ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN TRUONG DAI HQC KINH TE NGHE AN
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ
BAO CÁO THỰC TẬP TÓT NGHIỆP DANH GIA TINH HINH QUANLY
VA DUNG DAT TREN DIA BAN THI XA THAI HOA, TINH NGHE AN GIAI DOAN 2010 —- 2013
Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Thái Yên
Sinh viên thựchiện : Đào Ngọc Hải
Lớp : QLĐĐ K7.01
Trang 2
UY BAN NHAN DAN TINE NGHE AN CỘNG HÒA XÃ HỘ? CHỦ NGHĨA VHỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ NGHỆ AN — Độc lập - Tự đo - Hạnh phúc
Số: /QD-TTTN Vĩnh, ngày 15 tháng 3 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
(VIw cử sinh viên đi thực tập tốt nghiệp)
_ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH KINH TẾ NGHỆ AN
_- Căn cứ khung chương trình đào tạo của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thơn Quy định chương trình đào tạo;
` - Căn cứ kế hoạch đào tạo của Trường ĐH Kinh tế, N shệ An về việc thực hiện chương trình đào tạo bậc Cao đẳng ngành Quản lý đất đai
- Xét đề nghị của ông Trưởng khoa Nông - Lâm - Ngư
QUYẾT ĐỊNH
x4
Điều 1: Cữ sinh viên Nie, ANG ÚC s2 Lớp QLĐĐ K7 - 01
Đến tại he Hd Chuag, Det i ip
Tén chuyén dé thuc tap: Renl es Bee Yep os ges dung dak
Giáo viên huGng dam cece cee cence cece ee eae eee eae ee nee enen esses teens snes _ Thời gian thực tập: Từ ngày 15 tháng 3 năm 2014 đến ngày 07 tháng 6 năm 2014 ˆ Điều 2: Trong thời gian thục tập sinh viên phải thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế, chịu
sự quản lý của đơn vị và giáo viên hướng dẫn
-
Điều 3: Các ông, bà trưởng phịng, khoa, bộ mơn trực thuộc, giáo viên hướng dẫn và sinh viên có tên trên căn cứ quyết định thi hành /
Nơi nhân:
- SV có tên trên
-GV hướng dẫn
- Cơ quan sinh viên đến thực tập
Trang 3
LOI CAM ON
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học kinh tế Nghệ An
Được sự nhiệt tình giảng dạy của các Thầy, Cô giáo trong trường nói chung, trong khoa Nông - Lâm - Ngư nói riêng đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như cuộc sống, tạo cho em hành trang vững chắc trong công tác sau này
Xuất phát từ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, em xin cảm ơn chân
thành tới các Thầy, các Cô Đặc biệt để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài
sự cô gắng, nỗ lực của bản thân, cịn có sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp của Thầy giáo - Thạc sĩ Trần Thái Yên, các thầy các cô trong khoa Nông - Lâm - Ngư, cùng các anh cán bộ của UBND Thị xã Thái Hòa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận theo đúng nội dung và kế hoạch được giao
Đây là một để tài đòi hỏi ca lý thuyết và kinh nghiệm thực tế Nên mặc dù rất cố gắng nhưng đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, cán bộ cơ sở thực tập cũng như tất cả
các bạn dé đề tài được hoàn thiện hơn
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo - Thạc sĩ Trần Thái Yên - giảng viên trường Đại học kinh tế Nghệ An, anh Đoàn Đức Hạnh và anh Hào Minh Huy - cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất UBND thị xã Thái Hịa đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hồn thành đề tài này
Một lan nữa em xin chân thành cảm ơn!
Thái Hòa, ngày 6 tháng 6 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Trang 4UBND THI XA THAIHOA CONG HOA XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHONG DKQSDD Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Hòa ngày tháng năm 2014
GLÁY XÁC NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP TÓT NGHIỆP
Kính gửi: Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Văn phòng đăng ký quyên sử dụng đất thị xã Thái Hòa xác nhận: - Sinh viên: Đào Ngọc Hải
- Lớp: K7.01 Quản lý đất đai, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Sinh viên Đào Ngọc Hải đã có thời gian thực tập tại văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất từ ngày 15/03/2014 đến ngày 07/06/2014 Trong thời gian
thực tập, Sinh viên Đào Ngọc Hải chấp hành tốt nội quy của cơ quan, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao Với tỉnh thần học hỏi và trách nhiệm, sinh viên Đào
Ngọc Hải đã thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung yêu cầu của của đề cương thực tập tốt nghiệp về chuyên đề "Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa ban thị xã thái hòa giai đoạn từ năm 2010- 2013 "
Vậy văn phịng ĐKQSDĐ kính đề nghị Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
xem xét, tạo điều kiện để sinh viên Đảo Ngọc Hải hoàn thành nội dung khóa học./
Nơi nhận: GAM APOC
- Trường DH Kinh tế Nghệ An; Ler NNN
Trang 5
MUC LUC
PHAN 1 DAT VAN DE uuu ccecscessssscsssscssscsecsesecarsscsececsecessucecsecsesscaesecaesecacareacavens 1
1.1 Tính cấp thiét ctha dé tain eesccessesscsesscssessssscsesssssssssrssesecassnssreasenees 1
1.2 Muc i02 2
1.3 Yéu cau cla chuyén dé .c.ccccccscccssssssssessessessesssesessesssssessesssssesavesessese " 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu chuyên đề - + +52 e+zz+vvvvxecrevkzrrrreerkree 3
PHAN 2 TONG QUAN CAC VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU - 4
` 2.1 Lịch sử phát triển của ngành Quản lý đất đai c csc 4 2.1.1 Thời kỳ đầu lập nước -. + 5+ ©cs+cxe+xcrxerxerkerrxerxerrerrerreerree 4 2.1.2 Thời kỳ phong kiến - 2-2-2 2sExtSE2EeEEEEEEkEkrrkrrkrrkrrkerrree 4
2.1.3 Thời ky Pháp thuộc (1883 - 194Š) - Ác HH H91 ng 5 2.1.4 Chính sách ruộng đất ở miền Nam thời kỳ Mỹ ngụy (1954 - 1975) 5 2.1.5 Thời kỳ từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 -‹- 6
2.2 Cơ sở lý luận - co HH HH 7
2.2.1 Khái niệm Quản lý nhà nước về đất đai . 55s ccccsccec 7
2.2.2 Mục đích và nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai 8 2.2.3 Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai 9 2.3 Cơ sở pháp lý của Quản lý Nhà nước về đất đai - 5c c5sc: 12 2.3.1 Hiến pháp và luật đất đai . - ch ng rrererrrrrred 15
* 2.3.2 Các văn bản sau luật -Ặ St HH 1 1c 17
2.4 Tình hình quản lý đất đai của cả nước - +-s+cs+cs+x+zecrerxereree 18
PHẢN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đối tượng nghiên cứu - +52 Sx+xEx2EExEEEEEEEEEEEkSErkrrrrkrrerrred 23 3.2 Nội dung nghiên CỨU - G- QG ng ng 23 3.3 Phương pháp nghiên CỨU 2G G5 ng ng 23 3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu .-. - 2csc5< sec: 23
3.3.2 Phương pháp phân tích và sử lý số liệu L1 11111112111 23
3.3.3 Phương pháp so sánh dự báo HH ng ng ch 23
Trang 6PHẦN 4 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU - 2© %kSs 9E SE9E£EeEeEkeEervzrereei 24 4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội . -5- 5c: 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên CÀ HH HH rrrrrrree 24
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hộii -.- 2 cac cv grrkrreee .30
4.2 Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn thị xã Thái Hòa 39 4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 20 1 ¿server reeree 39
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 20 12 ¿25c ©cecrsrxrserxerxeee 43 4.2.3 Biến động sử dụng đất đai của thị xã Thái Hòa từ năm 2010 - 2013 48 ` 4.2.4 Nguyên nhân dẫn tới biến động đất đai trong thời gian qua của thị xã
Thai HO! — 55 4.2.5 Hiệu quả sử dụng đất thị xã Thái Hòa trong những năm 2010-2013 56 4.3 Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Thái Hòa 58 4.3.1 Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất
Ởãi, ch HT TH ngà HH TH HH1 1 He 58
4.3.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính . - 5© 5+ +x+xtExeExeExerxerxerxererrered s9
4.3.3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 59 4.3.4 Quan ly quy hoach, kế hoạch sử dụng đất 5-55 cs¿ 60
4.3.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
Ỷ 00x15 00007070077 61
4.3.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . + 2 2©2++x2x£xczxerkerkerkrrkerrris 62
4.3.7 Thống kê, kiểm kê đất đai . . - _ 64 4.3.8 Quản lý tài chính về đất đai . - +5 5s se crerxerxerkerkrrrerkerree 64
4.3.9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
72-0 66
4.3.10 Quan lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
Trang 74.3.11 Thanh tra, kiểm tra việc tranh chấp các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ccccccceccercees 67 4.3.12 Giai quyét tranh chap về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng t8 01 Ẻ 7 68
4.3.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai -.c-cccscec 69
4.4 Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất của thị xã Thái Hòa 69 4.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng đất hiệu quả
trén dia ban thi x4 Thal Ha 0.0.00 70
- 4.5.1 Quan điểm trong việc đề xuất các giải pháp sử dụng đất đai hop ly 70
4.5.2 Một số giải pháp ¬ 71
PHẢN 5 KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, -2 2- s2 ©+x+erxe+rxeer ¬ 77 h‹{c3 sẽ 77
“1 {j0 a Ả Ô 78
Trang 8DANH MUC CAC TU VIET TAT TT Từ viết tắt Dịch nghĩa
1 TN-MT Tài nguyên môi trường
2 GCNQSDĐ Giây chứng nhận quyên sử dụng đất
3 KT-XH Kinh tế - xã hội
4 GCN Giấy chứng nhận
5 VPDKQSDD Van phong dang ky quyén str dung dat
` 6 BDDC Bản đồ địa chính
7 UBND Uỷ ban nhân dân
8 CNH - HDH Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa
9 HĐND Hội đơng nhân dân
10 HSĐC Hỗ sơ địa chính
11 NN Nong nghiép
12 BDHTSDD Bản đô hiện trạng sử dụng đất
Trang 9
DANH MUC CAC BANG
Bang 1: Dién tich, co cầu các loại đất của thị xã Thái Hòa năm 2010 39
Bảng 2: Diện tích, cơ cấu các loại đất của thị xã Thái Hòa năm 2013 44
Bảng 3: Diện tích đất nơng nghiệp thị xã Thái Hòa giai đoạn 2010 - 2013 49
Bảng 4: Diện tích đất phi nông nghiệp thị xã Thái Hòa .-.: - 52
giai đoạn 2010 - 20 ÍẴ HH TH TH te 52 Bảng 5: Diện tích đất chưa sử dụng thị xã Thái Hòa giai đoạn 2010 - 2013 54
Trang 10
DANH MUC CAC BIEU, HINH VE
Hình 1 Ban đồ hành chính thị xã Thái Hòa 55cc2cccccrrverrrt 24
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất thị xã Thái Hòa năm 2010 -c- s5: 40
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thị xãThái Hòa năm 2010 4I Biểu đồ 3: Cơ cầu sử dụng đất phi nông nghiệp thị xã Thái Hòa năm 2010 43
Biểu đồ 4: Cơ cấu sử dụng đất của thị xã Thái Hòa năm 2013 -. 45
Biểu đồ 5: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của thị xà KH 1 0 0 1n re 46 00c 46 Biểu đồ 6: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp của thị xã Thái Hòa 48 I100217 000007007 48
Biểu đồ 7: Biến động về diện tích các loại đất thị xã Thái Hòa từ năm 2010 đến
năm 20 ÏỐ .- - G0 tà 49 Biểu đồ 8: Biến động đất nông nghiệp của thị xã Thái Hòa - 51
giai đoạn 2010-2013 scsucssecsavesavesessusesusceusenectuscsussasesuessecsueenecsueeseee 51
Biểu đồ 9: Biến động đất phi nông nghiệp của thị xã Thái Hòa giai đoạn 2010 -
0E cơỪờ.7ớ.ớ.7c7.ớ.ớ.ớ.ớ7“ằ“7ề.7~ề.ằ.ằằấấấynnnnnnG d NA 53
Trang 11
PHAN 1 DAT VAN DE 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết khơng có đất thì khơng có một ngành nào tổn tại
được và từ đó xã hội lồi người cũng khơng có gì để tồn tại Đất đai là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi Quốc gia, là tư liệu sản xuất không có gì thay thế được của ngành sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp Vì vậy đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện sống trên của mọi sinh vật trên trái đất, là kết quả của quá trình đấu tranh gian khổ lao động hành ngàn năm của con người, là tư liệu đặc biệt, là nguồn vốn vô cùng to lớn của đất nước Ngồi ra đất đai cịn có ÿ nghĩa Kinh tế - Xã hội - Chính trị sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đó là nơi phân bố dân cư trong cụm tuyến phòng thủ bảo vệ vững chắc An ninh quốc gia là dấu hiệu dé phân biệt một dân tộc hay một quốc gia
Đối với Việt Nam cũng như đối với bất kỳ một Quốc gia nào khác trên thế
giới Đất đai là nguồn lực quan trọng nhất cơ bản nhất của mọi hoạt động KT-
XH Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đang trên đà đổi mới, mở cửa và hội
nhập có những tác động tích cực và tiệu cực đến quan hệ đất đai Bên cạnh đó
vấn đề bùng nỗ dân số và công tác quản lý sử dụng đất đai cịn nhiều bất cập,
với tình hình đổi mới của xã hội đã tạo nên sức ép nặng nề đối với đất đai nói
| chung và đối với đất ở nói riêng
Hơn nữa trong những thập niên gần đây, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững được xác định lại và được định hướng cùng những ứng dụng quan trọng được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Chính vì vậy mà việc điều tra đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất là một công tác quan trọng cần phải đi trước một bước để làm cơ sở khoa học cho việc chỉnh lý, bỗổ sung và xây dựng phương án quy hoạch, tổ chức lại sản xuất, mở ra các phương hướng, và triển vọng mới cho thị xã đồng thời sử dụng
đúng đắn, hợp lý tài nguyên đất Có thể nói cơng tác quản lý Nhà nước về đất
Trang 12
đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung va thị xã Thái Hòa nói riêng dang vướng mắc nhiều vấn đề bất cập, đang còn chồng chéo lẫn nhau Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đang mang tính chất chung chưa cụ thê từng nội dung nên đến khi xử lý các công việc gặp rất nhiều khó khăn, một phần nữa các giấy tờ, số sách, bản đồ dé lại đã q cũ khơng cịn điều kiện dé phát triển kinh tế, xã hội trong thời đại hiện nay Vì vậy để công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Thái Hòa đi vào nề nếp đúng pháp luật, khai thác đúng tiềm năng đất một cách thống nhất thì mới tạo động lực thúc đây sự phát triển đồng bộ về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn một cách hiệu quả nhất
Với mục đích đó, được sự phân công của khoa Nông - Lâm - Ngư ngành
QLĐĐ trường Đại học kinh tế kỹ thuật Nghệ An, được sự hướng, dẫn tận tình
của Thầy giáo - Thạc sỹ Trần Thái Yên, tôi đã tiễn hành tìm hiểu và nghiên cứu đề tài "Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã Thái
Hoa, tinh Nghé An 2010-2013" 1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Tìm hiểu các văn bản Nghị định liên quan đến quản lý đất đai và 13 nội dung quản lý nhà nước về Luật đất đai năm 2003
- Đề xuất định hướng sử dụng đất, dựa trên cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai của địa bàn nghiên cứu
1.3 Vêu cầu của chuyên đề
- Tìm hiểu nắm bắt được tình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Thị xã
- Số liệu điều tra thu thập có liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng
đất cần phải đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã tác động đến công tác quản lý và sử dụng đất đai
- Đánh giá thực trạng đất đai, công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị xã - Đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất phải
dựa trên điêu kiện cụ thê của địa bàn nghiên cứu
Trang 13
1.4 Phạm vi nghiên cứu chuyên dé
Trang 14
PHAN 2
TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU
2.1 Lịch sử phát triển của ngành Quản lý đất đai
2.1.1 Thời kỳ đầu lập nước
Khi người Việt cỗ cùng sống chung trong một làng chạ (công xã nguyên thủy) thì đất đai của chung, mọi người cùng làm, cùng hưởng và cùng chung sức bảo vệ
Khi Nhà nước Văn Lang ra đời chia ra 1Š Bộ với toàn bộ ruộng đất trong đó là của chung và cũng là của Vua Hùng Khi đất đai bị xâm phạm thì các Vua
Hùng tô chức chống cự và người dân phải thực hiện mệnh lệnh của Vua Những
khái niệm sơ khai về sở hữu nhà Vua được hình thành Các làng chạ canh tác trên ruộng phải cống nộp các sản phẩm cần thiết cho Vua Hùng qua Bố Chánh (người đứng đầu các làng Chạ) Lạc hầu, Lạc trưởng (người đứng đầu các bộ)
2.1.2 Thời kỳ phong kiến |
Trong hơn 1000 năm bắc thuộc, hình thức sở hữu tối cao phong kiến về
ruộng đất chỉ phối xã hội Việt Nam
Các triều đình phong kiến không ngừng mở rộng diện tích, lãnh thổ thơng
qua việc khai khẩn đất hoang Từ thế kỷ XI nước ta đã có việc kiểm tra điền địa Tuy nhiên các tài liệu cũ nhất mà ngày nay còn giữ được là địa bạ Gia Long
Từ năm 1805 - 1836, nhà Nguyễn (Gia Long) đã hoàn tất bộ địa bạ của 18
nghìn xã từ Mục nam quan đến mũi Cà Mau, bao gồm 10044 tập địa bạ Trong
địa bạ ghi rõ thửa đất của ai, sử dụng làm gì, kích thước bao nhiêu, trên cơ sở điều tra ngoài thực địa, đo đạc cụ thê có sự chứng kiến các chủ sử dụng và quan
đạc điền
Trong thời kỳ này, nước ta đã xuất hiện hai bộ Luật: Dưới triều đại nhà
Lê, bộ Luật đầu tiên của nước ta được ban hành mang tên Quốc triều hình luật
hay Luật Hồng Đức, trong đó có 60 điều nói về đất đai nhằm điều chỉnh quan hệ đất đai là tính nhân đạo và triệt để bảo vệ đất công Ngay trong những năm đầu
trị vì đất nước, Nguyễn Ánh đã cho ban hành bộ Luật thứ hai của nước ta mang
Trang 15
tên Hoàng Việt Luật Lệ hay Luật Gia Long, trong Bộ Luật này có 14 điều nhằm điều chỉnh quan hệ về đất đai và thuế lúa để xác định quyền sở hữu tối thương của nhà Vua đối với ruộng đất cả nước, trong đó chia ra đất công quản và đất tự quản Trên cơ sở này thuế lúa được xác định và thu rất triệt để cho ngân khé quốc gia
2.1.3 Thời kỳ Pháp thuộc (1883 - 1945)
Thực dân Pháp xâm lược nước ta một trong những vấn đề quan tâm trước tiên là ruộng đất Để khẳng định quyền sở hữu thực dân của mình, chúng điều chỉnh quan hệ đất đai của ta theo pháp luật của Pháp, chúng thường xuyên đo đạc ruộng đất, thu thuế, chiếm đất xây dựng công sở, doanh trại, dinh thự, lập đồn điền trang trại, phát canh thu tô
Ngay khi đặt chân đến nước ta, thực dân Pháp đã cho lập bản đồ địa chính
và lập số địa bạ mới nhằm mục đích thu thuế nơng nghiệp Việc lập hồ sơ địa
chính của Pháp kết thúc vào năm 1898 tại Nam Bộ, đến năm 1925 xong ở Bắc Bộ và đến năm 1945 vẫn chưa xong ở Trung Bộ Ngay sau khi giành được chính quyền các chính sách về đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng của cuộc cách mạng thời kỳ này
2.1.4 Chính sách ruộng đất ở miền Nam thời kỳ Mỹ ngụy (1954 - 1975)
Ở miền Nam trong thời kỳ 1954 - 1975 tồn tại hai chính sách ruộng đất khác nhau: Chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng và chính sách
ruộng đất của Mỹ ngụy |
Chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng mà nội dung xuyên suốt | trong qua trinh đấu tranh giành độc lập dân tộc là: Ruộng đất về tay người cày, song do chiến tranh kéo dài và ác liệt chính sách này chỉ thực hiện được ở vùng giải phóng
Trong các chính sách xâm lược, chính sách “Bình định nơng thơn” nhằm lôi kéo nông dân, giành giật nơng thơn đóng vai trò rất quan trọng mà cốt lõi của
nó là chính sách “cải cách điền địa” với hai giai đoạn khác nhau: Chính sách
Trang 16
người cày có ruộng” được thực hiện từ năm 1970 đến ngày miền Nam hồn tồn giải phóng
2.1.5 Thời kỳ từ sau cách mạng thủng Tám năm 1945
Đất đai là 1 trong 2 mục tiêu quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân do Đảng ta lãnh đạo Đánh đỗ thực dân là để giải phóng đất nước mang lại tự do Đánh đô giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày
Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng và Nhà nước ta đã khắc phục hậu quả chiến tranh, nên nông nghiệp lạc hậu khó khăn sau nạn đói năm 1945 Đảng và Chính phủ có chủ trương chấn hưng nông nghiệp để chống đói cho nhân dân Hàng loạt các thông tư, chỉ thị của Nhà nước ban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
| Trong 9 năm kháng chiến, Chính phủ đã quyết định nhiều chính sách sử dụng đất hoang, đất vắng chủ, đất thuộc sở hữu của thực dân Pháp và của bọn việt gian phản động Từ năm 1950 người cày được giảm tô khi canh tác trên đất
của địa chủ phong kiến |
Ngày 14/12/1953, Quốc hội đã thông qua Luật cải cách ruộng đất nhằm
đánh đỗ hoàn toàn chế độ phong kiến, thực hiện khâu hiệu “Người cày có ruộng” Nhà nước thực hiện hình thức tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất
tùy theo đối tượng sở hữu đất đai khác nhau để chia cho nông dân
Từ năm 1959, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng kinh tế tập thé theo Hiến pháp năm 1960 Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn
dân về đất đai, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân Từ năm 1960 - 1980 có tới 90%
đất đai thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thê do thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã sử dụng Trọng tâm chính sách đất đai giai đoạn này, đó là: Nhà nước chủ trương phát triển các nông lậm trường quốc doanh, xác
lập củng cố hình thức sở hữu tồn dân đối với đất đai; Hình thức sở hữu tập thé
về sử dụng đất đai của các hợp tác xã được Nhà nước đặc biệt khuyến khích
hướng dẫn giúp đỡ; Nhà nước khuyến khích cải tạo, bảo vệ đất, không để đất
Trang 17Giai đoạn 1980 - 1991: Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý bằng pháp luật và quy hoạch Thời kỳ này, hàng loạt các văn bản mang tính pháp luật
của Nhà nước về đất đai ra đời, đó là: Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980 của
Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước; Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/11/1980 về cơng tác đo đạc, phân hạng và đăng ký đất đai; Chỉ thị 100/CT-TƯ ngày 31/01/1981 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp; Nghị quyết 10/NQ-TƯ ngày 05/04/1988 của Bộ chính trị về việc giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, là dấu mốc quan trọng đối với sự
phát triển nông nghiệp |
Đến năm 1992, Hiến pháp ra đời xác định sự khởi đầu cho công cuộc đổi mới cơ chế quản lý nhà Nước về đất đai Điều 17 ghi rõ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý băng quy hoạch và pháp luật” Trên cơ sở này, ngày 14/07/1993 Luật Đất đai sửa đổi năm 1993 được ban hành Sau đó là Luật Đất đai sửa đối bỗ sung một số điều Luật Đất đai năm 1998 Và mới đây nhất, luật Đất đai năm 2003 được ban hành quy định đầy đủ hơn về quyền và nghĩa vụ của người quản lý và sử dụng đất
2.2 Cơ sở lý luận
2.2.1 Khái niệm Quản lý nhà nước vê đất dai
Quản lý nhà nước về đất đai là sự tác động có ý thức, có mục đích của
các chủ thể quản lý (cơ quan nhà nước có thâm quyền) đến các hệ thống các quan hệ xã hội về đất đai (gồm quan hệ sở hữu và sử dụng) nham dat được mục tiêu đề ra bằng các công cụ quản lý cơ bản như: tài chính, luật pháp, quy hoạch - kế hoạch
Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai của cơ quan có thâm quyền làm phát sinh mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước với người sử dụng đất, Nhà nước ban hành pháp luật để hướng dẫn các quan hệ pháp luật thống nhất và phù hợp
với yêu cầu, lợi ích của nhà nước Vì vậy chế độ quản lý Nhà nước đối với đất
Trang 18
- Nghị định 20/2011/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 23/03/2011
quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày
24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp 2.4 Tình hình quản lý đất đai của cả nước
Song song với việc từng bước hoàn thiện pháp luật đất đai, các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cũng được triển khai đồng bộ, từng bước đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp, nhằm khai thác sử dụng đất có hiệu quả và bền vững Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã đạt được những kết quả sau:
* Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sur dung dat dai va
tổ chức thực hiện các văn bản đó
Trong những năm qua, các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đên đât đai đã được ban hành và ngày càng được củng cơ và hồn thiện _ cho phù hợp với tình hình mới để cơng tác quản lý và sử dụng đất đạt hiệu
quả Từ Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai sửa đôi 1998, 2001 và Luật Đất đai
hiện hành là Luật Dat dai 2003, cùng với đó là các văn bản, Nghị định, Thông
tư đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất Tuy nhiên, các văn bản pháp luật về đất đai vẫn còn nhiều điều, khoản chồng chéo gây cân trở việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai Vì thế, trong thời gian tới cần quan tâm hơn nữa để có được một hệ thống văn bản pháp luật về đất đai đồng bộ và thống nhất
* Vê công tác ảo đạc bản đô
Công tác Quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ đã có những chuyền biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp Hiện nay, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đã cấp 106 giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ, nâng tông số giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ trên cả nước là 521 giấy phép, xác nhận 09 bản đăng ký hoạt động, thu hồi 06 giấy phép và 01 bản đăng ký hoạt động đo đạc bản đồ Công
tác thanh tra hoạt động đo đạc bản đồ, hoàn thành và kiểm tra 2/3 Bộ và 14 tỉnh
trên cả nước
Trang 19Đối với công tác đo đạc bản đồ ở khu vực Biên giới và Địa giới là vẫn đề nhạy cảm được các đại biểu quan tâm và đánh giá cao kết quả của Cục Do đạc và Ban đồ đã làm được trong thời gian qua Cụ thể, tuyến Việt Nam - Trung Quốc đã tập trung cho công tác cắm mốc và giải quyết các khu vực còn vướng
mắc, chuẩn bị nội dung dự thảo Nghị định thư phân giới cắm mốc trên thực địa
Tuyến Việt Nam - Lào, tham gia khảo sát đơn phương và song phương, phân
giới cắm mốc, làm bản đồ đính kèm Hiệp ước cùng Bộ Ngoại giao hoàn thiện tô
chức pháp lý khu vực ngã ba biên giới Việt - Lào - Campuchia Hiện nay, Cục đã hoàn chỉnh cắm mốc cửa khẩu Lao Bảo Trên tuyến Việt Nam - Campuchia,
đã thực hiện cắm mốc thực địa tại 4 tỉnh: Tây Ninh, Long An, An Giang, Kiên
Giang, xác định được 4l mốc cần cắm |
Xây dựng được hệ quy chiếu và hệ toạ độ VN-2000, chuyển đổi toàn bộ sản phẩm bản đồ địa hình ở các tỷ lệ 1/25.000, 1/50.000 từ hệ toạ độ cũ (HN-72) sang hệ quy chiếu và hệ tọa độ mới (VN-2000); đưa vào sử dụng bộ bản đồ địa hình dạng số tỷ lệ 1/50.000 phủ trùm toàn quốc Hệ thống độ cao quốc gia hạng
1,2,3 đã được hoàn thiện và hiện dai hoa ,
Ngoài ra, viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ đã thực hiện thành cơng 02 dự
án Chính phủ “Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin dia ly ty lệ 1/10.000 gắn
với mơ hình số độ cao phủ trùm cả nước (khu vực Thái Nguyên, Phú Thọ) và
“Thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/10.000 gắn với mơ hình số
độ cao phủ trùm cả nước (khu vực tỉnh Quảng Ngãi)
Như vây, Công tác đo đạc và bản đồ được triển khai có quy hoạch kế
hoạch, đúng định hướng và đã đáp ứng được nhu vầu cấp thiết phục vụ kịp thời yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về lãnh thổ, đất đai tài nguyên thiên nhiên và môi trường Tuy nhiên việc việc triển khai đo đạc bản đồ ở địa phương còn bất cập do thiếu quy hoạch, kế hoạch dài hạn, đầu tư kinh phí hàng năm cho cơng tác đo đạc bản đồ còn bị động, không én định, cơ chế phối hợp quản lý đầu tư chưa chặt chẽ dẫn đến trùng lặp, lãng phí
* Vẻ cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trang 20Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong điều kiện hồ sơ đăng ký đất đai chưa được hoàn chỉnh là một trong những khó khăn lớn của ngành Địa chính Và sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia sẽ trình Quốc hội thông qua Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đã đi vào nề nếp
* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hôi dat
Đến nay đã có 12.695 dự án được giao đất, thuê đất với diện tích hơn
297.593 ha, trong đó có 104.215 ha đất được giao không thu tiền sử dụng đất, 13.197 ha đất được giao có thu tiền Nhà nước cũng đã thu hồi 9.289 ha dat do vi phạm pháp luật về đất đai
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Việc thống kê đất đai được tiến hành đều đặn vào ngày 01/01 hàng năm,
việc kiểm kê đất đai được tiến hành năm năm một lần Trong năm 2008, thực
hiện theo Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử đụng của các tố chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên toàn quốc là 7.833.142,70, trong đó chủ yếu là diện tích đất sử dụng vào mục đích nơng nghiệp 6.687.695,59 ha (chiếm 85,38%), sử
dụng mục đích phi nơng nghiệp 845.727,62 (chiếm 10,80%), diện tích đất chưa
sử dụng 299.719,49 ha (chiếm 3,83%), đất mặt nước ven biển được giao, cho thuê là 0,23% Cả nước có 141.812 tơ chức sử dụng đúng mục đích được giao, được thuê với diện tích 7.148.536,47 ha, chiếm 91,26% Năm 2010, Bộ TN & MT đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhiệm vụ Tổng
kiểm kê đất đai toàn quốc Đến nay đã hoàn thiện hệ thống tài liệu, số liệu, bản
đỗ theo yêu cầu của công tác kiêm kê đất đai đảm bảo cập nhật và chính xác Số
liệu tổng kiểm kê năm 2010 đã phục vụ kịp thời cho sự phát triển KT - XH và
làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương và
trên toàn quốc
* Công tác cấp GCNQSDĐ
Trang 21tài sản khác gắn liền với đất và giao cho một cơ quan làm đầu mối cap GCN
Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ đã triển khai việc in và phát hành mẫu GCN, tập
huấn quy trình cấp giấy, phần mềm viết GCN Các địa phương đang tích cực triển khai nội dung này để phấn đấu hoàn thành việc cấp GCN theo Nghị định
của Quốc hội Tuy nhiên, việc cấp GCNQOSDĐ còn chậm, không đạt được tiễn
độ theo kế hoạch đề ra, nhất là đối với các loại đất chuyên dùng, đất ở đô thị và đất lâm nghiệp Tại một số địa phương có tình trạng nhiều GCNQSDĐ đã cấp nhưng người dân chưa đến nhận Một số địa phương đạt kết quả thấp trong việc
cấp GCNQSDĐ cho tô chức, như: TP Hà Nội (đạt 42.1%), tỉnh Bắc Giang (đạt
45.01%).Tính đến nay, cả nước đã có 58.004 tổ chức được cấp GCNQSDĐ, đạt
40.55% số tổ chức cần cấp giấy, số lượng GCNQSDĐ đã cấp là 85.146 giấy và
diện tích đã cấp là 3.512.040,50 ha, đạt 39,58% diện tích cần cấp giấy
* Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo, tranh chap dat dai Giữa các địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ để xử lý đơn thư, vụ
việc Việc thanh tra trách nhiệm của các cấp lãnh đạo ở địa phương đã mở ra
hướng mới đây mạnh công tác hòa giải và xử lý tranh chấp, khiếu nại ngay tại cơ sở Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, các cơ quan thanh tra ngày càng được củng cố hoàn thiện về lực lượng và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Trong những năm qua, thanh tra địa chính đã tiến hành hơn 11.300 cuộc thanh tra ở tất cả các tỉnh, thành phố Phát hiện hơn 46.000 trường hợp vi phạm Luật đất đai, đã xử lý 25.000 vụ, đã giải quyết 75% số đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dân về đất đai Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vi phạm trong quản lý và sử dụng
đất chưa được xử lý kịp thời và triệt để
* Công tác quản lý tài chính về đất đai, quản lý việc thực hiện các quyên và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Hàng năm, công tác này được thực hiện thường xuyên theo đúng pháp
Luật đất đai Nguồn tài chính thu được từ đất đai được chi một khoản đáng kế
cho công tác đền bù đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, phần còn lại được nộp vào ngân sách Nhà nước
Trang 22* Quản lý và phát triển thị trường quyên sử dụng đất trong thị trường bắt động sản; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Là những nội dung mới ban hành khi Luật Đất đai 2003 ra đời, nhưng thị trường này phát triển rất mạnh trên phạm vi cả nước Các quyền của người sử dụng đất được giao dịch thông qua thị trường bất động sản Dịch vụ công về đất
đai cũng bước đầu được thực hiện cùng với sự ra đời của VPĐKQSDĐ ở các
cấp huyện và tỉnh
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác quản lý sử dụng đất vẫn còn những bất cập và hạn chế Công tác đo đạc, lập BĐĐC và cấp GCNQSDĐ chưa đồng bộ Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và công tác phân hạng đất chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu của luật quy định Các sai phạm trong quản lý sử dụng đất chưa được xử lý kịp thời làm hạn chế việc đưa công tác quản lý sử dụng đất theo pháp luật và quy hoạch
Trang 23
| PHAN 3
ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Thái Hòa
_ - Các văn bản liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
thị xã Thái Hòa
Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại thị xã Thái Hòa Tỉnh Nghệ An với số liệu nghiên cứu từ năm 2010-2013
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiên tự nhiên, kinh tế-xã hội trên địa bàn thị xã Thái Hòa
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
- Phân tích đánh giá biến động đất đai
- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai của Thị xã Thái Hòa 3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp trên để điều tra, thu thập các số liệu cần thiết phục
vụ cho báo cáo như: bản đồ quy hoạch, bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng của
thị xã Thái Hòa, báo cáo quy hoạch và sử dụng đất trên địa bàn thị xã giại đoạn từ năm 2010-2013, các số liệu bảng biểu có liên quan
3.3.2 Phương pháp phân tích và sử lý số liệu
Sau khi điều tra thu thập số liệu thì tiến hành tổng hợp các số liệu, xử lý
số liệu như: so sánh, tông hợp thành bảng và phân tích các số liệu ra từng mảng sao cho phù hợp với nội dung của từng đề tài Làm rõ các nội dung, các số liệu
thu thập được
3.3.3 Phương pháp so sánh dự báo
Sử dụng để so sánh số liệu biến động diện tích của các loại đất, cơ cấu
phần trăm của ngành, so sánh sản lượng năm sau so với năm trước
Dự báo tình hình sử dụng đất cũng như sự phát triển, tăng trưởng kinh tế của các ngành trên địa bàn thị xã Thái Hòa
3.3.4 Phương pháp bản đồ
Dùng tờ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của thị xã Thái Hòa mà
phòng TN&MT đang sử dụng để minh họa cho tình hình biến động đất đai trên
địa bàn thị xã Thái Hòa
Trang 24PHAN 4
KET QUA NGHIEN CUU
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
BAN DO HÀNH CHÍNH THỊ XÃ THÁI HÒA
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
THỊ XÃ THÁI HOÀ - TINH NGHE AN
(Nguồn: UBND thị xã Thái Hịa)
Hình 1 Bản đồ hành chính thị xã Thái Hịa
Thái Hồ là thị xã thứ 2 và là đơn vị hành chính thứ 20 của tỉnh Nghệ An mới được thành lập do chia cắt địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà theo Nghị định 164 NĐ/CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ,
có vị trí địa lý như sau:
Phía Đơng giáp huyện Quỳnh Lưu;
Trang 25Phia Tay giap huyén Nghia Dan; Phia Nam giap huyén Nghia Dan; Phía Bắc giáp huyện Nghĩa Đàn
Thị xã Thái Hồ có 10 đơn vị hành chính bao gồm 4 phường và 6 xã:
phường Hoà Hiếu, phường Quang Tiến, phường Quang Phong, phường Long
Sơn, xã Nghĩa Thuận, xã Nghĩa Mỹ, xã Nghĩa Hoà, xã Nghĩa Tiến, xã Tây Hiếu
và xã Đông Hiếu
4.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Thái Hồ là đô thị miền núi có địa hình khá phức tạp và bị chia cắt bởi
sông Hiếu, bao gồm một số đồi thấp, có chỗ trững sâu và thung lũng xen ke giữa
các sườn đổi, độ cao trung bình từ +40 m đến +70 m
Thị xã Thái Hồ có địa hình tự nhiên gồm các đổi bát úp và bị chia cắt bởi
sông Hiếu, có chỗ sâu trũng và có thung lũng xen kẽ các sườn đồi Có thể chia ra các dạng địa hình sau:
- Địa hình núi cao: thuộc phía Tây Nam xã Nghĩa Tiến có cao độ từ +57 m đến +74,3m và một phần thuộc phường Hồ Hiếu có cao độ +58 m
đến +91,6 m |
- Địa hình đồng thoải: khu vực phía Tây sơng Hiếu có cao độ từ +45,4 m đến +52,6 m Khu vực phía Đơng sơng Hiểu có cao độ từ +41,7 m đến +54,1 m
Địa hình ven sơng: có cao độ từ +34,3 m đến +41 m
4.1.1.3 Đặc điểm địa chất
- Địa chất cơng trình:
Thị xã Thái Hồ hiện nay chưa có khoan thăm dò về địa chất cơng trình Nhưng nói chung thị xã Thái Hoà và các vùng lân cận có địa chất đảm bảo xây dựng cơng trình
- Địa chất thuỷ văn:
Hệ thống sông Hiếu có nguồn nước mặt phong phú lưu lượng 3,7 tỷ mẺ Nguồn nước ngầm của Thái Hồ khơng lớn Hiện nay chưa có tài liệu nào đánh giá chính thức về nguôn nước ngâm, nhưng thực tê cho thây mạch nước ngâm
Trang 26
tương đối sâu và có nhiều tạp chất, khả năng khai thác nước ngầm phục vụ sinh
hoạt, sản xuất là khó khăn
4.1.1.4 Khí hậu
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23°C Nhiệt độ nóng nhất 1a 41,6°C Nhiệt độ thấp nhất xuống tới - 0,2"C |
- Luong mua trung binh hang nam la 1.591,7 mm, phân bố không đồng đều trong năm Mưa tập trung và các tháng 8, 9 và 10 gây úng lụt các vùng thấp dọc sông Hiếu; mùa khô lượng mưa không đáng kế do có hạn hán kéo dài, có năm lên tới 2 đến 3 tháng
Thái Hồ có khí hậu đặc trưng là nóng 4m mua nhiều vào mùa hè, khô hanh lạnh về mùa đơng, thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng Song cần có biện pháp phòng chống úng lụt, khô hạn kịp thời và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và mức sống của nhân dân
4.1.1.5 Thuỷ văn
Đô thị Thái Hoà chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hiếu,
mực nước thấp nhất +36 m; mực nước cao nhất +47,5 m Mực nước cao nhất
của mùa lũ hàng năm dao động từ 39 m đến 42 m (theo điều tra thực tế)
Thái Hồ có dịng sông Hiếu là nhánh lớn của hệ hống sông Cả và một nhánh của sông Sào (bắt nguồn từ núi Như Xuân - Thanh Hoá) chảy qua
+ Sông Hiếu là nhánh sông lớn của hệ thống sông Cả, đoạn qua dia ban
thị xã dài 13,9 km, chảy qua địa phận các xã phường sau: Phường Quang Phong, phường Quang Tiến, phường Long Sơn, xã Nghĩa Hoà, xã Tây Hiếu, xã Nghĩa Tiến
+ Sông Sào chảy qua địa phận thị xã dài 1.500 m (phường Quang Tiến, phường Hoà Hiếu)
Ngoài 2 con sông lớn chảy qua trên địa bàn thị xã còn rất nhiều con suối nhỏ
4.1.1.6 Tài nguyên đất
Thị xã Thái Hịa có tong diện tích đất tự nhiên là 13.518,78 ha (năm 2009) với 14 loại đất chính thuộc hai nhóm thủy thành và địa thành Đặc biệt
Trang 27
nhóm đất địa thành có ưu điểm là rất hợp với việc trồng các loại cây công
nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, chè, cam, bưởi,
mía, quýt, dứa, Tài nguyên đất của thị xã được đánh giá và phân bổ tại các xã
như sau:
Xã Đông Hiểu: Đất đỏ điển hình, nghèo bazơ; đất xám tầng mỏng nhiều
sỏi sạn, đất đen nhiều sỏi sạn; đất đỏ nâu rất chua
Xã Nghĩa Thuận: Đất xám điển hình, nghèo bazơ; đất xám nhiều sỏi sạn; đất xám điển hình glay; đất xám tầng mỏng
Xã Nghĩa Hịa: Đất đen điển hình, đất xám nhiều sỏi sạn, đất phù sa chua,
đất xám tầng mỏng, đất đỏ điển hình, đất phù sa cơ giới nhẹ
Phường Long Sơn: Đất đen điển hình, đất xám nhiều sỏi sạn, đất phù sa
chua, đất xám tầng mỏng, đất đỏ điển hình, đất phù sa cơ giới nhẹ
Xã Nghĩa Mỹ: Đất xám điển hình, đất xám tầng mỏng, đất đỏ nâu rất chua Phường Hòa Hiếu: Đất xám điển hình glay, đất xám tầng mỏng, đất xám nhiều soi san
Phường Quang Tiến và phường Quang Phong: Đất xám đọng nước, đất phù sa cơ giới
4.1.1.7 Tài nguyên rừng
Theo kết quả điều tra, tổng diện tích đất lâm nghiệp của thị xã là
3.253,75 ha chiếm 24,07% tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã, trong đó
diện tích đất rừng sản xuất là 2.375.99 ha, diện tích đất rừng phịng hộ là
884,90 ha (năm 2009)
4.1.1.8 Tài nguyên khoảng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Thái Hồ có các loại sau:
- Đá bọt bazan (làm nguyên liệu phụ gia cho xi măng) tập trung ở Hòn Én (xã Tây Hiếu), đồi trọc Nghĩa Mỹ và phân bố ở các xã Nghĩa Tiến
- Đá vôi và đá hoa cương, trữ lượng l triệu mm” tập trung ở xã Nghĩa Tiền - Sét, gạch ngói: Phân bố tập trung ở xã Nghĩa Hoà, phường Long Sơn, phường Quang Phong, phường Quang Tiến
Trang 28- Nước khoáng cacbonat: Lưu lượng llíU/giây ở phường Quang Phong, phường Quang Tiến
Ngoài ra các loại tài nguyên trên thì tài nguyên cát, sỏi (ven sông Hiếu)
cũng là một thế mạnh của thị xã
Nhìn chung tài ngun khống sản trên địa bàn thị xã khá phong phú, nếu được đầu tư khai thác sẽ mang lại nguồn thu lớn, tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập và thúc đây chuyên dịch cơ cấu kinh tế nhanh
Thái Hòa là một trong 20 đơn vị hành chính, thành phó, thị xã của tỉnh
Nghệ An, đang ở giai đoạn đổi mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Sự phát triển đô thị Thái Hoà đi cùng với việc gia tăng các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu trung tâm thương mại dịch vụ, các khu công nghiệp tập trung Q trình đơ thị hoá diễn ra với tốc độ khá nhanh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh Do vậy van đề ô nhiễm về môi trường đất, nước và khơng khí ở Thái Hịa đang là vấn đề hết sức được quan tâm
Thị xã Thái Hoà hiện chưa bị ô nhiễm nhiều về môi trường đất, nước và
không khí do các nhà máy, các doanh nghiệp gây ra Hiện nay một số khu vực đang đầu tư xây dựng đã gây ồn và ô nhiễm bụi do các phương tiện vận tải chuyên chở vật liệu xây dựng
Nguồn nước mặt chưa bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây ô nhiễm, các chỉ tiêu đều nằm trong tiêu chuẩn loại B về chất lượng nước mặt
Ngoài những tác động của con người, thiên nhiên và hậu quả của chiến
tranh cũng gây ra những áp lực đối với vấn đề môi trường Do địa hình bị chia
cắt, lượng mưa tương đối lớn, độ che phủ của hệ thực vật còn thấp nên đất đồi
núi, đặc biệt là đất trống đồi núi trọc, luôn bị rửa trôi bề mặt, làm cho đất bị chai
cứng, chua, nghèo chất dinh dưỡng và xói mịn trơ sỏi đá trở thành hoang trọc
Hiện tượng lũ lụt vẫn thường xảy ra làm cho một số diện tích đất bị sạt lở, ngập
úng, khơ hạn, gây khó khăn trong sản xuất và đời sống Vì vậy cần phải dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên môi truờng sinh thái trong khu vực
Trang 29Đề bảo vệ môi trường đô thị, môi trường công nghiệp trong tương lai thi xã cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, có chính sách đầu tư cho bảo vệ môi trường, phải thường xuyên kiểm sốt, thanh tra mơi trường cơng nghiệp, khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp, nhà máy áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, khuyến khích đổi mới áp dụng cơng nghệ, đóng cửa và di đời các doanh nghiệp gây ô nhiễm mơi trường ra ngồi khu vực đô thị và khu dân cư
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
- Những lợi thể
Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên thị xã
Thái Hoà có nhiều tiềm năng cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội
+ Lợi thế về vị trí địa lý: Thái Hoà là cửa ngõ quan trọng về kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc Nghệ An, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, là
đầu mối thông thương bn bán, trao đơi hàng hố của cả khu vực Với lợi thé
về mặt vị trí địa lý, đất đai, nguồn tài nguyên khoáng sản và các yếu tô khác đã
tạo cho Thái Hoà một thế đứng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ôn định
và bền vững
+ Thái Hoà nằm cách quốc lộ 1A theo hướng Đông khoảng 33km, cách thành phố Vinh về phía Nam khoảng 75km, cách Hoàng Mai về phía Đơng Bắc khoảng 50km, cách Con Cuông và các huyện miễn núi phía Tây Nam khoảng 90 km; Trục quốc lộ 48 là trục đối ngoại Đông - Tây, song song với Quốc lộ 48 có đường trục chính đô thị Vực Giồng - Khe Son dài 14 km, lên phía Bắc có Quốc lộ 15A, phía Nam có tỉnh lộ 545 đi Tân Kỳ, phía Đơng có đường Hồ Chí Minh chạy qua nên rất thuận tiện về giao thông đường bộ và việc liên hệ với các khu vực xung quanh Ngoài ra cịn có tuyến đường sắt nỗi ga Thái Hoà với đường sắt
Bắc Nam tại ga Cầu Giát |
+ Địa hình khá thuận lợi so với các huyện trung du và miền núi phù hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao cũng như nhiều loại cây công nghiệp
Trang 30
+ Có nguồn tài nguyên đất đai khá phong phú, phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho đa dạng hố nơng nghiệp
- Những khó khăn, hạn chế
+ Một số nguồn tài nguyên chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ đã hạn chế phần nào đến khả năng khai thác và sử dụng trên địa bàn thị xã
+ Mưa lớn nhưng không rải đều mà chỉ tập trung vào vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối nguồn nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và
hiện tượng xói mịn rửa trơi đất tại các vùng dốc Các tháng 8; 9 và 10 mưa
nhiều, cường độ lớn có thể gây úng lụt ở các vùng thấp dọc sông Hiếu, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường
Nóng 4m mưa nhiều, ô nhiễm làm phát sinh dịch bệnh, sâu bọ phá hại mùa
màng, ảnh hưởng tới sản xuất, môi trường và sức khoẻ người dân
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thái Hòa là một thị xã miền núi của tỉnh Nghệ An, có vị trí chiến lược
của Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung Đặc biệt vùng đất Thái Hịa có bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời Có di chỉ khảo cổ học làng Vạc (xã Nghĩa Hòa) tiêu biểu cho nền văn hóa Đơng Sơn nỗi tiếng trong nước và khu vực Đơng Nam Á, có văn hóa Công Chiêng (xã Nghĩa Tiến) Tại đây có người Việt cô sinh sống, cách đây 2.000 đến 2.500 năm, tương đương với thời kỳ các vua Hùng dựng nước và giữ nước mà cụ thể là tương đương với thời kỳ An Dương Vương (vào khoảng năm 257 đến 208 trước Cơng Ngun) Thái Hịa khơng chỉ là vùng đất sinh sống của người Việt cỗ với nền văn hóa Đơng Sơn rực rỡ (thời đại kim khí) mà cịn là vùng đất có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước Trải qua
các triều đại Lý, Trần, Lê đặc biệt đầu thế kỷ XV Lê Lợi, thủ lĩnh của nghĩa
quân Lam Sơn đã dựa vào thế núi, nhân tài vật lực nơi đây để kháng chiến chống quân Minh xâm lược Qua biết bao thăng trầm của lịch sử giữ nước, tạo lập cuộc sống của nhân dân Thái Hòa cùng với khí thiêng sơng núi vẫn lưu truyền sử sách
Tính đến thời điểm điều tra năm 2012, thị xã có 67.427 người, mật độ
bình quân 498 người/ kmỶ
Trang 31đai là tổng hợp các quy phạm điều chỉnh các quan hệ sản xuất phát sinh trong
quản lý Nhà nước đối với đất đai
2.2.2 Mục đích và nguyên tắc quản lý Nhà nước vê đất dai
* Mục đích
- Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất
- Bảo đâm sử dụng hợp lý vốn đất quốc gia - Tăng cường hiệu quá kinh tế sử dụng đất
- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống - Đất đai được đăng ký thống kê đầy đủ
* Nguyên tắc
Quản lý Nhà nước về đất đai là một dạng cụ thê của quản lý Nhà nước, do đó cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đâm bảo sự lãnh đạo của đảng - Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nước - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Nguyên tắc kế hoạch hóa
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ
- Nguyên tắc kết hợp mối quan hệ trực tiếp với chức năng trên cơ sở
trực tuyến
- Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng - Nguyên tắc phân định chức năng và quyền hạn
Đồng thời quản lý đất đai cũng tuân thủ nguyên tắc đặc thù riêng:
- Phải quản lý toàn bộ quỹ đất quốc gia, không quản lý riêng lẻ từng vùng
- Quản lý về sỐ lượng và chất lượng phục vụ cho mục đích sử dụng
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống
- Quản lý số liệu so sánh phải thống nhất trong cả nước |
- Tai liéu trong quan ly phé thong, nhimg dac diém riéng biét của từng địa
Trang 32- Những điều kiện riêng lẻ phải được tổng hợp ở phần phụ lục - Quản lý đất đai phải khách quan, chính xác với số liệu thực tế
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật
- Quản lý đất đai phải tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm và đạt hiệu quả cao 2.2.3 Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
* Nội dung quản lý nhà nước vệ đất dai
Trong quá trình sử dụng đất việc quản lý của Nhà nước đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử và chịu nhiều biến động to lớn do nhiều nguyên nhân dé lai Viéc điều chỉnh quá trình quản lý và sử dụng đất cho phù hợp với đặc điểm tình hình
thời kỳ mới để phát triển thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội là bước
đi tất yếu
Điều 6 của Luật đất đai 2003 đã nêu rõ 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai là:
1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và tô chức thực hiện các văn bản đó;
2 Xác định ranh giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5 Quản lý việc qiao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDD
7 Théng ké, kiém ké dat dai 8 Quan ly tai chinh vé dat dai
9 Quan ly va phat trién thi trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Trang 33
11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm pháp luật về đất đai
12 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
13 Quản lý các dịch vụ công về đất đai
Đề triển khai việc thực hiện Luật đất đai có hiệu quả thì điều quan trọng
nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng, cần quán triệt sâu rộng về pháp luật đất đai
trong toàn Đảng toàn dân Tổ chức tuyên truyền phổ biến các nội dung về luật đất đai trên phương tiện thông tin đại chúng
Bộ máy chuyên môn của ngành phải được hoàn chỉnh và thống nhất đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, người cán bộ phải có tâm huyết với ngành, có phẩm chất năng lực quản lý Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán
bộ chuyên môn về kiến thức, nâng cao trình độ khoa học-kỹ thuật trong lĩnh vực
quản lý Nhà nước về đất đai Cơ sở vật chất phải trang bị đầy đủ, kịp thời đáp ứng theo yêu cầu
* Phương pháp quản lý
* Phương pháp hành chính: là phương pháp tác động mang tính trực tiếp Phương pháp này dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý, mà thực chất đó là mối quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng Phương pháp quản lý
hành chính về đất đai của Nhà nước là cách thức tác động trực tiếp của Nhà
nước đến các chủ thể trong quan hệ đất đai, bao gồm các chủ thể là cơ quan quản lý đất đai của Nhà nước và các chủ thê là người sử dụng đất (các hộ gia đình, các cá nhân, các tổ chức, các pháp nhân) bằng các biện pháp, các quyết
định mang tính mệnh lệnh bắt buộc Nó địi hỏi người sử dụng đất phải chấp
_ hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật Trong quản lý nhà nước về đất đai phương pháp hành chính có vai trò to lớn, xác lập được kỷ cương trật tự trong xã hội Nó khâu nối được các hoạt động giữa các bộ phận có
liên quan, giữ được bí mật hoạt động và giải quyết được các vẫn đề đặt ra trong
công tác quản lý một cách nhanh chóng kip thoi
Trang 34Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt chế quyền hạn và trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước về đất đai khi ra quyết định Đồng thời phải làm rõ, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước và từng cá nhân Mọi cấp chính quyền, mọi tổ chức, mọi cá nhân khi ra quyết định phải hiểu rõ quyền hạn của mình đến đâu và trách nhiệm của mình như thé nao khi sử dụng quyền hạn đó Các quyết định hành chính do con người đặt ra muốn có kết quả và đạt hiệu quả cao thì chúng phải là các quyết định có tính khoa học, có căn cứ khoa học, tuyệt đối không thê là ý muốn chủ quan của con người Để quyết định có căn cứ khoa học người ra quyết định phải năm vững tình hình, thu thập đầy đủ các không tin cần thiết có liên quan, cân nhắc tính toán đầy đủ các lợi ích, các khía cạnh khác chịu ảnh hưởng đảm bảo quyết
định hành chính có căn cứ khoa học vững chắc
* Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động gián tiếp lên đối tượng bị quản lý không trực tiếp như phương pháp hành chính
Phương pháp quản lý kinh tế của Nhà nước về quản lý đất đai là cách thức
tác động của Nhà nước một cách gián tiếp vào đối tượng bị quản lý, thông qua
các lợi ích kinh tế để đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động của
mình sao cho có hiệu quả nhất
Trong cơng tác quản lý, phương pháp kinh tế là phương pháp mềm dẻo nhất, dé thu hút đối tượng quản lý, do vậy nó ngày càng mang tính phổ biến và được coi trọng Mặt mạnh của phương pháp kinh tế là ở chỗ nó tác động vào lợi ích của đối tượng bị quản lý làm cho họ phải suy nghĩ, tính tốn và lựa chọn
phương án hoạt động có hiệu quả nhất vừa đảm bảo lợi ích của mình, vừa đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội
Phương pháp kinh tế nâng cao trách nhiệm của tô chức, cá nhân giúp cho Nhà nước giảm bớt được nhiều công việc hành chính như cơng tác kiểm tra, đơn đốc có tính chất sự vụ hành chính Vì vậy, sử dụng phương pháp này vừa tiết kiệm được chỉ phí quản lý, vừa giảm được tính chất cứng nhắc hành chính, vừa tăng cường tính sáng tạo của các cơ quan, tô chức, cá nhân Một trong những thành công lớn của Nhà nước trong công tác quản lý đất đai là việc áp dụng
11
Trang 35
phương pháp khoán trong nông nghiệp va giao quyền sử dụng đất ôn định lâu
dài cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, đã tạo ra động lực to lớn cho phát
triển sản xuất nông nghiệp và cho phép sử dụng có hiệu quả đất đai Đây chính là Nhà nước đã áp dụng phương pháp kinh tế trong quản lý đất đai
* Phương pháp tuyên truyễn, giáo dục: là cách thức tác động của Nha nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và lịng nhiệt tình của họ trong quản lý đất đai nói riêng và trong hoạt động kinh kế - xã hội nói chung Tuyên truyền, giáo dục là một trong các phương pháp không thê thiếu được trong công tác quản lý nhà nước bởi vì mọi đối tượng quản lý suy cho cùng cũng chỉ là quản lý con người mà con người là tổng hoà của nhiều mối quan hệ xã hội và ở họ có những đặc trưng tâm lý rất đa dạng Do đó, cần phải có nhiều phương pháp tác động khác nhau trong đó có phương pháp giáo dục
Trong thực tế, phương pháp giáo dục thường được kết hợp với các phương pháp khác, hỗ trợ cùng với phương pháp khác để nâng cao hiệu quả công tác
Nếu chúng ta tách rời phương pháp giáo dục với các phương pháp khác,
tách rời giáo dục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với sự
cưỡng chế bắt buộc thì hiệu quả của công tác quản lý không cao, thậm chí có những việc cịn khơng thực hiện được Nhưng nếu chúng ta kết hợp tốt, kết hợp một cách nhịp nhàng, linh hoạt phương pháp giáo dục với các phương pháp khác thì hiệu quả của công tác quản lý sẽ rất cao
Nội dung của phương pháp giáo dục rất đa dạng, nhưng trước hết phải giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung,
chính sách pháp luật về đất đai nói riêng thể hiện qua các luật và các văn bản
dưới luật
2.3 Cơ sở pháp lý của Quán lý Nhà nước về đất đai
Để thực hiện tốt mục tiêu: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng đúng mục đích, hiệu
quả, tiết kiệm
Trang 36
Nhà nước đã xây dựng những cơ sở cho công tác quản lý và sử dụng đất Cơ sở này được hình thành từ những đặc điểm riêng của đất nước ta như: nền
kinh tế, xã hội, chế độ chính trị, từ đó Nhà nước sẽ hướng dẫn mọi hoạt động
của cơ quan quản lý thực hiện theo đúng mục tiêu, chính sách mà Nhà nước đã đề ra
Giúp cho công tác quản lý đất đai theo khoa học và có cơ sở pháp lý, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chính
sách, văn bản pháp luật quy định về chế độ quản lý và sử dụng đất đai như:
- Hiến pháp năm 1980 và năm 1992 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” Luật Đất đai năm 1988, Luật Đất đai
1993 và gần đây nhất là Luật Đất đai 2003 đã quy định rõ nội dung này
- Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980 của Chính phủ quy định về việc thống nhất quản lý đất đai và tăng cường quản lý ruộng đất trong cả nước
- Ngày 08/01/1988 Nhà nước ta đã ban hành bộ Luật Đất đai đầu tiên: Luat Dat dai 1988 Day-chinh 1a dấu mốc lịch sử đầu tiên thể hiện sự quản lý của
Nhà nước đối với đất đai Sau 5 năm thực hiện Luật Đất đai 1988 bộc lộ một số
điều khơng cịn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong giai
đoạn mới của đất nước Trước tình hình đó ngày 14/7/1993, Nhà nước đã bổ
sung hồn chỉnh và thơng qua Luật Đất đai 1993 Tại điều 13 Luật Đất đai 1993 đã nêu 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
1 Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính
2 Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai
3 Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực
hiện các văn bản đó | |
4 Giao dat, cho thué dat, thu héi dat
5 Đăng ký đất đai, lập và quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
6 Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý sử dụng đất
7 Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất
Trang 37Nhưng trước sự đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện
đại hố và đơ thị hố thì nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế
xã hội ngày một tăng Do đó để nâng cao hiệu lực quản lý, khuyến khích việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả nguồn lực đất đai của quốc gia, ngày 26/11/2003 Luật Đất đai 2003 đã ra đời Việc bổ sung và thêm mới một số nội dung về quản
lý Nhà nước về đất đai nhằm mục đích đưa công tác quản lý và sử dụng đất đai
ngày càng hiệu quả và thích hợp Tại điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đó là: |
1 Cơng tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó
2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính
3 Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất 4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
7 Thống kê, kiểm kê đất đai
8 Quản lý tài chính về đất đai
9, Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất |
11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về dat đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
12 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất
14
Trang 38
2.3.1 Hiến pháp và luật đất dai
Quyền sở hữu đất đai được nhà nước khẳng định qua các hiến pháp từ
năm 1980 đến 1992 và luật đất đai năm 1988 đến năm 1993 như sau: “Đất đai
thuộc sở hữu của toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý: nhằm thực hiện tốt
mục tiêu (Toàn bộ đất đai theo phạm vi cả nước đều do nhà nước thống nhất
quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích và phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa)
- Năm 1988 luật đất đai đầu tiền của nước ta ra đời đánh dấu bước phát triển trong công tác quản lý đất đai và là tiền đề đưa đất đai vào sử dụng một cách có nề nếp Sau 5 năm thực hiện nhận thấy đất đai 1988 bộc lộ nhiều điều không phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới Dựa trên cơ sở luật đất đai 1988 và căn cứ điều 17, điều 18 và điều 84 hiến
pháp năm 1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật đất đai
1993 ra đời; năm 2000 luật sửa đổi bố sung được ban hành, đến 2001 luật đất
đai lại tiếp tục được sửa đổi
- Dé cu thể hoá luật đất đai 1993 và luật sửa đổi bổ sung năn 2000, 2001
Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị Nhằm hướng dẫn
thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai
+ Nghị định số: 64/NÐ - CP ngày 25 / 10 / 1993 và nghị định sé 85 / ND - CP ngày 28/10/1999 quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ôn định lâu dài và sản xuất nông nghiệp
+ Nghị định số: 73 / ND - CP ngay 25 / 10 / 1993 quy định về phân hạng
đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp |
+ Nghi dinh sé: 79 / ND - CP ngay 01 / 10 / 2001 stra đôi bố sung một số điều của nghị định số: 17 /NÐ - CP ngày 29 / 03 / 1999 về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
+ Nghị định số: 68 / NÐ - CP ngày 01 / 10 /2001 về quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất
+ Nghị định số: 12 / 2002 / NÐ - CP ngày 22 / 12 / 2002 về hoạt động đo
đạc và bản đô
Trang 39
- Đặc biệt luật đất đai năm 2003 ra đời đã đáp ứng kịp thời sự nghiệp phát
trién kinh tế - xã hội của đất nước, khoản 02 điều 6 luật đất đai năm 2003 đã nêu
rõ nội dung quản lý nhà nước về đất đai Luật sửa đôi bổ sung được ban hành đã
đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhiều thành phần, xố
bó cơ chế quản lý cũ
Để luật đất đai năm 2003 thực hiện phù hợp với tình hình thực tế Chính
phủ đã ban hành các nghị định, bộ tài nguyên và môi trường ban hành các thông
tư hướng dẫn:
- Nghị định 181 / 2004 / ND - CP ngay 29 / 10 / 2004 của chính phủ về thi
hành luật đất đai
- Nghi dinh sé 182 / 2004 / ND - CP ngay 29 / 10 / 2004 của chính phủ về
việc sử dụng phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Thông tư số 28 / 2004 / TT - BTNMT ngày 01 / 11 / 2004 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bán đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thông tư số 29 / 2004 / TT - BTNMT ngày 01 / 11/2004 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn lập chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
- Thơng tư số: 30 / 2004 / TT - BTNMT ngày 01 / 11 /2004 của bộ tải nguyên và môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thâm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Thông tư số: 01 / 2004 / TT - BTNMT ngày 01 / I1 / 2004 của bộ tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều chỉnh của nghị
định số 181 / 2004 / ND - CP về việc hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003
- Thông tư 08 / 2007 / TT - BTNMT ngày 02 / 08 / 2007 hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đỗ hiện trang sử dụng đất
- Quyết định 1345 / QÐ - BTNMT ngày 10 / 09 / 2007 về việc tổ chức đợt
kiểm tra tình hình thi hành luật đất đai _ˆ
- Nghị định 35 / 2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Thủ Tướng Chính Phủ về xây dựng quản lý và sử dụng nghĩa trang
Trang 40
2.3.2 Các văn bản sau luật
- Nghị định 64/CP ngày 24/7/1993 của Chính Phủ về việc giao đất Nông
nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lầu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của chính phủ về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp cho các tố chức hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp
- Thông tu 29/2004/TT-BTNMTngày 01/01/2004 của bộ tài nguyên môi
trường về việc hướng dẫn lập, chính lý, quản lý hồ sơ địa chính
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật đất đai |
- Chỉ thị 31 / 2007 / CT - TTg ngay 14/ 12/2007 va viéc kiém ké quỹ đất
đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất - Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008
của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bỗ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- Văn bản số 181/ ĐC-CP của chính phủ về đính chính nghị định số 69 / 2009 / ND - CP ngày 13/08/2009 của chính phủ quy định, bô sung về quy hoạch
sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư
- Thông tư số 106/2010/TT-BTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
- Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/8/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
TRUUNG BAI HOC KINH TẾ
NGHE AN
THUVIEN| - „
Øồ0 ⁄15 4