1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG HỌC TẬP VÀ GIAO TIẾP

21 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 79 KB

Nội dung

Ví dụ, anh có thể học ngoại ngữ đến trình độ C có thểnghe, nói, đọc, viết khá tốt trong môi trường giao tiếp thông thườngnhưng nếu anh không sử dụng nó thường xuyên thì một thời gian sau

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG HỌC

Trang 2

Vốn từ tồn tại bao hàm cả 3 thành tố: vỏ âm thanh, ký tự và ý nghĩacủa nó Ví dụ: khi diễn đạt một sự vật có ý nghĩa là vật dùng để viết, vỏ âmthanh của nó là /cái bút/ chứ không phải là /cái bít/ Nếu nói /cái bít/, viết

“cái bít”, người nghe, người đọc không hiểu nó là cái gì!

Muốn có vốn từ phong phú, phải tích cực hóa vốn từ, nghĩa là phảihuy động, sử dụng nó một cách tích cực nhất trong các hoạt động giaotiếp Vốn từ được trang bị mà không được huy động thường xuyên thì gọi

là vốn từ tiềm năng Ví dụ, anh có thể học ngoại ngữ đến trình độ C (có thểnghe, nói, đọc, viết) khá tốt trong môi trường giao tiếp thông thườngnhưng nếu anh không sử dụng nó thường xuyên thì một thời gian sau, vốn

từ đã được trang bị sẽ mất dần do không được hiện thực hóa trong hoạtđộng giao tiếp

Vốn từ được hình thành ở trẻ em được thông qua 2 môi trường: môitrường học tập do nhà trường cung cấp và môi trường giao tiếp tự nhiênqua hoạt động giao tiếp vui chơi giải trí, giao tiếp ở gia đình, cộng đồng.Trẻ em người dân tộc thiểu số bị hạn chế về môi trường giao tiếp tiếngViệt vì khi vui chơi theo nhóm và ở gia đình, cộng đồng, vốn từ bằng tiếngViệt không được hiện thực hóa vì các em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ

Trang 3

Hai là tính tích cực của chủ thể sử dụng ngôn ngữ: Nếu vốn từ đượctồn tại ở trạng thái hiện thực, tức là luôn được huy động trong các hoạtđộng của tư duy và giao tiếp, nó sẽ được “tích cực hóa”; ngược lại, nó sẽ

bị “tiềm năng hóa” đến một lúc sẽ bị chết Muốn vốn từ được tích cực hóa,phải tăng cường các hoạt động giao tiếp và tư duy ở chủ thể của vốn từ.Điều đó có nghĩa là, nhà trường phải tăng cường các hoạt động giao tiếptrong học tập và vui chơi nhằm kích thích tính tích cực trong hoạt động tưduy và lời nói ở trẻ

Ba là môi trường giao tiếp:

Môi trường giao tiếp được ví như bầu không khí của hoạt động traođổi chất của cơ thể sống Không có môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ,hoặc môi trường giao tiếp hạn hẹp, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong giaotiếp và tư duy sẽ dần bị “tiềm năng hóa”

Môi trường giao tiếp được hình thành qua hai con đường: con đường

tự phát và con đường tự giác Con đường tự phát được hình thành chủ yếuqua môi trường giao tiếp ở gia đình và cộng đồng Đây là con đường hìnhthành và phát triển kỹ năng giao tiếp chủ yếu dựa trên nhu cầu giao tiếp tựnhiên của cộng đồng, nó mang tính tự phát cao nhưng lại hình thành vàphát triển bền vững do nhu cầu giao tiếp của cộng đồng

Trang 4

Ngược lại, con đường tự giác chủ yếu được thực hiện trong môitrường dạy học ở nhà trường trên cơ sở bài học được biên soạn theo chuẩn

KT – KN của mỗi lớp học, cấp học Con đường hình thành kỹ năng NN từnhà trường có lợi thế là có định hướng cụ thể, có sự can thiệp thườngxuyên của người lớn (giáo viên) nên rút ngắn được thời gian do khôngphải thử đúng/sai nhưng có mặt hạn chế là nó bị sức ép chính từ mục tiêubài học; trong khi đó, khả năng và trình độ ngôn ngữ của học sinh dân tộclại không đáp ứng được nên thường không bền vững

2 Nghị quyết 40/2002/NQ-QH của Quốc Hội khóa IX về đổi mớigiáo dục phổ thông đã khẳng định: tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông đượcđưa vào dạy học thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân Tiếng Việttrong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là một môn học vừa là công

cụ giao tiếp, học tập của học sinh Do đó, trình độ tiếng Việt (vốn từ, kiếnthức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập, giao tiếp) cóvai trò và ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn họccủa học sinh Thực tế cho thấy, học sinh người dân tộc thiểu số càng họclên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chương trình các môn học càng thấp vì

Trang 5

nhiều nguyên nhân; trong đó, sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ lànguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng trên.

Để giải quyết vấn đề chất lượng giáo dục vùng miền núi – dân tộc,ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tổ chức dạy học phùhợp thì ngôn ngữ là rào cản cần khắc phục một cách căn bản ngay từ GDtiểu học Trong đó, trọng tâm phải tập trung vào phát triển kỹ năng sửdụng tiếng Việt như là một công cụ chính thức trong môi trường học tập

và giao tiếp của các em

B Thực trạng kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh dân tộc

thiểu số

ở tiểu học:

Qua khảo sát thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh ởmột số dân tộc mang tính đại diện như nhóm dân tộc Thái, Thanh, Thổ(nhóm ảnh hướng ngôn ngữ Việt nhiều nhất); nhóm Khơ – mú, Hmông,Đan lai (nhóm ít ảnh hưởng NN Việt do môi trường sống và giao tiếp hạnchế), chúng tôi xin khái quát một số đặc điểm về thực trạng sử dụng ngônngữ tiếng Việt của trẻ em dân tộc thiểu số các huyện vùng cao Nghệ Annhư sau:

Trang 6

1 Những hạn chế về vốn từ của trẻ em người DTTS khi bắt đầu vàohọc tiểu học: Trong những năm gần đây, phần lớn trẻ em DTTS đã họcqua lớp mẫu giáo thực hiện chương trình làm quen tiếng Việt nhưng nhìnchung, vốn từ và kỹ năng nghe, nói của các em còn hết sức hạn hẹp Cụthể:

Về số lượng từ các em sử dụng được trong giao tiếp chỉ ở mức có thểnói được những lời nói đơn giản như chào cô, chào thầy, thưa cô, thưathầy, cha, mẹ, ông bà hay các sự vật gần giũ như cái bàn, cái ghế, quyểnsách, cái bút ; chỉ nghe và hiểu được những câu lệnh thường xuyên như rachơi, vào lớp, ngồi xuống, đứng lên Số lượng từ các em sử dụng chỉngang với một trẻ em miền xuôi ở khoảng 3 đến 4 tuổi Với vốn từ ít ỏinhư trên, các em thường chỉ diễn đạt một vấn đề bằng cách nói từng tiếngthay vì nói cả câu Ví dụ: GV hỏi nhà em có mấy người? Các em chỉ nóiđược “bốn”; hay GV hỏi “Em bé trong tranh đang làm gì?” các em chỉ trảlời được”vẽ”; trong khi đó, học sinh bình thường phải trả lời được “Thưa

cô (thầy), em bé trong tranh đang vẽ tranh ạ!”

Về phát âm: do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ và thổ âm nên các emDTTS phát âm sai ở hầu hết dấu thanh và phần vần; có một số vùng phát

âm sai một số âm đầu Ví dụ trẻ em dân tộc Khơ- mú thường nói các tiếng

Trang 7

có thanh /huyền, sắc, ngã, nặng/ thành thanh /không/ còn tiếng có thanh/không/ thành thanh /nặng/; Trẻ em dân tộc Thanh, Thái nói tiếng có thanh/ngã/ thành thanh /sắc/; trẻ em dân tộc Khơ mú ở Tương Dương phát âmtiếng có vần /ơn/ thành /ưn/ (trơn thành trưn), vần /anh/ thành /ăn/; ngườiThái ở Quế phong thường nói tiếng có âm đầu /vờ/ thành /bờ/ (con vịtthành con bịt), âm /đờ/ thành âm /lơ/ (đồng lúa thành lồng lúa) Lỗi phát

âm này do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ nên sẽ rất khó sửa (nếu không nói làkhông sửa được) nếu không được sửa chữa từ các lớp mầm non và lớp Một

ở tiểu học

2 Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh DTTS hạn hẹp

và không thuần nhất: Trong khi học sinh bình thường được học tập, giaotiếp trong môi trường thuần tiếng Việt thì môi trường giao tiếp của các emvùng DTTS hết sức hạn hẹp và thiếu tính tích cực Ở trường, khi học trênlớp, chủ yếu các em được nghe cô giáo giảng bài (có lúc phải dùng cả 2thứ tiếng để HS hiểu được nội dung bài dạy), được luyện đọc nhưng khônghiểu nội dung bài đọc; được luyện viết nhưng chỉ luyện để viết đúng conchữ mà không thể viết thành bài văn hoàn chỉnh được Còn khi ra chơi, các

em lại nói với nhau bằng tiếng mẹ đẻ Về với gia đình và cộng đồng, các

em lại sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn TV tạm thời bị chìmvào dạng tiềm năng Nếu học một buổi/ngày, mỗi ngày các em chỉ sử dụng

Trang 8

TV trong khoảng thời gian 3 tiếng trong môi trường học tập Môi trườnggiao tiếp bằng TV bị hạn hẹp chính là nguyên nhân, là rào cản lớn nhất của

sự hình thành kỹ năng sử dụng TV của các em DTTS

C Đề xuất một số giải pháp về tổ chức dạy học và giao tiếp nhằm

giúp học sinh DTTS phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt:

Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng và đề xuất ý tưởng thay đổitrong quá trình chỉ đạo ở một số huyện vùng cao, từ những ý tưởng banđầu, chúng tôi đã thể nghiệm thành công một số giải pháp sau đây:

1 Tạo môi trường giao tiếp thuần tiếng Việt trong các hoạt động vuichơi, giáo dục ở trường mầm non:

Trường mầm non là nơi lần đầu tiên trẻ em tiếp xúc với môi trườnghoạt động, giao tiếp có định hướng nên việc hình thành các kỹ năng banđầu trong sử dụng tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị vốntiếng và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp Một.Khi trẻ đến lớp mầm non, vốn từ tiếng Việt còn ở dạng ze-ro Cô giáo tậpcho trẻ sử dụng TV trong nghe, nói ban đầu như đứa trẻ mới tập nói ở độ

Trang 9

tuổi 1- 2 tuổi cần phải tạo ra trong trường lớp mầm non môi trường giaotiếp thuần tiếng Việt mới giúp trẻ hình thành nhanh kỹ năng sử dụng tiếngViệt trong nghe, nói.

Trường mầm non có lợi thế để giúp trẻ làm quen với tiếng Việt vìhoạt động giáo dục chủ yếu ở trường MN là vui chơi theo chủ điểm, chủđề; không bị áp lực lớn về bài học như ở trường phổ thông Tuy nhiên, khókhăn của GDMN là làm thế nào để xây dựng được môi trường giao tiếptiếng việt trong khi trẻ chưa hề có vốn tiếng Việt trước khi ra lớp Để giúp

GV mầm non khắc phục khó khăn này, chúng tôi đã tiến hành biên soạn tàiliệu hướng dẫn GV tổ chức các hoạt động làm quen với TV, kết hợp sửdụng bộ tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về 60 bài làm quen TV trướctuổi tiểu học Kết quả sau 7 năm thử nghiệm, trình độ TV của trẻ trước khiđến trường TH đã được nâng lên đáng kể Những địa phương chỉ đạo tốt

và thành công trong công tác chuẩn bị TV cho trẻ vào lớp Một như QuỳChâu, Quỳ Hợp, Con Cuông đã tạo thuận lợi lớn trong việc nâng cao chấtlượng dạy học môn TV và chất lượng GD phổ thông

Tuy nhiên, để GDMN miền núi – dân tộc thực sự là bệ phóng chomục tiêu nâng cao chất lượng GD phổ thông, chương trình chăm sóc, GDtrẻ MN cần có sự điều chỉnh theo hướng tập trung chuẩn bị kỹ năng sử

Trang 10

dụng TV trong giao tiếp ở hai dạng thức của lời nói: nghe – hiểu được điềungười khác nói về những vấn đề đơn giản, cần thiết; nói đúng ý nghĩ cầndiễn đạt về những nội dung đơn giản, gần gũi với trẻ Muốn làm được điều

đó, GV MN ở vùng này cần được trang bị thêm về kỹ năng tổ chức cáchoạt động giáo dục cho trẻ MN trong môi trường thuần Việt Cần cố gắnggiảm thiểu tình trạng sử dụng cả 2 ngôn ngữ trong lời nói của GV

2 Tổ chức các hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theohướng tăng cường vốn tiếng Việt và tích cực hóa vốn tiếng Việt :

Như chúng tôi đã đề cập ở phần Đặt vấn đề, kỹ năng giao tiếp bằngngôn ngữ lệ thuộc vào ba yếu tố: sự phong phú và tích cực của vốn từ; tínhtích cực trong hoạt động giao tiếp của chủ thể và môi trường giao tiếp Cả

ba yếu tố này ở trẻ em người dân tộc thiểu số đều hạn chế Vì vậy, dạy học

TV cho học sinh dân tộc thiểu số nếu thực hiện trung thành các tài liệu dạyhọc TV chung cho cả nước sẽ không thể thành công được

Trên cơ sở chương trình và sách giáo khoa TV, chúng tôi đã chỉ đạocho GD miền núi cách tiếp cận riêng: dạy TV phải tập trung vào luyệnphát âm chuẩn, phát triển vốn từ và tích cực hóa vốn từ trong các hoạtđộng nghe, nói, đọc viết Theo định hướng chung đó, chúng tôi đã tậptrung giải quyết vấn đề dạy học vần lớp Một vững chắc để học sinh học

Trang 11

xong lớp Một đạt được khoảng 80% yêu cầu về Chuẩn kỹ năng nghe, nói,đọc, viết theo chương trình chung: có thể nghe – hiểu được; nói đượcthành câu ngắn những vấn đề đơn giản; đọc trơn được với tốc độ khoảng

20 đến 25 chữ/phút (chuẩn chương trình là 30 chữ/phút)); viết đúng mẫuchữ tiếng Việt Chúng tôi đã tiến hành biên soạn tài liệu và tập huấn choGVMN về dạy TV lớp Một theo một hướng tiếp cận riêng phù hợp với đốitượng: Dạy TV lớp Một hướng vào các hoạt động thực hành kỹ năng vàphát triển vốn từ qua hoạt động giao tiếp cho học sinh DTTS Tài liệu tậptrung hướng dẫn GV tổ chức dạy phân môn Học vần theo hướng mô hìnhhóa các hoạt động: Hoạt động nghe – hiểu; hoạt động đọc – hiểu; hoạtđộng nói đúng; viết đúng

Có bốn điểm khác nhau về yêu cầu và tổ chức dạy học giữa tài liệuhướng dẫn cho GV miền núi và tài liệu dùng chung của Bộ:

Một là ở phần âm, vần và tiếng mới, tài liệu dùng chung cho HS cảnước yêu cầu trọng tâm là học sinh nhận diện được chữ ghi âm vần vàtiếng chứa âm vần để đọc Đối với HS DTTS, ngoài các yêu cầu trên,chúng tôi hướng dẫn GV dành thời gian luyện phát âm đúng các âm vần,tiếng mới nếu HS lớp mình phát âm sai Ví dụ khi học vần /ơn/, học sinhvùng Tương Dương thường phát âm sai thành /ưn/, GV phải dành thời gian

Trang 12

nhiều hơn để học sinh phát âm đúng vần /ơn/ và tiếng mới chứa vần /ơn/.Vấn đề này học sinh miền xuôi không cần quan tâm vì phần lớn các emphát âm chuẩn các âm, vần tiếng Việt nhưng với học sinh DTTS thì hếtsức quan trọng vì các em phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả khi học lênlớp trên.

Hai là luyện đọc mở rộng các tiếng chứa vần đang học: Trong tài liệudùng chung, mỗi âm, vần mới chỉ có một tiếng mới (gọi là tiếng khóa) vàmột từ mới (gọi là từ khóa); phần luyện đọc từ ứng dụng có thêm 2 từ mới.Nếu đọc thành thục các tiếng, từ mới, học sinh dân tộc khó có thể đọcđược các tiếng, từ khác chứa âm vần đang học Vì vậy, khi thiết kế hoạtđộng dạy học, chúng tôi đề nghị GV dừng lại sau phần từ mới cho học sinhđọc thêm các tiếng, từ bất kỳ được GV chuẩn bị trước vào bảng nhómhoặc giấy bìa để học sinh đọc Sau đó, yêu cầu HS tìm thêm các từ chứavần mới Ví dụ khi học vần /oi/, /ai/, ngoài tiếng khóa /ngói/, /gái/; từ khóa/nhà ngói/, /bé gái/, giáo viên viết thêm vào bảng nhóm hoặc giấy bìa cáctiếng chứa vần oi, ai như: chói, nói, hỏi, giỏi, đòi, mái, hai, cãi, lại, rồilần lượt cho HS đọc dưới hình thức trò chơi tìm chữ hoặc đố chữ Với cáchlàm này, học sinh dễ nhận diện tiếng có âm vần mới và tự động hóa hoạtđộng đọc trơn thành tiếng khi có câu, từ chứa âm, vần đó

Trang 13

Ba là phát triển vốn từ và luyện tập sử dụng vốn từ: Nhiều từ đơngiản đối với HS bình thường không cần cung cấp nghĩa nhưng đối vớiHSDTTS thì cung cấp nghĩa của từ và luyện tập sử dụng từ là vấn đề quantrọng trong tiết Học vần nhằm phong phú hóa vốn từ cho các em Cáchcung cấp nghĩa của từ hiệu quả nhất là sử dụng hình ảnh, mô hình, vật thậtgắn với từ mới, không cần giải nghĩa từ hoặc đối với từ cần phải giải nghĩabằng lời thì dùng tiếng mẹ đẻ để giải thích cho HS Sau khi cung cấp nghĩacủa từ mới, nên cho học sinh sử dụng từ để đặt câu đơn giản nhằm tích cựchóa vốn từ cho các em.

Bốn là luyện nói theo chủ đề: SGK trình bày các chủ đề liên quanđến âm, vần đang học trong phần luyện nói nhằm giúp học sinh luyện tậplời nói tự nhiên theo chủ đề định sẵn Ví dụ khi dạy vần /ôi/, phần luyệnnói yêu cầu học sinh nói về lễ hội Đối với HS DTTS, nhiều chủ đề trongSGK xa lạ trong khi vốn sống, vốn tiếng các em hạn chế nên thông thường

GV phải nói thay các em Như vậy, mục tiêu của bài học không đạt được

Để giúp HS nói được, chúng tôi hướng dẫn GV đặt các câu hỏi đơn giảnliên quan đến chủ đề trong SGK nhằm giúp học sinh có thể tri giác đượcnhững nội dung liên quan; từ đó, tập cho các em nói theo nhóm và nóitrước lớp Chúng tôi khuyến cáo GV dù các em nói được rất ít cũng khôngđược nói thay mà GV phải gợi mở bằng những câu hỏi dễ hơn để các em

Trang 14

được luyện tập nhiều hơn Vì không có kỹ năng gì có thể được hình thànhvững chắc khi chỉ xem người khác làm hoặc nghe người khác nói mà chủthể phải tự mình làm lấy mới có được kỹ năng ấy.

Giải quyết tốt bốn yêu cầu trọng tâm trên trong mỗi bài học vần sẽgiúp học sinh DTTS học tốt hơn phần Học vần lớp Một, chìa khóa cho sựthành công của môn TV nói riêng và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việtnói chung ở các lớp trên

Tài liệu hướng dẫn dạy Học vần lớp Một cho học sinh miền nui –dân tộc của chúng tôi được GV miền núi hưởng ứng và áp dụng thànhcông trong dạy học môn TV lớp Một; khắc phục căn bản những hạn chếtrong tài liệu hướng dẫn giảng dạy của Bộ khi áp dụng cho vùng MN- DT.Học sinh học một âm, vần, tiếng có thể đọc trơn được các tiếng khác chứa

âm, vần tương tự; học sinh được thực hành nghe – nói, đọc – viết nhiềuhơn nên vốn từ được tích cực hóa và kỹ năng sử dụng TV được hình thành

và phát triển vững chắc hơn

Để giúp GV có điều kiện dạy tăng cường vốn tiếng Việt ở lớp Mộttheo hướng trên, chúng tôi đã đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép chỉ đạo tăngthời lượng dạy học phân môn Học vần từ 2 tiêt/bài lên 2,5 đến 3 tiết/bàitùy độ khó của từng âm vần Thời lượng tăng thêm được huy động từ thời

Ngày đăng: 27/04/2015, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w