Những lợi ích chính của thương mại điện tử Những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ trong TMĐT có ảnh hưởng rất lớn đốivới tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện qua các khía cạnh sau
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ WTO 1.1 Tổng quan về TMĐT
1.1.1 Những nội dung cơ bản về thương mại điện tử
1.1.1.1 Khái niệm Thương mại điện tử
Về tổng quát có hể hiểu TMĐT, đó là “việc sử dụng rộng rãi các phương phápđiện tử để làm thương mại” hay “việc trao đổi thông tin thương mại thông qua cácphương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung không cần phải in ra giấy trong bất
cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch”
Thông tin trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹthuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bảng tính,các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ hoạ, quảng cáo, hỏi hàng,đơn hàng, hoá đơn, biểu giá, hợp đồng, các mẫu đơn, các biểu báo cáo, hình ảnhđộng, âm thanh
Khái niệm “thương mại” trong TMĐT đã được chuẩn hoá trong “Đạo luật mẫu vềTMĐT” do uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) banhành Thương mại theo đó không chỉ bó hẹp trong việc mua bán hàng hoá và dịch
vụ mà là “mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại,
dù có hay không có hợp đồng” Các mối quan hệ đó hiện nay bao gồm khoảng
1300 lĩnh vực bao quát một phạm vi rất rộng Do vậy việc áp dụng TMĐT sẽ làmthay đổi hình thái hoạt động của hầu như các hoạt động kinh tế
1.1.1.2 Các phương tiện kỹ thuật của TMĐT
Theo định nghĩa trên, các phương tiện kỹ thuật của TMĐT có thể chia làm 6 loạigồm điện thoại, máy fax, truyền hình , hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử,mạng nội bộ và mạng liên nội bộ, Internet và Web
Trang 2Điện thoại là phương tiện được dùng phổ biến nhất Tuy nhiên, hạn chế của công
cụ này là chỉ truyền tải được âm thanh, mọi giao dịch cuối cùng vẫn phải kết thúcbằng việc in ra giấy
Fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống, nhưng khôngtruyền tải được âm thanh, hình ảnh động và hình ảnh 3 chiều; chất lượng truyền tảilại không được tốt
Truyền hình là công cụ TMĐT rất phổ thông Truyền hình có thể cung cấp nhiềudịch vụ thông tin giải trí nhưng nhược điểm lớn nhất của công cụ viễn thông nàychỉ mang tính 1 chiều, không mang tính tương tác
Hệ thống kỹ thuật thanh toán điện tử giúp tiến hành khâu thanh toán trong giaodịch thương mại và tài chính mà không cần đến tiền mặt, rất phổ biến ở các nướccông nghiệp phát triển
Mạng nội bộ và mạng liên nội bộ là toàn bộ mạng thông tin của một tổ chức vàcác liên lạc mọi kiểu giữa các máy tính điện tử trong đó, cộng với các liên lạc diđộng Hệ thống này đòi hỏi tổ chức phải có cơ sở hạ tầng và tiêu chuẩn thông tinriêng
Internet và Web có thể thay thế các phương tiện trên với một phạm vi rộng hơn vàmột hiệu quả lớn hơn nhiều lần nhờ sử dụng công nghệ hiện đại và có tính tươngtác cao với trong và ngoài hệ thống và giữa nhiều người với nhau
Internet cũng mở rộng phạm vi của TMĐT đến những lĩnh vực trước đây bị giớihạn bởi khoảng cách không gian như y tế, giáo dục, dịch vụ pháp lý, kế toán Một
ví dụ đơn giản là ngày nay người ta có thể lấy bằng cử nhân hay master do cáctrường đại học nổi tiếng trên thế giới cấp mà không phải ra nước ngoài bằng cáchghi danh vào các khóa học trên mạng
TMĐT đã tồn tại trước khi Internet ra đời nhưng sự xuất hiện của Internet và Web
là một bước ngoặt bởi lẽ thương mại đang trong tiến trình toàn cầu hóa và hiệu quảhóa
1.1.1.3 Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT
Trang 3Mặc dù có hơn 1300 lĩnh vực áp dụng nhưng TMĐT có thể được phân làm 5 hìnhthức chủ yếu là:
Thư điện tử (e-mail)
Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước sử dụng thư điện tử để truyền thông tincho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng gọi là thư điện tử
Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua bức thư điện tử ví dụ, trảlương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻmua hàng, thẻ tín dụng v.v thực chất đều là dạng thanh toán điện tử Ngày nay, với
sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đólà:
Trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc traođổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”, từ máy tính điện tử này sang máy tính điện
tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau
EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việcmua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa đơnv.v…), người ta cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh,trao đổi các kết quả xét nghiệm v.v
Giao gửi số hóa các dung liệu tức là mua bán các sản phẩm có thể số hóa vàchuyển giao qua mạng như âm nhạc, phim ảnh, phần mềm máy tính
Dung liệu là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mangtin và nằm trong bản thân nội dung của nó Hàng hoá số có thể được giao quamạng
Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằng cáchđưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bì chuyểnđến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như của hàng, quầy báo v.v.) để
Trang 4người sử dụng mua và nhận trực tiếp Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyềngửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa”.
Bán lẻ hàng hóa hữu hình (giao dịch qua mạng nhưng giao hàng theo phươngthức thông thường)
Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần áo,ôtô và các hoạt động “mua hàng điện tử” , hay “mua hàng trên mạng” trở nên phổbiến và Internet đã trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình Tận dụngtính năng đa phương tiện của môi trường Web, người bán xây dựng trên mạng các
“cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quangcảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một
1.1.1.4 Những lợi ích chính của thương mại điện tử
Những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ trong TMĐT có ảnh hưởng rất lớn đốivới tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện qua các khía cạnh sau :
Giảm chi phí tiếp thị, giao dịch và bán hàng
Các doanh nghiệp luôn có xu hướng tìm cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh đểtăng sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận, còn người tiêu dùng luôn muốn mua hànghóa với giá rẻ hơn TMĐT qua Internet tác động đến yếu tố chi phí trong chuỗi giátrị thị trường (value-chain), hướng nền kinh tế đến hiệu quả
TMĐT giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị Bằng phương tiệnInternet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng.Catalogue điện tử trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so vớicatalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn lỗi thời
Với TMĐT, người tiêu dùng và các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể thời gian vàchi phí giao dịch (quá trình từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giaodịch giao hàng, giao dịch thanh toán) Trong hai yếu tố cắt giảm này, yếu tố thờigian có ý nghĩa lớn hơn vì tốc độ lưu thông có ý nghĩa sống còn trong kinh doanh
và cạnh tranh Bên cạnh đó, việc giao dịch nhanh chóng, sớm nắm bắt được nhu
Trang 5cầu còn giúp cắt giảm số lượng và thời gian hàng nằm lưu kho, cũng như kịp thờithay đổi phương án sản phẩm bám sát được nhu cầu của thị trường
Mở rộng cơ hội gia nhập thị trường và thay đổi cấu trúc thị trường
Khả năng truy cập và phát tán thông tin nhanh chóng qua Internet với chi phí thấp
là cơ hội lớn cho các công ty vừa và nhỏ gia nhập thị trường Chi phí lập một cửahàng ảo trên Internet (gồm các chi phí đầu tư thiết kế trang web, chi phí đăng ký vàduy trì tên miền chỉ bằng một phần rất nhỏ so với việc lập một cửa hàng hữu hìnhnhưng trong nhiều trường hợp, hiệu quả đem lại có thể lớn hơn nhiều lần Internetcho phép đưa thông tin đến từng cá nhân, vì thế chỉ cần một trang web bắt mắt vớinhiều ý tưởng sáng tạo, doanh nghiệp có thể được đông đảo người tiêu dùng biếtđến Cửa hàng bán lẻ trực tuyến Amazon.com, shopee, lazada là một điển hìnhtrong nhiều ví dụ
Khác với thị trường truyền thống, cạnh tranh trên thị trường TMĐT chủ yếu làcạnh tranh ở khả năng thông tin nhanh chóng và hiệu quả Điều này tạo cơ hộiđồng đều cho các thành phần tham gia cạnh tranh Thời sản xuất được rút ngắn trên
cơ sở tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch tất yếu dẫn đến những điều chỉnh nhấtđịnh trong cách thức tổ chức doanh nghiệp và những thay đổi mới ở nhiều ngànhkinh doanh
Ví dụ, trong ngành du lịch, trước đây các công ty hàng không thường bán vé máybay qua mạng lưới các đại lý phân phối vé được thiết lập khắp nơi, nhưng vớiTMĐT qua Internet, các công ty này có thể bán vé trực tiếp cho khách hàng và tiếtkiệm được khoản hoa hồng phải trả cho đại lý Điều này sẽ làm cho các công tyhàng không có xu hướng sáp nhập hoạt động bán vé vào trong hoạt động của mình,còn các đại lý có thể chuyển sang hình thức môi giới thông tin, so sánh giá cả vàdịch vụ vì thế khách hàng có khả năng sẽ trả một khoản tiền để có được thông tintheo yêu cầu
Thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận "nền kinh tế
số hóa"
TMĐT phát triển dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại
Do vậy, phát triển TMĐT sẽ tạo nên những nhu cầu đầu tư mới trong lĩnh vực hạ
Trang 6tầng cơ sở và dịch vụ công nghệ thông tin Kinh tế thế giới đang tiếp tục phát triển
“nền kinh tế số hóa” hay “nền kinh tế mới” lấy tri thức và thông tin làm nền tảngphát triển Đây là khía cạnh mang tính chiến lược đối với các nước đang phát triển
vì nó đem lại cả nguy cơ tụt hậu lẫn cơ hội bắt kịp xu thế phát triển của nhân loại
1.2 Khái quát về WTO
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của WTO
WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World TradeOrganization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữacác quốc gia trên thế giới
WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thươngmại quốc tế của tổ chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thươngmại
Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mại quốc
tế nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hàng hóa, khắcphục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nước sáng lậpGATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị về thương mại và việc làm và
dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO)với tư cách là chuyên môn của Liên Hiệp Quốc
Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏathuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn,nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiệnđược.Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạtđược ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký hiệpđịnh chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào1/1948 Dần dần, với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mởrộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vốn chỉ là một sựthỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp
Trang 7Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Maroc), các bên đã quyết định thành lập Tổchức thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT
1.2.2 Những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại thế giới theo quy định của WTO
Hệ thống các hiệp định của WTO khá lớn và đồng bộ, bao quát cả một phạm virộng lớn các hoạt động thương mại, kinh doanh quốc tế.Có thể nêu lên một sốnguyên tắc cơ bản sau đây của các chính sách, quy định, quy tắc, luật chơi củathương mại, kinh doanh toàn cầu của WTO
Thương mại thế giới phải được thực hiện một cách công bằng, không có sự phânbiệt đối xử, với nội dung cơ bản như sau:
a) Các nước thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệquốc (MFN), tức là chế độ ở các lĩnh vực mình dành cho hàng hoá của một nướcbạn hàng này tới mức nào thì cũng phải dành cho hàng hoá của các nước bạn hàngkhác chế độ đãi ngộ như vậy, bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử nào
Tuy có quy định như vậy nhưng WTO cũng cho phép một số trường hợp ngoại lệđược miễn trừ áp dụng quy định về MFN Chẳng hạn, hai hoặc một số nước có thể
ký kết một hiệp định thương mại tự do (BFTA, RFTA), theo đó một quy chế thuếquan ưu đãi có thể chỉ được áp dụng đối với những hàng hoá trao đổi trong nội bộhai hoặc nhóm nước đó - đây là một hình thức phân biệt đối xử đối với hàng hoácủa các nước ngoài nhóm
b) Các nước thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ quốc gia(NT), tức là chế độ không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuấttrong nước, khi hàng nhập khẩu đã được đưa vào thị trường trong nước Các quốcgia có chính sách đối xử như thế nào đối với hàng hoá sản xuất trong nước, thìcũng phải đối xử như vậy đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viênWTO
Thương mại tự do hơn (dần dần, thông qua đàm phán)
Trang 8Nội dung cốt lõi của nguyên tắc tự do hơn cho thương mại quốc tế là cắt giảm dầntừng bước hàng rào thuế quan và phi thuế quan, để đến một lúc nào đó trong tươnglai sẽ xóa bỏ hoàn toàn và mở đường cho thương mại phát triển Đến nay hầu hếtcác nước đều hưởng ứng chủ trương tự do hoá thương mại từng bước của WTO đểtranh thủ khả năng và cơ hội hợp tác, liên kết kinh tế ở các mức độ khác nhau,tham gia vào phân công lao động quốc tế, thâm nhập vào thị trường quốc tế ngàycàng sâu rộng hơn.
WTO chủ trương không hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu giữa các nướcthành viên thông qua tự do hoá thương mại từng bước Tuy nhiên, WTO cũng chophép có những trường hợp ngoại lệ được phép áp dụng chế độ hạn chế số lượnghàng hóa nhập khẩu khi nước đó gặp những khó khăn về cán cân thanh toán, hoặc
do trình độ phát triển thấp của nền kinh tế trong nước, hoặc vì những lý do về môitrường, an ninh quốc gia
Tính có thể dự đoán (thông qua các cam kết ràng buộc và minh bạch)
WTO chủ trương thương mại quốc tế phải được tiến hành trên cơ sở ổn định,minh bạch, công khai, không ẩn ý nhờ vào các cam kết thương mại quốc tế có tínhràng buộc và chính sách, pháp luật thương mại quốc gia minh bạch, công khai Đối với WTO, việc các nước thành viên thoả thuận mở cửa thị trường hàng hóahoặc dịch vụ đồng nghĩa với việc ràng buộc các cam kết về việc thâm nhập thịtrường nội địa
Mọi chế độ pháp lý, chính sách thương mại của quốc gia phải được công bố côngkhai cho mọi người, ổn định trong một thời gian dài và có thể dự báo trước nhữngrủi ro thương mại có thể xảy ra Nếu quốc gia thay đổi chế độ pháp lý, chính sáchthương mại của mình thì phải thông báo trước cho các doanh nghiệp, tổ chức, cánhân có đủ thời gian nghiên cứu, góp ý, phản ánh nguyện vọng của họ trước khiđưa chế độ pháp lý, chính sách đã thay đổi dod ra áp dụng WTO đã có nhiều nỗlực trong sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm tăng cường tính minh bạch, côngkhai và ổn định của thương mại
Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh lành mạnh
Trang 9WTO luôn chủ trương tăng cường cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong thươngmại quốc tế, để cho chất lượng, giá cả quyết định vận mệnh của hàng hoá trongcạnh tranh thương trường, không được dùng quyền lực Nhà nước để áp đặt, bópméo tính lành mạnh, công bằng của cạnh tranh trên thương trường quốc tế Nguyêntắc tăng cường cạnh tranh lành mạnh đã được WTO nhấn mạnh trong các lĩnh vựckhác nhau của thương mại hàng hoá như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhànước, quyền cấp giấy kinh doanh xuất, nhập khẩu, cấp hạn ngạch, trợ cấp, bán phágiá, quản lý ngoại hối và các hoạt động trong lĩnh vực phi thuế quan khác WTOcũng có nhiều hiệp định khác nhau trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, sở hữu trítuệ nhằm tăng cường cạnh tranh lành mạnh
Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế
WTO có khoảng 2/3 số thành viên là những nước đang phát triển và chậm pháttriển Các nước này ngày càng đóng vai trò quan trọng và tích cực hơn nhờ sốlượng đông đảo của mình tại WTO nhờ vị trí ngày càng lớn của họ trong nền kinh
tế thế giới WTO đang cố gắng đáp ứng nhu cầu đặc biệt của các nước đó bằng bacách thức cơ bản:
- Đưa ra những quy định đặc biệt dành cho các nước đang phát triển và chậm pháttriển
- Lập ra Uỷ ban về thương mại và phát triển với chức năng là cơ quan chủ yếucủa WTO chịu trách nhiệm về các công việc của WTO trong lĩnh vực này cùng vớimột số uỷ ban khác như thương mại và nợ hoặc chuyển giao công nghệ;
- Cung cấp trợ giúp kỹ thuật (chủ yếu dưới các hình thức đào tạo) cho các nướcđang phát triển và chậm phát triển thông qua Ban thư ký của WTO
Các nước kém phát triển nhất được WTO quan tâm nhiều hơn Tất cả các hiệpđịnh của WTO đều thừa nhận phải linh hoạt tối đa đối với các nước kém phát triểnnhất
1.3 Thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO
Trang 10Quy mô thương mại thế giới ngày nay gấp khoảng 40 lần mức được ghi nhậntrong những ngày đầu của GATT (tăng trưởng 4136% từ năm 1950 đến 2018) Giátrị thương mại thế giới ngày nay đã tăng vọt hơn 300 lần so với năm 1950.
Biểu đồ khối lượng và giá trị dưới đây cho thấy thương mại tăng mạnh kể từ khithành lập WTO năm 1995
Tính đến năm 2018, quy mô thương mại thế giới đã tăng trung bình 4,2% hàngnăm kể từ năm 1995, khi WTO lần đầu tiên được thành lập Đối với các nước đangphát triển, con số này là 6,3%; đối với các nước phát triển, nó là 3,1% Trong 20năm qua, thương mại đã bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm những tiến bộ vềcông nghệ thông tin, khủng hoảng tài chính, gia tăng thành viên của WTO, thiên tai
và căng thẳng địa chính trị Những điều này đã dẫn đến sự biến động của giá cảhàng hóa, thay đổi đối với các thương nhân cho thuê và các đối tác thương mại của
họ và tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại dịch vụ
Năm 2017 thương mại hàng hóa thế giới được định giá trên 17 nghìn tỷ đô la,trong khi
thương mại dịch vụ chiếm hơn 5 nghìn tỷ đô la một chút Trước cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu,thương mại cả hàng hóa và dịch vụ nhanh chóng hồi phục
để đạt đến mức trước khủng hoảng vào năm 2011 Giá trị của thương mại quốc tếhàng hóa đã giảm đáng kể trong năm 2015 và 2016 trước khi nó phục hồi vào năm2017
Thương mại thế giới đã có những đột phá đáng kể với sự ra đời của tổ chứcWTO Quy mô thương mại thế giới cũng như sự trao đổi hàng hóa tăng lên gấpnhiều lần so với trước kia WTO dẫn tới sự tương tác ngày càng tăng giữa cácchính sách kinh tế riêng của mỗi nước, kể cả sự tương tác giữa các khía cạnh vềcấu trúc, kinh tế vĩ mô, thương mại, tài chính và khía cạnh phát triển của việchoạch định chính sách kinh tế
Trang 11CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN TMĐT TOÀN CẦU VÀ TMĐT TRONG
KHUÔN KHỔ WTO 2.1 Phát triển TMĐT toàn cầu
2.1.1 TMĐT thúc đẩy thương mại quốc tế
Chương I đã thảo luận những lợi ích mà TMĐT mang lại dưới góc độ chi phí và thịtrường Nhìn tổng quát, với TMĐT, khoảng cách không gian và thời gian giữa người sảnxuất và người tiêu thụ được rút ngắn, các rào cản gia nhập thị trường được dỡ bỏ và cạnhtranh được thúc đẩy Những hiệu quả này có thể quan sát được ở cấp độ thị trường quốcgia, song tầm quan trọng của chúng có thể còn lớn hơn ở phạm vi thương mại quốc tế
Cụ thể, TMĐT có tác động tích cực đến thương mại quốc tế một cách trực tiếp Điều này
đã được chứng minh rõ trong nhiều nghiên cứu như: nghiên cứu của Caroline Freund vàDiana Weinhold sử dụng mô hình kinh tế lượng chứng minh trong thời gian 2 năm 1998
và 1999, 10% gia tăng trong số lượng các máy chủ Internet (Internet hosts) đã đưa đến kếtquả khối lượng thương mại quốc tế tăng thêm 1%; nghiên cứu của Forrester Research, mộtviện nghiên cứu hàng đầu về TMĐT, cho rằng khoảng 1400 tỷ USD giá trị xuất khẩu sẽđược thực hiện trực tuyến, tương ứng với 18% xuất khẩu toàn thế giới vào năm 2004.Đồng thời, thông qua tìm hiểu, nhóm tác nhận thấy TMĐT giúp gia tăng giá trị trao đổithương mại quốc tế do ba lý do chính sau:
Đầu tiên, TMĐT giúp thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua việc giải quyết các vấn đềtrong kinh doanh xuất nhập khẩu do hàng hóa bị trì hoãn ở cửa khẩu xuất phát từ các yêucầu phức tạp về chứng từ cũng như những khúc mắc trong thủ tục thương mại Nhờ khảnăng kết nối trực tiếp giữa cộng đồng kinh doanh, người tiêu dùng và chính phủ, TMĐTgiúp đơn giản hóa và loại bỏ những khâu không cần thiết trong quá trình này
Môt ví dụ điển hình trong việc ứng dụng thành công TMĐT vào buôn bán ngoại thương
là Singapore Mạng TradeNet kết nối các nhà buôn, các hãng tàu, các đại lý bảo hiểm vớihơn 20 cơ quan nhà nước quản lý xuất nhập khẩu đã được thiết lập từ năm 1989 Thay vìphải mất nhiều lần nộp chứng từ và nhận giấy phép từ các cơ quan quản lý, người kinhdoanh chỉ cần gửi bộ chứng từ điện tử 1 lần qua mạng TradeNet và nhận được toàn bộ các
Trang 12giấy phép cần thiết chỉ sau 15-30 phút, hiệu quả hơn nhiều so với thời gian chờ đợi trước
đó là 2-3 ngày Hiện nay, 98% thương mại ở Singapore được thực hiện qua hệ thống này.Nhờ vậy, 50% chi phí mua bán ngoại thương được tiết kiệm Điều đó cũng một phần giảithích tại sao Singapore trở thành một trong những trung tâm trung chuyển thương mại lớnnhất thế giới
Chức năng thúc đẩy thương mại quốc tế của TMĐT cũng thể hiện trong việc TMĐT giúpnâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách cắt giảm chi phí và tiết kiệm thời gian để trao đổi,giao dịch giữa các doanh nghiệp, công ty và quốc gia với nhau
Không những thế, TMĐT cũng giúp phát triển thương mại dịch vụ Ở Mỹ, giá trị đầu vào
ở các ngành dịch vụ đang duy trì ở mức thấp, cho thấy tiềm năng mở rộng quy mô củangành này nhờ vào đặc điểm tiết kiệm chi phí và dễ dàng cập nhập, trao đổi thông tin củaTMĐT Đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm ở các ngân hàng Mỹ, giá trị đầu vào chỉ chiếm từ
3 – 5 % của giá trị đầu vào trung gian Bên cạnh đó, TMĐT còn tạo tiền đề để đưa nhiềungành dịch vụ như: luật, kế toán, kỹ thuật… vào trao đổi quốc tế
2.1.2 Những thách thức trong quá trình phát triển TMĐT toàn cầu
TMĐT đang ngày càng trở thành một phần không thể tách rời của thương mại quốc tế vàcho thấy những lợi ích rõ ràng trong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, việc phát triển TMĐT toàncầu cũng gặp nhiều khó khăn nhất định
Rào cản đầu tiên trong quá trình phát triển TMĐT toàn cầu chính là sự không đồng đều
về tỷ lệ tiếp cận internet Hiện nay, mạng internet đã được phủ sóng trên phạm vi toàn cầu
Kể cả ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ tiếp cận internet đã tăng một cách đáng kể, từ8% năm 2005 lên tới 30% năm 2013 Tuy nhiên, vẫn có một sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệtiếp cận, phủ sóng internet giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển
Trang 13Tỷ lệ này ở nhóm nước đang phát triển cũng tồn tại sự chênh lệch lớn Như ở Châu Phi,chỉ 7% hộ gia đình được lắp đặt mạng internet, trong khi ở Châu Á con số này lên đến33%.
Trong TMĐT, việc truyền tải dữ liệu, thông tin xuyên biên giới qua internet chính là nềntảng đề phát triển thương mại Chính tính mở của các nguồn thông tin, dữ liệu trên internet
đã giúp thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán quốc tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang
và kém phát triển Tuy nhiên, Chính phủ đang ngày càng nâng cao các biện pháp hạn chế
sự truyền tải miễn phí của các dòng dữ liệu xuyên biên giới, bằng cách ban hành các luậthạn chế nhằm mục đích bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng, bảo vệ quyền sở hữu trítuệ, đảm bảo an ninh mạng…(VD: các hạn chế về quảng cáo trực tuyến và truy cậpinternet do vấn đề kiểm duyệt từ Chính phủ, quy trình xin cấp phép khó khăn chocác nhà cung cấp nước ngoài…)
Vấn đề lòng tin của khách hàng cũng chính là một rào cản trong mua bán trực tuyến trênphạm vi quốc tế Khách hàng có sẵn sàng mua hàng hóa, dịch vụ qua internet hay khôngđều phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của họ, đặc biệt khi họ không thể đến tận nơibán và kiểm tra hàng hóa mà họ sẽ mua Ngoài ra, sự khác biệt trong hệ thống luật pháp vàchính sách giữa các quốc gia cũng làm gia tăng mức độ rủi ro mà người mua phải chịu
2.2 TMĐT trong khuôn khổ WTO
2.2.1 Vai trò của WTO trong TMĐT toàn cầu
Trang 14TMĐT toàn cầu là một vấn đề luôn được các tổ chức quốc tế quan tâm và bàn luận như:UNCTAD, WB, OECD, UNDP… Có thể nói, số lượng các tổ chức có liên quan đếnTMĐT là khá phong phú và những vấn đề TMĐT đặt ra rất đa dạng Tuy nhiên, tầm ảnhhưởng của WTO đến TMĐT toàn cầu vẫn chiếm phần lớn Hiện tại, 80% khối lượng chuchuyển thương mại quốc tế đặt dưới sự điều tiết của WTO; tổ chức này hiện có 146 thànhviên và là tổ chức quốc tế lớn nhất điều chỉnh quan hệ kinh tế - thương mại giữa các nước.
Do đó, WTO sẽ là nơi diễn ra chủ yếu sự “cọ xát” các quan điểm về TMĐT để hình thànhnên hệ thống TMĐT toàn cầu
Tác động của WTO đến TMĐT toàn cầu đến từ chính đường lối phát triển của các quốcgia thành viên Trong đó phải kể đến Mỹ và EU, là hai quốc gia với chính sách đi đầu trongTMĐT toàn cầu, sự vượt trội về tiềm lực kinh tế và công nghệ thông tin cũng như vị tríthống trị trong thương mại quốc tế Nhật Bản tuy có trình độ phát triển ngang bằng với Mỹ
và EU nhưng lại chú trọng nhiều hơn đến phát triển TMĐT trong nước Trung Quốc và
ẤN Độ có tiềm năng rất lớn về TMĐT nhưng chưa được chuẩn bị đầy đủ Ngoại trừSingapore, các nước còn lại hầu như chỉ mới ở những bước đầu tiên trong phát triểnTMĐT Qua đó, có thể thấy một khuôn khổ WTO về TMĐT sẽ là kết quả của cuộc chạyđua giữa hai trung tâm Mỹ và EU
Đối với Mỹ, Mỹ luôn hoạt động rất tích cực để thúc đẩy, tuyên truyền TMĐT vì chínhviệc áp dụng rộng rãi hình thức thương mại này sẽ đem lại lợi ích đa dạng thiết thân vàmang tính chiến lược cho Mỹ Mỹ cũng khuyến nghị với thế giới phát triển TMĐT qua 3nguyên tắc: (i) TMĐT trên Internet cần phải được tự do, phi quan thuế; (ii) Thế giới cần cómột luật chung để điều tiết hình thức thương mại này, luật ấy phải đơn giản, nhất quán vàmang tính có thể tiên liệu được; (iii) Sở hữu trí tuệ và bí mật riêng tư phải được tôn trọng
và bảo vệ trong khi tiến hành TMĐT
Còn đối với EU, vào năm 1997, Uỷ ban Châu Âu lại ấn hành tài liệu mang tính chính
sách là “Sáng kiến Châu Âu trong TMĐT” (A European Initiative in Electronic
Commerce) nhằm thúc đẩy sự phát triển của TMĐT ở Châu Âu Tài liệu này đưa ra một
đề nghị về khuôn khổ phát triển TMĐT không chỉ trong nội bộ EU mà còn cho cả thế giới.Bốn vấn đề cần thực hiện mà tài liệu này nêu ra là:
Tạo khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và TMĐT rộng rãi và rẻ tiền
Trang 15Tạo một khuôn khổ luật pháp thống nhất về TMĐT.
Nâng cao trình độ công nghệ và nhận thức của dân chúng về nền kinh tế tri thức để tạomôi trường thuận lợi cho TMĐT phát triển
Bảo đảm các khuôn khổ pháp lý về TMĐT ở EU tương thích với các khuôn khổ pháp lýtoàn cầu
Đến năm 2001, EU đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo về TMĐT của mình trong tài liệu
“Phương hướng của EU trong TMĐT” (EU’s Directive on Electronic Commerce).
Trong đó, EU đã xác định hướng ưu tiên hành động trong triển khai TMĐT là đào tạo vàphát huy nhân tố con người kết hợp với yếu tố văn hoá Châu Âu Điều này thể hiện ý đồcủa EU mong muốn đuổi kịp Mỹ và thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ về công nghệ thông tinnói chung và ứng dụng TMĐT nói riêng
2.2.2 Quá trình đưa TMĐT vào chương trình nghị sự của WTO
Vào thời điểm vòng đàm phán Urugoay, chủ đề TMĐT còn quá mới nên chưa được đưavào chương trình đàm phán thương mại đa phương Vấn đề liên quan trực tiếp đến TMĐTxuất hiện trong cuộc họp WTO đầu tiên được tổ chức ở Singapore năm 1996 Tại cuộc họp
này, các nước tham gia đã thông qua Tuyên bố chung cấp bộ trưởng về thương mại trong lĩnh vực công nghệ thông tin (Ministerial Declaration on Trade in Information Technology), còn gọi là Hiệp định công nghệ thông tin (ITA: Information Technology
Agreement) Hiệp định này quy định việc tự do hóa thương mại quốc tế đối với một số cácsản phẩm thiết yếu đối với việc phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, kể cả Internet,
bắt đầu từ năm 2000 Năm 1997, 69 nước ký Hiệp định viễn thông cơ bản (Basic
Telecommunication Agreement) cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ viễn thôngĐến thời điểm năm 2000, đã có 50 nước thành viên WTO tham gia ký kết hiệp định ITA,đưa khối lượng thương mại chịu sự điều tiết của Hiệp định này lên đến 600 tỷ USD
TMĐT chính thức trở thành một lĩnh vực được thảo luận trong WTO vào năm 1998, saukhi nước Mỹ đệ trình kiến nghị giữ nguyên thực tế không đánh thuế các giao dịch qua
Internet (WTO Moratorium) trong cuộc họp bộ trưởng WTO lần thứ 2 ở Geneva Đề xuất này được cụ thể hóa bằng Tuyên bố về TMĐT toàn cầu (Declaration on Global Electronic
Commerce) sau hội nghị Tuyên bố này có 2 điểm chính Một là, không áp đặt thuế quan
Trang 16đối với các giao dịch TMĐT Hai là, Đại hội đồng (General Council) sẽ thiết lập một
chương trình tổng thể về TMĐT nhằm thảo luận các vấn đề đặt ra trong việc thiết lập một
khuôn khổ TMĐT toàn cầu dưới sự điều tiết của WTO Bốn cơ quan chính của WTO phụ
trách chương trình là (i) Hội đồng thương mại hàng hóa ( the Council for Trade in Goods), (ii) Hội đồng thương mại dịch vụ (the Council for Trade in Services), (iii) Hội đồng về các khía cạnh của Quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (the Council for Trade- related Aspects of Intellectual Property Rights) và (iv) Uỷ ban Thương mại và phát triển
(the Committee on Trade and Development) Những vấn đề đã được thảo luận gồm việcphân loại các sản phẩm kỹ thuật số (digital products), việc áp dụng các hiệp định hiện cócủa WTO để điều chỉnh TMĐT và các vấn đề khác có liên quan đến thương mại vàTMĐT Các cơ quan này định kỳ nộp báo cáo lên Đại hội đồng về tiến độ thực hiệnchương trình và đề xuất các kiến nghị
Những thất bại tại kỳ họp lần thứ 3 của WTO tại Seatle (1999) đã làm gián đoạn các cuộcthảo luận Tuy nhiên, trong bản thảo tuyên bố của hội nghị lần này, cũng có một đoạn nói
về TMĐT, mặc dù không được sự nhất trí của tất cả các thành viên Bản thảo này tuyên bốcác dịch vụ thực hiện qua TMĐT nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định GATS,đồng thời kéo dài WTO Moratorium đến kỳ họp sau
Trong kỳ họp lần thứ tư tại Doha (2001), khoản 34 Tuyên bố cấp bộ trưởng WTO khẳng
định tiếp tục chương trình tổng thể về TMĐT trước đó và gia hạn WTO Moratorium đến
kỳ sau Các kết quả của vòng đàm phán này (dự định kéo dài đến 2005), đặc biệt là thuếquan trong thương mại dịch vụ, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến TMĐT quốc tế cho dù đếnnay vẫn chưa có hiệp định nào về TMĐT được chính thức ký kết
Trang 17Quốc gia/ lãnh
thổ
Lập trường về TMĐT
Mỹ (a) Xếp TMĐT vào “Hàng hóa” chịu sự điều chỉnh của
GATT là có lợi nhất Vì như vậy TMĐT sẽ được hưởng mộtquy chế thương mại mang tính tự do hoá hơn Tuy nhiên,WTO Moratorium nên được tiếp tục duy trì
(b) Xem xét các phương thức giao hàng (modes of delivery)được quy định trong GATS và đánh giá ảnh hưởng của cácdịch vụ số hoá (digitised services) đối với các phương thứcnày
(c) Đánh giá lại các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ quyđịnh trong GATS để tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịchTMĐT quốc tế
(d) Thực hiện các cam kết mới quy định vấn đề chuyển giaodịch vụ qua phương tiện TMĐT nhất quán với nguyên tắcdung hoà về mặt kỹ thuật (Technical Neutrality)
EU (a) Xếp TMĐT vào “Dịch vụ” và vì vậy áp dụng GATS
(b) WTO Moratorium nên được tiếp tục duy trì
Nhật Bản (a) GATS nên được áp dụng trong trường hợp giao gửi số
hoá dung liệu bằng phương tiện điện tử (supplying digitalcontents by electronic means)
(b) Tuy nhiên, việc áp dụng khuôn khổ nào đối với bản thândung liệu vẫn chưa rõ ràng và cần có xem xét áp dụng các
Trang 18nguyên tắc của GATT.
(c) WTO Moratorium nên được tiếp tục duy trì
Một số quan điểm chủ yếu về TMĐT trong WTO.
2.2.3.1 GATT hay GATS
Phân biệt giữa hàng hóa và dịch vụ
Các hiệp định của WTO phân biệt hàng hoá và dịch vụ dựa trên những trường hợp cụ thểnhưng về cơ bản, thương mại hàng hoá được điều chỉnh bởi GATT và thương mại dịch vụđặt dưới sự điều chỉnh của GATS
Tuy nhiên, một giao dịch TMĐT có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: chuyển đơnđặt hàng về hàng hoá qua phương tiện TMĐT, trả tiền theo phương thức thanh toán điện tử
và nhận hàng theo phương thức chuyển giao hữu hình (như thương mại truyền thống); cácdịch vụ và dung liệu (digitalised content) được đặt hàng và chuyển giao hoàn toàn quaTMĐT, đồng thời lại có hình thức hữu hình tương đương (ví dụ như nội dung các bảnnhạc, phần mềm, sách có thể tải từ mạng xuống nhưng cũng có thể mua được từ các hiệusách hay các kiosque CDs
GATS có thể được áp dụng đối với các giao dịch dịch vụ được thực hiện hoàn toàn quaTMĐT vì các cam kết trong hiệp định này không phân biệt tính kỹ thuật (technical neutral)trong phương thức chuyển giao Trong trường hợp còn lại, việc xếp các giao dịch dung liệu
có hình thức hữu hình tương đương vào hàng hoá hay dịch vụ là một vấn đề không đơngiản Lấy ví dụ trong trường hợp một bản nhạc được tải từ mạng xuống, GATS áp dụngđối với hầu hết các yếu tố của giao dịch đó, bao gồm dịch vụ viễn thông phục vụ cho việcchuyển tải bản nhạc (dịch vụ Internet), dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ cho việc trả tiềnmua bản nhạc, dịch vụ quảng cáo bản nhạc đó trên mạng Nhưng bản thân bản nhạc lại cóthể là hàng hóa vì một đĩa CD có chứa bản nhạc đó là hàng hoá và GATT có thể được ápdụng
2.2.3.2 Đánh thuế giao dịch TMĐT (thuế nội địa)