1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên

25 357 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 331,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Tổng quan lý thuyết Chọn một trường, ngành hoặc nghề để học tập là một quyết định rất khó khăn Phải phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân để có thể cố gắng làm việc hết sức mình Chính vì vậy mà quyết định đó bị tác động bởi rất nhiều yếu tố Trước khi đưa ra sự lựa chọn thì bản thân mỗi người cần tìm hiểu những thông tin cần thiết để đi theo con đường đúng đắn nhất Sau đây là một số lý thuyết mà chúng tôi sử dụng để phân tích rõ hơn về chủ đề đã đưa ra: 1.1 Hệ thống giáo dục Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân.(Theo định nghĩa của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa ra) Có rất nhiều hoạt động giáo dục, nhưng trong bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ đề cập đến giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp Giáo dục đại học, còn gọi là giáo dục giai đoạn thứ ba hay giáo dục sau trung học (mặc dù các khái niệm này không nhất thiết có nghĩa giống nhau ở tất cả các nước), là đoạn giáo dục không bắt buộc theo sau giáo dục trung học Giáo dục đại học thường bao gồm bậc cao đẳng, đại học, và sau đại học, cũng như giáo dục và đào tạo nghề Các trường đại học và các viện đại học là những cơ sở chính cung cấp giáo dục đại học Sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục đại học, sinh viên thường được cấp bằng hay chứng chỉ Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.(Theo Luật giáo dục nghề nghiệp, 2014) Trong thực tế, ở hầu khắp các quốc gia, trẻ trong độ tuổi nhất định thường bắt buộc phải tới trường Ngày nay, hình thức giáo dục có nhiều thay đổi so với trước, đặc biệt ở những nước phát triển, cha mẹ có thể chọn cho con học ở nhà, học từ xa, học trực tuyến… đều được chấp nhận giá trị bằng cấp đạt được như nhau Giáo dục ở Việt Nam còn rất hạn chế về nhiều mặt Nếu so với nền giáo dục tiên tiến của Mỹ hay Singapore thì có thể thấy rất rõ sự khác biệt trong phương pháp giảng dạy, cách đánh giá sinh viên, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chương trình du học linh hoạt hơn Do đó mà việc lựa chọn trường, ngành hoặc nghề cũng trở nên khó khăn hơn cho học sinh, sinh viên 1.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục được thể hiện trong bốn trụ cột: “Học để biết; học để làm; học để chung sống và học để tồn tại”.(Theo Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc - UNESCO) Theo Điều 3 của Quyết định số 06/VBHN-BGDĐT ngày 04/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, nêu lên mục đích quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học nhằm: “làm công cụ để trường đại học tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; để người học có cơ sở lựa chọn trường và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực” 1.3 Quyết định lựa chọn trường Trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng, chúng ta có rất nhiều cách để biết mục tiêu của bản thân, năng lực và những hướng đi tốt nhất Chúng ta sẽ có 4 phương pháp để lựa chọn trường đại học phù hợp.(Theo Cộng đồng WikiHow) Phương pháp 1: Dựa trên những lời khuyên chung ● Tiến hành nghiên cứu: nghiên cứu tổng quát về mọi ngôi trường mà bạn muốn học Có thể tìm kiếm thông tin trực tuyến hoặc sử dụng sách hướng dẫn do nhiều cơ sở xuất bản và tìm hiểu về chất lượng của từng trường học khác nhau Xem xét mọi thứ một cách khách quan ● Tìm kiếm nhiều trường khác nhau: không chỉ nên dừng lại ở một hoặc hai trường Bạn nên tìm kiếm nhiều trường học trong nước hoặc ngoài nước, và thậm chí là một vài trường quốc tế Chỉ nộp đơn vào một hoặc hai trường không phải là ý hay, vì nhiều trường có yêu cầu khá khó khăn và có thể bạn sẽ không được nhận ● Cân nhắc về địa điểm: lựa chọn vị trí mà bạn thích Nó có thể là trường đại học trong thành phố lớn hoặc trong thị trấn nhỏ Hoặc ở gần nơi bạn lớn lên hay là tại một đất nước khác ● Tìm hiểu về cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường: trường học có đáp ứng tốt những nhu cầu của bạn về vật chất, phục vụ công tác dạy và học, tạo mọi điều kiện để phát huy hết năng lực của bạn ● Gặp người hướng dẫn: giúp bạn có thêm nhiều thông tin và cái nhìn tốt hơn về chương trình học hoặc bạn có thể xin để tham gia thử một tiết học nào đó ● Tham khảo ý kiến người mà bạn tin tưởng: bạn nên tham khảo ý kiến của nhiều người khác nhau và cố gắng lựa chọn người không có tính thiên vị ● Nộp đơn cho nhiều hơn một trường: sẽ có nhiều lựa chọn hơn nếu vấn đề nào đó xảy đến Phương pháp 2: Dựa trên mục tiêu giáo dục ● Cân nhắc ngành nghề mà bạn muốn học: Đây là phần khó khăn nhất Bạn sẽ muốn lựa chọn trường học có nhiều cấp độ cho lĩnh vực mà bạn muốn học Có thể lựa chọn môn học mà bạn muốn học hoặc lựa chọn trường lớn với nhiều chương trình học khác nhau nếu bạn không chắc chắn ● Nghiên cứu về trường tốt nhất cho ngành nghề của bạn: nếu đã biết chắc chắn về điều bản thân muốn, nên tiến hành nghiên cứu và xin học tại trường có chương trình học nổi tiếng về lĩnh vực đó Điều này sẽ giúp bảo đảm rằng bạn đang nhận được chương trình giáo dục tốt nhất cho ngành nghề mà bạn mong muốn ● Tham khảo ý kiến của người khá giỏi trong chuyên ngành mà bạn lựa chọn: họ sẽ trình bày ý kiến về trường học hoặc chương trình học tốt để bạn có thể được làm công việc mà bạn mong muốn, cũng như cung cấp lời khuyên để bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng cho con đường sự nghiệp mà bạn theo đuổi ● Xem xét vị trí của trường: Nếu bạn muốn lựa chọn chương trình học sẽ cần đến quá trình thực tập, như kinh doanh hoặc y dược, bạn nên chọn trường có thể cung cấp cho bạn kinh nghiệm thực tế tốt Phương pháp 3: Dựa theo triển vọng tương lai ● Cân nhắc danh tiếng của trường: nếu bạn muốn theo học lĩnh vực khá cạnh tranh, bạn nên chọn trường nổi tiếng Nếu mục tiêu của bạn ít tham vọng hơn, trường nhỏ sẽ phù hợp hơn với bạn ● Xem xét chi phí: bạn cần phải so sánh kỹ lưỡng khoản tiền mà bạn có sẵn (từ gia đình, học bổng, trợ cấp và cho vay) với chi phí nhà trường yêu cầu Ngay cả khi bạn có thể vay tiền, bạn cũng không nên chọn trường học quá đắt đỏ ● Cân nhắc khoản thu nhập tiềm năng trong tương lai: nên cân bằng chi phí học tập với khoản thu nhập tiềm năng trong tương lai Phương pháp 4: Dựa trên khía cạnh xã hội ● Xem xét quy mô và loại hình của trường học: bạn muốn học trường đại học công lập hay trường tư? Trường to hay trường nhỏ? Những yếu tố này sẽ giúp bạn xác định cảm giác chung về môi trường học ● Tìm kiếm người có cùng chí hướng: bạn sẽ không muốn đi học tại nơi mà bạn không cảm thấy được công nhận hoặc được chào đón Đại học là nơi đem lại sự thay đổi trong quan điểm của bạn và giúp bạn mở rộng sự hiểu biết về thế giới, và bạn sẽ không thể thực hiện điều này nếu những người xung quanh bạn luôn luôn đồng ý với mọi điều mà bạn đề ra ● Tìm hiểu về câu lạc bộ và hoạt động của trường: phương pháp này sẽ giúp bạn xác định xem liệu bạn có thể thực hiện điều mà bạn yêu thích và gặp gỡ người sở hữu điểm tương đồng với bạn hay không Nghề nghiệp luôn là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự thành công của bạn trong tương lai Vì vậy mà việc lựa chọn trường, ngành để học hoặc một nghề để làm theo đúng đam mê và năng lực là nhu cầu cần thiết của mỗi người Nhưng trong thực tế thì còn rất nhiều người thờ ơ với chính sự lựa chọn của mình Học trở thành một thói quen khi hằng ngày chỉ cần tới trường, mất đi giá trị thực sự của việc giáo dục Điều này bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố Hãy thực tế, tập trung và vô cùng tỉnh táo để làm điều mình muốn, chọn con đường đi đúng đắn để có một tương lai tốt đẹp CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1 Lý thuyết nghiên cứu 1.1 Lý thuyết lựa chọn hợp lý Lý thuyết lựa chọn hợp (Rational Choice Theory) hay quyết định lựa chọn có thể được tiếp cận theo các quan điểm khác nhau Tùy theo quan điểm của các nhà kinh tế, xã hội học, hay tâm lý học qua các bài đã nghiên cứu mà có cách biện luận riêng, có thể tóm tắt ngắn gọn như sau: Theo quan điểm của các nhà kinh tế, hành vi lựa chọn của con người nói chung bị ảnh hưởng bởi “động cơ đồng tiền” (Crossman, 2010) điều này có nghĩa là họ luôn quan tâm đến các cơ hội để gia tăng lợi nhuận, luôn cân nhắc để so sánh chi phí và lợi ích trước mỗi quyết định lựa chọn Theo lý thuyết này, mỗi cá nhân là nhà đầu tư Họ đầu tư vào giáo dục Đại học để tìm kiếm, hy vọng được lợi ích cao hơn sau những năm học tập Theo Becker (1993) sự đầu tư vào con người bao gồm đào tạo phổ cập trong nhà trường và đào tạo chuyên môn trong quá trình làm việc Mỗi cá nhân khi lựa chọn trường Đại học đều dựa trên những so sánh về lợi ích mong đợi và chi phí học tập ở bậc đại học (Baker,1962) Như vậy, các yếu tố liên quan đến chi phí thực sự là vấn đề họ quan tâm nhất khi ra quyết định lựa chọn trường đại học Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý (Anderson & Kim, 2006) là lý thuyết xây dựng dựa trên cả quan điểm kinh tế và xã hội học Với giả định rằng một cá nhân hoặc tổ chức có các lựa chọn thay thế có sẵn cho phép họ lựa chọn một lựa chọn được coi là tối ưu nhất Có thể mô hình hóa như sau: Utility = U (a1, a2, a3 aj) Trong đó: - Utility là lợi ích ● a1, a2 aj là các phương án có thể lựa chọn thay thế lẫn nhau Phương án tối ưu được lựa chọn trên cơ sở giả định cá nhân có đầy đủ thông tin và họ cũng ưu tiên những phương án họ “thích” hoặc phù hợp hơn với nhu cầu của họ Homans (1961) cũng đã diễn đạt theo kiểu toán học như sau: khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào sao cho tích của xác suất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhất (C = [P * V] = Max) Theo quan điểm của các nhà xã hội học, cụ thể như Bourdieu (1986) đã đề cập đến khái niệm “vốn văn hóa” được hiểu là kiến thức, hành vi và nhân cách của một cá nhân, có thể được thừa kế từ bố mẹ hoặc thông qua học hỏi sau đó dần dần hình thành đặc điểm riêng của mỗi người và phát triển hình thành nên thói quen hay tập tính (habitus) của mỗi người Nghĩa là khi quyết định lựa chọn, con người thường chịu ảnh hưởng của các tác nhân xung quanh hoặc đặc điểm riêng của mỗi người Như vậy, quyết định lựa chọn trường đại học của mỗi cá nhân sẽ được dựa trên những nhận thức riêng của mỗi người như đặc điểm vốn có của họ (sở thích, khả năng, phong cách, năng lực ) và những tác động từ mạng lưới quan hệ xung quanh của cá nhân như: lời khuyên của bố mẹ ông bà, sự ủng hộ, tán dương của những người quan trọng( hỗ trợ tài chính, truyền thống gia đình, tư vấn tuyển sinh, ) Theo quan điểm của các nhà tâm lý học, con người dường như có những nhu cầu giống nhau, và mỗi cá nhân có nhiều cách khác nhau để thỏa mãn những nhu cầu đó Vì những khác biệt trong nhận thức và kinh nghiệm nên mỗi người lại có những ý tưởng và kiến thức, hành động khác nhau để thỏa mãn những nhu cầu đó của mình Những nhận thức đó được phát triển thành lý thuyết hành vi về sự lựa chọn và mỗi cá nhân sẽ dựa vào học thuyết này để tìm ra các lựa chọn khác nhau để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau Glasser (1998) là người phát triển lý thuyết lựa chọn (Choice theory) trong lĩnh vực giáo dục Ông khẳng định mọi hành vi đều có mục đích, và nó là động lực chung để thúc đẩy mọi người hoạt động Năm nhu cầu cơ bản của học sinh, sinh viên cần được các trường học đáp ứng gồm: - Sinh tồn (Physiological): Nhu cầu sinh lý, trong đó bao gồm các nhu cầu thức ăn, chỗ ở, và an toàn - Nhu cầu được giao lưu tình cảm (Love/ belonging): Nhu cầu được che chở, được tham gia vào nhóm cộng đồng này đó, có bạn bè thân hữu, tin, cần thiết lập các mối quan hệ thân thiết, kết nối xã hội - Quyền lực (Power): Nhu cầu được công nhận về những thành tựu, được lắng nghe, được quý trọng - Tự do (Freedom): Nhu cầu được tự chủ, độc lập, tự quyết về mọi công việc - Vui vẻ (Fun): Nhu cầu được hưởng thụ bầu không khí vui vẻ, được chơi được cười Nhu cầu được vui để học tập, chơi cũng để học và học cũng để chơi Như vậy, quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh thực chất là để thỏa mãn nhu cầu được học tập, sinh hoạt và trải nghiệm ở một trường đại học nào đó 1.2 Tổng quan lý thuyết hành vi lựa chọn trường Đại học của học sinh Trung học Nghiên cứu của D.W Chapman (1975) đã đề xuất một mô hình tổng quát đánh giá những yếu tố có tác động tới quyết định chọn trường của học sinh Theo mô hình này, tác giả đã đưa ra hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chọn trường, đó là nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân của học sinh và nhóm yếu tố các tác động từ bên ngoài (các cá nhân xung quanh, vấn đề tài chính và hỗ trợ/ rào cản học tập) Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu khác sử dụng kết quả nghiên cứu của D.W Chapman và phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh Điển hình như Ware & Lee (1988) đã phát triển mô hình nghiên cứu của D.W Chapman (1975) bằng cách bổ sung các yếu tố về giới tính, môi trường, chính sách cộng đồng, hoạt động hỗ trợ của trường ĐH Nghiên cứu của Joseph Kee Ming Sia (2010) đã sử dụng mô hình gồm hai nhóm nhân tố chính là nhóm yếu tố các đặc điểm của trường và nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp với học sinh Tác giả Nguyễn Thị Bích Vân của trường ĐH Văn Lang với nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn học ngành kế toán ở Việt Nam” đã kế thừa những lý thuyết của D.W Chapman (1975) để phát triển mô hình nghiên cứu của mình Kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng tỏ được mức độ chấp nhận, tin tưởng và tính đúng đắn của mô hình do D.W Chapman đề xuất Tóm lại, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh đã được tổng quan ở trên sẽ là cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu của đề tài này ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH VÀ GIA ĐÌNH Đặc điểm cá nhân Đặc điểm gia đình CÁC ẢNH HƯỞNG BÊN NGOÀI Các cá nhân có ảnh hưởng Ấn tượng về trường Đại học Quyết định chọn trường Đại học Đặc điểm cố địnhcủa trường ĐH Nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với học sinh Hình 2.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng chọn trường ĐH của học sinh (D.W Chapman) 2 Các giả thuyết nghiên cứu Từ các mô hình nghiên cứu Social Cognitive Career Theory (SCCT) được đề xuất, chúng em áp dụng làm nền tảng và thêm vào các yếu tố phù hợp đặc điểm riêng biệt của học sinh Việt Nam trong thời điểm hiện tại để đánh giá và đặt ra các giả thuyết như sau: - Các yếu tố về bản thân cá nhân của học sinh: D.W.Chapman [18] cho rằng, các yếu tố của tự thân cá nhân học sinh là một trong những nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của bản thân họ Trong những yếu tố đó, yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân học sinh là 2 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học rõ nhất → Giả thuyết H1: Sự phù hợp của ngành học với khả năng hay với sở thích học sinh càng cao, học sinh sẽ có khuynh hướng chọn trường đó càng lớn - Nhóm yếu tố về các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định học sinh: Khi lựa chọn một trường ĐH, học sinh nhận được sự thuyết phục mạnh mẽ qua những lời khuyên của bạn bè và gia đình Sự ảnh hưởng của các nhóm này hoạt động theo ba cách: (1) ý kiến của họ định hình kỳ vọng của học sinh về một trường đại học cụ thể; (2) họ có thể đưa ra lời khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nên vào học tại trường; và (3) với bạn bè thân thiết, nơi những người bạn đó học ĐH sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh → Giả thuyết H2: Gia đình, bạn bè và các cá nhân có liên quan có ảnh hưởng đến quyết định chọn học một trường X càng cao thì khả năng học sinh chọn học trường X càng lớn - Nhóm yếu tố đặc điểm cố định của trường ĐH: Những đặc điểm về vị trí, học phí, danh tiếng, cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên, chương trình học tập và cơ hội việc làm là những biến tương đối cố định ảnh hưởng đến hình ảnh, danh tiếng của trường trong mắt của học sinh và cha mẹ họ, có tác động đến quyết định lựa chọn trường của học sinh → Giả thuyết H3: Những đặc điểm của trường càng tốt, khả năng học sinh chọn học trường đó càng cao - Nhóm yếu tố cơ hội nghề nghiệp trong tương lai: Theo Cabera và La Nasa (được trích bởi M.J Burns), ngoài mong đợi về học tập trong tương lai thì mong đợi về công việc trong tương lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh S.G.Washburn và các cộng sự còn cho rằng sự sẵn sàng của bản thân cho công việc và cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh → Giả thuyết H4: Trường đại học, cao đẳng đáp ứng sự mong đợi về việc làm,thu nhập, địa vị của sinh viên sau khi tốt nghiệp cao hơn những trường khác, học sinh sẽ chọn trường đó nhiều hơn - Nhóm yếu tố tài chính: Những đặc điểm về học phí, chi phí sinh hoạt, học bổng, tài chính gia đình, sự hỗ trợ của Nhà nước cũng là những biến có ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định lựa chọn trường của học sinh → Giả thuyết H5: Sự hỗ trợ tài chính của các thân nhân học sinh về việc dự thi vào một trường đại học nào đó càng lớn, xu hướng chọn trường đại học đó của học sinh càng cao CHƯƠNG III: CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN Kết quả của một số nghiên cứu trước đây đã đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng chính đến quyết định chọn trường đại học Các nhân tố này bao gồm: 1 Đặc điểm của người học (Personal characteristics) Nhân tố đặc điểm cá nhân người học như tính cách, sở thích ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn trường đại học (Nguyễn Thị Bích Vân & Nguyễn Thị Thu Vân & Lưu Chí Danh, 2017) Sự lựa chọn nghề nghiệp có ý thức của học sinh khi học sinh đã có định hướng, hiểu rõ thế mạnh của bản thân (Mónika Perger & Ildikó Takács, 2016) cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến quyết định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông Đồng thời, nghiên cứu của Jeofrey Mtemeri (2017) cho thấy hầu hết câu trả lời của học sinh và những người đã có công việc đều cho ra kết quả là giới tinh không tác động nhiều đến sự lựa chọn ngành nghề cũng như trường đại học của họ 2 Gia đình và những người xung quanh (Family and friends) Song song đó, tác nhân xã hội, điển hình là tác động của gia đình và những người ảnh hưởng cũng được nhiều nghiên cứu kết luận (Nguyễn Thị Bích Vân & Nguyễn Thị Thu Vân & Lưu Chí Danh, 2017; Jeofrey Mtemeri, 2017; Aftab Ahmed, 2016; Phan Thị Thanh Thủy & Nguyễn Thị Minh Hòa, 2017) Ở Việt Nam, tác nhân này có vẻ nổi trội hơn cả do văn hóa Việt Nam chú trọng đến văn hóa nghề truyền thống của gia đình; đồng thời, cha mẹ luôn có ảnh hưởng lớn đến những quyết định quan trọng của con cái như chọn nghề nghiệp, công việc Hơn nữa, những thông tin về nghề nghiệp, trường đại học xuất phát từ gia đình và người thân luôn có tác động mạnh và đáng tin cậy hơn Do vậy, người học có xu hướng nghe theo lời khuyên của gia đình và người thân 3 Trường học (School) Nghiên cứu của Jeofrey Mtemeri (2017) chỉ ra rằng môi trường Trung học cũng góp phần tác động đến tương lai học sinh Các môn học trên trường, nghề nghiệp của các cựu học sinh và những chỉ dẫn hướng nghiệp cũng tác động đến lựa chọn nghề nghiệp Trong đó nhân tố chính yếu là hướng nghiệp tại trường (47.5%), các hoạt động ngoại khóa khám phá và ra quyết định nghề nghiệp (46.4%) Ngoài ra, tác nhân thương hiệu thể hiện qua đặc điểm trường học, đánh giá của các sinh viên tại trường và vị trí của trường trên hệ thống đánh giá cũng chiếm phần quan trọng trong việc lựa chọn ngành học (Herlina Jupiter & Irma Wani Othman & Norazah Mohd Suki & Muhammad Safuan Yusoff & Hasbullah Awang & Rudie Adie Razak, 2017) Ở Việt Nam, nhân tố này thể hiện qua các thông tin về hoạt động đào tạo, chất lượng đào tạo, hoạt động truyền thông, hoạt động tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh của trường đại học hướng đến người học để cung cấp thông tin cho họ trước khi lựa chọn ngành, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi học sinh, sinh viên và gia đình họ đang vô cùng quan tâm đến tình trạng thất nghiệp của xã hội (Nguyễn Thị Bích Vân & Nguyễn Thị Thu Vân & Lưu Chí Danh, 2017) 4 Cơ hội nghề nghiệp ( Opportunity) Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng đặc điểm nghề nghiệp cũng là một trong những nhân tố tác động mạnh đến sự lựa chọn của sinh viên (Cabrera & LaNasa, 2000; Abu, 2010; Nguyễn Phương Toàn, 2011 , ) Ngoài ra còn có một số nghiên cứu chỉ ra sự liên kết giữa thị trường lao động và xu hướng lựa chọn ngành học của sinh viên (Bálint et al., 2006; Berács et al., 2015; Keczer, 2014; Tóth, 2011) Ở Việt Nam, việc lựa chọn ngành học nhằm hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là cơ hội việc làm cao, dễ dàng tìm kiếm và việc làm tốt Nhìn chung, viễn cảnh tương lai cũng như đặc điểm của việc làm là thứ mà sinh viên thường quan tâm đến khi đưa ra quyết định chọn trường và chọn ngành học cho bản thân 5 Tài chính (Finance) Tài chính cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên Chẳng hạn, cơ hội nhận học bổng và hỗ trợ tài chính được cung cấp bởi một trường đại học cho sinh viên ghi danh và có thành tích học tập xuất sắc là chất xúc tác cho quyết định chọn trường đại học của họ (Ringe và Carter, 2007) Hoặc là chi phí học tập có thể ảnh hưởng đến việc sinh viên có lựa chọn ngành học mang yếu tố nước ngoài, chất lượng cao hay không (Phan Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Minh Hòa, 2017) CHƯƠNG IV: MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT 1 Phương pháp luận của nghiên cứu ● Việc chọn được cho chính mình một công việc phù hợp từ lâu đã là vấn đề vô cùng quan trọng do tính phức tạp cũng như quy trình của nó Đã có nhiều bài nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường/ nghề nghiệp nhằm cải thiện chất lượng giáo dục, hoạt động hướng nghiệp, đưa ra được những quyết định đúng đắn cho tương lai… Tuy nhiên các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều thời gian và địa điểm khác nhau đã làm giảm tính khách quan của nghiên cứu Vì vậy, nhóm đã chọn đề tài nghiên cứu này ● Việc lựa chọn các biến phù hợp dựa trên các bài nghiên cứu được nêu ở phần 3 ● Xây dựng mô hình kinh tế lượng: từ mô hình kinh tế lý thuyết đến mô hình toán học và các mô hình thống kê sao cho phù hợp nhất ● Nhóm đã sử dụng kiến thức của môn Kinh tế lượng áp dụng vào nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm MS Excel, Ms Word, Eviews, Matlab, Octave ● Cuối cùng là tổng hợp kết quả, dự báo từ đó đưa ra các chính sách thích hợp Sau quá trình tìm hiểu các bài nghiên cứu có liên quan đã được nêu ở phần 3 cũng như sau quá trình học tập ở trên trường, tụi em quyết định sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp bình phương tối thiểu OLS và một số phương pháp liên quan khác 2 Xây dựng mô hình toán học Trước khi xây dựng dạng mô hình cụ thể, dựa vào những hiểu biết thực tế và lý thuyết, chúng em xác định lựa chọn biến phụ thuộc và biến độc lập để thiết lập một hàm tổng quát về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp CAREER-DECISION = f(PERSONAL; FAMILY; SCHOOL; OPPORTUNITY; FINANCE) Trong đó: ● CAREER-DECISION: biến phụ thuộc biểu diễn quyết định lựa chọn nghề nghiệp/ trường ● PERSONAL: biến độc lập biểu diễn yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường ● FAMILY: biến độc lập biểu diễn yếu tố gia đình và người thân xung quanh ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường ● OPPORTUNITY: biến độc lập biểu diễn yếu tố cơ hội nghề nghiệp ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường ● FINANCE: biến độc lập biểu diễn yếu tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường ● SCHOOL: biến độc lập biểu diễn yếu tố trường học ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường Tuy nhiên việc đánh giá tổng thể 4 biến độc lập trên có tác động đến quyết định nghề nghiệp hay không sẽ gặp khó khăn và không có thang đo thích hợp, vì vậy chúng ta sẽ xây thêm 5 mô hình tương ứng trong đó 5 biến độc lập của mô hình trên sẽ trở thành biến phụ thuộc: a PERSONAL = f( 9 biến độc lập tương đương với 9 câu hỏi trong mục cá nhân của bảng hỏi) b FAMILY = f( 9 biến độc lập tương đương với 9 câu hỏi trong mục gia đình của bảng hỏi) c SCHOOL = f( 9 biến độc lập tương đương với 9 câu hỏi trong mục trường học của bảng hỏi) d OPPORTUNITY = f( 7 biến độc lập tương đương với 7 câu hỏi trong mục cơ hội nghề nghiệp của bảng hỏi) e FINANCE = f( 7 biến độc lập tương đương với 7 câu hỏi trong mục tài chính của bảng hỏi) Từ hàm tổng quát trên ta có thể thấy rõ hơn về giả thiết được đặt ra là các biến độc lập trên khi thay đổi sẽ có tác động tới biến phụ thuộc đang xét Mô hình trên được dựa trên những yếu tố chung của 8 bài nghiên cứu tham khảo và đánh giá của người nghiên cứu 3 Xây dựng mô hình kinh tế lượng Dựa vào những gì đã học về môn Kinh tế lượng tới thời điểm hiện tại và những gì đã nghiên cứu về các đề tài có liên quan, nhóm chúng em quyết định lựa chọn xây dựng mô hình kinh tế lượng cho các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn ngành/nghề/ trường là một hàm hồi quy tuyến tính đa biến Mô hình này thể hiện rõ được sự thay đổi của biến phụ thuộc khi một biến độc lập bất kỳ thay đổi (trường hợp các biến độc lập còn lại được giữ nguyên) 3.1 Mô hình hồi quy tuyến tính Mô hình hồi quy tuyến tính dạng tổng thể: CAREER-DECISION = β1+ β2(PERSONAL )+ β3(FAMILY)+ β4(SCHOOL)+ β5(OPPORTUNITY)+ β6(FINANCE)+ui Mô hình dạng hồi quy mẫu: CAREER-DECISION = 1+ 2(PERSONAL) + 3(FAMILY)+ 4(SCHOOL)+ 5(OPPORTUNITY)+ 6(FINANCE)+ ei Trong đó: ● β1: Hệ số chặn ● β2, β3, β4, β5, β6 : các hệ số hồi quy ● ui: sai số của tổng thể ● 1: ước lượng của β1 ● 2, 3, 4, 5, 6: các ước lượng của β2, β3, β4, β5, β6 ● ei: ước lượng của ui ● Mức ý nghĩa α=5% Nhìn chung mô hình hồi quy tuyến tính đã biểu diễn được mức độ phụ thuộc của quyết định lựa chọn nghề nghiệp/ trường vào những nhân tố khác.Mô hình này sẽ thể hiện rõ được sự thay đổi của biến phụ thuộc khi một biến độc lập bất kì thay đổi trong điều kiện các biến độc lập còn lại giữ nguyên giá trị Tuy nhiên, mô hình hồi quy tuyến tính cũng có những những nhược điểm của nó như Ví dụ: mức độ tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc khó đo lường chính xác, dễ bị ảnh hưởng bởi các dữ liệu có độ biến thiên khác với những dữ liệu khác từ đó làm giảm khả năng dự đoán của mô hình Vì vậy chúng em đề xuất thêm một mô hình khác, đó là mô hình hồi quy logistic 3.2 Mô hình hồi quy logistic Mô hình hồi quy logistic thông thường được dùng để phân loại các loại dữ liệu Tại vấn đề nghiên cứu này, chúng ta muốn phân loại mức độ tác động đối với quyết định lựa chọn nghề nghiệp của từng nhân tố thành 5 loại: mức 1, mức 2, mức 3, mức 4, mức 5 (tương đương với mức độ đồng ý trong bảng hỏi) Nghĩa là với những lựa chọn của người khảo sát thì mức độ tác động của nhân tố đó đối với người khảo sát là ở mức nào Ta có mô hình ở dạng tổng thể như sau: h ( z i )= 1 − zi (Hàm sigmoid) 1 +e Mô hình ở dạng hồi quy mẫu: h ( ^zi )= 1 ^ 1 +e −z i Trong đó: ● e là cơ số của logarit tự nhiên ● i là chỉ số biểu thị nhóm nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp: ● ● i = 0: quyết định lựa chọn nghề nghiệp ● i = 1 : nhân tố PERSONAL ● i = 2: nhân tố FAMILY ● i = 3 : nhân tố SCHOOL ● i = 4 : nhân tố OPPORTUNITY ● i = 5 : nhân tố FINANCE z β β x β x β x u ι = 0 i + 1 i 1 i + 2 i 2 i + + ¿ ¿ + i , trong đó: β ● là hệ số chặn đối với nhân tố i β β 1 ι , , nι là các hệ số chặn tương ứng với nhân tố i x x 1 ι , , nι là các biến độc lập dùng để đánh giá nhân tố i n là số biến độc lập tương ứng với từng nhân tố i 0ι ● ● ● u ● ● ^ ι là sai số tổng thể đối với nhân tố i ^j ^ z^ι = β j0 i + β j1 i x ^j x x e + β 2 i 2 i + + β ¿ ¿ + i , trong đó: j là mức độ tác động, j = {1,2,3,4,5} 1i ● ● ● ^ β j0 i là ước lượng của β0 i đối với mức độ j ^j ^j β 1 i, …, β ¿ lần lượt là ước lượng của β 1 i , , β ¿ đối với mức độ j Mức ý nghĩa α = 5% Đối với mỗi mức độ j, ta lần lượt tìm được tập hợp các hệ số ước lượng riêng (tổng cộng có 5 tập hợp với 5 mức độ) Khi gặp một đối tượng khảo sát mới, ta chỉ cần tính h ( z ) đối với từng mức độ j, kết quả nào cao nhất thì tức là đối tượng khảo sát đó thuộc mức độ tương ứng Như vậy đối với mỗi đối tượng khảo sát, ta có thể dễ dàng kiểm tra xem nhân tố nào tác động và tác động như thế nào đối với quyết định lựa chọn nghề nghiệp/ trường của từng đối tượng Từ đó đưa ra những quyết định chính xác hơn cho từng cá nhân Nhìn chung, hồi quy tuyến tính cũng có thể giúp cho tìm được mức độ tác động của từng nhân tố Tuy nhiên như đã nói ở trên, hồi quy tuyến tính có nhược điểm của nó, kết quả của hồi quy tuyến tính đôi khi không chính xác bằng hồi quy logistic, đồng thời giá trị của biến cũng là giá trị rời rạc nên dùng hồi quy logistic sẽ phù hợp hơn Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thì có thể chọn mô hình phù hợp, cũng có thể dùng cả hai tùy mục đích nghiên cứu 4 Giải thích các biến Biến phụ thuộc Tên biến độc lập Giải thích Quyết định lựa chọn PERSONAL trường/ nghề nghiệp (CAREER-DECISION) yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường FAMILY yếu tố gia đình và người thân xung quanh ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường SCHOOL yếu tố trường học ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường OPPORTUNITY yếu tố cơ hội nghề nghiệp ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường FINANCE Phân tích các biến đề xuất: - Cá nhân: ● Thế mạnh học tập: yếu tố tài chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường Đơn vị Trong một nghiên cứu của Borus (1993), kết quả học tập của học sinh là yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định chọn trường đại học Vì thực tế, các em thường có xu hướng chọn những trường có điểm chuẩn đầu vào phù hợp với năng lực của mình Các tác giả cho rằng kết quả học tập ở trường THPT là dấu hiệu giúp cho học sinh thấy được khả năng vào đại học của mình và từ đó có quyết định lựa chọn trường phù hợp ● Sự yêu thích: Việc yêu thích một ngành/nghề/trường nào đó ngay từ ban đầu có thể giúp động lực học tập, nghiên cứu của họ phát triển và vươn xa hơn nữa Thực tế cho thấy, các em sẽ dành nhiều thời gian cho việc các em yêu thích hơn là các công việc bình thường khác, và mức độ tập trung trong những quãng thời gian đó là rất cao ● Năng lực: Theo Hossler (1984), khi học sinh nhận thức được khả năng bản thân có thể học tốt một ngành đào tạo cụ thể nào đó theo sở trường của mình thì chắc hẳn các em sẽ đăng ký dự thi vào những trường đại học có ngành đào tạo này Theo Lưu Thị Thái Tâm, 2017, cơ hội trúng tuyển là nhân tố tác động lớn thứ hai trong quyết định chọn trường đại học Trường nào có cơ hội trúng tuyển càng cao thì tỉ lệ được lựa chọn sẽ càng nhiều ● Giới tính: Khi nhắc đến khía cạnh lựa chọn trường đại học có ngành đào tạo phù hợp với giới tính, Lưu Thị Thái Tâm, 2017 cho rằng giới tính không tạo ra sự khác biệt trong quyết định chọn trường đại học của học sinh.Tuy nhiên,trong bài nghiên cứu của Haryanti, Hari Wijayanto, Ujang Sumarwan 2016 cho thấy giới tính cũng có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đặc trưng về giới tính của học sinh Theo đó, giới tính khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng gián tiếp khác nhau lên quyết định chọn trường đại học của các em ● Tính cách: Từ đầu những năm 1900, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tính cách và sự ảnh hưởng của nó tới tất cả các khía cạnh khác trong cuộc sống con người Kể từ đó, đã có nhiều nghiên cứu dành sự quan tâm tới mối liên hệ giữa tính cách với nghề nghiệp, cũng như đưa ra cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp dựa trên tính cách của mỗi cá nhân Hàng loạt các thang đo phân loại tính cách đã ra đời để phục vụ cho mục đích trên như: Big Five, MBTI, DISC Trong số đó, Big Five là một mô hình phân loại tính cách đáng tin cậy, được công nhận rộng rãi bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới và sử dụng hiệu quả trong việc định hướng nghề nghiệp, tuyển dụng nhân viên và phát triển con người - Người thân: ● Gia đình: Gia đình có vai trò rất lớn trong việc định hướng phát triển của mỗi cá nhân.Có thể nói, gia đình là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới việc học tập của con người.Thứ nhất, truyền thống học tập của gia đình tạo nền tảng quan trọng trong sự nghiệp học tập của mỗi cá nhân Thứ hai, không khí gia đình cũng ảnh hưởng tới học tập Thứ ba, không thể không nói đến ảnh hưởng từ kinh tế gia đình ● Bạn bè, thầy cô: Một học sinh sẽ học tập tốt hơn khi có mối quan hệ tốt với bạn bè Trước hết, nếu chơi với những người bạn tốt, có năng lực học tập sẽ tạo tính cạnh tranh, thúc đẩy quá trình học tập của cá nhân.Đồng thời cũng tạo môi trường học tập tốt cho bản thân Chúng ta cũng học được rất nhiều điều tốt từ bạn bè Giáo viên là người chỉ đường dẫn lối giúp ta hiểu rõ nội dung bài học Có mối quan hệ tốt với giáo viên giúp chúng ta có hứng thú với việc học, không còn cảm giác chán ghét.Đồng thời, khi có quan hệ tốt với giáo viên, học sinh sẽ không có cảm giác ngại ngùng khi nhờ đến sự trợ giúp của giáo viên trong học tập Nhờ đó mà hiệu quả học tập tăng lên rất nhiều - Trường học: ● Sự danh tiếng: Khi bàn về mối quan hệ giữa danh tiếng và quyết định chọn trường, một số ít tác giả cho rằng nó không quan trọng (Lưu Thị Thái Tâm, 2017) Song, phần đông tác giả đánh giá rằng danh tiếng của trường đại học có ảnh hưởng tích cực đến quyết định của chọn trường của học sinh ● Vị trí địa lí: Những HS ở khu vực có nhiều trường đại học thì ít có khuynh hướng đi học xa đến trường đại học như những HS ở vùng nông thôn không có nhiều trường đại học Ngoài ra, trường có hỗ trợ nơi ở cho sinh viên tại trường hay không cũng là một ý kiến được quan tâm bởi có nhiều học sinh ở xa trường và không muốn đầu tư quá nhiều chi phí cho việc sinh hoạt (Loren Agrey, 2014) ● Thông tin về chuyên ngành: Học sinh chọn những trường đại học mà họ tin tưởng rằng có thể nhận được những khóa học mà họ cần để học tiếp lên cao hoặc tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp Thực vậy, những khóa học là có sẵn và những lợi ích họ nhận được từ khóa học đó là những đặc điểm quan trọng nhất mà HS tìm kiếm khi chọn trường đại học(Robert M Torres, 2001) Vậy nên việc biết rõ hơn về những chuyên ngành trước khi được lựa chọn sẽ giúp cho học sinh dễ hình dung mình nên quyết định như thế nào - Cơ hội nghề nghiệp: ● Bằng cấp: Bằng cấp là một trong những yếu tố lớn thể hiện trình độ học vấn của học viên sau khi đã tốt nghiệp chuyên ngành có liên quan Vì vậy, việc một học viên ra trường sở hữu những tập bằng tốt sẽ có cơ hội rộng mở hơn, nó không chỉ phản ánh năng lực của các học viên mà còn phản ánh sự cần cù chăm chỉ của học viên và cả danh tiếng của nhà trường ● Chương trình liên kết với doanh nghiệp: Được tiếp xúc với những doanh nghiệp ngay từ lúc còn đi học sẽ giúp các học viên tiếp cận nhanh với cách làm việc của xã hội, kịp thời tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, thích nghi nhanh với môi trường làm việc thực tế Vậy nên những nơi có điều kiện này sẽ là một điểm lợi thế giúp học sinh quan tâm và lựa chọn ● Điểm đầu vào: Điểm đầu vào là một yếu tố giúp nhà trường sàng lọc ra những học viên tốt ngay từ ban đầu, tốt từ cả năng lực và cả thái độ Từ đó nếu được tiếp xúc với môi trường tốt sẽ được nâng cao và phát triển hơn nữa Vậy nên, những trường có điểm đầu vào tốt không những thể hiện chất lượng đào tạo tốt mà còn sở hữu chất lượng học viên tốt, từ đó các doanh nghiệp hiểu được điều đó, đánh giá cao hơn và nhìn nhận một cách thực tế hơn - Tài chính: Trong giáo dục Đại học, chi phí có thể hiểu là tổng số tiền mà khách hàng (sinh viên, phụ huynh, nhà tuyển dụng) phải trả cho cơ sở đào tạo Từ góc độ học sinh THPT, Kotler và Fox (1995) cho rằng chi phí bao gồm các khoản chi phí về tiền bạc, chi phí cho công sức phải bỏ ra, chi phí thời gian, chi phí tâm lý (áp lực nảy sinh từ việc theo học ở một trường xa nhà) Jackson (1986) đã kết luận chi phí học tập là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự lựa chọn trường đại học trong khi các hỗ trợ tài chính để giảm chi phí là một ảnh hưởng tích cực.Vì vậy , các chính sách hỗ trợ của nhà trường như học bổng, miễn giảm, luôn là động lực khuyến khích sinh viên phấn đấu học tập (Carmencita D de Mesa, 2017) Trong bối cảnh GDĐH ở Việt Nam, chi phí bao gồm cả các khoản đóng học phí, lệ phí, các khoản hỗ trợ tài chính, học bổng, sinh hoạt phí Các chế độ thu tiền học phí sẽ tạo nhiều thuận lợi cho học sinh, sinh viên khi đến hạn đóng tiền Ngày nay, ngay ở bậc học cấp dưới (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) học sinh đã quen với các chế độ đóng tiền như: đóng trực tiếp, chuyển khoản vào tài khoản của nhà trường vào các thời điểm thuận tiện khác nhau Do vậy chế độ đóng học phí linh hoạt ở các trường đại học sẽ giúp sinh viên tiết kiệm được chi phí, tăng sự thuận tiện và hài lòng (Melissa W Migin, 2015) Cảm nhận về chi phí sẽ liên quan đến các khoản chi phí học sinh phải bỏ ra trong suốt thời gian học tập, sinh hoạt tại trường gồm: học phí, sinh hoạt phí cũng bao gồm cả các khoản học bổng, chính sách hỗ trợ của trường, chính các khoản hỗ trợ này sẽ làm giảm số tiền mà học sinh phải chi trả Ngoài ra khái niệm này cũng liên quan đến các phương thức/chế độ thanh toán các khoản phí thuận tiện/ linh hoạt mà sinh viên có thể được thụ hưởng - Giả thuyết nghiên cứu: Các biến độc lập của mô hình: Cá nhân, người thân, trường học, cơ hội nghề nghiệp và tài chính Các biến độc lập này ảnh hưởng tuyến tính lên biến phụ thuộc: quyết định chọn trường/ngành/nghề CHƯƠNG 5: BẢNG HỎI PHIẾU KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG/NGÀNH/NGHỀ Bảng khảo sát này với mục tiêu là tìm ra và đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định chọn Trường/Ngành/Nghề Phiếu khảo sát dựa trên tinh thần tự nguyện và thông tin cá nhân của bạn sẽ được giữ bí mật hoàn toàn Không có câu trả lời đúng hoặc sai, chúng tôi chỉ quan tâm đến ý kiến riêng của bạn Rất mong bạn dành ra khoảng 5 phút để nói lên quan điểm của mình đối với những câu hỏi nghiên cứu trong bài khảo sát dưới đây Ý kiến của bạn đóng góp vai trò quan trọng cho sự thành công của bài nghiên cứu này Xin chân thành cảm ơn Phần I: Thông tin cá nhân Các bạn vui lòng cung cấp một số thông tin sau để phục vụ cho việc phân loại và so sánh các nhóm đối tượng khảo sát: 1 Giới tính: Nam Nữ 1 Công việc: Học sinh Sinh viên 1 Độ tuổi: 16-18 1 19-25 Khác Giáo viênKhác: Trên 25 Bạn đã hoặc đang theo học tại trường/ngành/nghề nào? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………… Phần II: Khảo sát ý kiến Phần này nêu lên các phát biểu liên quan đến các nhân tố tác động đến quyết định chọn một trường/ngành/nghề Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của các bạn với các phát biểu sau đây bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng, với: 1- Hoàn toàn không đồng ý 2- Không đồng ý 3- Không ý kiến 4- Đồng ý 5- Hoàn toàn đồng ý Phát biểu Mức độ đồng ý 1 2 3 4 5 a Cá nhân 1 Thế mạnh học tập của người học ở bậc phổ thông sẽ quyết định sự phù hợp của họ với trường đại học/ ngành học đó 2 Học sinh nên chọn ngành mà họ yêu thích 3 Năng lực sẽ quyết định sự thành công của nghề nghiệp trong tương lai 4 Giới tính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp 5 Tính cách của bạn quyết định ngành mà bạn chọn 6 Những học sinh có tài năng riêng lẻ thì nên theo học các trường năng khiếu để được phát triển nhiều nhất 7 Vị trí công việc trong tương lai có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của bạn 8 Bạn chọn ngành học đang “hot” hơn là những gì bạn đam mê 9 Bạn thích đi du học hơn là học ở trong nước b Gia đình và những người thân xung quanh 10 Bố mẹ bắt buộc chúng ta đi theo trường/ngành/nghề họ mong muốn 11 Chúng ta chọn trường/ngành mà bạn bè/người thân đang hoặc đã học 12 Lời khuyên từ thầy cô ở trường phổ thông là nguồn tham khảo được đánh giá cao trong quyết định chọn trường 13 Cách giáo dục của ba mẹ có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường của con cái 14 Thái độ đối với 1 ngành nghề/trường học thường thay đổi theo ý kiến người xung quanh 15 Công việc của cha, mẹ và các thành viên trong gia đình ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành/trường của bạn 16 Thanh thiếu niên không thể sống mà không phụ thuộc bố mẹ thì không thể tự do lựa chọn nghề nghiệp/trường của chính mình 17 Quyết định chọn trường của chúng ta bị tác động bởi sự lựa chọn trường học từ phía bạn bè 18 Bạn chọn đi du học vì chia sẻ của những người từng theo học ở đó c Trường học 19 Đa số học sinh đều muốn theo học tại các trường học danh tiếng 20 Danh tiếng của ngành học thể hiện qua sự đánh giá tích cực của nhà tuyển dụng 21 Trường học nên đưa ra nhiều thông tin về chuyên ngành hơn 22 Thi tuyển vào các trường đại học uy tín có tính cạnh tranh rất cao 23 Chất lượng giảng dạy ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề nghiệp/trường của học sinh 24 Nghề nghiệp/trường học ưa thích liên quan tới môn học tôi yêu thích 25 Vị trí trường học có liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp/trường của học sinh 26 Bạn chọn đi du học vì môi trường học quốc tế, cải thiện khả năng về mọi mặt 27 Việc thử tiếp xúc với một số môn học ở bậc Đại học sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn d Cơ hội nghề nghiệp 28 Bằng cấp càng cao thì cơ hội có công việc tốt càng lớn 29 Bằng cấp tại các quốc gia nói Tiếng Anh có giá trị cao hơn bằng cấp tại Việt Nam 30 Các trường tốt ở nước ngoài thường có những chương trình trao đổi, thực tập tại các công ty lớn 31 Các ngành liên quan đến kinh tế sẽ có mức lương cao hơn các ngành khác 32 Bạn thích lựa chọn những trường có hỗ trợ tạo cơ hội thực tập và thực hành thực tế tại các công ty nhiều hơn 33 Các trường có điểm đầu vào càng cao thì bằng cấp càng có giá trị 34 Bạn dựa vào các cơ hội việc làm ở các tập đoàn lớn nước ngoài để đưa ra quyết định chọn ngành nghề e Tài chính 35 Nền tảng tài chính của gia đình là yếu tố quan trọng để chọn trường 36 Học phí là yếu tố quan trọng khi chọn trường đại học 37 Chính sách học bổng sẽ động viên tinh thần học tập của sinh viên 38 Chất lượng trường học càng cao thì chi phí càng cao 39 Học sinh có xu hướng chọn du học các quốc gia có hỗ trợ về tài chính, chi phí sinh hoạt 40 Học sinh có xu hướng chọn du học các trường có hỗ trợ về học phí, có nhiều học bổng 41 Chi phí sinh hoạt tại thành phố của trường đại học ảnh hưởng đến quyết định chọn trường 41 Bạn nghĩ nên học tập trong nước hay tìm kiếm cơ hội du học? Tại sao? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………… 42 Học Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công Theo bạn nhận định này: Đúng Sai Giải thích câu trả lời: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Phát biểu Mức độ đồng ý 1 43 Theo bạn yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường không? 44 Theo bạn yếu tố gia đình và những người thân xung quanh có 2 3 4 5 ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường không? 45 Theo bạn yếu tố trường học có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường không? 46 Theo bạn yếu tố cơ hội nghề nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường không? 47 Theo bạn yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp/trường không? Chân thành cảm ơn bạn đã hoàn thành bảng khảo sát này! TÀI LIỆU THAM KHẢO Jeofrey Mtemeri (2017), Factors influencing the choice of career pathways among high school students in Midlands province, Zimbabwe Xueli Wang (2013), Why Students Choose STEM Majors: Motivation, High School Learning, and Postsecondary Context of Support, American Educational Research Journal, 50, No 5, 1081–1121, DOI: 10.3102/0002831213488622 Herlina Jupiter, Irma Wani Othman, Norazah Mohd Suki, Muhammad Safuan Yusoff, Hasbullah Awang, Rudie Adie Razak (2017), Factors influencing international student’s decision in choosing study destination abroad, Labuan e-Journal of Muamalat and Society, 11, 86-97 Mónika Perger, Ildikó Takács (2016), Factors contributing to students’s academic success based on the student’s opinions at BME faculty of economics and social sciences Aftab Ahmed, Factors influencing choice of career of business students, Govt College University, Faisalabad Phan Thi Thanh Thuy, Nguyên Thi Minh Hoa (2017), Cac nhan tô anh huơng đên quyêt đinh chon theo hoc chuong trinh đao tao co yêu tô nuơc ngoai ơ truơng đai hoc kinh tê, Đai hoc Huê, Tap chi Khoa hoc–Đai hoc Huê, 126, 5A, 29–42 Trân Ngoc Mai, Nguyên Thi Thu Huong, Đô Thuy Linh (2018), Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn chương trỉnh cử nhân Học viện Ngân hàng của người học, Tap chi Khoa hoc & Đao tao Ngan hang, 193- Tháng 6, 65-75 Nguyễn Thị Bích Vân, Nguyễn Thị Thu Vân, Lưu Chí Danh (2017), Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học ngành kế toán ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 240 (II), 72-82, tìm được từ link http://tckt.vanlanguni.edu.vn/chi-tiet-hoc-thuat/ nhung-nhan-to-anh-huong-den-viec-lua-chon-hoc-nganh-ke-toan-o-viet-nam3425.html?fbclid=IwAR0aHRENWG5pjFCGudN6b6BulpyngiKdmctngFoKwQJb3FVz80ADTZ4J00 Phạm Thị Bích Phượng (2015), Về quan điểm, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo và vấn đề đặt ra đối với Học viện Tòa án hiện nay, tìm được từ link http:// hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676686/27677461? p_page_id=27677461&pers_id=28346379&folder_id=&item_id=141246251&p_detai ls=1&fbclid=IwAR2WNHPrwkmbWDd3D3nEM5GziymoOwut9yYtVWj6qFkW4Ktl N6TItnNgKJQ Nhân viên của wikiHow, Cách để lựa chọn trường Đại học, tìm được từ link https://www.wikihow.vn/Lựa-ch%E1%BB%8Dn-trường-đại-h%E1%BB%8Dc? fbclid=IwAR2pFlQxaBBXL_QJzcJZ1q0qgcPeIZFlfHj44BmFNpdsl2fndh7eIbdML1g # Quốc hội ban hành (2014), Luật giáo dục nghề nghiệp, tìm được từ link https://thuvienphapluat.vn/van-ban/lao-dong-tien-luong/Luat-Giao-duc-nghe-nghiep2014-259733.aspx ... Các cá nhân có ảnh hưởng Ấn tượng trường Đại học Quyết định chọn trường Đại học Đặc điểm cố địnhcủa trường ĐH Nỗ lực giao tiếp trường ĐH với học sinh Hình 2.2: Mơ hình yếu tố ảnh hưởng chọn trường. .. nhân ảnh hưởng đến định lựa chọn nghề nghiệp /trường FAMILY yếu tố gia đình người thân xung quanh ảnh hưởng đến định lựa chọn nghề nghiệp /trường SCHOOL yếu tố trường học ảnh hưởng đến định lựa chọn. .. người bạn học ĐH ảnh hưởng đến định chọn trường ĐH học sinh → Giả thuyết H2: Gia đình, bạn bè cá nhân có liên quan có ảnh hưởng đến định chọn học trường X cao khả học sinh chọn học trường X lớn

Ngày đăng: 10/07/2020, 07:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng chọn trường ĐH của học sinh (D.W. Chapman) - tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên
Hình 2.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng chọn trường ĐH của học sinh (D.W. Chapman) (Trang 7)
Mô hình trên được dựa trên những yếu tố chung của 8 bài nghiên cứu tham khảo và đánh giá của người nghiên cứu. - tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên
h ình trên được dựa trên những yếu tố chung của 8 bài nghiên cứu tham khảo và đánh giá của người nghiên cứu (Trang 12)
Chân thành cảm ơn bạn đã hoàn thành bảng khảo sát này! - tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên
h ân thành cảm ơn bạn đã hoàn thành bảng khảo sát này! (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w