1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố hải dương, tỉnh hải dương

109 133 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Quản lý Nhà nước về đất đai là sự tác động có tổ chức, là sự điều chỉnh bằngquyền lực của cơ quan hành chính Nhà nước đối với các hành vi và hoạt động củacác cơ quan quản lý Nhà nước, tổ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 2

3 Yêu cầu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở khoa học 4

1.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai 4

1.1.2 Khái niệm về quản lý và sử dụng đất 6

1.2 Căn cứ pháp lý liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng đất 8

1.2.1 Căn cứ pháp lý chung 8

1.2.2 Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai 11

1.3 Cơ sở thực tiễn 12

1.3.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của một số nước trên thế giới 12

1.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay 16

1.3.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương 21

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 29

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 29

2.2 Nội dung nghiên cứu 29

2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương 29

2.2.2 Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của thành phố Hải Dương giai đoạn 2012 – 2017 29

2.2.3 Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Dương 30

Trang 2

2.2.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất trên địa

bàn thành phố Hải Dương 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 30

2.3.2 Phương pháp phân tích xử lý số liệu 31

2.3.3 Phương pháp tổng hợp so sánh 31

2.3.4 Phương pháp phỏng vấn - trả lời 31

2.3.5 Phương pháp phân tích tổng hợp 31

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 32

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 34

3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội 44

3.2 Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của thành phố Hải Dương 45

3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý đất đai thành phố Hải Dương 45

3.2.2 Đánh giá tình hình quản lý đất đai thành phố Hải Dương giai đoạn 2012 - 2017 49

3.3 Đánh giá tình hình sử dụng đất của thành phố Hải Dương giai đoạn 2012 - 2017.80 3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Dương 80

3.3.2 Biến động đất đai trên địa bàn thành phố Hải Dương 83

3.4 Đánh giá chung về tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hải Dương 90

3.4.1 Ưu điểm 90

3.4.2 Tồn tại 90

3.4.3 Nguyên nhân 91

3.5 Đánh giá chung về tình hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Dương 91

3.5.1 Ưu điểm 91

3.5.2 Tồn tại 92

3.5.3 Nguyên nhân 92

3.6 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất tại thành phố Hải Dương 93

Trang 3

3.6.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại

thành phố Hải Dương 93

3.6.2 Các giải pháp đối với công tác sử dụng đất tại thành phố Hải Dương 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

1 Kết luận 99

2 Kiến nghị 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai

GCN : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác

gắn liền với đấtHSĐC : Hồ sơ địa chính

QSDĐ : Quyền sử dụng đất

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

UBND : Uỷ ban nhân dân

VPĐKĐĐ : Văn phòng đăng ký đất đai

HĐND : Hội đồng nhân dân

Trang 5

Bảng 3.1 Quy hoạch sử dụng đất thành phố đến năm 2020 56

Bảng 3.2 Danh mục tổ chức được giao đất của thành phố Hải Dương 59

Bảng 3.3 Kết quả thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thành phố Hải Dương (giai đoạn 2012 – 2017) 61

Bảng 3.4 Kết quả thẩm định hồ sơ chuyển QSD đất năm 2012 đến năm 2017 65

Bảng 3.5 Kết quả đăng kí biến động khác từ năm 2012 đến năm 2017 66

Bảng 3.6 Tình hình lập hồ sơ địa chính của thành phố Hải Dương 67

Bảng 3.7 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2012 – 2017 69

Bảng 3.8 Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai giai đoạn 2012 – 2017 73

Bảng 3.9 Kết quả các khoản thu, chi từ đất của thành phố Hải Dương giai đoạn 2012 - 2017 74

Bảng 3.10 Kết quả thực hiện các quyền của người sử dụng đất giai đoạn 2012 – 2017 76

Bảng 3.11 Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của thành phố Hải Dương 81

Bảng 3.12 Tình hình biến động sử dụng đất thời kỳ 2012 – 2017 84

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Hải Dương 32Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu đất đai năm 2017 của thành phố Hải Dương 81

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên ban tặng cho con người, là tài sản vô giá đốivới mỗi quốc gia Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước Từ đất có thể làm ra lương thực, thực phẩm để nuôisống con người Đất đai còn là môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, các

cơ sở sản xuất, an ninh quốc phòng, Như vậy, đất đai đã gắn liền với quá trình tồntại và phát triển của loài người

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và dựng nước và giữnước, nhiều thế hệ đi trước đã phải đổ cả mồ hôi, công sức lẫn xương máu để bảo

vệ từng tấc đất của Tổ quốc Vì vậy, thế hệ chúng ta ngày nay phải có trách nhiệmgìn giữ và bảo vệ được nguồn tài nguyên vô giá ấy và phải biết cách quản lý thậtchặt chẽ, sử dụng đất một cách có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất bềnvững

Trước yêu cầu đó Nhà nước ta đã sớm ban hành các văn bản pháp luật quyđịnh quản lý và sử dụng đất đai như: Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi và bổ sungnăm 1998, 2001; Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009; Luật Đất đai 2013;

và các văn bản, thông tư, nghị định đi kèm

Luật đất đai hiện hành là Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày01/07/2014 Ngay khi Luật đất đai năm 2013 được Quốc hội ban hành Chính phủ,

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ tài chính đã ban hành một loạt các Nghị định,Thông tư để hướng dẫn thi hành luật đất đai Tại điều 22, Luật đất đai 2013 đã đưa

ra 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhànước về đất đai thống nhất từ trung ương đến địa phương

Hiện nay, nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới, đất nước đang ngày mộtchuyển mình, dân số ngày một tăng nhanh, kèm theo đó là sự phát triển của cácngành kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ Tất cả những vấn

đề này đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong vấn đề quản lý và sử dụng đất Cácmâu thuẫn đó đang có chiều hướng gia tăng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời

Trang 8

sống xã hội Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Đảng và Nhà nước ta là làm thế nào để sửdụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai Đây là vấn

đề xuyên suốt trong quá trình sử dụng đất và còn là một vấn đề hết sức phức tạp,không chỉ đặt ra cho ngành quản lý đất đai mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ củacác cấp, ngành, với các nhà quản lý đất đai và những người sử dụng đất

Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ củatỉnh, đồng thời là một trong những trung tâm về công nghiệp củaVùng kinh tế trọngđiểm Bắc bộ Thành phố Hải Dương hiện là 1 đô thị trong vùng Thủ đô Hà Nội.Cùng với các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, thành phố Hải Dương sẽ được đầu

tư để trở thành một trong 3 đô thị cấp trung tâm vùng (đô thị cấp 1) và là một trungtâm công nghiệp của vùng Trong những năm vừa qua, quá trình đô thị hóa diễn ramạnh mẽ, thị trường bất động sản đang thời kỳ phát triển, giá trị về đất ngày càngđược nâng cao, đã dẫn đến nhiều biến động về sử dụng đất Điều này đòi hỏi UBNDthành phố Hải Dương phải có những chính sách về quản lý, sử dụng đất đai phù hợpnhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý Nghiên cứucông tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố giúp chúng ta có cáinhìn chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất, cơ cấu đất đai của từng loại đất, từ đó

đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương” dưới sự hướng dẫn của ThS Đặng Thu Hằng – Giảng viên khoa Quản lý

đất đai – Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội, cùng với sự giúp đỡcủa Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đấtthành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Trang 9

- Đánh giá tình hình sử dụng các loại đất trên địa bàn thành phố Hải Dương,bao gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý

và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hải Dương

3 Yêu cầu của đề tài

- Nắm được các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà nước vềđất đai của thành phố Hải Dương theo 15 nội dung quy định tại điều 22 Luật đất đai2013

- Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật về công tácquản lý Nhà nước về đất đai

- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực, khách quan

- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế địa phương, mang tínhkhả thi cao và phù hợp với thực tế trên địa bàn thành phố Hải Dương

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai

1.1.1.1 Khái niệm đất đai

Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thờigian Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích ( ha, ) và độ phìnhiêu, màu mỡ

Đất đai là một phạm vi không gian, như một vật mang những giá trị theo ýniệm của con người Theo cách định nghĩa này, đất đai thường gắn với một giá trịkinh tế được thể hiện bằng giá trị tiền trên một đơn vị diện tích đất đai khi có sựchuyển quyền sở hữu Cũng có những quan điểm tổng hợp cho rằng đất đai lànhững tài nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế, xã hội của một tổng thể vật chất.Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt Trái đất, bao gồm các yếu tốcấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất như khí hậu, thổnhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, nước mặt (hồ, sông, suối, đầm, lầy,…), các lớptrầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư củacon người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại(san nền, xây dựng hồ chứa nước, hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa,…)

Về mặt đời sống – xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tưliệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông – lâm nghiệp, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân

cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng Nhưng đất đai là tàinguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian

Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hộiloài người được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sống, cân bằng sinhthái, tàng trữ và cung cấp nguồn nước, dữ trự (nguyên liệu và khoáng sản trong lòngđất), không gian sự sống, bảo tồn, bảo tàng sự sống, vật mang sự sống Như vậy, đất

Trang 11

đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố cáckhu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng Điều 54 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quyđịnh “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triểnđất nước, được quản lý theo pháp luật”.

Luật đất đai 2013 có nêu ra khái niệm về thửa đất “Thửa đất là phần diện tíchđất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ” Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và có ý nghĩađặc biệt quan trọng Đất đai là điều kiện tự nhiên, là cơ sở cần thiết của mọi quátrình sản xuất, là nơi tìm ra công cụ lao động, nguyên liệu lao động và là nơi sinhtồn của xã hội loài người

1.1.1.2 Vai trò của đất đai:

Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng

là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trìn lao động, là kho tàng dự trữtrong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản) Quá trình sản xuất và sản phẩmđược tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảmthực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất

Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trìnhsản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng laođộng( luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo….) vàcông cụ hay phương tiện lao động ( sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…) Quá trìnhsản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinhhọc tự nhiên của đất

Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành vàphát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các thành tựu kỹ thuậtvật chất-văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất.Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con người cònthấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trongsản xuất nông nghiệp Thời kỳ cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năngcủa đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn, vừa là

Trang 12

không gian và là địa bàn sản xuất Điều này có nghĩa đất đai đã cung cấp cho conngười tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cầnthiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại Mục đích sửdụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển.

1.1.2 Khái niệm về quản lý và sử dụng đất

1.1.2.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai

Bộ Luật dân sự quy định “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sửdụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật” Từkhi Luật đất đai thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản dân sự đặc biệt(1993) thì quyền sở hữu đất đai thực chất cũng là quyền sở hữu một loại tài sản dân

sự đặc biệt Vì vậy, khi nghiên cứu về quan hệ đất đai, ta thấy có các chức năng của

sở hữu Nhà nước về đất đai bao gồm: quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đấtđai, quyền định đoạt đất đai Các quyền này được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằngviệc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai Nhà nước không trựctiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước doNhà nước thành lập ra và thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo nhữngquy định và giám sát của Nhà nước

Quản lý Nhà nước về đất đai là sự tác động có tổ chức, là sự điều chỉnh bằngquyền lực của cơ quan hành chính Nhà nước đối với các hành vi và hoạt động củacác cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng đất do các

cơ quan có tư cách pháp nhân công pháp trong hệ thống hành pháp và quản lý Nhànước tiến hành bằng những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước nhằm sử dụng đấtđúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững ở mỗi địa phương và trên cả nước Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan Nhànước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đấtđai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lạiquỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụngđất, điều tiết các quyền lợi từ đất đai

Trang 13

1.1.2.2 Sự cần thiết phải tiến hành công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Đối với nước ta, xuất phát từ mục tiêu của cách mạng Việt Nam là xây dựngViệt Nam thành một nước Xã hội chủ nghĩa theo cơ chế thị trường Với mục tiêunhư vậy, Đảng ta đã xác định Việt Nam đi theo con đường công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nhưng xuất phát điểm nước ta là từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn lạchậu Chúng ta phải xây dựng Nhà nước pháp quyền để quản lý mọi lĩnh vực đặc biệt

là trong lĩnh vực đất đai Nhà nước giao đất cho các hộ gia đình sử dụng lâu dài, ổnđịnh, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất

Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, đất đai có sự thay đổi căn bản về bảnchất kinh tế xã hội: Từ là tư liệu sản xuất, điều kiện sống chuyển sang là tư liệu sảnxuất chứa đựng yếu tố sản xuất hàng hóa, phương diện kinh tế của đất trở thành yếu

tố chủ đạo quy định sự vận động của đất đai theo hướng ngày càng nâng cao hiệuquả Đặc biệt trong tình hình hiện nay, giá đất cũng như lợi nhuận khi đầu tư vào đấttăng cao vùn vụt đã khiến cho tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai xây dựng làmảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội Trong sản xuất nông nghiệp,khi tham gia vào cơ chế thị trường đất đai cũng chứa đựng nguy cơ quay về sảnxuất tự cấp tự túc nếu người sử dụng đất không đủ năng lực, nếu thị trường bất lợikéo dài Hơn nữa, đất đai cũng là một nguồn vốn tham gia vào sản xuất hàng hóa,việc sử dụng đất lại rất cần có vốn cho nên hình thành thị trường đất đai là mộtđộng lực quan trọng để góp phần hoàn thiện hệ thống thị trường quốc gia Chính vìvậy việc quản lý Nhà nước về đất đai là hết sực cần thiết nhằm phát huy những lợithế của cơ chế thị trường và hạn chế những khuyết tật của thị trường trong khi sửdụng đất đai, ngoài ra còn làm tăng tính pháo lý của đất đai

Tóm lại việc khai thác những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của cơchế thị trường đặc biệt là các quan hệ đất đai vận động theo cơ chế thị trường thìkhông thể thiếu được sự quản lý của Nhà nước với tư cách là chủ thể của nền kinh

tế quốc dân Như vậy Nhà nước thực hiện chức năng quản lý là một đòi hỏi kháchquan, là nhu cầu tất yếu trong việc sử dụng đất đai Nhà nước không chỉ quản lýbằng công cụ pháp luật, các công cụ tài chính mà Nhà nước còn kích thích, khuyến

Trang 14

khích đối tượng sử dụng đất hiệu quả bằng biện pháp kinh tế Biện pháp kinh tế tácđộng trực tiếp đến lợi ích của người sử dụng đất và đây là một biện pháp hữu hiệutrong cơ chế thị trường, nó làm cho các đối tượng sử dụng đất có hiệu quả hơn, làmtốt công việc của mình, vừa đảm bảo được lợi ích cá nhân cũng như lợi ích của toàn

2003 và đến nay là Luật đất đai 2013 để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội nước

ta và là công cụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai những năm gần đây

Hiện nay, phần lớn các quan hệ đất đai trên thế giới là sở hữu tư nhân về đấtđai Nước ta tồn tại một hình thức sở hữu đất đai duy nhất: sở hữu toàn dân, vớiNhà nước là đại diện chủ sở hữu Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyềnlàm chủ của mình bằng việc được Nhà nước trao quyền sử dụng đất Nhà nước thựchiện quyền làm chủ của mình bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sửdụng đất đai của cơ quan quyền lực dựa trên những đặc điểm thực tiễn của đất nướcqua các giai đoạn Ngoài ra, hệ thống các cơ quan chuyên môn của các cấp thựchiện việc giám sát, quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch và pháp luật

Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý và sử dụng đất này được Nhà nước thểhiện thông qua một loạt các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành

- Nghị định 13/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụngđất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền

sử dụng đất

Trang 15

- Nghị định 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Nghị quyết 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn giảm thuế

- Thông tư 16/2010/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường quy địnhtrình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực đất đai

- Thông tư 45/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việchướng dẫn xác định diện tích đất sử dụng không đúng mục đích, diện tích đất lấnchiếm, diện tích đất chưa sử dụng theo đúng quy định để tính thuế sử dụng đất nôngnghiệp

- Thông tư 09/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy địnhđấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước về đo đạcđất đai phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất

- Luật đất đai năm 2013

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật đất đai

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định vềgiá đất

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định vềthu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định vềbồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Nghị định số 101/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Trang 16

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về hồ sơ địa chính

- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về bản đồ địa chính

- Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT ngày 28/05/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường ban hành quy trình và định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữliệu tài nguyên và môi trường

- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụngđất

- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,thu hồi đất

- Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 về điều tra, đánh giá đấtđai

- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫnmột số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quyđịnh về thu tiền sử dụng đất

- Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫnmột số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quyđịnh về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảnggiá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất

Trang 17

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghịđịnh số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ.

- Thông tư số 20/2015/TT-BTNMT ngày 27/04/2015 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật để lập dự toán ngân sách Nhànước phục vụ công tác định giá đất

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổsung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai

- Thông tư số 33/2017/NĐ-CP ngày 29/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môitrường quy định chi tiết nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chínhphủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai và sửađổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai

1.2.2 Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quanNhà nước về đất đai Đó là hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụngđất đai, trong việc phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trươngcủa Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai

Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơquan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả tráchnhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách, chế độ, thểchế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dung quản

lý Nhà nước về đất đai Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

là quản lý mọi mặt kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai Mục đíchcuối cùngcủa Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt nhất tiềm năng của đấtđai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước Vì vậy, đất đai cầnđược thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật

Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01//07/2014 và đang là Luật đấtđai hiện hành tại nước ta Luật này đã được chi tiết và đổi mới phù hợp theo thể chế

và tình hình đất nước hiện nay Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai gồm 15 nộidung được quy định tại điều 22 Luật đất đai 2013:

Trang 18

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chứcthực hiện văn bản đó.

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ hành chính

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giáđất

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Thống kê, kiểm kê đất đai

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định củapháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và

Trang 19

Bộ Luật đất đai của Thụy Điển là một văn bản pháp luật được xếp vào loạihoàn chỉnh nhất, nó tập hợp và giải quyết các mối quan hệ đất đai và hoạt động củatoàn xã hội với 36 đạo luật khác nhau.

Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất, đăng

ký đất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi ngân hàng dữliệu đất đai và đều được luật hóa Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển về cơbản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh tế thị trường, có sự giám sátchung của xã hội

Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liềnvới việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân Quyđịnh các vật cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việcthế chấp, quy định về hoa lợi và các hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quyhoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sở hữu đất đai và hệ thống đăng ký…

1.3.1.2 Trung Quốc

Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xã hộichủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể củaquần chúng lao động Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm, mua bán hoặcchuyển nhượng phi pháp đất đai Vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể tiến hànhtrưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể và thực hiện chế độquản chế mục đích sử dụng đất

Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là quốcsách cơ bản của Trung Quốc

Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại:

-Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nông nghiệpbao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trình thủy lợi và đấtmặt nước nuôi trồng

- Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùng chomục đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoáng sản và đấtdùng cho công trình quốc phòng

- Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên

Trang 20

Ở Trung Quốc hiện có 250 triệu hộ nông dân sử dụng trên 100 triệu ha đấtcanh tác, bình quân khoảng 0,4 ha/hộ gia đình Vì vậy, Nhà nước có chế độ bảo hộđất canh tác.

Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo mục đích

sử dụng đất trưng dụng Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6 đến 10 lần sảnlượng bành quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị trựng dụng Tiêuchuẩn hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ 4 đến 6 lần giá trị sảnlượng bình quân của đất canh tác/đầu người thuộc đất bị trưng dụng, cao nhất khôngvượt quá 15 lần sản lượng bình quân của đất bị trưng dụng 3 năm trước đó Đồngthời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm, lạm dụng tiền đền bù đất trưng dụng vàcác loại tiền khác liên quan đến đất bị trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác

1.3.1.3 Pháp

Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hòa Pháp được xây dựng trên một sốnguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý sử dụng đấtđai và hình thành các công cụ quản lý đất đai

Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và không gian

tư nhân Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc sở hữu Nhà nước

và tập thể địa phương Tài sản công cộng được đảm bảo lợi ích công cộng có đặcđiểm là không thể chuyển nhượng, tức là không mua, bán được Không gian côngcộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, bảo tàng…

Không gian tư nhân song song tồn tại với không gian công cộng và đảm bảolợi ích song hành Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không

ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình Chỉ có lợi íchcông cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường chỗ và trong trường hợp đó,lợi ích công cộng phải thực hiện bồi thường một cách công bằng và tiên quyết vớilợi ích tư nhân

Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sảnxuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất Sử dụng đất nôngnghiệp, luật pháo quy định một số điểm cơ bản sau:

Trang 21

- Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở cũng phảixin phép chính quyền cấp xã quyết định Nghiêm cấm việc xây dựng nhà trên đấtcanh tác để bán cho người khác.

- Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, được hưởng quy chế ưu tiên đối vớimột số đất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng, đất mớidành cho ươm cây trồng

- Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi

để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàm phán với nhaunhằm tiến hành chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện tập trung các thửa đất nhỏ thànhcác thửa đất lớn

- Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người mua,muốn bán đất phải phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán Việc bán đất nôngnghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ Đất này được ưu tiên bán cho nhữngngười láng giềng để để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn

Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động muabán, chuyển nhượng đất đai Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ môi giớitrực tiếp tham gia quá trình mua bán đất Văn tự chuyển đổi chủ sở hữu đất đai cóToàn án Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi

Đối với đất đo thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phí chocác công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địa phương chi trả

Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy địnhcủa các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quyhoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển

1.3.1.4 Australia

Australia có lịch sử hình thành từ thuộc địa của Anh, nhờ vậy Australia cóđược cơ sở và hệ thống quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng từ rấtsớm Trong suốt quá trình lịch sử từ lúc là thuộc địa đến khi trở thành quốc gia độclập, pháp luật và chính sách đất đai của Australia mang tính kế thừa và phát triểnmột cách liên tục, không có sự thay đổi và gián đoạn do sự thay đổi về chính trị

Trang 22

Đây là điều kiện thuận lợi làm cho pháp luật và chính sách đất đai phát triển nhấtquán và ngày càng hoàn thiện, được xếp vào loại hàng đầu của thế giới, vì pháp luậtđất đai của Australia đã tập hợp và vận dụng được hàng chục luật khác nhau của đấtnước.

Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia là đất thuộc sở hữuNhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân Australia công nhận Nhà nước và tư nhân cóquyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt đất Phạm vi sở hữu đất đai theo luậtquy định là tính từ tâm Trái đất trở lên, nhưng thông thường Nhà nước có quyền bảotồn ở từng độ sâu nhất định, nơi có những mỏ khoáng sản quý như vàng, bạc, thiếc,than, dầu, mỏ, (theo sắc luật về đất đai khoáng sản năm 1993)

Luật đất đai Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữuđất đai Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế theo dichúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai Tuy nhiên, luật cũngquy định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử dụng vào mục đích côngcộng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và việc trưng thu đó gắn liền với việc Nhànước phải thực hiện bồi thường thỏa đáng

1.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm qua, vai trò của đất đai cũng như công tác quản lý Nhà nước

về đất đai ở Việt Nam đã luôn được đề cao và khẳng định qua hệ thống các văn bảnquy phạm pháp luật Qua lịch sử thăng trầm của đất nước, công tác quản lý Nhànước về đất đai ngày càng được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn Công tác quản

lý đất đai trên phạm vi toàn quốc được Nhà nước giao trách nhiệm thực hiện cho Bộtài nguyên và Môi trường Trong thời gian qua, ở cấp trung ương, công tác quản lýNhà nước về đất đai đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận

- Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

Trải qua các thời kỳ, Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạmpháp luật về đất đai tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm tạo cơ sở pháp lý việc triểnkhai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới người sử dụng đất

Trang 23

Nhìn chung, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sửdụng đất đai qua các thời kỳ là tương đối đầy đủ, phù hợp với điều kiện và tình hình

sử dụng đất ở tại Việt Nam Hệ thống văn bản pháp luật sau Luật đất đai 2013 đãquy định chi tiết, đầy đủ đảm bảo quản lý thống nhất toàn bộ quỹ đất trong phạm vi

cả nước theo quy hoạch và pháp luật

Trong thời gian qua, ở cấp Trung ương, công tác quản lý Nhà nước về đất đai

đã tập trung triển khai thi hành các chính sách, pháp luật, theo dõi, đánh giá tìnhhình thi hành Luật đất đai ở các địa phương, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc khókhăn; rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Luật đấtđai; trình Chính phủ ban hành bổ sung một số nghị định, quy định chi tiết thi hànhLuật đất đai để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành Luật vàđẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Nối tiếp việc xây dựng thành công Luật đất đai 2013, năm 2015 Nhà nước tiếptục xây dựng, hoàn thiện và ban hành kịp thời nhiều văn bản quy phạm pháp luậtquan trọng phục vụ việc triển khai Luật đất đai 2013 Các thông tư hướng dẫn Luậtđất đai 2013 được Bộ Tài nguyên và Môi trường kịp thời ban hành Đối với UBNDcác tỉnh được giao ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩmquyền, trong năm qua, các văn bản do địa phương ban hành tập trung vào các lĩnhvực giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy định về hạn mức sử dụng đất, diệntích tối thiểu được phép tách thửa; quy định về trình tự thủ tục giao đất, cho thuêđất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trình tự thủ tục về giải quyết tranh chấpđất đai và cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

- Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Ngành Tài nguyên đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp để hoànthiện hồ sơ địa chính, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đến nay, cả nước cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận sử dụngđất, đạt trên 94,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp Riêng năm 2015, cả nước đãcấp được hơn 200 nghìn giấy chứng nhận

Trang 24

Hệ thống hồ sơ địa chính tiếp tục được hiện đại hóa Cả nước đã có hơn 107đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai Nhiều địa phương đã thựchiện liên thông với hệ thống cơ quan thuế để phục vụ đa mục tiêu, có 9.027 đơn vịcấp xã xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa.

Hoàn thành giai đoạn I Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đấtđai Việt Nam (VLAP) trên địa bàn 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội,Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Tiền Giang, Bến Tre,Vĩnh Long) với kết quả: hoàn thành đo đạc địa chính với diện tích 856 nghìn ha;thực hiện đăng ký, kê khai và xét duyệt 3,4 triệu hồ sơ thửa đất, trong đó: đã ký cấp

3 triệu giấy chứng nhận, đã trao 2,4 triệu giấy chứng nhận cho người sử dụng đất

- Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung tổ chức thựchiện triển khai việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kếhoạch cấp quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTgngày 20/05/2015 Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng tăng cường chỉđạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 theo quy định của Luật đất đai2013

Hiện tại, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai việc lập,điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối(2016-2020) cấp tỉnh và cấp huyện và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cấphuyện Ngành Tài nguyên và các địa phương đã tăng cường công tác quản lý, kiểmtra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất, được sự phê duyệt của Thủ tướngChính phủ cho phép các địa phương chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng đặcdụng, đất rừng phòng hộ để thực hiện các công trình, dự án

- Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Về cơ bản, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái dịnh cư, giao đất, chothuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất được các địa phương triển khai thực hiệntheo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, đảm bảo đúng các quy

Trang 25

định của pháp luật về đất đai Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất córừng đặc dụng, phòng hộ được kiểm soát chặt chẽ.

Theo báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đã thực giaođất, cho thuê đất với tổng diện tích hơn 69 nghìn ha cho hơn 3 nghìn tổ chức và gần2,5 nghìn hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế,xây dựng kết cấu hạ tầng và đảm bảo nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho nhân dân gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế, đưa nguồn thu từ đất đai trong năm 2015 đạt hơn

40 tỷ đồng

Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất theo Luật đất đai 2013 đã khắc phụcđược tình trạng thu hồi đất tràn lan như trước đây; sàng lọc được các nhà đầu tư cónăng lực bảo đảm đưa đất vào sử dụng, không để đất đai lãng phí bỏ hoang

- Công tác kiểm kê đất đai và xây dưng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ 5 năm một lần Công táckiểm kê đất đai được đánh giá vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế,chính trị, xã hội; kết quả kiểm kê đất đai là căn cứ để UBND các cấp nghiên cứu,hoạch định các chủ trương, chính sách đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; tínhtoán các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; làm căn cứ cho việc lập quyhoạch, kế hoạch của việc phát triển vùng, lãnh thổ Hàng năm, Bộ Tài nguyên vàmôi trường có kế hoạch hướng dẫn việc thực hiện thống kê đất đai đến các địaphương và triển khai thực hiện vào ngày 01/01 hàng năm Bên cạnh thống kê đấtđai thì cứ 05 năm Bộ Tài nguyên và Môi trường lại tổ chức kiểm kê đất đai trong cảnước

Năm 2015, Bộ Tài nguyên và môi trường đã tổ chức 04 hội nghị tập huấnchung về công tác kiểm kê, về phần mềm kiểm kê cho 63 Sở Tài nguyên và Môitrường; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn về công tác kiểm kê trực tiếp tại 63/63 tỉnh,thành phố; thực hiện việc theo dõi, tổng hợp tình hình tiến độ, các vướng mắc trongquá trình thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất củacác địa phương; xây dựng báo cáo tiến độ thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiệntrạng sử dụng đất với Thủ tướng Chính phủ

Trang 26

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời tháo gỡ khókhăn, vướng mắc của địa phương trong tổ chức và thực hiện chính sách pháp luật vềđất đai Việc tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương và tổ chức các đoàn thanh tra,kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất theo kế hoạch luôn được Bộ Tài nguyên

và môi trường quan tâm, đôn đốc Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chỉđạo các địa phương công bố, công khai các thông tin liên quan đến vi phạm phápluật đất đai và tăng cường công tác giám sát đối với các hoạt động quản lý và sửdụng đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CPngày 15/05/2014 của Chính phủ; tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và xử lý thông tinphản ánh của người dân về vi phạm trong quản lý và sử dụng đất; tổng hợp cáctrường hợp vi phạm pháp luật đất đai đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tàinguyên và Môi trường, trang web của Tổng cục quản lý đất đai nhằm nâng cao nhậnthức của người dân trong quản lý và sử dụng đất

Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đã giảm: năm 2015 có 1.813 vụ việc (chiếm94% số vụ việc) liên quan đến lĩnh vực đất đai, trong đó có 1.214 vụ việc khiếu nạiliên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai, chủ yếu là thuhồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,cưỡng chế thu hồi đất và cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Tuy nhiên, hầu hết các vụ việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hànhchính được thực hiện theo chính sách, pháp luật đất đai trước thời điểm Luật đất đai

2013 có hiệu lực (chỉ có 45/1.214 vụ việc khiếu nại đối với quyết định hành chính,hành vi hành chính thực hiện theo quy định của Luật đất đai năm 2013)

Đối với vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môitrường và vụ việc được Thủ tướng Chính phủ giao đều là các vụ việc phát sinhtrước thời điểm Luật đất đai 2013 có hiệu lực

Trang 27

1.3.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương

- Về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến

pháp luật đất đai

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướngChính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013; chỉ đạo của Bộ Tàinguyên và Môi trường tại Công văn số 2222/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 30 tháng 5năm 2014, đến nay UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành 10 văn bản quy định chi tiếtthi hành Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Hiện nay, còn 02 nội dungtheo phân cấp UBND tỉnh đã giao các Sở, ngành chức năng tham mưu để ban hành,gồm: Quy định về hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộcnhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân – theo Khoản 5 Điều 129 Luật Đấtđai và Quy định về mức đất, chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, biatưởng niệm trong nghĩa trang – Điều 162 Luật Đất đai

Công tác rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật vềđất đai tại địa phương đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, đến nay đã

tổ chức rà soát 33 văn bản, trong đó đã huỷ bỏ 13 văn bản

Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyềncủa địa phương, việc rà soát, hệ thống hóa các văn bản đã được UBND tỉnh chỉ đạothực hiện; đã ban hành được một số văn bản mà Luật Đất đai năm 2013, các Nghịđịnh hướng dẫn thi hành giao cho tỉnh ban hành Tuy nhiên, việc ban hành các vănbản còn chậm (Luật Đất đai và Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014nhưng đến tháng 11/2014 mới ban hành được một số quy định); một số văn bảnđược giao nhưng chưa ban hành (quy định về trình tự, thủ tục hành chính về đất đai;quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai,quyết định công nhận hòa giải thành); một số văn bản ban hành nhưng còn thiếu nộidung (thiếu quy định về Hạn mức công nhận đất nông nghiệp tự khai hoang theoKhoản 4 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc,đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân theo Khoản

5 Điều 129 Luật Đất đai); văn bản ban hành còn có nội dung chưa phù hợp (Quyếtđịnh số 37/2014/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

Trang 28

đất quy định hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất còn lại tại Điều 14, trong khi đó, Luật Đấtđai và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định bồi thường chi phí đầu tư vào đất cònlại).

-Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBNDtỉnh ban hành kế hoạch và triển khai kế hoạch tới 12 huyện, thành phố, thị xã trongtỉnh; phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh ủy đưa một số nội dung cơ bản Luật Đất đaivào trong tài liệu “Bản tin nội bộ” tài liệu phục vụ sinh hoạt chi bộ hàng tháng củatỉnh để phát tới tất cả các chi bộ thuộc các Đảng bộ trong tỉnh

Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền trênkênh Đài truyền hình của tỉnh, trên hệ thống đài truyền thanh các huyện, thành phố,thị xã và đài truyền thanh các xã, phường, thị trấn ngay sau khi Luật Đất đai và cácvăn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành

Tổ chức phổ biến và yêu cầu triển khai thực hiện Nghị định số

102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcđất đai cho các phòng, Chi cục, đơn vị thuộc Sở và phòng Tài nguyên và Môitrường các huyện, thành phố, thị xã để việc xử lý vi phạm về đất đai được thốngnhất trên địa bàn tỉnh

Về công tác tập huấn đào tạo nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật đấtđai cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn có liên quan đến công tác quản lý đấtđai: Công tác này đến nay chưa được triển khai do khó khăn về kinh phí thực hiện;hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng kế hoạch tập huấn, đối tượng tậphuấn và lập dự toán kinh phí để báo cáo UBND tỉnh xem xét cấp kinh phí phục vụcho công tác này

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai đã được triển khai tíchcực, có sự đa dạng về hình thức tuyên truyền Tuy nhiên, cần tích cực tuyên truyềnđến người sử dụng đất như các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

- Việc lập, điều chỉnh, quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 29

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kếhoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Hải Dương đã được Chínhphủ phê duyệt tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013.

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: UBND tỉnh Hải Dương đã tiến hành lập

và phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (2011-2015) của 11/12 huyện, thị xã, riêng thành phố Hải Dương không tiếnhành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 vì đã có quy hoạch xây dựng

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp xã: Toàn tỉnh đã tiến hành lập và phê duyệt Quy

hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)của 221/229 xã, phường, thị trấn; còn lại 08 xã (bao gồm 06 xã thuộc thành phố HảiDương, 01 xã thuộc huyện Kim Thành, 01 xã thuộc huyện Bình Giang) không triểnkhai lập quy hoạch sử dụng đất mà tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng và quyhoạch nông thôn mới và quy hoạch xây dựng

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 28 tháng 3năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sửdụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Hải Dương; Công văn số 192/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21 tháng 01 năm 2015 và Công điện số 01/CĐ-BTNMT ngày 10tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo tình hình thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai đoạn

2016 - 2020, UBND tỉnh Hải Dương đã ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trườngtiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất đã được xét duyệt và đã có Báo cáo số 59/BC-STNMT ngày 08 tháng 5năm 2015

Tuy nhiên, công tác lập, phê duyệt, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtcòn một số bất cập như sau:

+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp (tỉnh, huyện, xã) được phê duyệtchậm so với thời gian quy định

+ Công tác triển khai thực hiện các dự án, công trình, các điểm dân cư nôngthôn đã được Chính phủ, HĐND cho phép còn chậm

Trang 30

+ Do tình hình biến động đất đai trên địa bàn tỉnh khá phức tạp, nhưng việccập nhật chỉnh lý biến động về đất đai không kịp thời, do đó có ảnh hưởng khôngnhỏ đến công tác quản lý nhà nước đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cáccấp Thực tế cho thấy các dự án trong thời gian qua đầu tư không tập trung, cònnhiều dự án nhỏ lẻ, đầu tư chưa đồng bộ.

+ Tính phối hợp giữa các ngành chưa cao, chưa đồng bộ Một số địa phươngchưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

ở các cấp

- Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đốivới các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được các ngành, các địa phương phối hợp thựchiện theo đúng quy định của nhà nước và của tỉnh Thực hiện thẩm định nhu cầu sửdụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức xin thuê đất Trongnăm 2016: Tiếp nhận hồ sơ giao đất, cho thuê đất cho 61 tổ chức, với diện tích là

105 ha, cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất diện tích 18 ha; đấu giá quyền sử dụng đấttại các xã, phường là 35 ha; thu hồi đất của 08 tổ chức không còn nhu cầu sử dụngđất, với diện tích là 12 ha

Công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chocác tổ chức trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cánhân để thực hiện các dự án đầu tư đã được UBND tỉnh chỉ đạo, thực hiện đúng quyđịnh của pháp luật Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt Các dự

án, công trình có sử dụng đất trồng lúa được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định

về quản lý, sử dụng đất trồng lúa Việc giao đất, cho thuê đất đáp ứng cho nhu cầuphát triển của các ngành, các lĩnh vực và thực hiện đúng trình tự theo quy định củaLuật Đất đai năm 2013

- Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Trong năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định và trình UBNDtỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 86 dự án, đồng thờiphối hợp tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc

Trang 31

trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo quyền lợi cho người dân bịthu hồi đất, đồng thời thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho các nhà đầu tư.

Nhìn chung, diện tích đất được thu hồi đã đáp ứng được mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương; các quy định về bồithường, hỗ trợ, tái định cư cơ bản phù hợp với cơ chế phù hợp với thực tiễn tại địaphương, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất

Việc thực hiện các quy định của pháp luật đất đai năm 2013 về bồi thường, hỗtrợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua gặp một số khó khăn,vướng mắc:

+ Không còn chính sách hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới hành chínhphường, trong khu dân cư nông thôn; đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ởnhưng không được công nhận là đất ở (chỉ bồi thường đất nông nghiệp và không hỗtrợ bằng tỷ lệ % đất ở như quy định của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP) đã gây sự sosánh trong nhân dân, đặc biệt là các dự án đang triển khai;

+ Chính sách bồi thường đất ở đối với trường hợp sử dụng đất làm nhà ở trướcngày 18/12/1980 nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận không công bằng với cáctrường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận mà có cùng nguồn gốc sử dụng đất;

+ Chính sách hoàn trả lại chủ đầu tư tiền ứng trước để bồi thường, giải phóngmặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất hiện chưa có hướng dẫn thực hiện

- Việc đo đạc, đăng ký đất đai, lập và quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Về bản đồ, hồ sơ địa chính đã thiết lập được 192/219 xã, thị trấn đạt 87% Cáchuyện, thị xã đã hoàn thành đo đạc bản đồ gồm thị xã Chí Linh, huyện Kim Thành,huyện Thanh Hà, thành phố Hải Dương

Việc lập bản trích đo địa chính thửa đất và bản trích lục bản đồ địa chính tạiVăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chưa đúng quy định tại Thông tư số25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19/5/2014 về bản đồđịa chính

Trang 32

Về đăng ký đất đai bắt buộc: Qua kiểm tra cho thấy các hồ sơ đăng ký biếnđộng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất đã thực hiện đúng quyđịnh (thời gian thực hiện đăng ký trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồngchuyển nhượng được ký kết) Tuy nhiên, việc thực hiện đăng ký đất đai là bắt buộccòn hạn chế Thể hiện tại huyện Tứ Kỳ và thành phố Hải Dương không có trườnghợp hộ gia đình, cá nhân chỉ đăng ký mà không đề nghị cấp Giấy chứng nhận; tạiVăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có 18 trường hợp nhưng là cáctrường hợp giao đất cho Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý.

Về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận:

+ Đối với các tổ chức: Đến nay đã cấp được 2.883 tổ chức (3083 giấy chứngnhận QSD đất) với diện tích 9.684,343 ha, trong đó có 13 tổ chức được cấp giấychứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, diện tích 17,15 ha

+ Đất ở khu dân cư: Đến nay đã cấp được 486.543/514.196 hộ (đạt 94,62%),

với diện tích 14.833,39 ha (đạt 96,08%)

Tiếp tục phối hợp với các ngành, các địa phương tham mưu cho UBND tỉnhchỉ đạo cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi;đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các cơ sở tôn giáotrên địa bàn tỉnh

- Việc quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Công tác đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất được thực hiện đúng quy định.Tuy nhiên, việc cho thuê đất chủ yếu vẫn không thông qua hình thức đấu giá quyền

sử dụng đất

Việc thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đấu giá chưa đượcthực hiện do tỉnh chưa thành lập Quỹ phát triển đất nên chưa có nguồn kinh phíthực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng

Việc thực hiện các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện đầy

đủ theo đúng quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP và Thông tư số36/2014/TT-BTNMT Tuy nhiên, ngày 05/01/2015 Bộ Tài chính đã ban hành Thông

tư số 02/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 48/2012/TT-BTC ngày16/3/2012 hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt

Trang 33

động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuêđất nhưng việc trình UBND tỉnh phê duyệt giá cụ thể làm căn cứ xác định giá khởiđiểm đấu giá quyền sử dụng đất vẫn còn liên quan đến Sở Tài chính (Sở Tài nguyên

và Môi trường và Sở Tài chính đồng ký tờ trình) gây nhiều phức tạp khi thực hiện.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Việc triển khai thi hành pháp luật đất đai về công tác thanh tra, kiểm tra, giámsát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý viphạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tốcáo trong quản lý và sử dụng đất đai từ ngày 01/7/2014 đến nay đã được UBNDtỉnh chỉ đạo kịp thời, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật

Hoạt động thanh tra, kiểm tra về đất đai của Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên vàMôi trường, UBND cấp huyện hàng năm đều xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm trađối với công tác quản lý nhà nước và sử dụng đất của các chủ sử dụng đất Việckiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đã được triển khai thực hiệnkịp thời, đảm bảo các kết luận thanh tra được thực hiện Việc tiếp nhận đơn thưkhiếu nại, tố cáo được tổ chức thực hiện thường xuyên, có nề nếp Tỉnh đã chỉ đạoviệc theo dõi, đánh giá, tiếp nhận thông tin phản ánh, công khai thông tin về đất đaitrên Website của UBND tỉnh, UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường

- Việc kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan quản lý đất đai ở các cấp và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại địa phương

Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng để trình UBND tỉnh phê duyệtquy định về chức năng, nhiệm vụ của Sở, đề án thành lập Chi cục quản lý đất đai và

Đề án Văn phòng đăng ký đất đai

Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai rà soát lại toàn bộ các thủ tục hànhchính trong lĩnh vực đất đai để tham mưu bãi bỏ, thay thế hoặc sửa đổi, bổ sungtheo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Đếnnay, việc rà soát, xây dựng và sửa đổi đã cơ bản hoàn thành, đang tổ chức hội thảo,

Trang 34

xin ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan và các đối tượng chịu ảnh hưởngcủa thủ tục trước khi trình UBND tỉnh xem xét ban hành.

Hiện nay, tỉnh Hải Dương đã thực hiện kiện toàn Bộ phận "Một cửa" theo

Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quychế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước

ở địa phương và Kế hoạch số 1389/KH-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2015 củaUBND tỉnh Hải Dương về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quanhành chính nhà nước tỉnh Hải Dương Thực hiện cơ chế một cửa trong việc giảiquyết các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chocác tổ chức, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, giấy phép về tài nguyên nước,cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo vệ môi trường đảm bảo đúng trình tự, quy định

của pháp luật; quy định cụ thể về tiếp nhận hồ sơ và phối hợp giữa bộ phận ‘’Một cửa’’ với các tổ chức, cá nhân, với các phòng chuyên môn thuộc sở; cải tiến phiếu

và quy trình tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức, xác định rõ các hồ sơ đã đủ thủ tục,các hồ sơ còn thiếu những thủ tục nào cần bổ xung

Trang 35

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hải Dương,tỉnh Hải Dương

- Hiện trạng và biến động sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnhHải Dương

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

- Thời gian: giai đoạn 2012 - 2017

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

2.2.2 Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của thành phố Hải Dương giai đoạn 2012 – 2017

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chứcthực hiện văn bản đó

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ hành chính

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựnggiá đất

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Thống kê, kiểm kê đất đai

Trang 36

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định củapháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và

sử dụng đất đai

- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

2.2.3 Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Dương

2.2.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Dương

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

a) Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình, cá nhânthực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấychứng nhận Thông tin được thu thập thông qua mẫu phiếu điều tra soạn sẵn Nộidung thông tin được thu thập bao gồm: Tên đối tượng sử dụng đất, tình hình sửdụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủtục hành chính (ưu điểm, hạn chế, mức độ hài lòng, thái độ phục vụ của công chức,viên chức),

- Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ, hồ sơ địa chính về công tác đăng ký đấtđai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Hải Dương để làm cơ sở cho việcnghiên cứu đề tài

b) Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu về hiện trạng sử dụng

đất và tình hình sử dụng đất của toàn thành phố

Trang 37

- Các phòng có liên quan như Phòng Thống kê,…, thu thập các báo cáo về tìnhhình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, các phường xã nghiên cứu, số liệuthống kê về kinh tế xã hội.

2.3.2 Phương pháp phân tích xử lý số liệu

Căn cứ vào các tài liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành thống kê, liệt kê cáctài liệu, số liệu có nội dung với độ tin cậy cao, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa chúng

2.3.5 Phương pháp phân tích tổng hợp

Quá trình thống kê, phân tích nhằm phân loại tài liệu đã thu thập, liệt kê cáctài liệu, số liệu có nội dung đáng tin cậy, từ đó tổng hợp xây dựng nội dung của

đồ án

Trang 38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Phía Đông giáp huyện Thanh Hà và Kim Thành

- Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng

- Phía Nam giáp huyện Gia Lộc và Tứ Kỳ

- Phía Bắc giáp huyện Nam Sách

Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Hải Dương

Trang 39

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Thành phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình tương đối bằng phẳng,hướng dốc chung của địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam từ dọc trụcquốc lộ 5A thấp dần về 2 phía sông Thái Bình và sông Sặt, có những khu vực trũngthường ngập vào mùa mưa

Thành phố Hải Dương nằm trong vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích tựnhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, với độ cao trung bình từ 3m đến 4m so vớimực nước biển, địa hình bằng phằng, đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều loại câytrồng như cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, sản xuấtđược nhiều vụ trong năm

3.1.1.3 Khí hậu

Thành phố Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông) với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanhkhô vào mùa đông Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầutháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạnchuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến thángmười hàng năm Nhiệt độ trung bình năm 23,4 Lượng mưa bình quân từ 1.200mm– 1.900mm, độ ẩm không khí trung bình là 84%

Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực,thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông

3.1.1.4 Thủy văn

Các sông lớn chảy qua thành phố có sông Thái Bình đi qua giữa thành phố, ởphía nam có sông Sặt, chi lưu sông Thái Bình Sông Kinh Thầy ở phía đông phânđịnh xã Ái Quốc (TP Hải Dương) và xã Lai Vu (Kim Thành) Ngoài ra, còn có các

hồ điều hòa: Bạch Đằng và Bình Minh, là những hồ lớn của thành phố Vì vậy,thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ thủy văn của 2 con sông lớn là sôngThái Bình và sông Sặt Mực nước cao nhất vào lúc đỉnh triều của 2 con sông nàyđều cao hơn độ cao trung bình của thành phố

Trang 40

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

a Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên của thành phố là 7.265,68 ha, chủ yếu là đất đồng bằng xen

kẽ là các vùng trũng Đất đai của thành phố được hinh thành do sự bồi lắng của cácsông thuộc hệ thống sông Thái Bình nên đất chua, nghèo dinh dưỡng, hàm lượngđạm, lân thấp

b Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Được cung cấp bởi 2 con sông Thái Bình và sông Sặt,ngoài ra còn nhiều ao hồ, sông nhỏ nằm rải rác trên địa bàn thành phố, là nguồncung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát, sơ bộ nước ngầm có trữ lượngtương đối khá so với vùng đồng bằng Bắc Bộ, chất lượng nước trung bình, tổng độkhoáng cao, hàm lượng các ion: Na:1,64; Cl: 2,19, nước lợ tanh, độ cứng cao

c Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn thành phố có mỏ nước khoáng nóng ở phường Thạch Khôi, lànguồn để tạo nên nước khoáng

Ngoài ra, thành phố chỉ có 02 loại khoáng sản được khai thác, sử dụng đó làcát lòng sông (cát đen) và đất để sản xuất gạch nung

- Cát lòng sông: Thành phố Hải Dương có 02 đoạn sông chảy qua là sông TháiBình (với chiều dài đoạn chảy qua thành phố là 13km) và sông Sặt Cả hai con sôngnày đều có nguồn cát đen có thể khai thác làm vật liệu xây dựng

- Đất sản xuất gạch nung: trên địa bàn thành phố có một số vùng có thể khaithác đất làm nguyên liệu sản xuất gạch tuynel, tuy nhiên việc thăm dò, quy hoạch vàquản lý các vùng nguyên liệu này vẫn còn nhiều bất cập và phụ thuộc chủ yếu vàochính sách của tỉnh cũng như các dự án đầu tư của doanh nghiệp

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Trong năm qua, kinh tế của thành phố liên tục phát triển và đạt được tốc

độ tăng trưởng cao Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, từng bước đi vào khai thác lợi thế của một

Ngày đăng: 07/07/2020, 21:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. UBND thành phố Hải Dương (2006). Quyết định số 22/QĐ-UBND về việc ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Dương” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trườngthành phố Hải Dương
Tác giả: UBND thành phố Hải Dương
Năm: 2006
1. Chính phủ (2001). Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai Khác
2. Chính phủ (2008). Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Khác
3. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai Khác
4. NXB chính trị Quốc gia (2003). Luật Đất đai năm, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 174 tr Khác
5. NXB chính trị Quốc gia (2003). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001), NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội, 352 tr Khác
6. NXB chính trị Quốc gia (2013). Luật đất đai năm 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành năm, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 416 tr Khác
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1980). Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 Khác
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992). Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 Khác
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005). Luật dân sự - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1988). Luật Đất đai Khác
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1993). Luật Đất đai Khác
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1998). Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai Khác
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001). Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai Khác
14. Thành ủy Hải Dương (2015). Báo cáo kinh tế chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXI trình Đại hội Đảng bộ thành phố khóa XXII (nhiệm kỳ 2015-2020) Khác
16. UBND thành phố Hải Dương (2007). Quyết định số 142/QĐ-UB về việc thành lập Văn phòng đăng ký đất thành phố Hải Dương Khác
17. UBND thành phố Hải Dương (2014). Báo cáo thuyết minh kết quả kiểm kê đất đai năm 2016 trên địa bàn thành phố Hải Dương Khác
20. Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2017), Niên giám thống kê thành phố Hải Dương năm 2016 Khác
21. Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Hải Dương, Báo cáo tình hình sử dụng đất năm 2017 Khác
22. Các văn bản pháp lý khác có liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất giai đoạn 2012 – 2017 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w