Tình hình huy động vốn của ngân hàng MHB chi nhánh Châu Đốc

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 36 - 42)

Đốc

Huy động vốn là nguồn vốn quan trọng trong hoạt động NH. NH MHB chi nhánh Châu Đốc đã tận dụng triệt để nguồn vốn huy động trong các tầng lớp dân cƣ. Từ đó bổ sung vào nguồn vốn của NH, đảm bảo nguồn vốn ổn định và góp phần tăng trƣởng cho hoạt động kinh doanh của NH.

25

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng MHB chi nhánh Châu Đốc giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn 5.300 6.020 7.062 2.825 2.961 720 13,58 1.042 17,31 136 4,81 Tiền gửi có kỳ hạn 236.200 304.940 385.668 199.099 202.738 68.740 29,10 80.728 26,47 3.639 1,83 + Dƣới 12 tháng 186.758 225.072 301.249 159.720 167.263 38.314 20,52 76.177 33,85 7.543 4,72 + Trên 12 tháng 49.442 79.868 84.419 39.379 35.475 30.426 61,54 4.551 5,70 (3.904) (9,91) Tổng 241.500 310.960 392.730 201.924 205.699 69.460 28,76 81.770 26,30 3.775 1,87

26

Tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn đều tăng trong đó tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn nguồn vốn huy động của NH. Vốn huy động của NH chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn và nó tăng đều qua các năm. Năm 2011 vốn huy động ngắn hạn đạt 192.058 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 231.092 triệu đồng, đến năm 2013 nguồn vốn huy động ngắn hạn tiếp tục tăng lên 308.311 triệu đồng. Vốn huy động ngắn hạn có xu hƣớng tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 170.224 triệu đồng trong khi đó ở 6 tháng đầu năm 2013 là 162.545 triệu đồng. Cho thấy nguồn vốn của NH đƣợc ổn định trong tƣơng lai, giúp nhà quản trị dễ ra quyết định đầu tƣ nhƣng NH MHB chi nhánh Châu Đốc phải tốn nhiều chi phí để trả lãi cho khách hàng. Bên cạnh đó, kinh tế không ổn định nhƣ hiện nay đại bộ phận ngƣời dân không an tâm đầu tƣ mà chuyển sang gửi tiền có kỳ hạn của NH. Ngoài ra việc phát hành và sử dụng thẻ của NH không đƣợc phổ biến rộng rãi.

Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động của NH. Nhƣng trong những năm gần đây NH luôn tích cực để tăng nguồn vốn không kỳ hạn này. Cụ thể, năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn tăng 13,58% so với năm 2011, năm 2013 tiền gửi không kỳ hạn tiếp tục tăng 17,31% so với năm 2012. NH cung cấp dịch vụ tiện ích thu thuế hộ và thu hộ tiền điện, với những tiện ích đó thu hút tiền gửi của khách hàng thanh toán qua NH nhiều hơn cũng nhƣ làm gia tăng việc sử dụng thẻ của NH. Bên cạnh đó, NH sử dụng hệ thống nhắn tin tự động khi các máy ATM bị lỗi đến cán bộ NH sửa chữa kịp thời nên việc giao dịch của khách hàng thuận lợi và nhanh chóng góp phần làm tăng tiền gửi không kỳ hạn của NH.

Tình hình kinh tế biến động nhƣ hiện nay tác động đến lãi suất huy động của NH cũng thay đổi theo nên phần lớn ngƣời dân chọn đầu tƣ vào tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng. Do đó tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn huy động của NH và đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 tăng 20,52% so với năm 2011, chỉ tiêu này tiếp tục tăng cao vào năm 2013 với tốc độ 33,85% so với năm 2012. Mặc dù đã đƣợc cổ phần hóa nhƣng tiền thân của NH là NH vốn chủ sở hữu nhà nƣớc nên NH đƣợc ngƣời dân tin tƣởng có uy tín cao. Ngoài ra NH còn đƣa ra các chính sách ƣu đãi về lãi suất và quà tặng kèm nhầm thu hút tối đa số tiền nhàn rỗi của ngƣời dân.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013, tăng mạnh vào năm 2012 với tốc độ tăng là 61,54% so với năm 2011. Do trong giai đoạn 2011 – 2012 nền kinh tế lạm phát ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ của ngƣời dân nên ngƣời dân chọn kênh đầu tƣ vào NH đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng cao. Đến năm 2013 nền kinh tế đi vào ổn định, ngƣời

27

dân có nhiều kênh đầu tƣ sinh lợi để lựa chọn nên tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng nhƣng không cao với tốc độ 5,70% so với năm 2012.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn huy động ngắn hạn có sự tăng trƣởng khả quan nhƣng cơ cấu nguồn vốn vẫn không có nhiều thay đổi. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 1,87% so với cùng kỳ năm 2013. Trong bối cảnh kinh tế nhƣ hiện nay ngƣời dân chọn kênh đầu tƣ vào NH là an toàn nhất đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn mang lại nguồn lợi cố định cho ngƣời gửi tiền. Nhìn chung, nguồn vốn huy động của NH có sự tăng trƣởng khá tốt từ đầu năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Mặc dù có sự tăng trƣởng nhƣng NH không nên chủ quan cần phải có những chính sách biện pháp thay đổi phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân. Tận dụng lợi thế sẵn có từ lòng tin ngƣời dân NH nên tìm hiểu khách hàng và có chƣơng trình ƣu đãi cũng nhƣ thái độ phục vụ khách hàng nhằm tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng thân quen góp phần tăng nguồn vốn huy động của NH hơn nữa.

4.2 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC

Tín dụng là hoạt động quan trọng trong hoạt động NH, đóng góp phần lớn trong lợi nhuận của NH. Để hiểu rõ hơn về công tác tín dụng của NH MHB chi nhánh Châu Đốc hoạt động nhƣ thế nào ta xem xét bảng số liệu dƣới đây.

28

Bảng 4.3: Tình hình tín dụng của ngân hàng MHB chi nhánh Châu Đốc giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 số tiền % số tiền % số tiền % DSCV 592.765 618.918 652.977 266.510 284.107 26.153 4,41 34.059 5,50 17.597 6,60 Ngắn hạn 144.422 154.170 199.245 91.653 100.361 9.748 6,75 45.075 29,24 8.708 9,50 Trung và dài hạn 448.343 464.748 453.732 174.857 183.746 16.405 3,66 (11.016) (2,37) 8.889 5,08 DSTN 484.075 547.286 602.228 358.094 394.490 63.211 13,06 54.942 10,04 36.396 10,16 Ngắn hạn 128.317 138.711 179.396 93.336 99.216 10.394 8,10 40.685 29,33 5.880 6,30 Trung và dài hạn 355.758 408.575 422.832 264.758 295.274 52.817 14,85 14.257 3,49 30.516 11,53 Dƣ nợ 403.847 475.479 526.228 383.895 415.845 71.632 17,74 50.749 10,67 31.950 8,32 Ngắn hạn 90.452 105.911 125.760 104.228 126.905 15.459 17,09 19.849 18,74 22.677 21,76 Trung và dài hạn 313.395 369.568 400.468 279.667 288.940 56.173 17,92 30.900 8,36 9.273 3,32 Nợ quá hạn 16.347 21.674 19.821 7.092 5.720 5.327 32,59 (1.853) (8,55) (1.372) (19,35) Ngắn hạn 2.513 1.842 2.978 1.269 1.427 (671) (26,70) 1.136 61,67 158 12,45 Trung và dài hạn 13.834 19.832 16.843 5.823 4.293 5.998 43,36 (2.989) (15,07) (1.530) (26,28)

29

Trong những năm qua NH luôn mở rộng việc cho vay và không ngừng thu hút khách hàng nên DSCV tăng liên tục. Cụ thể mức tăng trƣởng DSCV của 3 giai đoạn 2011 – 2012, 2012 – 2013 và 6 tháng đầu 2014 so với 6 tháng đầu 2013 lần lƣợt là 4,41%, 5,50% và 6,60%. DSCV tăng qua các năm do tình hình kinh tế địa phƣơng ngày càng phát triển nhu cầu nguồn vốn cũng tăng cao kết hợp với các chính sách, chủ trƣơng của Đảng giúp cho đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng DSCV. Trong tổng DSCV của NH thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ dƣới 30% và tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng trƣởng của DSCV ngắn hạn giai đoạn 2011 – 2012 là 6,75% trong khi đó ở giai đoạn 2012 – 2013 là 29,24%. Bên cạnh đó DSCV ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng 9,50% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân DSCV ngắn hạn tăng do nhu cầu sản xuất kinh doanh của ngƣời dân tăng cao, đồng thời NH đã làm việc có hiệu quả trong việc thu hút khách hàng mở rộng thị trƣờng nhằm làm tăng DSCV ngắn hạn của NH.

Bên cạnh đó việc thu nợ cũng là một vấn đề cần đƣợc quan tâm không kém trong NH. DSTN của NH tăng qua các năm và tốc độ tăng trƣởng đều cao hơn 10%. Đạt đƣợc kết quả khả quan đó nhờ vào các chính sách kiềm chế lạm phát của nhà nƣớc kết hợp với việc tăng cƣờng công tác thu nợ của cán bộ tín dụng của NH góp phần làm tăng thu nợ của NH. DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp nên DSTN ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu. DSTN ngắn hạn qua các năm đều tăng, năm 2012 tăng 8,10% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 29,33% so với năm 2012 và đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng với tốc độ 6,30% so với cùng kỳ năm 2013. Thu nợ tăng qua các năm và tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2012 – 2013 do trong giai đoạn này nền kinh tế đi vào ổn định việc sản xuất kinh doanh tăng trƣởng nên tình hình thu nợ của NH cũng dễ dàng hơn. Mặt khác các khoản vay ngắn hạn thƣờng có số tiền vay nhỏ mà phƣơng thức trả nợ đa dạng nên công tác thu hồi nợ thuận tiện hơn vì thế NH cần đẩy mạnh công tác cho vay ngắn hạn để tình hình kinh doanh hiệu quả hơn.

Tình hình dƣ nợ của NH tăng dần qua các năm. Dƣ nợ năm 2011 là 503.847 triệu đồng, năm 2012 tăng 38,03% so với năm 2011, năm 2013 tăng 10,17% so với năm 2012. Dƣ nợ tiếp tục tăng ở 6 tháng đầu năm 2014 là 8,32% so với 6 tháng đầu năm 2013. Dƣ nợ qua các năm tăng một phần do DSCV tăng. Để đạt đƣợc mức dƣ nợ cao nhƣ hiện nay là do sự cố gắng của tất cả cán bộ tín dụng NH đã nổ lực nâng cao DSCV. Dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu và tăng dần qua các năm. Tình hình kinh tế của địa phƣơng phát triển nên nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn

30

lƣu động hay tiêu dùng của ngƣời dân là rất cao vì thế DSCV tăng qua các năm kéo theo dƣ nợ ngắn hạn cũng tăng theo. Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhu cầu vay vốn tăng cao với thời hạn chủ yếu là 12 tháng. Chính vì thế dƣ nợ ngắn hạn tiếp tục tăng trong nữa đầu năm 2014 so với cùng kỳ 2013.

Trong hoạt động tín dụng của các NHTM, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Khách hàng đến vay vốn NH sản xuất kinh doanh, tiêu dùng nhƣng do ảnh hƣởng của nền kinh tế chung hay chính sách của nhà nƣớc ảnh hƣởng đến việc trả nợ NH. Nợ quá hạn năm 2011 là 16.347 triệu đồng, năm 2012 tăng 32,59% so với năm 2011. Đến năm 2013 nợ quá hạn giảm 8,55% so với năm 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm 19,35% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng cao nợ quá hạn năm 2012 do trong năm tình hình lạm phát ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngƣời dân. Các doanh nghiệp không quay vòng vốn kịp ảnh hƣởng đến tình hình trả nợ của NH. Ngoài ra tình hình phá giá nông sản, thủy sản cũng gặp không ít khó khăn cho đầu ra tiêu thụ. Tuy nhiên tình hình nợ quá hạn của NH đƣợc kiểm soát hơn vào năm 2013. NH chú trọng hơn việc thẩm định cho vay khách hàng. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc đẩy mạnh, ngƣời dân làm ăn có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của NH tốt hơn. Nợ quá hạn của những khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn của NH. Nợ quá hạn ngắn hạn giảm vào năm 2012 nhƣng tăng vào năm 2013. NH cần có biện pháp tích cực hơn nhằm phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động cho vay ngắn hạn.

Nhìn chung, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tín dụng của NH. Theo truyền thống NH cho vay xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng nên đa phần là cho vay trung và dài hạn. NH cần có các biện pháp tích cực hơn nữa để đẩy mạnh công tác tín dụng ngắn hạn vì nó mang lại nguồn thu nhanh chóng và ít rủi ro cho NH.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)