tiểu luận kế toán quốc tế so sánh IAS 18 – revenue recognition và VAS 14 – doanh thu và thu nhập khác

15 375 0
tiểu luận kế toán quốc tế so sánh IAS 18 – revenue recognition và VAS 14 – doanh thu và thu nhập khác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN IAS 18 VÀ VAS 14 1.1 Giới thiệu chung về chuẩn mực IAS 18 1.1.1 Quá trình hình thành Doanh thu là một trong những khoản mục quan trọng và phức tạp trên BCTC của doanh nghiệp Tính chất phức tạp của khoản mục này không chỉ do sự đa dạng của doanh thu và sự phức tạp, khó khăn trong việc tính toán doanh thu mà còn ở việc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu Vì vậy, sự ra đời của chuẩn mực IAS 18 nhằm thống nhất và đưa ra các hướng dẫn chung cho việc ghi nhận doanh thu vừa là yêu cầu bức thiết nhưng cũng không phải dễ dàng cho việc dung hòa nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề ghi nhận doanh thu Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu được xây dựng dựa trên nền tảng của kế toán Anglo – Saxon mà tiêu biểu là trên các công bố về doanh thu được ban hành tại Hoa Kỳ Tháng 4 năm 1981, IASC (nay có tên là IASB) công bố “Dự thảo E20 – Ghi nhận doanh thu” (Exposure Draft 20 – Revenue Recognition) để lấy ý kiến chuẩn bị cho việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế đầu tiên về doanh thu Tháng 5 năm 1982, chuẩn mực IAS 18 – Ghi nhận doanh thu (Revenue Recognition) đã được phê chuẩn và có hiệu lực chính thức vào tháng 1 năm 1984 Trải qua các lần sửa đổi vào năm 1998 và năm 2009, IAS 18 đã hoàn thiện và được thay thế bởi chuẩn mực IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng (Revenue from Contracts with Customers) vào đầu năm 2018 1.1.2 Mục đích Trước khi IAS 18 ra đời, một số quốc gia đã tự xây dựng các chuẩn mực kế toán về doanh thu riêng để giải quyết các vấn đề liên quan đến khoản mục này Với xu thế hội nhập, việc ban hành các chuẩn IAS (nay là IFRS) nói chung cũng như chuẩn mực IAS 18 (nay là IFRS 15) nói riêng đã thống nhất các quan điểm kế toán giữa các quốc gia, dẫn tới một hệ thống chuẩn mực chung được các nước công nhận và áp dụng Đây là một điều tất yếu trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay IAS 18 2 ra đời đã tạo ra ngôn ngữ chung, giúp dễ dàng đọc thông tin tài chính giữa các quốc gia trên thế giới về khoản mục doanh thu từ đó thu hút đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết quốc tế Mục đích của chuẩn mưc là quy định về phương pháp hạch toán và tiêu chí ghi nhận doanh thu Chuẩn mực này cũng hướng dẫn cho việc ghi sổ kế toán và lập BCTC 1.2 Giới thiệu chung về chuẩn mực VAS 14 1.2.1 Quá trình hình thành Các chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 26 chuẩn mực Trong đó, chuẩn mực VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 Chuẩn mực này được Bộ Tài chính hướng dẫn bằng Thông tư số 161/2007/TT-BTC Với lợi thế xây dựng sau dựa trên nền tảng của IAS 18, chuẩn mực VAS 14 đi thẳng vào quan điểm mới nhất đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới về doanh thu 1.2.2 Mục đích VAS 14 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác Chuẩn mực này được ban hành dựa trên chuẩn mực IAS 18 đã nâng cao tính công khai, minh bạch của thông tin tài chính về doanh thu của các doanh nghiệp, đồng thời phần nào đảm bảo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam bắt kịp với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập thế giới, thu hút được đầu tư từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam 3 CHƯƠNG 2 SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN IAS 18 VÀ VAS 14 2.1 Các điểm giống nhau giữa IAS 18 và VAS 14 Như đã đề cập, VAS 14 được xây dựng dựa trên nền tảng chuẩn mực IAS 18 Vì vậy, giữa hai chuẩn mực này có những điểm giống nhau nhất định 2.1.1 Mục đích ban hành IAS 18 và VAS 14 ban hành với cùng một mục đích là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu, bao gồm: phân loại doanh thu, điều kiện ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu làm cơ sở để ghi sổ kế toán và lập BCTC, từ đó giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công tác kế toán doanh thu, hướng tới nền kinh tế toàn cầu hóa 2.1.2 Phạm vi áp dụng Cả hai chuẩn mực này có cùng phạm vi áp dụng đối với doanh thu phát sinh từ các giao dịch sau:  Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc bán hàng hóa do doanh nghiệp mua vào sau đó bán lại  Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán  Cho người khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức Để làm rõ cho nội dung này, IAS 18 và VAS 14 đều đưa ra định nghĩa cho những khoản thu này, cụ thể như sau: + Tiền lãi: là tiền thu được từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản nợ của doanh nghiệp + Tiền bản quyền: là tiền thu được từ việc cho người khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp, ví dụ như bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền, phần mềm máy tính, 4 + Cổ tức: là phần lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn 2.1.3 Định nghĩa IAS 18 và VAS 14 đều đưa ra định nghĩa về doanh thu tương tự nhau Tại IAS 18, Khoản 07 và VAS 14, Khoản 04 đều định nghĩa doanh thu là khoản thu của tất cả các lợi ích kinh tế đã thu và sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng vốn chủ sở hữu và không phải khoản thu hộ bên thứ ba Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu cũng không được coi là doanh thu 2.1.4 Xác định doanh thu Trong quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em nhận ra một số điểm giống nhau giữa IAS 18 và VAS 14 về xác định doanh thu như sau:  Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản mà doanh nghiệp có thể nhận được Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá (IAS 18, Khoản 07 và VAS 14, Khoản 03)  Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản (IAS 18, Khoản 10 và VAS 14, Khoản 06)  Đối với các khoản tiền và tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu (IAS 18, Khoản 11 và VAS 14 – Khoản 07)  Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu (IAS 18, Khoản 12 và VAS 14, Khoản 08)  Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo 5 ra doanh thu Trong trường hợp này, doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm (IAS 18, Khoản 12 và VAS 14, Khoản 08) 2.1.5 Nhận biết giao dịch Vì VAS 14 đi theo hướng IAS 18 nên hai chuẩn mực này cùng cho rằng tiêu chuẩn nhận biết giao dịch doanh thu được áp dụng riêng biệt cho từng giao dịch Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn nhận biết giao dịch cần áp dụng tách biệt cho từng bộ phận của một giao dịch đơn lẻ để phản ánh bản chất của giao dịch đó Ví dụ, nếu trong giá bán của một sản phẩm có một khoản đã định trước cho việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng thì khoản doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng sẽ được dời lại cho đến khi doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đó Tiêu chuẩn nhận biết giao dịch còn được áp dụng cho hai hay nhiều giao dịch đồng thời có quan hệ với nhau về mặt thương mại Trường hợp này phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể Ví dụ, doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng và đồng thời ký một hợp đồng khác để mua lại chính các hàng hóa đó sau một thời gian thì phải đồng thời xem xét cả hai hợp đồng và doanh thu không được ghi nhận trong trường hợp này (IAS 18, Khoản 13 và VAS 14, Khoản 09) Cụ thể, tiêu chuẩn nhận biết trong từng loại giao dịch như sau: a Giao dịch bán hàng: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thỏa mãn 5 điều kiện sau (IAS 18, Khoản 14 và VAS 14, Khoản 10):  Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua  Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa 6  Giá trị doanh thu được xác định tương đối chắc chắn  Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng  Chi phí giao dịch có thể được tính toán một cách đáng tin cậy → Như vậy:  Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua (IAS 18, Khoản 15 và VAS 14, Khoản 11) Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận (IAS 18, Khoản 16 và VAS 14, Khoản 11) Nếu doanh nghiệp chỉ còn chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận Ví dụ: người bán có thể giữ giấy tờ hợp pháp quyền sở hữu hàng hóa, tài sản để đảm bảo sẽ nhận được khoản thanh toán (IAS 18, Khoản 17 và VAS 14, Khoản 13)  Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn đã xử lý xong Ví dụ: khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp không chắc chắn thu được tiền thì sẽ được hạch toán như một khoản chi phí kinh doanh trong kỳ chứ không phải là khoản điều chỉnh doanh thu (IAS 18, Khoản 18 và VAS 14, Khoản 14)  Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Các chi phí, bao gồm cả chi phí bảo hành và các chi phí khác, thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn Các khoản tiền nhận trước của khách hàng không được ghi 7 nhận là doanh thu và được ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng cho tới khi thực hiện ghi nhận doanh thu (IAS 18, Khoản 19 và VAS 14, Khoản 15) 8 b Cung cấp dịch vụ: Một giao dịch được coi là doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ khi thoản mãn 4 điều kiện sau (IAS 18, Khoản 20 và VAS 14, Khoản 16):  Doanh thu được xác định một cách tương đối chắc chắn Khi kết quả của giao dịch liên quan đến việc cung cấp dịch vụ không thể ước tính đáng tin cậy, doanh thu lúc này được ghi nhận theo khoản chi phí đã ghi nhận và có khả năng thu hồi (IAS 18, Khoản 26 và VAS 14, Khoản 22)  Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó Trường hợp khi có sự không chắc chắn về khả năng thu hồi được khoản doanh thu đã ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí chứ không được ghi giảm doanh thu (IAS 18, Khoản 22 và VAS 14, Khoản 18)  Xác định được tiến độ hoàn thành của giao dịch đáng tin cậy Đối với giao dịch liên quan đến nhiều kỳ kế toán, doanh thu phải được ghi nhận theo tiến độ hoàn thành vào cuối kỳ lập báo cáo Việc xác định doanh thu trong từng kỳ thường được thực hiện theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành (IAS 18, Khoản 21 và VAS 14, Khoản 17)  Chi phí phát sinh giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch được đo lường một cách đáng tin cậy Đặc biệt, đối với phần dịch vụ chưa hoàn thành, doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu khi thỏa thuận được với bên đối tác giao dịch những điều kiện sau (IAS 18, Khoản 23 và VAS 14, Khoản 19):  Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ  Giá thanh toán  Thời hạn và phương thức thanh toán Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế hoạch tài chính và kế toán phù hợp Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem xét và sửa đổi cách ước tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ 9 Đối với phần công việc đã hoàn thành, hai chuẩn mực có lưu ý rằng phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng Cụ thể, IAS 18, Khoản 24 và VAS 14, Khoản 20 cho phép xác định theo một trong ba phương pháp sau, tùy thuộc vào bản chất của dịch vụ:  Đánh giá phần công việc đã hoàn thành: bên cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ cùng tiến hành khảo sát, đánh giá và thống nhất về phần công việc đã hoàn thành Kết quả đánh giá thường được thể hiện bằng một biên bản Phương pháp này đưa ra bằng chứng khách quan về kết quả cung cấp dịch vụ và đảm bảo tương đối tốt cho khả năng thu được lợi ích kinh tế cho người cung cấp  So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công việc phải hoàn thành  So sánh tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ Bên cạnh đó, trong trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau mà không thể tách biệt và được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì doanh thu từng kỳ được ghi nhận theo phương pháp bình quân Khi có một hoạt động cơ bản so với các hoạt động khác thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo hoạt động cơ bản đó (IAS 18, Khoản 25 và VAS 14, Khoản 21) c Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia: Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia sẽ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau (IAS 18, Khoản 29 và VAS 14, Khoản 24):  Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó  Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức của IAS 18 và VAS 14 đều được ghi nhận trên cơ sở (IAS 18, Khoản 30 và VAS 14, Khoản 25):  Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và tỉ lệ lãi suất nhất định 10  Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng  Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn Một số điểm giống nhau khác giữa IAS 18 và VAS 14:  Khi tiền lãi chưa thu của một khoản đầu tư đã được dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó, thì khi thu được tiền lãi từ khoản đầu tư, doanh nghiệp phải phân bổ vào cả các kỳ trước khi nó được mua Chỉ có phần tiền lãi của các kỳ sau khi khoản đầu từ được mua mới được ghi nhận là doanh thu (IAS 18, Khoản 32 và VAS 14, Khoản 27)  Tiền bản quyền được tích lũy theo các điều khoản của thỏa thuận có liên quan và được ghi nhận trên cơ sở đó (IAS 18, Khoản 33 và VAS 14, Khoản 28)  Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia chỉ được ghi nhận khi chắc chắn có thể thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch Khi không chắc chắn hoặc không thể thu hồi khoản mà trước đây đã ghi nhận vào doanh thu thì phải hạch toán khoản này vào chi phí phát sinh trong kỳ chứ không được ghi giảm doanh thu (IAS 18, Khoản 34 và VAS 14, Khoản 29) 2.2 Các điểm khác nhau giữa IAS 18 và VAS 14 Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm đã tổng hợp được một số điểm khác biệt cơ bản giữa hai chuẩn mực như sau: Bảng 1 Bảng so sánh IAS 18 và VAS 14 Tiêu chí IAS 18 Tên gọi Chuẩn mực về doanh thu Phạm vi Bao gồm doanh thu từ hoạt động áp dụng bán hàng, cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia IAS 18 không đề cập tới các khoản thu nhập khác VAS 14 Chuẩn mực về doanh thu và thu nhập khác VAS 14 không chỉ đề cập đến các nội dung như IAS 18 mà còn áp dụng cho thu nhập khác Thu nhập khác bao gồm: khoản thu về từ thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách do vi phạm hợp đồng, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ, khoản nợ phải trả nay mất chủ 11 được ghi tăng thu nhập, thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại, các khoản thu khác (VAS 14, Khoản 30) IAS 18, Khoản 6 ghi rõ các khoản VAS 14 không đề cập tới những thu được phát sinh từ những hoạt hoạt động này VAS 14 quy dịnh động sau đây không được ghi chuẩn mực này không áp dụng nhận: cho kế toán các khoản doanh thu  Hợp đồng cho thuê (IAS 17) và thu nhập khác được quy định ở  Hợp đồng xây dựng (IAS 11) chuẩn mực khác  Cổ tức phát sinh từ các khoản đầu tư được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (IAS 28)  Hợp đồng bảo hiểm (IAS 4)  Thay đổi trong giá trị hợp lý của tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính hoặc xử lý nợ (IAS 39)  Ghi nhận ban đầu và những thay đổi trong giá trị hợp lý của tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp (IAS 41) Xác định Doanh thu được xác định theo giá Doanh thu được xác định theo giá giá trị trị hợp lý của khoản mà doanh trị hợp lý của khoản mà doanh hợp lý nghiệp có thể nhận được Giá trị nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu của này cần phải trừ đi khoản chiết được sau khi trừ đi các khoản doanh khấu thương mại và giảm giá chiết khấu thương mại, chiết khấu thu hàng bán Tuy nhiên, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và thanh toán lại không thể giảm giá trị hàng bán bị trả lại (VAS được (IAS 18, Khoản 10) 14, Khoản 6) Xác định Đối với tiền hoặc tương đương Đối với tiền hoặc tương đương doanh tiền chưa thu được ngay thì doanh tiền chưa thu được ngay thì doanh thu thu được xác định bằng cách quy thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo lãi suất ngầm nhận doanh thu theo lãi suất hiện định Lãi suất này có thể là lãi hành VAS 14 không đề cập tới suất ngân hàng hoặc lãi suất khác khoản chênh lệch này được hạch Khoản chênh lệch này được ghi toán như thế nào, nhưng trong nhận riêng và công bố là tiền lãi thực tế, nó được hạch toán vào tài (IAS 18, Khoản 11) khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (VAS 14, Khoản 07) Cơ sở Tiền lãi được ghi nhận bằng Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở 12 ghi nhận doanh thu từ tiền lãi Trình bày BCTC phương pháp lãi trên cơ sở thời thời gian và lãi suất thực tế từng gian có tính đến tỷ lệ sinh lời thực kỳ tế của tài sản Phương pháp tính lãi này được quy định tại chuẩn mực IAS 39 Chuẩn mực đưa ra các yêu cầu chi tiết về việc trình bày khoản mục doanh thu, đặc biệt là các khoản nợ và tài sản trình bày trong IAS 37 – Dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng Tương tự IAS 18, ngoại trừ việc không có quy định về các khoản dự phòng hoặc công nợ tiềm tàng Khoản 34, VAS 14 cũng quy định BCTC của doanh nghiệp cần thuyết minh cụ thể về các khoản thu nhập khác, thu nhập bất thường Nguồn: Tự tổng hợp 2.3 Một số ví dụ minh họa 2.3.1 Ví dụ 1 Một đơn vị bán lẻ A cung cấp sản phẩm và hạn mức nợ là 3 năm Ngày 01/01/20X1, đơn vị cung cấp sản phẩm cho B với tổng giá trị là $13,310 đã bao gồm khoản phải trả của khách hàng (vào ngày 01/01/X3) với lãi suất là 10%/năm Đơn vị lập BCTC vào ngày 31/12 hàng năm Tính toán và phân bổ tiền lãi:  Doanh thu từ hoạt động bán hàng là:  Tiền lãi là: Phải thu đầu kỳ (1) $10,000 $11,000 $12,100 Năm X1 X2 X3 Lãi (2) = (1) × 10% $1,000 $1,100 $1,210 Phải thu cuối kỳ (3) = (1) + (2) $11,000 $12,100 $13,310 Hạch toán: dù áp dụng theo IAS 18 hay VAS 14, doanh thu đều ghi nhận như nhau Ngày 01/01/X1: Nợ TK Phải thu khách hàng: $10,000 Có TK Doanh thu: $10,000 13 Ngày 31/12/X1: Nợ TK Phải thu khách hàng: $1,000 Có TK Tiền lãi: $1,000 Ngày 31/12/X2: Nợ TK Phải thu khách hàng: $1,100 Có TK Tiền lãi: $1,100 Ngày 31/12/X3: Nợ TK Tiền: $13,310 Có TK Phải thu khách hàng: $12,100 Có TK Tiền lãi: $1,210 2.3.2 Ví dụ 2 Doanh nghiệp thanh lý TSCĐ, nhận về $11,000 bằng tiền mặt (đã bao gồm thuế GTGT 10%) Hạch toán: Nếu áp dụng IAS 18, khoản tiền trên không được ghi nhận là doanh thu của doanh nghiệp Trong khi đó, nếu áp dụng VAS 14, giao dịch trên được ghi nhận như sau: Nợ TK Tiền mặt: $11,000 Có TK Thu nhập khác: $10,000 (= $11,000 : 110%) Có TK Thuế GTGT phải nộp: $1,000 (= $11,000 - $10,000) 14 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 3.1 Nhận xét VAS 14 được xây dựng dựa trên cơ sở IAS 18, nên phần lớn nội dung của chúng tương tự nhau Điều này giúp chuẩn mực kế toán Việt Nam nói chung và chuẩn mực khoản mục doanh thu nói riêng nhanh chóng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế Việc ra đời sau của VAS 14 vẫn có một số ưu điểm so với chuẩn mực IAS 18ra đời trước nó VAS 14 đã nghiên cứu rộng hơn, đề cập tới các khoản thu nhập khác, đưa ra định nghĩa cho các thuật ngữ gồm: khấu toán, giảm giá hàng bán, giá trị hàng hóa bị trả lại Tuy nhiên, vì một số khác biệt khác của VAS 14 đã để lộ ra nhược điểm của nó so với IAS 18 Cụ thể với yêu cầu trình bày BCTC, VAS 14 không đề cập tới khoản dự phòng hay nợ tiềm tàng Hay sự khác biệt của thời điểm ghi nhận doanh thu giữa 2 chuẩn mực đã gây ra lúng túng cho kế toán doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam phải trình bày 2 loại BCTC áp dụng 2 chuẩn mực riêng biệt, gây khó khăn cho người sử dụng thông tin BCTC 3.2 Một số đề xuất Thứ nhất, VAS 14 cần bổ sung giải thích khoản dự chi, nợ tiềm tàng để có thể hài hòa với IAS 18 Thứ hai, đối với việc xác định doanh thu, VAS 14 cần thống nhất theo IAS 18 để tạo thuận lợi cho người sử dụng BCTC, từ đó thu hút các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam Thứ ba, VAS 14 có thể bổ sung, cập nhật mục lục hướng dẫn IAS 18 để tránh trường hợp gây khó khăn, lúng túng cho công tác kế toán doanh nghiệp 15 KẾT LUẬN Từ khi được ban hàng cho đến nay, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 về doanh thu và thu nhập khác đã được áp dụng 17 năm vào thực tế Các doanh nghiệp đã vận dụng linh hoạt chuẩn mực này vào quá trình hạch toán doanh thu Điều đó cho thấy rằng, tuy chuẩn mực VAS 14 có thể còn tồn tại một số mặt hạn chế, nhưng về cơ bản là thuận tiện, phù hợp trong việc áp dụng vào điều kiện đặc thù của Việt Nam Hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, Việt Nam cũng đã chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO Do vậy, các chuẩn mực kế toán cũng cần thay đổi nhằm mục đích tạo sự minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng cho nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn ra nước ngoài Hi vọng qua bài tiểu luận này, chúng em đã chỉ ra được những so sánh cơ bản giữa chuẩn mực IAS 18 và VAS 14 cùng những lưu ý cần thiết cho các doanh nghiệp Chúng em rất mong nhận được sự phản hồi từ cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn! 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Tài Chính, Quyết định 149/2001/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1), ban hành ngày 31/12/2001 2 Lâm Quỳnh Anh Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, [online] Truy cập tại website Bộ Ngoại giao Việt Nam: [Ngày truy cập: 16/09/2018] 3 Deloitte IAS 18 – Revenue, [online] Truy cập tại website IASPlus: [Ngày truy cập: 16/09/2018] 4 Deloitte, 2010 So sánh IFRS (IAS) và VAS (tiếp 7), [online] Truy cập tại website VACP: [Ngày truy cập: 16/09/2018] 5 ... ứng yêu cầu hội nhập giới, thu hút đầu tư từ nước vào thị trường Việt Nam 3 CHƯƠNG SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN IAS 18 VÀ VAS 14 2.1 Các điểm giống IAS 18 VAS 14 Như đề cập, VAS 14 xây dựng dựa... vốn 2.1.3 Định nghĩa IAS 18 VAS 14 đưa định nghĩa doanh thu tương tự Tại IAS 18, Khoản 07 VAS 14, Khoản 04 định nghĩa doanh thu khoản thu tất lợi ích kinh tế thu thu kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt... Các điểm khác IAS 18 VAS 14 Qua trình nghiên cứu tìm hiểu, nhóm tổng hợp số điểm khác biệt hai chuẩn mực sau: Bảng Bảng so sánh IAS 18 VAS 14 Tiêu chí IAS 18 Tên gọi Chuẩn mực doanh thu Phạm

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:24

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Bảng so sánh IAS18 và VAS 14 - tiểu luận kế toán quốc tế so sánh IAS 18 – revenue recognition và VAS 14 – doanh thu và thu nhập khác

Bảng 1..

Bảng so sánh IAS18 và VAS 14 Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN IAS 18 VÀ VAS 14

    • 1.1. Giới thiệu chung về chuẩn mực IAS 18

      • 1.1.1. Quá trình hình thành

      • 1.1.2. Mục đích

      • 1.2. Giới thiệu chung về chuẩn mực VAS 14

        • 1.2.1. Quá trình hình thành

        • 1.2.2. Mục đích

        • CHƯƠNG 2. SO SÁNH CHUẨN MỰC KẾ TOÁN IAS 18 VÀ VAS 14

          • 2.1. Các điểm giống nhau giữa IAS 18 và VAS 14

            • 2.1.1. Mục đích ban hành

            • 2.1.2. Phạm vi áp dụng

            • 2.1.3. Định nghĩa

            • 2.1.4. Xác định doanh thu

            • 2.1.5. Nhận biết giao dịch

            • 2.2. Các điểm khác nhau giữa IAS 18 và VAS 14

            • 2.3. Một số ví dụ minh họa

              • 2.3.1. Ví dụ 1

              • 2.3.2. Ví dụ 2

              • CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

                • 3.1. Nhận xét

                • 3.2. Một số đề xuất

                • KẾT LUẬN

                • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan