CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG MHB CHÂU ĐỐC

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 26)

3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

g n h ng t n ụng hi nhánh hâ

15

3.2.2 Chức năng của từng phòng ban

an Giám c

- Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám Đốc MHB, trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh.

- Chấp hành đầy đủ báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất về mọi hoạt động của chi nhánh theo qui định của NHNN và tổng giám đốc.

- Đại diện tổng giám đốc trong việc khởi kiện các tranh chấp, tố tụng về dân sự, hình sự liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

- Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh thống kê, phân phối tiền lƣơng, tiền thƣởng đối với ngƣời lao động theo kết quả kinh doanh và quy chế tài chính.

Ủy ban tín dụng

- Quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt các hình thức tín dụng, trong phạm vi đƣợc phân công ủy quyền phê duyệt cho vay trong từng thời kỳ.

- Xem xét quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng nhƣ: quy định về lãi suất cho vay, phí cho vay, bảo lãnh. Đánh giá giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, xử lý các khoản nợ xấu, nợ khó đòi các chính sách đối với khách hàng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc giám đốc qui định bằng văn bản.

Phòng kế toán và ngân quỹ chi nhánh:

- Phân công tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kế toán, thanh toán, tài chính, NH, ngân quỹ, hệ thống thông tin, báo cáo bảo đảm.

+ Thực hiện đầy đủ, tuân thủ triệt để các qui trình nghiệp vụ kế toán theo qui định hiện hành.

+ Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các qui trình nghiệp vụ và kế hoạch tài chính tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.

+ Định hƣớng, đào tạo nhân viên để thực hiện tốt công việc đƣợc giải ngân.

Phòng kinh doanh

- Tìm kiếm khách hàng, giới thiệu và tƣ vấn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp các sản phẩm hiện có của chi nhánh.

16

- Duy trì và phát triển số lƣợng khách hàng đem lại lợi nhuận, có chất lƣợng tín dụng tốt, loại bớt số lƣợng khách hàng có chất lƣợng tín dụng thấp hoặc không đem lại lợi nhuận cho NH.

- Thƣờng xuyên viếng thăm khách hàng hiện có quan hệ và khách hàng tiềm năng của NH.

Phòng quản lý rủi ro

- Đề xuất ý kiến trên báo cáo đánh giá rủi ro nhân viên quản lý rủi ro tại chi nhánh lập, để làm cơ sở trình Ban giám đốc phê duyệt khoản vay.

- Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã đƣợc phê duyệt trong từng thời kỳ.

- Tiếp nhận và triển khai các hƣớng dẫn quản lý rủi ro và cảnh báo của Ban quản lý rủi ro của Hội sở.

Phòng hành chính – nhân sự

- Hành chính – quản trị

Quản lý, lập kế hoạch trang bị tài sản, công cụ lao động, nâng cấp cơ sở hạ tầng, sữa chữa bảo trì, kiểm kê, thanh lý, thay thế tài sản, thiết bị công cụ lao động của đơn vị hàng năm.

- Nhân sự

+ Xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị. + Quản lý lƣu trữ, nhập và cập nhật hồ sơ pháp lý, hồ sơ cá nhân tại đơn vị.

Phòng bán lẻ

- Công tác kế hoạch nguồn vốn

+ Lập, theo dõi, triển khai thực hiện kế hoạch nguồn vốn định kỳ tháng, quí, năm của chi nhánh.

+ Triển khai thực hiện các quy định của Hội sở, NHNN về công tác nguồn vốn.

- Cân đối nguồn vốn: trên cơ sở báo cáo nhanh về nhu cầu nguồn vốn – sử dụng vốn trong ngày do phòng kế toán chuyển sang, báo cáo, tham mƣu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh các phƣơng án giao dịch vốn trong ngày (huy động vốn, nhận – gửi vốn điều hòa) và triển khai thực hiện.

17

+ Cập nhật và nắm bắt kịp thời các thông tin trên thị trƣờng có liên quan đến hoạt động nguồn vốn, các thông tin về lãi suất, tỷ giá, phí... và những chỉ đạo, điều hành hàng ngày về hoạt động nguồn vốn từ Ban lãnh đạo và Ban Quản lý nguồn vốn.

+ Tham mƣu, ban hành và triển khai thực hiện các quy định về điều hành nguồn vốn, lãi suất của chi nhánh.

- Công tác báo cáo: Làm đầu mối tổng hợp, cung cấp thông tin, báo cáo về nguồn vốn cho Hội sở, NHNN,..

Phòng giao dịch

-Nhiệm vụ chủ yếu của phòng giao dịch là huy động vốn và phục vụ khách hàng cá nhân.

-Phòng giao dịch không làm nhiệm vụ bảo lãnh và thanh toán quốc tế trực tiếp, phải chuyển hồ sơ về cho chi nhánh thực hiện.

3.3 NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC

+ Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh: lập kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

+ Chính sách khách hàng và thị trƣờng: tham gia xây dựng chính sách khách hàng, nghiên cứu thị trƣờng. Đề xuất, chỉnh sửa và thực hiện chính sách khách hàng sao cho phù hợp với thị trƣờng.

+ Huy động vốn và cân đối nguồn vốn của NH: nhận tiền gửi và thực hiện cho vay lại sao cho nguồn vốn kinh doanh cân đối hợp lý.

+ Cấp tín dụng cho khách hàng: thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng cho các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dƣới hình thức cho vay, chiết khấu cho vay, chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh và các hình thức khác.

+ Dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ khác

3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC

Trong những năm vừa qua lĩnh vực NH phát triển nhanh chóng đặc biệt là đối với một thành phố đang trên đà phát triển nhƣ Châu Đốc thì sự cạnh tranh đó ngày càng gay gắt. Cán bộ nhân viên cũng nhƣ lãnh đạo NH đã tích cực làm việc để kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế thành phố phát triển.

18

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB chi nhánh Châu Đốc giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu nhập 74.745 142.287 230.964 92.386 100.235 67.542 90,36 88.677 62,32 7.849 8,50 Chi phí 67.547 120.488 195.342 75.524 80.915 52.941 78,38 74.854 62,13 5.391 7,14 Lợi nhuận 7.198 21.799 35.622 16.862 19.320 14.601 202,85 13.823 63,41 2.458 14,58

19

Qua bảng 3.1 ta thấy thu nhập của NH tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2011 thu nhập của NH là 74.745 triệu đồng, năm 2012 khoản thu nhập này tăng vọt lên 90,36% so với năm 2011. Thu nhập tiếp tục tăng vào năm 2013 là 62,32% so với năm 2012. Năm 2012 NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng trƣởng tín dụng hạn chế nhƣng với tình hình tăng trƣởng thu nhập tăng mạnh nhƣ NH MHB chi nhánh Châu Đốc cho thấy NH kinh doanh có hiệu quả. Trong những năm gần đây tình hình kinh tế ngày càng phát triển đi theo đó là nhu cầu về cơ sở vật chất cũng đƣợc chú trọng không kém. Từ đó NH có đƣợc nhiều các khoản tín dụng hơn thúc đẩy tăng trƣởng thu nhập của NH. Ngoài ra, NH luôn luôn đƣa ra các chính sách phù hợp với điều kiện của khách hàng nên thu hút đƣợc nhiều ngƣời dân sử dụng dịch vụ của NH. Trong 6 tháng đầu năm 2014 thu nhập tăng 8,50% so với cùng kỳ năm 2013. Châu Đốc là thành phố đang phát triển với nhiều thế mạnh về nông nghiệp cũng nhƣ dịch vụ. Vì vậy trong thời gian tới NH cần chú trọng thêm công tác tín dụng, các sản phẩm dịch vụ để khai thác tối đa nguồn lợi từ địa phƣơng đem lại.

Trong hoạt động của NH ngoài việc phấn đấu hoạt động để tăng thu nhập thì việc giảm tối thiểu chi phí cũng quan trọng không kém. Chỉ tiêu này thƣờng tỉ lệ thuận với thu nhập nhƣng tỉ lệ nghịch với lợi nhuận. Theo bảng số liệu ta thấy, chi phí tăng dần trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể, năm 2011 chi phí NH phải chi là 67.547 triệu đồng, năm 2012 tăng 78,38% so với năm 2011. Sang năm 2013 khoản chi phí của NH tiếp tục tăng 62,13% so với năm 2012. Chi phí vào 6 tháng đầu năm 2014 tăng 7,14% so với cùng kỳ năm 2013. Song song với sự gia tăng thu nhập đó là sự gia tăng của chi phí. Chi phí tăng nhiều cũng bởi năm 2011 huy động vốn với lãi suất cao làm ảnh hƣởng đến năm 2012 dẫn đến chi phí trả lãi huy động vốn cho khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí. Ngoài ra, trong thời gian gần đây NH áp dụng các chính sách khuyến khích tín dụng đồng nghĩa với việc tăng trƣởng của chi phí. Bên cạnh đó NH còn sử dụng chi phí vào việc quản lý cũng nhƣ việc ổn định kinh doanh nên chi phí ngày càng tăng qua các năm.

Lợi nhuận là phần còn lại sau của thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí, là chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của NH. Từ bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của NH tƣơng đối cao và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận là 7.198 triệu đồng, đến năm 2012 lợi nhuận tăng mạnh 202,85% so với năm 2011. Sang năm 2013 lợi nhuận tiếp tục tăng 63,42% so với năm 2012. Lợi nhuận năm 2012 tăng mạnh nguyên nhân là do thu nhập tăng nhiều hơn so với mức tăng của chi phí. NH đã có chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động vào hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao cho NH. Góp phần không nhỏ vào việc tăng trƣởng đó là sự quản lý

20

của lãnh đạo cũng nhƣ sự năng động của nhân viên trong NH. Trong 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận của NH tăng 14,58% so với cùng kỳ năm 2013. Để có sự tăng trƣởng về lợi nhuận nhƣ vậy đội ngũ cán bộ nhân viên cũng nhƣ lãnh đạo NH đã tích cực năng động mở rộng thị trƣờng tìm kiếm khách hàng mới nhằm nâng cao kết quả kinh doanh của NH.

Nhìn chung, tuy thu nhập của NH tăng trƣởng hằng năm nhƣng chi phí cũng tăng tƣơng ứng. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên không ổn định, thiên tai, dịch bệnh xuất hiện càng nhiều ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của NH.

3.5 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NH MHB CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC ĐỐC

NH MHB chi nhánh Châu Đốc sẽ phấn đấu đƣa NH trở thành NH phát triển toàn diện không chỉ riêng về mặt cho vay phát triển nhà mà còn đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ khác. Để thực hiện mục tiêu đó NH cần:

 Tập trung phát triển mạnh mẽ về tín dụng đối với xuất khẩu.

 Tích cực tiềm kiếm khách hàng mới mở rộng thi trƣờng.

21

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC

4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CHÂU ĐỐC NHÁNH CHÂU ĐỐC

4.1.1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng MHB chi nhánh Châu Đốc Đốc

Nguồn vốn luôn là yếu tố quan trọng của bất cứ một doanh nghiệp nào đặc biệt là ngành NH. Nó còn thể hiện quy mô cũng nhƣ uy tín của NH để thu hút khách hàng yên tâm giao dịch với NH hơn.

22

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng MHB chi nhánh Châu Đốc giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 241.500 310.960 392.730 201.924 205.699 69.460 28,76 81.770 26,30 3.775 1,87 Vốn điều chuyển 351.525 317.888 286.547 122.826 130.301 (33.637) (9,57) (31.341) (9,86) 7.475 6,09 Vốn khác 12.600 15.600 18.020 8.026 10.321 3.000 23,81 2.420 15,51 2.295 28,59 Tổng 605.625 644.448 697.297 332.776 346.321 38.823 6,41 52.849 8,20 13.545 4,07

23

Qua bảng số liệu ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu trong tổng nguồn vốn của NH. Vốn huy động của NH tăng dần qua 3 năm trong khi vốn điều chuyển lại giảm. Đây là tín hiệu tốt cho NH bởi sử dụng nhiều vốn điều chuyển sẽ làm tăng chi phí trả lãi nhiều hơn khi huy động từ dân cƣ và tổ chức kinh tế khác. Cụ thể năm 2011 tiền gửi đạt mức 241.500 triệu đồng, đến năm 2012 tiền gửi tăng 28,76% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 26,30% so với năm 2012. Vốn huy động tăng nguyên nhân do NH đã áp dụng các chính sách cùng với lãi suất thích hợp với nhu cầu của khách hàng. Với tình hình kinh tế không ổn định trong giai đoạn vừa qua nên đại bộ phận ngƣời dân quyết định gửi tiền vào NH để đảm bảo tính an toàn cho nguồn vốn hơn vì thế hoạt động huy động vốn của NH có tính khả quan. Trong 6 tháng đầu năm 2014 vốn huy động tăng nhẹ 1,87% so với cùng kỳ năm 2013. NH nên đẩy mạnh công tác huy động vốn hơn nữa để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của ngƣời dân tạo thành nguồn thu cho NH.

Vốn điều chuyển của NH tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2011 vốn điều chuyển đạt 351.525 triệu đồng, năm 2012 giảm 9,57% so với năm 2011, đến năm 2013 vốn điều chuyển tiếp tục giảm 9,86% so với năm 2012. Năm 2011 nền kinh tế lạm phát tăng cao cần sự điều tiết nguồn vốn từ hội sở nhằm ổn định tình hình hoạt động kinh doanh của NH. Nhƣng đến năm 2012 và 2013 nguồn vốn điều chuyển giảm do kinh tế khó khăn, tăng trƣởng tín dụng lại hạn chế, dẫn đến tìm nguồn khách hàng cho vay cũng khó khăn mà vốn huy động của NH ngày càng tăng nên NH không cần nhiều vốn điều chuyển từ hội sở. Trong khi đó vào 6 tháng đầu năm 2014 vốn điều chuyển của NH tăng 6,09% so với cùng kỳ năm 2013. Vốn điều chuyển có xu hƣớng tăng NH nên tăng cƣờng huy động vốn để làm chủ tình hình kinh doanh của NH hơn.

Vốn khác của NH gồm vốn tài trợ ủy thác, vốn vay liên NH và các nguồn vốn khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn NH. Nguồn vốn này đều tăng qua các năm. Ngoài những dịch vụ truyền thống, NH còn đẩy mạnh các dịch vụ mới nhƣ: thanh toán tiền qua thẻ, máy POS, thanh toán mua bán nhà qua NH…

Nhìn chung, nguồn vốn của NH có sự tăng trƣởng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Điều đó nói lên quy mô cũng nhƣ uy tín của NH ngày càng đƣợc mở rộng. Vốn huy động NH tăng dần và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. NH cần tiếp tục giữ và phát huy hơn nữa nguồn vốn huy động đƣợc sao cho tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí nhằm tăng trƣởng ổn định nguồn vốn. Ngoài những chính sách khuyến mãi NH cần

24

khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn để tăng khả năng cạnh tranh cũng nhƣ tạo thêm uy tín với khách hàng.

4.1.2 Tình hình huy động vốn của ngân hàng MHB chi nhánh Châu Đốc Đốc

Huy động vốn là nguồn vốn quan trọng trong hoạt động NH. NH MHB chi nhánh Châu Đốc đã tận dụng triệt để nguồn vốn huy động trong các tầng lớp dân cƣ. Từ đó bổ sung vào nguồn vốn của NH, đảm bảo nguồn vốn ổn định và góp phần tăng trƣởng cho hoạt động kinh doanh của NH.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh châu đốc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)