Ngày soạn:………………………. Ngày giảng:……………………… PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 Chương một: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1945 – 1949) Tiết1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1945 – 1949 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau tiết học cần giúp học sinh nắm được - Sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai: Hội nghị Ianta, sự thành lập Liên Hợp Quốc, mục đích và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên Hợp Quốc. - Sự hình thành hai hệ thống: TBCN và XHCN; mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa hai hệ thống, chiến tranh lạnh. 2. Kỹ năng: phân tích, đánh giá , khái quát, liên hệ 3. Tư tưởng, tình cảm: - Nhận thức tình hình thế giới ngày càng căng thẳng, quyết liệt xuất phát từ quan hệ căng thẳng giữa hai phe đối lập TBCN và XHCN. - Nhận định khách quan hơn về chính sách của CNTB sau chiến tranh thế giới thứ hai. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình nguyên thủ 3 cường quốc Anh, Mĩ, Liên Xô tại hội nghị Ianta, sơ đồ các cơ quan chủ yếu của Liên Hợp Quốc, lược đồ sự phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới theo trật tự hai cực Ianta, Hình ảnh Việt Nam ra nhập Liên Hợp Quốc, Hình 2 trang 6 (SGK), máy chiếu. - HS: Sưu tầm tư liệu về các cơ quan của LHQ hoạt động tại VN III. Phương pháp: Khăn chải bàn, động não, thuyết trình,… IV. Tổ chức giờ học: 1. Khởi động: - Mục tiêu: Hướng sự chú ý của học sinh vào những vấn đề lớn sẽ tìm hiểu trong tiết học. - Thời gian: 2 ’ - Cách thức tiến hành: GV dẫn dắt vào bài mới: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945 …….kết thúc đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của tình hình thế giới. Một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trựng lớn là thế giới chia thành hai phe TBCN và XHCN, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Các quốc gia trên thế giới những năm đầu sau chiến tranh dần bị phân hoá theo đặc trưng đó. Liên hợp Quốc ra đời như một công cụ duy trì trật tự thế giới mới vừa được hình thành. Vậy: Trật tự thế giới mới được hình thành như thế nào? LHQ được thành lập nhằm mục đích gì? Nguyên tắc hoạt động, vai tò của LHQ? Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản 2. Hoạt động 1: Hội nghị Ianta (2/1945) và những thoả thuận của ba cường quốc. - Mục tiêu: Trình bày được 3 quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta. - Thời gian: 10 ’ I. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thoả thuận của ba cường quốc - Đồ dùng dạy học: Hình 1 trang 5 SGK, lược đồ sự phân chia ảnh hưởng trên thế giới theo trật tự hai cực Ianta - Các bước tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp GV: Hội nghị Ianta được triệu tập trong hoàn cảnh nào? Ở đâu? Có những nước nào tham dự? HS: trả lời, bổ sung GV: chiếu hình 1 trang 5 SGK và hỏi nhìn bức hình các em có những liên tưởng gì? HS: trả lời, bổ sung GV: Nhận xét, phân tích bức ảnh, chốt ý Bước 2: Làm việc cả lớp GV: Hội nghị đã có những quyết định nào? (Ba cường quốc đã thống nhất với nhau những gì?) HS: trả lời, bổ sung GV: Nhận xét, bổ sung, sử dụng lược đồ sự phân chia ảnh hưởng trên thế giới theo trật tự Ianta cho học sinh quan sát. HS: Tự ghi chép theo ý chốt của GV Bước 3: Làm việc cả lớp GV: Hội nghị Ianta có ý nghĩa như thế nào đối với tình hình thế giới? Các em hiểu thế nào về trật tự thế giới? HS: trả lời, bổ sung GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý cho học sinh đọc lược đồ sự phân chia ảnh hưởng sau chiến tranh. HS: Ghi chép 3. Hoạt động 2: Sự thành lập Liên Hợp Quốc - Mục tiêu: mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức Liên Hợp Quốc. - Thời gian: 15 ’ - ĐDDH: Hình 2 SGK trang 6, Sơ đồ bộ máy LHQ, cờ LHQ, Luang cảnh buổi họp thông qua Hiến chương, Việt Nam ra nhập LHQ - Các bước tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm GV: Chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra yêu cầu cụ thể cho các nhóm làm việc: Thời gian: 3 ’ Nhóm 1: Quá trình thành lập và mục đích của LHP? Kể tên một số cơ quan của LHQ đang có mặt tại VN? Nhóm 2: Những nguyên tắc hoạt động của - Từ 4 đến 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập ở Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ 3 nước Anh, Liên Xô, Mĩ, đã đưa ra những quyết định quan trọng: + Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chhủ nghĩa quân phiệt Nhật. + Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc. + Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu và châu Á. - Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thoả thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – Trật tự hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc - Sau Hội nghị Ianta, từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu của 50 nước đã họp tại Xanphranxicô (Mĩ) để thông qua Hiến chương thành lập Liên Hợp quốc. Ngày 24/10/1945, Hiến chương có hiệu lực. - Mục đích: Duy trì hoà bình, an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác giữa các nước. - Nguyên tắc hoạt động: Gồm 5 nguyên tắc: + Bình đẳng chủ quyền giữa các nước; + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc LHQ? Kể tên một số cơ quan của LHQ đang có mặt tại VN? Nhóm 3: Các cơ quan chính của LHQ? Kể tên một số cơ quan của LHQ đang có mặt tại VN? Nhóm 4: Vai trò của LHQ? Kể tên một số cơ quan của LHQ đang có mặt tại VN? HS: Các nhóm thảo luận thống nhất, đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Quan sát, gợi ý, giúp đỡ các nhóm làm việc nhận xét, bổ sung, chốt ý hệ thống bằng sơ đồ tổ bộ máy LHQ, cho hs quan sát một số hình ảnh của LHQ 4. Hoạt động 3 - Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập - Mục tiêu: Sự thành lập hai hệ thống TBCN và XHCN; mối quan hệ ngày càng căng thẳng của hai hệ thống, chiến tranh lạnh. - Thời gian: 15 ’ - Đồ dùng dạy học: Bản đồ nước Đức năm 1946 Các bước tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp GV: Việc giải quyết vấn đề nước Đức sau CT được thực hiện như thế nào? Tại sao Đức lại hình thành hai nước riêng theo hai chế độ khác nhau? HS: trả lời, bổ sung GV: Nhận xét, bổ sung sử dụng bản đồ nước Đức 1946 cho HS quan sát, giải thích, chốt ý Bước 2: Làm việc cả lớp GV: Từ 1 nước CNXH đã dần dần hình thành một hệ thống xã hội như thế nào? Mối quan hệ giữa các nước châu Âu với Mĩ? HS: 3 – 4 em trả lời GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý lập chính trị của tất cả các nước; + Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác; + Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hoà bình; + Chung sống hoà bình và nhất trí giữa 5 cường quốc Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô (Nga), Trung Quốc. - Bộ máy tổ chức gồm có 6 cơ quan như Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Ban thư kí, . - Vai trò: + Trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới. + Giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác trên các mặt giữa các quốc gia, . III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập - Ở châu Âu: + Sự chia cắt nước Đức và sự ra đời hai nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức theo hai chế độ chính trị khác nhau. + Sự ra đời các nước dân chủ nhân dân Đông Âu những năm 1945 – 1946, tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. + Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giữa Liên Xô và các nước Đông Âu + Kế hoạch Mác San của Mĩ thực hiện ở Tây Âu từ năm 1947, nhằm chi viện cho Tây Âu khôi phục kinh tế, tăng cường ảnh hưởng, khống chế Tây Âu. - Ở châu Á: Sự ra đời nhà nước Đại hàn dân quốc và Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949). V. Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập: 3 ’ a) Củng cố: GV khái quát ND chính và KT Nhận thưc: Mục đích, nguyên tắc, vai trò của LHQ? b) Dặn dò, bài tập: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm tư liệu về mối quan hệ giữa Việt Nam với LHQ? Các cơ quan đại diện LHQ ở Việt Nam? . GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 19 45 ĐẾN NĂM 2000 Chương một: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 19 45 – 19 49) Tiết 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT. GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 19 45 – 19 49 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau tiết học cần giúp học sinh nắm được - Sự hình thành trật tự thế giới sau