ĐỀ TÀI: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TẠI VIỆT NAMCHƯƠNG 1:Những vấn đề chung về CMCN 4.0 và kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam1.1 CMCN 4.0 1.1.1 Khái niệ
Trang 1ĐỀ TÀI: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 1:Những vấn đề chung về CMCN 4.0 và kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam1.1 CMCN 4.0
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của CMCN 4.0
A, Khái niệm
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4) được xuất phát từ kháiniệm “Industrie 4.0” trong một dự án trong chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức Cácthành viên của Nhóm Công nghiệp 4.0 được công nhận là những người cha sáng lập và là độnglực đằng sau Industry 4.0 Đó là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệutrong công nghệ sản xuất.bao gồm các Hệ thống Thực- Ảo (Cyber-Physical Systems – CPS),Mạng lưới vạn vật kết nối internet (Internet of Things – IoT), điện toán đám mây (CloudComputing)…
Kỹ thuật: Hệ thống máy móc có thể tự đưa ra quyết định, giải quyết các vấn đề và giúpcon người làm những công việc vất vả, nguy hiểm và độc hại
Khả năng ra quyết định theo mô hình phân tán: Máy móc sẽ tự ra quyết định và xử lý cácvấn đề đơn giản nhanh chóng và hoàn toàn tự động Có nghĩa là con người không cần phảinhúng tay vào quy trình đó
1.1.1 Vai trò của cuộc CMCN 4.0
Trang 21.1.1.1 Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo động lực và điều kiện để các doanh nghiệp trong nền
kinh tế tối ưu hóa cách thức kinh doanh của mình
CMCN 4.0 với sự xuất hiện Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) sẽ thay đổi nhanh chóng,sâu rộng toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất, logistics đến dịch vụ kháchhàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất vànăng suất
Những bước nhảy vọt của công nghệ tự động hóa có tác động đến các công việc văn phòng, bánhàng, dịch vụ khách hàng điều khiển các phương tiện giao thông và các ngành hỗ trợ khi rô-bốt
tự động hóa và trợ lý ảo trở nên phổ biến Những truy vấn khách hàng trong kinh doanh sẽ đượctrả lời bằng rô-bốt tư vấn Trên thị trường tài chính, máy tính có thể nhanh chóng đọc hàng vạne-mail… Tất cả những dịch vụ trên đây sẽ tiết giảm đáng kể chi phí giao dịch cho doanh nghiệp.Robot trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực với năng suất tốt hơn con người laođộng, và độ chính xác được nâng cao Nó có thể thay thế con người trong những điều kiện laođộng nguy hiểm cho sức khoẻ Vì vậy, các trở ngại như thiếu nhân công, hay tiền lương chonhân công quá lớn, sức khoẻ con người hạn chế,… sẽ được giảm đi, tạo điều kiện để các doanhnghiệp mở rộng quy mô sản xuất của mình
Với Big Data cũng vậy, khi những bộ nhớ lớn, xử lý tốc độ cao có giá thành giảm xuống, cáccông ty có thể truy cập khối lượng dữ liệu lớn cả bên trong và bên ngoài công ty dễ dàng hơn, cónhiều thông tin hơn, từ đó đưa ra phân tích đánh giá chính xác về thị trường, nắm bắt cơ hội vàthu lợi nhuận
1.1.1.2 Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nên tảng để chính phủ hoạt động ngày càng hiệu quả và
minh bạch
Về phía Chính phủ, dưới tác động của cuộc cách mạng này, công tác điều hành của Chính phủcũng sẽ có được sức mạnh công nghệ mới để tăng quyền kiểm soát, quản lý xã hội Nguồn dữliệu khổng lồ Big data cho phép lưu trữ nhiều thông tin, hơn Có thể tạo ra những hệ thống mangtính quốc gia như hệ thống hải quan, thuế, đăng ký doanh nghiệp… hệ thống quản lý văn bản củacác bộ, ban ngành, các tỉnh, thành phố kết nối với phần mềm quản lý văn bản của Văn phòngChính phủ, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ Trung
Trang 3ương đến địa phương Hơn nữa, các dịch vụ công trực tuyến sẽ ngày càng phát triển, mọi ngườidân có thể tra cứu thông tin dễ dàng, nhà nước cũng có thể kiểm soát và đưa các thông tin mớitiếp cận với người dân nhanh chóng hơn Các hoạt động giám sát trạng thái dân cư thông qua hệthống camera và xử lý tự động không cần phải có sự điều khiển của con người mà diễn ra tựđộng
1.1.1.3 CMCN 4.0 nâng cao chất lượng cuộc sống con người
Tác động rõ rệt nhất của cách mạng 4.0 là sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, với nhữngtính năng có thể thay thế con người, thậm chí còn tối ưu hơn như khả năng tính toán, phân tích,ghi nhớ, cùng sức lao động bền bỉ, năng suất cao Thời gian trực tiếp làm việc sẽ được rút ngắn.Sức khỏe con người trong môi trường làm việc được đảm bảo hơn, những cái nguy hiểm máymóc sẽ làm hết rồi, người lao động chỉ giám sát thôi
Các mặt hàng như đồ ăn, đồ uống sẽ được sản xuất tiêu chuẩn hoá, được kiểm soát chặt chẽ, đảmbảo sức khoẻ Môi trường sống của con người sẽ tốt hơn vì chất thải được kiểm soát tốt Hơnnữa, nhờ vào những lợi ích mà cuộc cách mạng 4.0 đem lại cho các doanh nghiệp và chính phủ,con người sẽ được hưởng lợi từ những dịch vụ đó với hệ thống an ninh giám sát tốt hơn, muađược những món đồ rẻ hơn (do doanh nghiệp giảm chi phí), chất lượng cao và đồng đều (do máymóc làm thì sẽ giống nhau, tỉ lệ sai sót, bảo hành thấp hơn là có con người can thiệp)
Mỗi người để có thể hòa nhập và thành công trong "thời đại 4.0", ngoài trình độ chuyên môn còncần có tư duy sáng tạo, khả năng giao tiếp, để đủ khả năng hòa nhập với thế giới và tạo ra cácgiá trị, nếu không sẽ có nguy cơ lớn bị đào thải bởi các robot Bởi vậy, sự phát triển của cáchmạng 4.0 còn thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, phải tự trau dồi chính mình
2 Kinh doanh dịch vụ lữ hành
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại
Kinh doanh dịch vụ lữ hành được định nghĩa tại Luật du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày01/01/2018) Theo đó:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộchương trình du lịch cho khách du lịch
Trang 4Theo đó, sản phẩm lữ hành có các đặc điểm sau:
- Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: Sản phẩm lữ hành là các chương trình du lịch trọn gói(package tour) hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong chương trình
du lịch trước khi đi du lịch
- Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượng dịch vụ cấu thành phụthuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả người phục vụ lẫn người cảm nhận
- Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động điễn ra trong cả một quá trình từ khi đón khách theoyêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm:
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi nhu cầu giải trí, tham quan
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến đi như đi lại, ăn ở, an ninh
- Không giống như ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không bảo quản, lưu kho, lưubãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh động cao
- Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh doanh lữ hành Mộtchương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ Lữ hành
a, Điều kiện chính trị xã hội
Không khí chính trị xã hội hoà bình sẽ bảo đảm cho việc mở rộng mạng lưới du lịch quốc tế.Dịch vụ lữ hành chỉ phát triển được trong bầu không khí hoà bình, ổn định, trong tình hữu nghịgiữa các dân tộc vì như vậy khách du lịch sẽ cảm thấy an toàn hơn Có thể nhận thấy đối vớinhững nước ít có biến cố chính trị như thuỵ Sĩ, Áo,… thường có sức hấp dẫn đông đảo với cáckhách du lịch
B, Điều kiện kinh tế
Một số ngành công nghiệp nhẹ là nguồn cung cấp nguyên liệu, dụng cụ cho ngành du lịch Các
cơ sở vật chất như cầu, đường, các toà nhà có kiến trúc đặc sắc cũng là điểm thu hút khách dulịch Điều kiện kinh tế tốt thì quốc gia đó sẽ có giao thông phát triển, hoạt động lữ hành trở nêntiện lợi và mềm dẻo, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách
Trang 5C, Chính sách phát triển du lịch
Một đất nước có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống người dân tốt nhưng chính quyền địaphương không có các hoạt động du lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển Ví dụ nhưcác chính sách phát triển giao thông vận tải, chính sách gia tăng quỹ thời gian nhàn rỗi của xã hôinhư quy định về giờ làm của nhân viên,xây dựng cơ sở vật chất, bảo tồn các di sản,…
d, Yếu tố tự nhiên văn hoá
Những quốc gia có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, khí hâu thích hợp, hay có nền văn hoá lâu đời,đậm bản sắc sẽ thu hút nhiều khách du lịch đến khám phá hơn
E, Khả năng cung ứng các dịch vụ của các công ty đối với các nhu cầu của khách hàng
Nếu các dịch vụ được cung cấp đầy đủ và chất lượng sẽ tạo ra sự tin tưởng và hài lòng từ phíakhách hàng Từ đó có cơ hội để khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ những lần sau và giới thiệucông ty với các du khách tiềm năng Hơn nữa, việc một chương trình có thể tiếp cận được vớikhách hàng có nhu cầu hay không còn là nhờ vào hoạt động marketing
F, Yếu tố khoa học kĩ thuật
Khi áp dụng các thành tựu vào dịch vụ lữ hành sẽ giúp cải tiến các phương tiện vận chuyển, cácsản phẩm du lịch; quản lý hồ sơ khách hàng tốt hơn, cho khách hàng những trải nghiệm hiện đại,tiện nghi hơn Khách hàng có thể đặt dịch vụ nhanh chóng, tìm kiếm thông tin về nơi mình sẽ đi
du lịch nhanh hơn
Trang 6CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CMCN 4.0 ĐẾN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình kinh doanh dịch vụ lữ hành của Việt Nam
2.1.1 Khái quát về thực trạng ngành du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017
Theo Báo cáo mới nhất của WTTC (Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới) về tác độngkinh tế của ngành Du lịch thì năm 2017, tỷ trọng đóng góp của du lịch Việt Nam vào thu nhậpbình quân đầu người chung xếp hạng 47 trên toàn thế giới với tốc độ tăng trưởng năm 2018 dựbáo là xếp thứ 31, tốc độ tăng trưởng dài hạn giai đoạn 2018 – 2028 xếp thứ 10 trên toàn thếgiới Du lịch tại Việt Nam nhiều năm được đánh giá là ngành có tốc độc tăng trưởng đẩy hứahẹn, được định hướng phát triển thành ngành Kinh tế mũi nhọn của đất nước
Theo số liệu của Viện nghiên cứu phát triển Du lịch năm 2017, bài viết Tình hình dulịch Việt Nam, cơ hội thách thức trong hội nhập quốc tế thì ngành du lịch nước ta trong giai đoạnnày có những thành tựu đáng kể: Ngành du lịch nước ta trong giai đoạn 2013 – 2017 đã chứngkiến một giai đoạn không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành du lịch trungbình gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người chung của cả nước Ngành dulịch cũng đóng góp trực tiếp 6,6% và đóng góp chung đến 13% trong cơ cấu GDP Việt Nam giaiđoạn này Năm 2017 đánh dấu mốc quan trọng cho ngành du lịch vì chính thức trở thành mộtđộng lực chính cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp 1% vào mức tăng trưởng của bình quân đầungười của cả nước (Viện nghiên cứu phát triển Du lịch)
Bảng 2 1 Doanh thu của hoạt động du lịch Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 phân chia theo khách nội địa và khách quốc tế
Trang 7Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Khách quốc tế đến (triệu lượt khách) 7,57 7, 87 7,94 10,01 12,9
2 Tổng thu từ ngành du lịch (nghìn tỷ
đồng)
200,0 0
230,0 0
337,8 3
400,0 0
510, 9
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Tổng cục thống kê 1
Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú Trong những năm qua, du lịch Việt Namđang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như lượng khách đi du lịch nội địa ngàycàng tăng Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đếntrong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế Du lịch Việt Nam đónggóp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tiềm năng bứt phá của ngành du lịchtrong đó có hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là rất lớn Nhưng đâu mới là thế mạnh thực sự,nhân tố nào trở thành rào cản cản trở tiềm năng phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành,nhất là trong thời kỳ kinh tế, xã hội trên toàn thế giới có nhiều biến động, CMCN 4.0 bùng nổ
mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức do các dịch vụ nước ngoài ngày càng dễ xâmnhập vào thị trường Việt Nam thông qua công nghệ, điều này cần có sự nhìn nhận và phân tíchmột cách kỹ lưỡng và khách quan
2.1.2 Đánh giá cụ thể thực trạng kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam
Số lượt khách tăng trưởng liên tục qua các năm.
Trong suốt giai đoạn 2013-2017, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam luôn luôn đạtmức trên 7 triệu lượt khách mỗi năm, năm 2015, dù gặp nhiều biến cố về tình hình chính trị cũngnhư các dịch bệnh, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn duy trì tăng, ngành du lịchViệt Nam năm này đã đón tới gần 8 triệu lượt khách quốc tế, gấp 2 lần số lượng chỉ riêng kháchquốc tế vào năm 2009 (năm 2009 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 3.772 triệungười) dù tốc độ tăng trưởng giai đoạn này có xu hướng chững lại
1
Trang 82013 2014 2015 2016 2017
- 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 80,000,000
Số lượt khách du lịch nội địa và quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2013-2017
Khách quốc tế đến
Khách du lịch nội địa
Năm Lượt khách
Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Du Lịch
Số lượt khách nội địa và khách quốc tế đến tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn
2013-2017 Số lượt khách quốc tế đến năm 2013 chỉ khoảng 35 triệu lượt, sau 4 năm, tức năm 2017,
đã tăng lên gấp đôi lên đến hơn 70 triệu lượt Số lượt khách nội địa tuy không tăng mạnh nhưsốlượt khách quốc tế đến nhưng cũng tăng trưởng khá đều: năm 2013 đạt khoảng 7,5 triệu lượt,đến năm 2017 đã đạt khoảng 13 triệu lượt
Từ đây có thế thấy du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển và thu hút được nhiềukhách du lịch quốc tế hơn
Tuy nhiên, dù số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng lên, thì một thực trạngđáng buồn vẫn đang xảy ra đó là số lượng khách du lịch quốc tế quay lại Việt Nam lần 2, lần 3không nhiều Lí do cho thực trạng này là an ninh du lịch chưa được đảm bảo như vẫn còn tìnhtrạng cướp giật, móc túi, chèn ép khách du lịch, dịch vụ và hạ tầng còn hạn chế và thiếu bài bản
Doanh thu kinh doanh dịch vụ lữ hành tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm.
Trang 9Giai đoạn 2013 – 2017, doanh thu ngành Kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam vẫntăng trưởng liên tục, tăng từ 24,82 nghìn tỷ đồng năm 2013 chạm mức 35,9 nghìn tỷ đồng năm
2017 Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức độ tăng trưởng doanh thu ngành lữ hành sẽ nhận thấy mức
độ tăng trưởng giai đoạn này chậm dần, từ tỷ lệ tăng trưởng rất cao năm 2013 là 31,67% xuống
và giữ mức ổn định xấp xỉ 10% trong 3 năm 2014, 2015, 2016 và tiếp tục giảm xuống chỉ còn5,3% năm 2017
Bảng 2 2 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng cuả ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành giai đoạn
Tổng thu từ ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành (nghìn tỷ
đồng)
24,82
từ 6 thị trường Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Italy, Belarus cũng góp phần ổn định thị trườngkhách du lịch quốc tế vào Việt Nam Nhờ những hiệu quả từ chính sách này mà khách từ thịtrường Tây Ban Nha và Italy tăng 10%, khách Belarus đến Việt Nam đạt xấp xỉ 6000 lượt khách,tăng đến 65% nếu so sánh với cùng kỳ năm trước (2015) (Thanh Giang, 2016) Kiến nghị về việctiếp tục duy trì chính sách miễn visa cho một số nước cũng đáng được lưu tâm vì tính hiệu quảcủa nó Cộng hưởng cùng với các chính sách du lịch thông thái, cải thiện chất lượng du lịch, đếnnăm 2016 nền du lịch nước ta đã gần như bước ra khỏi khó khăn khi khôi phục và đạt mức độtăng trưởng vượt bậc tới 26%, đặc biệt vào tháng 7, tăng 41,2% so với tháng 7/2015 (Tổng cục
du lịch, 2017).Bên cạnh đó, việc Việt Nam tích cực gia nhập các tổ chức, khối liên minh, cộng
Trang 10đồng khu vực và thế giới trong thời gian gần đây cũng tạo môi trường thông thoáng cho ngànhdịch vụ lữ hành phát triển Điều kiện vốn đã sẵn có, nhưng cái quan trọng là chất lượng sản phẩmthực sự, nguồn lực trong doanh nghiệp đến đâu để khai thác tối đa những tiềm năng thị trườngđem lại, đấy lại là bài toán chưa bao giờ dễ giải.
- Phương tiện di chuyển đến Việt Nam của khách du lịch quốc tế ngày càng phát triển ởdịch vụ vận chuyển hàng không
- 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000
12,000,000
Phương tiện di chuyển đến VN của khách du lịch quốc tế
Đường không Đường biển Đường bộ
Năm Lượt khách
Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Tổng Cục Du Lịch
Tỷ lệ giữa các phương tiện di chuyển được khách quốc tế sử dụng qua các năm đều phâncấp rất rõ ràng: đường biển được sử dụng ít nhất, đường bộ được sử dụng nhiều hơn và đườngkhông được sử dụng nhiều nhất Đặc biệt số lượt khách quốc tế di chuyển đến Việt Nam bằngđường không tăng mạnh vào năm 2016 và 2017, điều này cho thấy sự phát triển trong cơ sở hạtầng cũng như trong phương tiện vận tải ứng dụng vào du lịch của Việt Nam đã tăng lên đáng kể
2.1.3 Thực trạng kinh doanh và ứng dụng công nghệ trong kinh doanh du lịch và lữ hành tại Việt Nam
Trang 11Cứ 2 năm một lần, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lại phát hành báo cáo về chỉ sốNăng lực cạnh tranh ngành Lữ hành và Du lịch (TTCI) Tổng hợp từ báo cáo các năm 2013,
2015, 2017 được bảng số liệu sau:
nghệ thông tin và truyền
thông trong du lịch và lữ
hành)
Chỉ số (thang điểm 1-7) 3.2 3.4 4.2Xếp hạng trên thế giới 68/140 97/141 80/136Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF
Từ bảng trên có thể thấy, ngành Lữ hành và du lịch của Việt Nam có chỉ số năng lực cạnhtranh không cao và mức xếp hạng trên thế giới cũng mới ở mức trung bình Chỉ số TTCI năm
2015 là 3.6/7, giảm so với năm 2013 (4/7) và đến năm 2017 đã tăng trở lại với mức điểm 3.8/7,mức xếp hạng giai đoạn 2013-2107 cũng cao dần hơn Điều này cho thấy sự phát triển hơn cũngnhư tính cạnh tranh cao hơn của du lịch và lữ hành Việt Nam
Xét đến việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, đại diện cho cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0 trong ngành dịch vụ du lịch và lữ hành của Việt Nam, ta có thể nhìn vào chỉ sốICT readiness Chỉ số này tăng từ 3.2 năm 2013 lên đến 4.2 năm 2017, so với thang điểm 7 thìchỉ số này vẫn còn thấp, cho thấy mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trongngành dịch vụ du lịch và lữ hành của Việt Nam là chưa cao, nhưng sự gia tăng rõ rệt trong chỉ sốnày đã cho thấy việc nắm bắt và ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực này đãhiệu quả hơn
Cụ thể hơn, ta sẽ xem xét việc áp dụng CMCN 4.0 vào dịch vụ lữ hành qua 3 yếu tố cốtlõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet ofThings (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) Vì việc áp dụng yếu tố trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịchvẫn còn là một vấn đề lớn, hiện nay chỉ mới xuất hiện ở một số quốc gia trên thế giới (Tây BanNha, start up Lola) mà chưa có ở Việt Nam, nên bài tiểu luận của chúng em sẽ tập trung vàophân tích 2 yếu tố còn lại
Trang 122.1.3.1 Ứng dụng internet vạn vật tại các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam (Internet of Things (IoT))
Một số doanh nghiệp lữ hành lớn ở Việt Nam đã khá chủ động trong việc tiếp cận cuộccách mạng công nghiệp 4.0, coi đây là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh Tiêu biểu nhưVietravel, Vietrantour, Five Stars Travel… bắt đầu từ việc cơ bản - số hóa dữ liệu, bao gồm cậpnhật thông tin tour tuyến, chương trình ưu đãi, hoạt động của doanh nghiệp lên website; ứngdụng công nghệ mới để tăng trải nghiệm của khách hàng; nâng cấp phần mềm điều hành tour;triển khai cổng thanh toán điện tử; thiết lập kênh tương tác trực tiếp với khách, Việc tích hợp
và minh bạch thông tin, bám sát phản hồi của khách hàng, đã giúp doanh nghiệp hình thànhnhững sản phẩm du lịch mới theo kịp xu hướng chung, tạo ra các sản phẩm du lịch thông minh
Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hiện nay đã ứng dụng Internet vạn vật vào rất nhiềucác hoạt động: Internet vạn vật trong các hoạt động với khách hàng, internet vạn vật trong mốiquan hệ với các đối tác, với nhà cung cấp, với các cơ quan quản lý về du lịch Đối với kháchhàng, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam ứng dụng Internet vạn vật theo dọc hành trình củakhách hàng, từ tạo cảm hứng bằng thông tin hiển thị trên website hấp dẫn với nhiều chương trìnhkhuyến mại, thông tin hiển thị cá nhân hóa, chọn lọc từ hàng nghìn khách sạn và các chươngtrình tour đến thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc trực tiếp, khuyến khích chia sẻ cảm nhận kháchhàng trên facebook, duy trì trải nghiệm khách hàng bằng tương tác điện tử (email, sms)…
Việc ứng dụng này có thể chia làm 2 hoạt động chính:
* Truyền thông
Theo khảo sát của Tổng cục Du lịch về tác động của các kênh thông tin đến hành vi tiêudùng, khách du lịch thường sử dụng 5 - 6 kênh thông tin để chọn sản phẩm, nhà cung cấp, gồmthông tin truyền miệng (79%), website (71%), ý kiến chuyên gia trên internet (63%), mạng xãhội (63%), 31% khách hàng tin vào những người quen biết, 28% các ý kiến tích cực trên mạng
xã hội tác động đến quyết định tiêu dùng Khảo sát trên cho thấy tiềm năng xúc tiến, quảng bá dulịch qua e- marketing là rất lớn, nếu được ứng dụng thích hợp
Trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch thông minh qua internet cho khách hàng, cácdoanh nghiệp lữ hành Việt Nam tạo ra các fanpage, website và các apps như là các kênh truyền