Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
262,5 KB
Nội dung
Trường tiểu học Vĩnh Kim TUẦN 12 Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009 Tập đọc MÙA THẢO QUẢ (Theo Ma Văn Kháng) I. Mục đích yêu cầu: - Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả. - Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của thảo quả . II. Đồ dùng D-H: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK . III. Các hoạt động D-H: A. KTBC: - 2 HS đọc bài thơ Tiếng vọng, lớp trả lời 2 câu hỏi ở SGK, 1 em nhắc lại nội dung bài. B. Bài mới : 1. Giới thỉệu bài : 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : a. Luyện đọc : - HS: 1em đọc toàn bài. T chia đoạn: 3 đoạn. - HS: Nối tiếp đọc đoạn trước lớp, T kết hợp hướng dẫn HS: + Luyện đọc từ khó: Đản Khao, mạnh mẽ, tầng rừng thấp. + Luyện đọc các câu: Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. + Tìm hiểu giọng đọc, cách đọc toàn bài. + Chú giải các từ: Đản Khao, Chin San, thảo quả, tầng rừng thấp. - T đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài : - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? (Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa,…cũng thơm) + Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn 1 có gì đáng chú ý ? (Lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả, có những từ gợi cảm giác hương thơm lan toả, kéo dài. Gió thơm . Cây cỏ thơm . Đất trời thơm : rất ngắn, lặp lại từ thơm, mùi thơm thảo quả). - Ý đoạn 1 nói gì? (Mùi thơm đặc biệt của thảo quả). - HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh .(Thoáng cái, thảo quả đã trở thành những khóm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian). - Ý đoạn 2 nói gì? (Sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả). - HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi: Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim + Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ? (T dùng tranh giảng thêm). + Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ? (Rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng ). + Ý đoạn 3 nói gì? (Vẻ đẹp của hoa, của rừng khi thảo quả vào mùa) . + Em cảm nhận được điều gì qua bài tập đọc? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm : - 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. - T cùng HS tìm hiểu cách đọc đoạn 1. - H luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Lớp cùng T bình chọn bạn đọc tốt nhất. 3. Củng cố , dặn dò : - Bài văn nói về điều gì? (Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả và hương thơm kì lạ của cây thảo quả). - HS nhắc lại nội dung bài văn . - Chuẩn bị “ Hành trình của bầy ong” -------- a & b --------- Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10; 100; 1000 . I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được quy tắc nhân 1 số thập phân với 10, 100, 1000,… - Củng cố kĩ năng nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên. - Củng cố cách viết số đo các đại lượng dưới dạng số thập phân . II. Các hoạt động D-H: 1. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài vào bảng con 3,18 Í 3 ; 23,896 Í 10 1 HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên. 2. Bài mới : a. Hình thành quy tắc nhân 1 số thâp phân với 10, 100, 1000,…. * VD1: T ghi bảng: 27,867 Í 10 = ? - HS tự tính kết quả phép nhân để có: 27, 867 Í 10 = 278,67 - T: Em có nhận xét gì về tích cảu phép nhân với thừa số thứ nhất? - HS nêu nhận xét: Nếu chuyển dấu phẩy của thừa số thứ nhất 27,867 sang phải một chữ số cũng được kết tích là số: 278,67 * VD 2: 53,286 Í 100 = ? - T hướng dẫn HS tương tự để có: 53,286 Í 100 = 5328,6 - HS nêu nhận xét như ở SGK. - T: Vậy từ 2 ví dụ trên, muốn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, ta làm thế nào? - Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ta làm thế nào? - HS: Nêu kết luận như SGK, nối tiếp nhiều em nhắc lại. - T: Nhấn mạnh thao tác chuyển dịch dấu phẩy sang bên phải. b. Luyện tập : Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim * Bài 1 : Nhân nhẩm : - Cho HS trình bày miệng - đọc nhanh kết quả, T ghi bảng. * Bài 2 : - HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài , vận dụng số lần gấp của 2 đơn vị để chuyển đổi . 10,4 dm = 10,4 Í 10 = 104 cm (1 dm = 10 cm ) - HS làm vở và nêu kết quả. c. Bài 3: (Nếu còn thời gian) H đọc bài toán - HS tự làm bài vào vở, 1 em làm ở bảng lớp. - T cùng lớp chữa bài. VD: Giải 10 lít dầu cân nặng: 0,8 Í 10 = 8 (kg) Can dầu cân nặng: 1,3 + 8 = 9,3 (kg) 3. Củng cố, dặn dò : - HS: Nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, . - T nhận xét giờ học. -------- a & b --------- Thể dục BÀI 23 I. Mục tiêu: - Ôn 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng kỹ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài. - Ôn trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu chủ động chơi thể hiện tính đồng đội cao. II. Địa điểm, phương tiện : - Địa điểm: trên sân trường. - Phương tiện: 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - T nhận lớp và phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông…GV quan sát, nhắc nhở cho HS khởi động đúng động tác, biên độ động tác rộng. - Chơi trò chơi do HS tự chọn 2. Phần cơ bản: a. Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. - T nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi.Cho HS chơi thử, sau đó cho chơi chính thức 3 – 5 lần. Sau mỗi lần chơi T xác nhận và công bố những người thắng cuộc. Những người thua phải chịu phạt. b. Ôn 5 động tác đã học: - HS: Thực hiện ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học - HS: Thi đua giữa các tổ, tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất 5 động tác thể dục đã học. 3. Phần kết thúc: Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - T cho HS thả lỏng và hát 1 bài hát. - T cùng HS hệ thống bài. - T nhận xét, đánh giá kết quả bài học. - Giao bài tập về nhà: Thuộc và tập đúng 5 động tác đã học và nhắc HS chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra. -------- a & b --------- Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009 Dự chuyên đề tại tiểu học Vĩnh Thành Đ/c Lê dạy thay -------- a & b --------- Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2009 Tập đọc HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG (Nguyễn Đức Mậu) I. Yêu cầu: 1. Đọc lưu loát và diễn cảm bài thơ, giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất cao quý, đáng kính trọng của bầy ong. 2. Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời. 3. Thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài. II. Đồ dùng D-H: - Tranh minh hoạ bài trong SGK và ảnh những con ong HS sưu tầm được. III. Hoạt động D-H: A. KTBC: - HS đọc diễn cảm bài Mùa thảo quả và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Một HS khá đọc toàn bài thơ . - Từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. T kết hợp hướng dẫn H: + Lượt 1: HS đọc bài thơ, luyện phát âm từ khó: đẫm, sóng tràn, rong ruổi, quần đảo. + Lượt 2: HS đọc bài, T hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ, tìm giọng đọc bài thơ:giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất cao quý, đáng kính trọng của bầy ong. + Lượt 3: HS đọc bài, T giúp HS hiểu các từ ngữ: đẫm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men ,hành trình, thăm thẳm, bập bùng. - T đọc diễn cảm toàn bài. Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim b. Tìm hiểu bài : - Cả lớp đọc thầm khổ thơ đầu. + Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong ? (Những chi tiết thể hiện sự vô cùng của không gian: Đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa. Những chi tiết thể hiện sự vô tận của thời gian: Bầy ong bay đến trọn đời, hành trình vô tận). - Cả lớp đọc thầm khổ thơ 2 –3 . + Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? (Ong rong ruổi trăm miền. Ong nối liền các mùa hoa , nối rừng hoang với đảo xa). + Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt ? + Em hiểu câu thơ “ Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” là thế nào? (Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật , đem lại hương vị ngọt ngào cho đời ) - 1 HS đọc 2 câu thơ cuối bài. + Qua 2 dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói gì về công việc của loài ong ? (Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao: Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ đã chắt được trong vị ngọt , mùi hương của hoa những giọt mật tinh túy) c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL 2 khổ thơ cuối bài : - Bốn HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. - HS: Một số em nhắc lại giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ trong bài. - T chọn khổ thơ cuối luyện đọc diễn cảm. HS nêu cách đọc, giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ trong khổ thơ. - HS luyện đọc đọc diễn cảm và thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài trong nhóm 2. - Lớp thi đọc diễn cảm trước lớp khổ thơ 4. - HS nhẩm đọc thuộc 2 khổ thơ cuối; thi đọc thuộc lòng và diễn cảm 2 khổ thơ cuối bài. 3. Củng cố - dặn dò : - Bài thơ nói về điều gì? ( Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời. - HS nhắc lại nội dung bài. T ghi bảng. - T nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà HTL cả bài thơ. -------- a & b --------- Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp HS: Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Nắm được quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân. - Bước đầu nắm được tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân. II. Các hoạt động D-H: A. KTBC: - HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên, cho VD và thực hiện VD - HS nêu cách nhân nhẩm 1 STP với 10, 100, 1000, . Cho VD B. Bài mới: 1. Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân. - T nêu VD1 và tóm tắt lên bảng. HS nêu lại ví dụ. - T hỏi: Muốn tính diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật ta làm như thế nào? (Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng). - HS đọc phép tính: 6,4 Í 4,8 = ? (m 2 ) - T: Như vậy, để tính được diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật chùng ta phải thực hiện phép tính 6,4 × 4,8. Đây là một phép nhân một số thập phân với một số thập phân. - HS thảo luận nhóm 4, tìm kết quả phép tính trên bằng cách chuyển đổi đơn vị đo thành dm . - Đại diện nhóm nêu kết quả. 6,4 m = 64 dm 4,8 m = 48 dm 64 × 48 512 256 3072(dm 2 ) 3072 dm 2 = 30,72 m 2 Vậy 6,4 Í 4,8 = 30,72 ( m 2 ) - T giới thiệu kĩ thuật tính - T: vừa nói vừa nêu cách tính. 6,4 × 4,8 512 256 30,72(m 2 ) - HS so sánh tích 6,4 × 4,8 ở cả hai cách tính. - HS tự rút ra nhận xét cách nhân một số thập phân với một số thập phân. Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - T nêu VD2. HS vận dụng tự tính vào nháp rồi nêu kết quả. 4,75 × 1,3 = 6,125 2.T nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân. - Chú ý nhấn mạnh ba thao tác trong quy tắc, đó là: nhân, đếm và tách. - HS đọc quy tắc ở SGK. 3. Luyện tập : * Bài 1 : HS làm từng phép tính vào bảng con . - T theo dõi, sửa sai. Yêu cầu HS tính và nhắc lại cách đặt dấu phẩy. * Bài 2a: Yêu cầu so sánh kết quả a Í b và b Í a .T cùng HS thống nhất kết quả đúng. - HS rút ra tính chất giao hoán của phép nhân, phát biểu thành lời tính chất giao hoán. a b a × b b × a 2,36 4,2 2,36 × 4,2 = 9,912 4,2 × 2,36 = 9,912 3,05 2,7 3,05 × 2,7 = 8,235 2,7 × 3,05 = 8,235 * Bài 2c: H làm bài vào vở và nêu lại kết quả trước lớp. 5. Củng cố - dặn dò : - Nhắc lại quy tắc tính . -------- a & b --------- Tập làm văn CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. Mục đích yêu cầu: 1. Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả người. 2. Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình - một dàn ý với những ý riêng; nêu được những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của đối tượng miêu tả. II. Đồ dùng D-H: - Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài Hạng A Cháng. - Giấy khổ to và bút dạ. II. Hoạt động D-H: A. KTBC : - Hai, ba HS đọc lá đơn kiến nghị về nhà các em đã viết lại . - HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh đã học . B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 2. Phần nhận xét : - T hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A Cháng; 1 HS giỏi đọc bài văn. Cả lớp theo dõi trong SGK . Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Một HS đọc các câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo của bài văn . - HS trao đổi theo cặp, lần lượt trả lời từng câu hỏi . - Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. a. Câu 1 : Xác định phần mở bài : (Từ đầu đến: Đẹp quá !: Giới thiệu người định tả - Hạng A Cháng – bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khỏe, đẹp của A Cháng) b. Câu 2 : Ngoại hình của A Cháng có nét gì nổi bật? c. Câu 3: Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào ?( Người lao động rất khoẻ, rất giỏi, cần cù, say mê lao động tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc). d. Câu 4 : Phần kết bài ( Câu văn cuối bài - Sức lực tràn trề ……chân núi Tơ Bo ) Ý chính: ( Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng ). e. Câu 5: Từ bài văn, HS nhận ra cấu tạo của bài văn tả người. ( Xem nội dung phần ghi nhớ ) 3. Phần ghi nhớ : - HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK. 4. Phần luyện tập : - T nêu yêu cầu của bài luyện tập lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình; nhắc HS chú ý: + Khi lập dàn ý em cần quan sát cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả người. + Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc - những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó. - HS chọn người mình định tả . - HS lập dàn ý vào giấy nháp . - Làm bài xong dán kết quả lên bảng lớp, trình bày. - Cả lớp và T nhận xét. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK . - Hoàn chỉnh dàn ý của bài văn tả người , viết lại vào vở . - Luyện tập tả người (Quan sát và chọn lọc chi tiết ) -------- a & b --------- Khoa học SẮT, GANG, THÉP Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng - Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một sốt tính chất của chúng. - Kể tên một dụng cụ máy móc đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình. II. Đồ dùng D-H: - Thông tin và hình trang 48, 49 SGK - Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. III. Hoạt động D-H: A. KTBC: - Nêu đặc điểm và ứng dụng của tre? - Nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song? B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Thực hành xử lý thông tin. * Bước 1: Làm việc cá nhân. - HS đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi: + Trong tự nhiên sắt có ở đâu? + Gang, thép đều có thành phần nào chung? + Gang, thép khác nhau ở điểm nào? * Bước 2: Làm việc cả lớp. - T gọi một số HS trình bày bài làm của mình. Các HS khác góp ý. - T kết luận 2. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. * Bước 1: T: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Như hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt…thực chất được làm bằng thép. * Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói xem gang, thép dùng để làm gì? * Bước 3: GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình và chữa bài. Thép được sử dụng: Hình 1: Đường ray tàu hỏa. Hình 2: Lan can nhà ở. Hình 3: Cầu (Cầu Long Biên bắc qua Sông Hồng). Hình 5: Giao, kéo, dây thép. Hình 6: Các dụng cụ được dùng để mở ốc vít. Gang được sử dụng: Hình 4: Nồi… Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim * T kết luận: Các hợp kim của sắt được dùng làm các đồ dùng như: nồi, chảo, (được làm bằng gang); dao, kéo, cày, cuốc và nhiều loại máy móc, cầu .(được làm bằng thép). Cần phải cẩn thận khi sử dụng những đồ dùng bằng gang trong gia đinh vì chúng giòn và dễ vỡ.Một số dùng thép như cày, cuốc, dao, kéo dễ bị gỉ, vì vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất nơi khô ráo. 3. Củng cố - dặn dò : - Về nhà: Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép khác mà em biết? - Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép? - Nhận xét tiết học. -------- a & b --------- Thể dục BÀI 24 I. Mục tiêu: - Ôn tập và kiểm tra 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng kỹ thuật của từng động tác, thể hiện được tính liên hoàn của bài. - Chơi trò chơi “Kết bạn”. Yêu cầu chơi sôi nổi, phản xạ nhanh. II. Địa điểm, phương tiện : -Địa điểm: trên sân trường. - Phương tiện: 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - T nhận lớp và phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay. - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông…GV quan sát, nhắc nhở cho HS khởi động đúng động tác, biên độ động tác rộng. - Chơi trò chơi. 2. Phần cơ bản: a. Ôn 5 động tác đã học: - Thi đua giữa các tổ, tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất 5 động tác thể dục đã học. b. Kiểm tra: Kiểm tra 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. + Nội dung kiểm ta: Mỗi HS sẽ thực hiện 5 động tác của bài thể dục đã học. + Phương pháp kiểm tra: Một lượt $ em cùng thục hiện. c. Chơi trò chơi “Kết bạn”. 3. Phần kết thúc: - HS thả lỏng và hát 1 bài hát. - T cùng HS hệ thống bài. Trần Minh Việt [...]... cầu của BT - HS làm vào vở - T dán 4 tờ phiếu; 4 HS lên bảng làm T chốt lại lời giải đúng - Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng - Câu a – và; câu b – và, ở, của; câu c – thì, thì; câu d – và, nhưng * Bài 4: HS thi đặt câu với các quan hệ từ (mà, thì, bằng) theo nhóm làm vào giấy khổ to - Đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, đọc to, rõ từng câu văn Cả lớp và GV bình chọn nhóm giỏi... bị bài sau a & b SINH HOẠT ĐỘI I Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động tuần 12 - Lên kế hoạch, phát động thi đua tuần 13 II NỘI DUNG: 1 Đánh giá của BCH Chi đội 2 Đánh giá của GVCN: * Học tập: Đã dấy lên phong trào thi đua rộng khắp và thật sự sôi nổi Nhiều bạn đã thật sự cố gắng, các em đã thật sự biết thi đua để bày tỏ tình cảm với thầy cô giáo: Phương Thảo, Khoa, Đình Tiến, Hoàn, Dương Hải, Dình...Trường tiểu học Vĩnh Kim - T nhận xét, đánh giá kết quả bài học.Giao bài tập về nhà: Thuộc và tập đúng 5 động tác đã học a & b Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2009 Toán LUYỆN TẬP I Mục tiêu: Giúp HS - Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; - Củng cố về nhân 1 số thập phân... to: “ Này Này Này ”(khiến con cá lửa chịu thua, nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng) Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu(làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục; con cá sắt chìm nghỉm, biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng) Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới 3 Củng cố - dặn dò: - T mời 1 HS... hiểu bài: a Hoạt động 1: Làm việc với vật thật * Bước 1: Làm việc theo nhóm: - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát đoạn dây đồng Dây đồng có màu sắc, độ sáng, tính dẻo như thế nào? So sánh đoạn dây đồng và dây thép * Bước 2: Làm việc cả lớp - T gọi một số HS trình bày bài làm của nhóm mình - Nhóm khác bổ sung Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim * Bước 1: Làm việc cá nhân: - T yêu cầu HS làm... khi đổi từ ha ra km2 ta làm như thế nào? (nhân với 0,01) - T hướng dẫn mẫu: 1000ha = km2 1000ha = (1000 × 0,01)km2 = 10km2 - HS làm các bài còn lại vào bảng con - T nhận xét 1000ha = 10km2 125 ha = 1,25km2 12, 5ha = 0 ,125 km2 3,2ha = 0,032km2 3 Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại: Quy tắc nhân một STP với 10; 100; 1000; Quy tắc nhân một STP với 0,1; 0,01; 0,001 - T nhận xét giờ học a & b Luyện từ... Vĩnh Kim * Nền nếp: Duy trì cơ bản nền nếp lớp tốt, nhiều em có tinh thần đóng góp cho tập thể Tuy nhiên vẫn còn nhiều em chưa ngoan: Cường, Xuân Sơn, * Vệ sinh: Làm sạch, đep khuôn viên trường, lớp Trang phục cá nhân sạch sẽ gọn gàng * Công tác Đội: - Tham gia tốt thể dục, ca múa giữa giờ, thực hiện tốt nội qui Đội - Chuẩn bị tốt các hoạt động chào mừng 20.11 3 Lớp thảo luận và sinh hoạt văn nghệ 4 Kế... thần chống “giặc dốt” của nhân dân ta được thể hiện ra sao ? Trần Minh Việt Trường tiểu học Vĩnh Kim - Để có thời gian chuẩn bị kháng chiếu lâu dài, Chính phủ đã đề ra biện pháp gì để chống giặc ngoại xâm và nội phản ? - HS tiếp tục thảo luận trong nhóm và nêu câu trả lời trước lớp - T nhận xét và nêu kết luận - T giới thiệu tư liệ về phong trào bình dân học vụ và nạn đói năm 1945 - HS nhận xét về tội... đổi tìm chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc - Một em lên bảng viết - Lớp làm vào vở - T Chấm chữa bài + Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc: Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống Quai những nhát búa hăm hở( khiến con cá lửa vùng vẫy, quằn quoại, giãy đành đạch, vảy bắn tung tóe thành những tia llửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại, không chịu khuất phục) Quặp thỏi... TP với một số thập phân B Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2 Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1a: a Ví dụ 1: T nêu ví dụ và ghi bảng: 124 ,5 x 0,1 = ? - T: Áp dụng quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân đã học, hãy tính kết quả phép nhân trên bảng - HS: 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp 142,57 × 0,1 14,257 - HS nhận xét kết quả tính của bạn - T hướng dẫn HS nhận xét rút ra quy tắc nhân nhẩm . khỏe, đẹp của A Cháng) b. Câu 2 : Ngoại hình của A Cháng có nét gì nổi bật? c. Câu 3: Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như. ĐỘI I. Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động tuần 12. - Lên kế hoạch, phát động thi đua tuần 13. II. NỘI DUNG: 1. Đánh giá của BCH Chi đội. 2. Đánh giá của GVCN: