Mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long hồ phòng giao dịch phú quới (Trang 91 - 92)

- Hoạt động cho vay:

+ Ngân hàng cần kiểm soát nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng từ khâu thẩm định, giải ngân cho vay đến khâu kiểm tra trƣớc và sau khi cho vay bằng cách: Thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng đến vay vốn tại Ngân hàng; xác minh tính chân thật của thông tin đó; đối với những khách hàng vay Ngân hàng số tiền lớn thì Ngân hàng nên cử CBTD thƣờng xuyên xem xét những khách hàng đó có sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng hay không. Điều này sẽ giúp cho Ngân hàng tránh đƣợc rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó giảm đƣợc chi phí dự phòng đến mức có thể, vì khoản dự trữ này không sinh lời cho Ngân hàng, đồng thời có thể nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng.

+ Tiếp tục hỗ trợ khách hàng vay để bổ sung vốn kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

79

+ Phát triển thế mạnh cho vay ngắn hạn và thẩm định kỹ các khoản cho vay trung hạn. Bởi vì qua phân tích thấy tuy là các khoản vay ngắn hạn và trung hạn đều giảm số lƣợng nợ xấu. Nhƣng khi xem xét kỹ thì ta có thể thấy tỷ trọng nợ xấu trung hạn có xu hƣớng cao hơn tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn, điều này đã cho thấy tốc độ giảm của nợ xấu trung hạn thấp hơn nợ xấu ngắn hạn. Vì vậy nếu Ngân hàng tiếp tục phát triển thế mạnh cho vay ngắn hạn và thẩm định kỹ các khoản cho vay trung hạn thì có thể làm giảm đáng kể nợ xấu cho Ngân hàng.

- Hoạt động thu nợ: Cán bộ tín dụng cần xuống tận nhà thăm hỏi, đôn đốc khách hàng trả nợ, bên cạnh đó khi khách hàng không có khả năng trả nợ dẫn đến phát sinh nợ xấu, Ngân hàng cần thực hiện triệt để vấn đề về tài sản đảm bảo bằng cách phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án, trung tâm bán đấu giá tài sản và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác để đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản đảm bảo để thu hồi vốn.

- Dư nợ: Tiếp tục tăng trƣởng dƣ nợ nhƣng vẫn đảm bảo tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động ở mức an toàn. Vì nhƣ đã phân tích ở trên thì NHNN & PTNT chi nhánh huyện Long Hồ - PGD Phú Quới trong thời gian qua có tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động khá cao, vƣợt tỷ lệ cho phép của NHNN, đây là một rủi ro liên quan đến tính thanh khoản của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần thận trọng khi đƣa ra quyết định cho vay để tránh rủi ro khi không thu hồi đƣợc nợ, đồng thời vẫn đảm bảo đƣợc sự an toàn và hiệu quả của đồng vốn vay.

- Nợ xấu: Tiếp tục và nhanh chóng giải quyết khoản nợ xấu còn lại, gia tăng các khoản tín dụng mà tài sản đảm bảo là: sổ tiết kiệm, bất động sản,… hạn chế cho vay tín chấp, vì đây là nguồn mang lại rủi ro cao cho Ngân hàng. Đồng thời phải thƣờng xuyên đánh giá lại các khoản nợ và tài sản đảm bảo nhằm hạn chế những rủi ro có thể phát sinh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long hồ phòng giao dịch phú quới (Trang 91 - 92)