Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm tác giả đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “IMF và các chương trình của IMF tại các nước đang phát triển” nhằm tìm hiểu rõ hơn về IMF trong bối cảnh
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
TỔNG QUAN VỀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF) 2
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 2
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUỒN VỐN 2
1.2.1 Cơ cấu tổ chức 2
1.2.2 Nguồn vốn 3
1.3 MỤC TIÊU VÀ HOẠT ĐỘNG: 4
1.3.1 Mục tiêu 4
1.3.2 Hoạt động 5
CHƯƠNG 2 9
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỦA IMF TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 9
2.1 PHÂN LOẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN: 9
2.2 CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY CỦA IMF TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ 9
2.2.1 Chương trình Tăng trưởng Xoá đói Giảm nghèo (PRGT) 9
2.2.2 Quỹ thỏa thuận dự phòng SBAs 14
2.2.3 Giảm nợ theo sáng kiến của các quốc gia nghèo mắc nợ trầm trọng (HIPC), Sáng kiến Cứu trợ nợ Đa Biên (MDRI) 14
CHƯƠNG 3 20
CÁC CHƯƠNG TRÌNH IMF ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ 20
3.1 CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY DỰ PHÒNG SBA VÀ CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG STF 20
3.1.1 Giới thiệu chương trình 20
3.1.2 Kết quả 20
3.2 QUĨ HỖ TRỢ ECF- CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU MỞ RỘNG ESAF NĂM 1994 21
3.2.1.Giới thiệu chương trình 21
3.2.2 Kết quả 22
3.3 CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI VÀ TĂNG TRƯỞNG 22
3.3.1 Giới thiệu chương trình 22
3.3.2 Kết quả chương trình PRGT 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển trong những thập
kỷ qua, và dần hoàn thiện các “luật chơi” cho các quốc gia tham gia vào quá trình này.Đứng trước xu hướng đó, các quốc gia chịu cả những thách thức lẫn hưởng các thời cơthuận lợi, nhưng các nước đang phát triển rõ ràng chịu nhiều khó khăn hơn cả Cho dùvậy, toàn cầu hoá vẫn đã và sẽ tiếp tục diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay hình thứckhác, với các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hếtcác nước
Trong bối cảnh đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - một trong những tổ chức lớn hoạtđộng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đã thể hiện rất rõ vai trò của mình trong suốt nửa thế
kỷ qua Được thành lập vào năm 1944, IMF vẫn luôn theo đuổi một nhiệm vụ tiên quyết
là quản lý hệ thống tiền tệ, đảm bảo sự ổn định tỷ giá hối đoái và loại bỏ những cản trongtrở hoạt động thương mại Đối với nhiều quốc gia, IMF luôn là tổ chức giúp đỡ họ trongthời kỳ kinh tế khó khăn Trong những năm qua, tổ chức này đã đóng một vai trò quantrọng trong việc giúp các nước phục hồi thông qua các biện pháp viện trợ kinh tế Tuynhiên, đây chỉ là một trong nhiều vai trò của IMF trong các vấn đề kinh tế toàn cầu
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm tác giả đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài:
“IMF và các chương trình của IMF tại các nước đang phát triển” nhằm tìm hiểu rõ hơn
về IMF trong bối cảnh toàn cầu hoá nói chung và vai trò của tổ chức này trong việc thúcđẩy kinh tế Việt Nam nói riêng
Trang 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF)1.1 Lịch sử hình thành
Cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 đã phá hủy nền kinh tế thế giới Nhiều quốc giatrên thế giới đã bắt đầu áp tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh
tế của nước mình bằng cách hạn chế nhập khẩu, lập nên các hàng rào phi thuế quan hayphá giá đồng tiền… Điều này càng làm cho thương mại thế giới bị đình đốn, bất ổn vàmức sống người dân ở nhiều quốc gia bị suy giảm nghiêm trọng Trong hoàn cảnh đó,cần có một hội nghị quốc tế để giải quyết những vấn đề tiền tệ này Tuy nhiên điều đóvẫn chưa diễn ra tại thời điểm đó Và tiếp những năm sau đó khi cuộc chiến tranh thếgiới thứ 2 kết thúc, với hậu quả nghiêm trọng của nó để lại cho các nước tham chiến.Nền kinh tế kiệt quệ, đồng tiền mất giá thảm hại điển hình là đồng tiền các nước Tây Âu
bị phá giá tới 17 lần trong vòng chỉ 2 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc Đứngtrước những bất ổn đó thì cần có một hệ thống tiền tệ quốc tế đứng ra điều hành Và ýtưởng này đã được 2 nhà kinh tế học là Harry Dexter- Mỹ và John Maynard Keynes-người Anh đưa ra sau đó tại hội nghị tiền tệ quốc tế tại Bretton Woods tháng 7/1944 Tạiđây là nơi sinh ra 2 tổ chức tiền tệ lớn của thế giới là: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngânhàng Thế giới World Bank (WB)
1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn vốn
1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu quản trị của IMF bao gồm những bộ phận chính như sau:
Hội đồng thống đốc: là cơ quan quyết định tối cao, bao gồm một thống đốc vàmột thống đốc thay thế đến từ các quốc gia thành viên Thống đốc được chỉ định bởiquốc gia thành viên và thông thường là bộ trưởng tài chính hoặc thống đốc ngân hàngtrung ương
Các ủy ban Bộ trưởng: Hội đồng thống đốc được tham vấn bởi hai Ủy ban Bộtrưởng: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tếvà Ủy ban Phát triển
2
Trang 4 Ban Giám đốc điều hành: Ban Giám đốc điều hành có 24 thành viên chịu tráchnhiệm quản lý các công việc hàng ngày của IMF Ban Giám đốc Điều hành bàn luận vàgiải quyết tất cả các vấn đề từ việc xem xét tình trạng kinh tế của các nước thành viênđược chuẩn bị bởi nhân viên của IMF cho đến các vấn đề về chính sách kinh tế có liênquan đến nền kinh tế toàn cầu
1.2.2 Nguồn vốn
a Phần đóng góp (Quotas)
Khi gia nhập IMF, mỗi nước thành viên phải đóng một khoản tiền nhất định đượccoi là một khoản lệ phí Tuy nhiên khoản đóng góp này chỉ thực hiện khi quỹ có nhu cầu:khi nước nào có nhu cầu vay tiền của quốc gia đó thì quốc gia đó mới phải đóng Số tiềnnày được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: tạo thành một khoản vốn IMF có thểtrích ra khi cho các thành viên vay mỗi khi gặp khó khăn về tài chính, căn cứ để quyếtđịnh sốlượng tiền mà mỗi nước thành viên được vay và là cơ sở để phân bổ rút vốn lớnđặc biệt (SDR), và số tiền này còn có vai trò xác định quyền bỏ phiếu của các nướcthành viên,
Phần đóng góp được xác định theo nhiều tiêu chuẩn như tổng sản lượng quốc gia,
dự trữ vàng và dollar Mỹ, số lượng xuất khẩu và nhập khẩu Nước nào càng giàu thìđóng góp càng cao Ban đầu, theo quy định mỗi nước sẽ đóng 25% bằng vàng và 75%bằng nội tệ nhưng đến năm 1978 vàng bị thay thế bằng SDR hoặc bằng các ngoại tệ chủyếu USD, GBP… Và hiện tại, Mỹ là nước có mức đóng góp lớn nhất với 82994,2 triệuSDRs- đơn vị tiền tệ IMF, chiếm 17.46%
b Quyền rút vốn đặc biệt (SDR)
Năm 1969, IMF quyết định phân chia cho các nước hội viên một loại quyền lợi đặcbiệt gọi là SDR- Quyền rút vốn đặc biệt SDR được tạo ra để làm giảm bớt những hạnchế của vàng và đôla với vai trò độc tôn trong việc thanh toán các tài khoản quốc tế, làmtăng thêm tính lỏng quốc tế bằng việc bổ sung thêm cho những loại tiền tệ dự trữ tiêuchuẩn Và phần phân chia SDR sẽ phụ thuộc vào phần đóng góp của nước đó
Định giá đồng SDR:
Ban đầu thì 1SDR=1/35 ounce (=1 USD)
Trang 5 Năm 1999 thì giá trị SDR dựa trên giá trị của 4 đồng tiền: USD(45%),Euro(29%), Yên Nhật (15%), Bảng Anh (11%)
Năm 2016 thì giá SDR dựa trên giá trị 5 đồng tiền: USD(41.73 %),Euro(30.93%), Chinese yuan (10.92%), Japanese yen (8.33%), Pound sterling (8.09 %)
…
c Mượn tiền
Để có thể nguồn tài chính phục vụ các hoạt động của mình, IMF đã đi vay từ cácchính phủ, ngân hàng Trung ương của họ hoặc từ các ngân hàng thanh toán quốc tế.Ngoài ra IMF có thể vay thêm ở khu vực tư nhân như: Năm 1962, 11 nước công nghiệpphát triển kí giao kèo GAB cho Quỹ vay 23 tỷ USD hay việc 25 nước hội viên thỏathuận giao kèo NAB cho Quỹ mượn tiếp 47 tỷ USD vào năm 1997
Số lượng vàng dự trữ của IMF có vào khoảng 103 triệu ounces (3.217 tấn) và đượcđịnh theo giá thị trường vào khoảng 30 tỷ dollar Mỹ Số vàng này có do các hội viênđóng góp như đã đề cập ở trên, hoặc do các nước hội viên trả tiền lời, hoặc do Quỹ muacủa các nước hội viên Vàng một mặt như bảo chứng cho giá trị của chính cơ quan mình
và mặt khác để đề phòng những trường hợp khẩn cấp
Tuy nhiên, trong thời gian 1976 - 1980, Quỹ đã thoả thuận với các nước hội viên đểgiảm bớt số vàng dự trữ Quỹ đã bán quãng 50 triệu ounces vàng Một nửa trả lại cho cácnước hội viên theo giá 1 ounce = 35 SDR, nửa còn lại được bán theo giá thị trường và lànguồn tài chính dành để giúp các nước hội viên nghèo
1.3 Mục tiêu và hoạt động:
1.3.1 Mục tiêu
Kể từ lúc thành lập cho đến nay, thế giới đã thay đổi một cách đáng kể, nhiều quốcgia đã trở nên giàu có hơn nhiều, và hàng triệu người đã thoát khỏi nạn đói nghèo, đặcbiệt là ở Châu Á Nhìn chung, mục đích chính của IMF hiện nay vẫn là đảm bảo sự ổnđịnh tài chính toàn cầu Cụ thể hơn, IMF tiếp tục:
Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế;
Tạo thuận lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng cân bằng thương mại quốc tế;
4
Trang 6 Tăng cường sự ổn định về tỷ giá hối đoái;
Cung cấp các nguồn lực sẵn có cho các thành viên gặp khó khăn về cán cân thanhtoán
1.3.2 Hoạt động
a, Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu
Mỗi năm IMF sẽ đưa ra đánh giá chi tiết về tình hình kinh tế mỗi nước Sau đó sẽbàn luận với chính phủ các nước về chính sách có lợi nhất trong việc duy trì tỷ giá ổnđịnh và một nền kinh tế tăng trưởng Các báo cáo của IMF được xuất bản 2 năm một lầntrong hai tài liệu: “Tổng quan kinh tế thế giới” và “Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu”Hằng năm, một nhóm các chuyên gia của Quỹ sẽ đến thủ đô mỗi nước khoảng 2tuần để thu thập số liệu có ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền như thống kê về xuất, nhậpkhẩu, giá cả, thuế…và nói chuyện trực tiếp với đại diện mỗi quốc gia về hiệu quả cácchính sách nước đó đang áp dụng Cuối cùng, nhóm nghiên cứu sẽ về trụ sở của Quỹ tạiWashington và lập một bản báo cáo chi tiết cho Ban điều hành để đưa ra nhận định, đánhgiá và cả phương hướng cho nước hội viên sửa đổi Và những tài liệu này là cơ sở đểIMF quyết định giúp đỡ hay không
b, Trợ giúp tài chính:
IMF hỗ tợ nước thành thông qua các khoản vay ưu đãi và không ưu đãi:
Vay ưu đãi:
Điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF)
Trước khi có Chương trình Giảm nghèo và Tăng trưởng (PRGF) ra đời năm 1999thì trước đó từ giữa những thập niên 70 của thế kỉ 20 thì IMF đã hỗ trợ tài chính về cácđiều khoản ưu đãi cho các nước thành viên có thu nhập thấp thông qua Cơ chế Điềuchỉnh Cấu trúc Cải tiến (ESAF) ESAF ra đời với mục đích giải quyết khó khăn về cáncân thanh toán của các nước nghèo nhất thế giới.Một quốc gia đủ điều kiện có thể mượntối đa 140 % hạn ngạch của IMF theo một thoả thuận ba năm, mặc dù giới hạn này có thểđược tăng lên trong những trường hợp đặc biệt lên tối đa là 185 % của hạn ngạch Cáckhoản vay theo ESAF có lãi suất hàng năm là 0,5%, với việc hoàn trả hàng năm, bắt đầu
từ 5 năm rưỡi và kết thúc 10 năm sau khi giải ngân Quỹ tồn tại đến năm 1999 và bị thay
Trang 7thế bởi Chương trình Giảm nghèo và Tăng trưởng (PRGF) vì lúc này IMF muốn cơ chế
có sự tham gia của quốc gia nhằm tập trung hơn vào các nỗ lực giảm nghèo của cácnước
Chương trình Giảm nghèo và Tăng trưởng (PRGF)
Bảng 1: Các Quĩ cho vay trong Chương trình Giảm nghèo và Tăng trưởng
Chỉ tiêu Quỹ tín dụng mở rộng
(ECF)
Quỹ tín dụng nhanh (RCF)
Quỹ tín dụng dự phòng (SCF)
Mục đích Giải quyết các vấn đề thanh
toán quốc tế dài hạn, ổn định kinh tế vĩ mô và giảm nghèo.
Giải quyết việc bất ngờ xảy
ra trong thanh toán quốc tế đến từ cú sốc, thiên tai và tình huống khẩn cấp khác.
Giải quyết khó khăn cán cân thanh toán ngắn hạn
Theo cam kết ECF 3 năm:
180% quota 2 cho quốc gia
có khoản nợ dưới 150%
quota, 112.5% nếu khoản
nợ từ 150% - 300% quota
Không vượt quá 150%
quota, với các khoản vay RCF trên 12 tháng sẽ được vay từ 37.5% quota, khoản vay dưới dạng “window shock” là 75% quota
Theo cam kết SCF 18 tháng: 180% quota cho nước có khoản nợ dưới 150% quota, 112.5% cho nước có khoản nợ
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ : http://www.imf.org
Cơ chế gây sốc ngoại sinh (ESF)
ESF được thành lập vào năm 2008, đã cung cấp tài chính ưu đãi cho các quốc giathích hợp về Giảm nghèo và Tăng trưởng Xóa đói Giảm nghèo (PRGT) - những nước có
đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các cú sốc bất ngờ và ngoại sinh HAC đã bị thay thế bởi Quỹ Tín dụng Dự phòng (SCF) Bởi vì ESF chỉ tập trung điềuchỉnh cú sốc cơ bản, ít nhấn mạnh đến việc điều chỉnh cơ cấu rộng thường đặc trưng chocác chương trình do IMF hỗ trợ
EFS- Chương trình giảm và xóa nợ nước nghèo (HIPC) và Sáng kiến Cứu trợ nợ Đa
Biên (MDRI)
1bộ điều khoản nhằm giúp IMF đạt được mục tiêu trong các chương trình của mình.
2phần đóng góp
6
Trang 8Năm 1996 sáng kiến HIPC đã được IMF và Ngân hàng Thế giới đưa ra nhằm mụcđích đảm bảo rằng không một nước nghèo nào phải đối mặt với gánh nặng nợ nần Kể từ
đó, cộng đồng tài chính quốc tế, bao gồm các tổ chức đa phương và các chính phủ đãcùng nhau làm việc để giảm gánh nặng nợ nần của các nước đang phát triển
Năm 2005, sáng kiến HIPC được bổ sung bởi Sáng kiến Cứu trợ nợ Đa Biên(MDRI) MDRI cho phép giảm bớt 100% các khoản nợ đủ tiêu chuẩn của ba tổ chức đaphương: IMF, Ngân hàng Thế giới và Quỹ phát triển Phi Châu (AFDF) – đối với cácquốc gia hoàn thành quá trình Sáng kiến HIPC
Các khoản cho vay không ưu đãi được cung cấp thông qua 4 công cụ:
Stand-By Arrangements (SBA), Extended Fund Facility (EFF), SupplementalReserve Facility (SRF) và Compensatory Financing Facility (CFF)
SBA được thiết lập để giúp giải quyết khó khăn về cán cân thanh toán trong ngắnhạn và cung cấp nguồn lực lớn nhất của IMF Độ dài của SBA thường từ 12 đến 18 thángvới thời hạn hoàn trả từ 2 năm 3 tháng đến 4 năm Và mức lãi suất SDR được quy địnhtrên thị trường + phần trả thêm (200 điểm cho các khoản trên 187,5% phần đóng góp,
thêm 100 điểm cho các khoản nợ chưa thanh toán hơn 36 tháng).Đây là cũng là khoản vay nước đang phát triển hay tìm đến để giải quyết khó khăn về cán cân thanh toán trong ngắn hạn.
EFF ra đời năm 1974 nhằm giúp đỡ các khó khăn kéo dài về cán cân thanh toán đòihỏi cải cách cơ bản cơ cấu nền kinh tế Các khoản dàn xếp thông qua EFF vì vậy kéo dài
từ 3 năm trở lên với thời hạn hoàn trả từ 4 năm rưỡi đến 7 năm.SRF ra đời năm 1997 nhằm tài trợ ngắn hạn với quy mô lớn, xuất phát từ sự mất lòng tinthị trường đột ngột do các nền kinh tế mới nổi những năm 90 làm các luồng vốn đầu tư
bị rút về hàng loạt, đòi hỏi sự hỗ trợ tài chính lớn hơn bất cứ hoạt động nào của IMFtrước đó Thời hạn hoàn trả vốn từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, có thể yêu cầu gia hạn 6 tháng.CFF được thiết lập năm 1963 nhằm hỗ trợ các nước có giá trị xuất khẩu giảm tạmthời hoặc chi phí nhập khẩu ngũ cốc tăng lên do giá hàng hoá thế giới biến động Cácđiều kiện khác gần giống như công cụ SBA
c, Giúp đỡ về mặt kỹ thuật và đào tạo:
Trang 9Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho các nước thành viên thường được IMF cung cấpmiễn phí nhằm giúp những nước này củng cố khả năng thiết lập và thực hiện các chínhsách hiệu quả Hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp trong một số lĩnh vực bao gồm chính sáchtài khoá, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, giám sát và điều hành hệ thống tài chínhngân hàng và cuối cùng là số liệu thống kê Và để triển khai chiến lược đó IMF cho xâydựng Một mạng lưới toàn cầu các trung tâm phát triển năng lực khu vực (RCDCs) đểcung cấp các dịch vụ phát triển năng lực cho các nước thành viên thông qua chia sẻ kiến thức Ngoài ra, IMF còn tiến hành việc đào tạo trực tuyến để đào tạo kinh tế vĩ mô và tàichính cho các quan chức chính phủ Từ năm 2013, hơn 3.000 cán bộ chính phủ đã đượcđào tạo về lập trình tài chính và chẩn đoán sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô và chính sáchđiều chỉnh tài chỉnh Và cho đến năm 2017 đã có khoảng 7.000 quan chức chính phủ (và6.400 quan chức phi chính phủ) đã hoàn thành khóa học trực tuyến.
8
Trang 10CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỦA IMF TẠI
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
2.1 Phân loại các nước đang phát triển:
Các nước đang phát triển phân loại 2 cơ sở: (Số liệu năm 2015)
Phân loại theo GNI/người (WB) Phân loại theo HDI (UN)
Các nước thu nhập thấp ≤ $1,045 Nước có HDI thấp 0.348 – 0.548Các nước thu
2.2 Các chương trình cho vay của IMF tại các nước đang phát triển và ảnh hưởng của nó
2.2.1 Chương trình Tăng trưởng Xoá đói Giảm nghèo (PRGT)
Ra đời vào năm 1999, Chương trình Giảm nghèo và Tăng trưởng Xoá đói Giảmnghèo (PRGT) với mục tiêu giúp các nước thu nhập thấp đạt được và duy trì một nềnkinh tế có các chỉ số vĩ mô ổn định, cùng với xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng bềnvững Ba loại khoản vay được tạo ra trong khuôn khổ Chương trình Giảm nghèo và Tăngtrưởng Xoá đói Giảm nghèo (PRGT) như là một phần của chương trình cải cách rộng lớnhơn: Quỹ tín dụng mở rộng (ECF), Quỹ tín dụng nhanh (RCF) và Quỹ Tín dụng Dựphòng (SCF)
Hình 1:Quy mô cho vay của chương trình PRGT giai đoạn từ năm 2000 – 2016
Trang 11Nguồn: Báo cáo hiệu quả Chương trình Giảm nghèo và Tăng trưởng Xoá đói Giảmnghèo (PRGT) năm 2016 của IMF.
Từ hình vẽ trên ta thấy rõ trong những năm gần đây thì lượng quĩ Quỹ tín dụng mởrộng (ECF) đang được cho vay nhiều nhất điều đó cho thấy nhu cầu các khoản vay ổnđịnh kinh tế vĩ mô trong dài hạn và mục tiêu giảm nghèo đang được các nước đang pháttriển theo đuổi mạnh mẽ
a, Quỹ tín dụng nhanh (RCF) và ảnh hưởng tới nước đang phát triển
Với mục đích giải quyết các vấn đề bất ngờ xảy ra trong thanh toán quốc tế đến các
cú sốc, thiên tai và tình huống khẩn cấp khác thì Quỹ tín dụng nhanh đang giúp rất nhiềunước vượt qua những khó khăn bất ngờ trước mắt
Vào ngày 18 /11/2016, IMF đã chấp thuận giải ngân 30,7125 triệu SDR (khoảng41,6 triệu đô la Mỹ) trong hỗ trợ tài chính theo quỹ RCF cho Haiti, để trợ giúp cho cácnhu cầu thanh toán khẩn cấp sau khi con bão Matthew xảy ra vào tháng 10/2016 ÔngTao Zhang, Phó Giám đốc điều hành và Quyền Chủ tịch, đã đưa ra tuyên bố sau:"Tácđộng nặng nề từ cơn bão Matthew đã làm cho đất nước rơi vào một cuộc khủng hoảngnhân đạo mới ngay cả khi Haiti vẫn đang hồi phục sau trận động đất năm 2010, hậu quảkéo dài của hạn hán kéo dài và sự sụt giảm mạnh mẽ sự hỗ trợ từ bên ngoài Các nỗ lựccứu trợ quốc tế để đối phó với cơn bão sẽ giúp Haiti phản ứng nhanh chóng với cuộckhủng hoảng Việc tài trợ của IMF thông qua Quỹ tín dụng nhanh sẽ giúp đáp ứng cácnhu cầu ngoại hối khẩn cấp và giảm bớt áp lực lên cán cân thanh toán” Dưới sự giúp đỡ
10
Trang 12của quỹ RCF, Haiti đã phần nào giải quyết hậu quả của cơn bão cùng với đó tốc độ mấtgiá tiền tệ đã giảm, từ 25% xuống còn 9% trong tháng 12/2016 (10,5% / năm).
b, Ảnh hưởng của Quỹ tín rộng mở rộng(ECF) đến các nước đang phát triển
Với mục đích chính là ổn định cán cân thanh toán trong dài hạn từ đó ổn định nềnkinh tế tạo tăng trưởng và giảm nghèo Một số nước cho vay đã giảm sự thâm hụt trongcán cân thanh toán
Đề thấy rõ hiệu quả của khoản Quỹ này đến nước đang phát triển, nhóm tác giả tiếnhành nghiên cứu nước Afghanistan Nước Afghanistan đã tiến hành các đợt vay quỹ ECFnhư sau
Bảng 1: Các đợt vay quỹ ECF của nước Afghanistan
Khoản vay Ngày thoản
thuận
Ngày hết hạn Số tiền đồng
ý(ngànSDR)
Số tiền rút Số tiền nợ
Nguồn: Dữ liệu Thành Viên của IMF cập nhập ngày 20/4/2017
Từ bảng trên cho thấyAfghanistan đã tiền hàng 3 khoản vay từ Quĩ ECF bắt đầu từnăm 2006 và sẽ được giải ngân khoản cuối cùng năm 2019
Bảng 2: Cán cân thanh toán Afghanistan giai đoạn 2005-2016 Đơn vị (Triệu $)
Nguồn: Số liệu lấy từ WoldBank (http://data.worldbank.org)
Từ bảng số liệu nói trên ta thấy sau khi đặt được thỏa thuận cho vay lần 1 vào ngày26/6/2006 thì sau khi được giải ngân tiền vào năm 2007 đã làm cán cân thanh toán củaAfghanistan tăng lên 3.145 (triệu USD) Và tiếp tục các khoản giải ngân sau đó qua 2 đợtthì cán cân thanh toán của nước này khá ổn định và cho đến năm 2016 đạt 1.337 (triệu $)cao hơn 0.254 triệu $ so với lúc trước đạt thỏa thuận năm 2005
c, Quỹ tín dụng dự phòng (SCF)
Với mục đích cải thiện cán cân thanh toán trong ngắn hạn Chương trình đã giúp đỡrất nhiều nước cải thiện cán cân thanh toán của mình
Trang 13Bảng 3: Ba nước mới nhất nhận khoản khoản vay SCF (Đơn vị: nghìn SDR)
Nước Ngày đạt thỏa
thuận
Ngày kết thúcgiải ngân
Tổng số tiềnđồng ý
Số tiền chưa rút
Nguồn: Số liệu thống kê các khoản vay SCF của IMF đến ngày 30/4/2017
Và để biết rõ ảnh hưởng ngắn hạn khoản vay này thì nhìn vào cán cân thanh toáncủa Mozambique
Bảng 4: Cán cân thanh toán của Mozambique giai đoạn 2013-2016 Đơn vị: Triệu $
Nguồn: Số liệu thống kê từ Woldbank (http://data.worldbank.org)
Rõ ràng ta thấy từ năm 2013 đến năm 2015 Mozambique luôn có cán cân vãng laimức âm lớn Nhưng khi vay Quỹ SCF từ IMF cán cân đã cải thiện đáng kể, mức thâmhụt giảm đi từ -5.833 triệu $ xuống -4.386 triệu $ Có thế thấy các khoản vay này tácđộng theo hướng tích cực đến cán cân vãng lai từ đó sẽ cải thiện cán cân thanh toán
d Đánh giá tổng quát các tác động của chương trình Tăng trưởng Xoá đói Giảm nghèo
Mục tiêu cuối cùng của chương trình là tạo ra sự ổn định trong kinh tế vĩ mô, xóađói giảm nghèo và tạo tăng trưởng kinh tế Bởi vậy để thấy rõ tác động chương trình đếnnước đang phát triển, nhóm tác giả một lần nữa phân tích sự tác động này ở nướcAfghanistan Nước Afghanistan chỉ tiến hành vay hai loại quỹ là SBA và Quỹ ECF (nằmtrong Chương Tăng trưởng Xoá đói Giảm nghèo) Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 5: Các biến số kinh tế vĩ mô, xã hội của Afghanistan giai đoạn 2004-2016
dụng điện
Tỷ lệ tử vong (trên 1,000 ng)
% chi tiêu y tế Tuổi thọ Lạm phát
(%)
GNI/người (USD)
12