng viên có chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư Con số nàycòn quá thấp so với mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra là đến năm 2020phải đạt ít nhất 35% giảng viên có trình độ tiến sĩ

+ Tình trạng người chỉ có trình độ đại học dạy đại học đang còn phổ biến trong cáctrường đại học của ta Ở các nước tiên tiến trên thế giới và ở nhiều đại học trongkhu vực, phần lớn giảng viên đại học có trình độ trên đại học Đội ngũ giảng viênđại học của họ không những hơn ta về chất lượng mà còn nhiều gấp đôi, gấp ba ta

về số lượng, trên cùng số đầu sinh viên

+ Ở ta còn một tình hình đã ở trên mức báo động là tuổi của giáo viên quá cao.Hầu hết các giáo sư đã sắp đến tuổi nghỉ hưu Số giảng viên đại học ở tuổi dưới 35chỉ chiếm vài phần trăm Với tình hình này chỉ trong vòng 10 năm nữa, các trườngđại học của ta sẽ thực sự bị khủng hoảng về đội ngũ giảng dạy Đội ngũ giảngviên có trình độ cao, đặc biệt là các Phó Giáo sư, Giáo sư có độ tuổi trung bìnhkhá cao, phân bố tập trung chủ yếu ở một số trường đại học lớn tại các Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh

+ Chất lượng đội ngũ giảng viên được thể hiện chủ yếu qua chất lượng hoạtđộng giảng dạy và chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên Do việcphát triển quá nhanh về quy mô đào tạo dẫn đến tình trạng quá tải giờ dạy diễn

ra liên tục trong thời gian dài khiến cho giảng viên không còn thời gian dànhcho học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, không cập nhật đượcmột cách thường xuyên Ngoài ra, phương pháp giảng dạy của một bộ phận

Ngày đăng: 30/04/2017, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w