1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi trong giáo dục thể chất

38 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 88,41 KB

Nội dung

Cụ thể là ở trường tôi đã đầu tư xây dựng khu Sasuke nhí để chotrẻ được trải nghiệm, tích cực vận động liên hoàn các vận động vừa sức với trẻ.Qua đó không chỉ đánh giá chất lượng giáo dụ

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT” ĐỂ PHÁT TRIỂN

SỨC KHỎE HÀI HÒA CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON.

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ khilọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo Đặc biệt giáo dục thểchất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết TƯ4 vềnhững vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhândân có ghi rõ: “Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xãhội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạtđộng phát triển thể chất, giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập cácđộng tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vậnđộng giữa các cơ với nhau Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực.Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm

và quan hệ xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ

Muốn có sức khỏe tốt thì ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ đã được làm quenvới các vận động đơn giản, các bài tập thể dục phù hợp với lứa tuổi của trẻnhằm giúp trẻ phát triển sức khỏe một cách tốt nhất Chính vì thế giáo dục thểchất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mốiquan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động Hơn nữa giáodục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻđang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy

hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mấtcân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên nhữngthiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đãđặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non Và giáo dụcthể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong công tácchăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam pháttriển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng vềđạo đức

Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dụcthể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau Hình thức giáo dụcthể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vậnđộng nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng Sựtổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiếtcho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ Ở trườngmầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục và cáchoạt động vận động

Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo,nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài tập

Trang 2

vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định Ngoài ra giáoviên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vivận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra vàtích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình.

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của bậc học mầm non tập trung đầu

tư xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hiệu quả Đặcbiệt chú trọng đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho việc cho trẻ tham gia hoạtđộng thể chất Cụ thể là ở trường tôi đã đầu tư xây dựng khu Sasuke nhí để chotrẻ được trải nghiệm, tích cực vận động liên hoàn các vận động vừa sức với trẻ.Qua đó không chỉ đánh giá chất lượng giáo dục mà còn tuyên truyền sâu rộngtrong phụ huynh ý nghĩa về tầm quan trọng của phát triển thể chất cho trẻ.Chính vì vậy, năm học này tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển tínhtích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giáo dục thể chất” để pháttriển sức khỏe hài hòa cho trẻ ở trường mầm non

2 Điểm mới của đề tài

Phương pháp hoàn toàn mới được chúng tôi ứng dụng rộng rãi trong toàntrường trong học kỳ này và đạt được nhiều kết quả tốt Khi thực hiện đề tài tôichủ yếu lồng ghép nội dung phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo4-5 tuổi trong giáo dục thể chất bằng các biện pháp:

- Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động

- Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ ( Đối với thể dục sáng)

- Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ

- Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng

- Sử dụng đồ dùng trực quan

- Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống

- Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập nhạc nhộn vào bài tậpphát triển chung

- Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nângcao khả năng vận động cho trẻ

Sau khi thực hiện có cải tiến hơn so với trước khi chưa thực hiện phươngpháp lồng ghép qua từng hoạt động của trẻ Trong giờ học trẻ hứng thú thamgia vào vận động thể chất rất tích cực, sôi nổi, cháu tự mình trải nghiệm, khámphá với những dụng cụ và mô hình thể chất ở trong trường một cách say mê vàhứng thú

3 Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp:

- Đề tài của tôi tập trung nghiên cứu các biện pháp hay, tổ chức thực hiện có

hiệu quả nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tronggiáo dục thể chất ở trường mầm non

II.PHẦN NỘI DUNG

1 Thực trạng chung.

- Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo

dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sựhình thành và phát triển của nhân cách con người Xuất phát từ mục tiêu và

Trang 3

quan điểm giáo dục mầm non là phát triển nhân cách cho trẻ toàn diện trong đóphát triển năng lực trí tuệ cho trẻ phát huy tính nhận thức của trẻ trong hoạtđộng.

Quyết định 55 của bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhàtrẻ

- Mẫu giáo ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là: “ Hình thành ở trẻ những cơ

sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam:

- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối

- Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũinhư: Bố mẹ, bạn bè, cô giáo; thật thà, lễ phép, hồn nhiên

- Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xungquanh

- Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơđẳng: Quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận… Cần thiết để vào trường phổthông

Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang pháttriển như trẻ mầm non Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoahọc khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nướctrong ao tù”, “ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động” Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn nhữngtrẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vậtthường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khảnăng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh

Từ khi sinh ra đến 6 tuổi, trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực Vận

động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ

cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớpcùng phối hợp vận động và phát triển Do đó vận động có ý nghĩa đối với sựphát triển thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển

“Nhà sáng lập lý luận giáo dục ở nước Nga, ông P.ph.Lexgáp cho rằng, cơ

sở để lựa chọn bài tập vận động là phải tính đến những đặc điểm giải phẫu sinh

lý và tâm lý, mức độ khó dần và đa dạng của bài tập Sự phát triển thể chất có

mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và hoạt động lao động.

Quá trình thực hiện bài tập vận động ông coi như là một quá trình thống nhấtgiữa sự hoàn thiện tinh thần và thể chất Ông nhấn mạnh ý nghĩa của lời nóihướng đến sự tự giác của trẻ, không được cho trẻ bắt chước một cách máy móc.Ông yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị và tiến hành có hệ thống các tiết học.Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tăng dần sức chịu đựng của cơ thể, thayđổi bài tập và đa dạng hoá chúng

Ông nghiên cứu lý luận và phương pháp tiến hành trò chơi vận động, coi tròchơi vận động như là “bài tập” mà nhờ đó trẻ chuẩn bị cho cuộc sống sau này.Trong những trò chơi, trẻ lĩnh hội kỹ năng, thói quen, hành vi tính cách của nó.Quy tắc của trò chơi có ý nghĩa như quy luật, thái độ của trẻ cần phải có ý thức,

tự giác và có trách nhiệm Nhiệm vụ quy tắc này đặt ra đối với tất cả trẻ, vì thế

Trang 4

chúng có ý nghĩa giáo dục lớn Trò chơi làm phát triển những phẩm chất đạođức, tính kỷ luật, trung thực, công bằng, giúp đỡ lẫn nhau Ông coi trò chơi nhưphương tiện giáo dục nhân cách”.

Đối với trẻ mầm non, trong nhiều thí nghiệm cho rằng đây là thời kỳ hìnhthành tới 90% tế bào não, là thời kỳ phát triển hệ thần kinh, não, răng, xương,cân nặng, chiều cao Về phương diện phát triển kỹ thuật vận động là thời kỳhình thành khả năng tiếp thu những động tác liên quan đến vận động, không chỉcác động tác cơ bản và động tác bổ trợ Với phương diện phát triển tình cảm xãhội thì đây là thời kỳ trẻ bỏ đi những suy nghĩ bản thân và dần dần hình thànhtính cộng đồng

Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ởmỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau Vì vậy khi lậpchương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ

+ Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục

tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàngchính xác

+ Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phúphù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dụcsáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động

Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cầnđược tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ củatoàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất

- Trường mầm non nơi tôi công tác là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia làngôi trường luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc, giáo dục trẻ tốtcủa huyện Lệ Thủy và đã đạt nhiều thành tích xuất sắc chất lượng giáo dụckhông ngừng được nâng cao Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất

là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởngrất lớn đến sự phát triển của trẻ nên được các trường quan tâm, lưu ý Lớp tôi làmột trong 9 lớp của trường thực hiện mô hình vận dụng những đồ dùng thể chất

và khu thể chất để phát triển vận động cho trẻ Chính vì vậy tôi luôn mongmuốn mang lại cho các cháu một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các cháumạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt vàthể hiện hết khả năng cuả mình thông qua việc tổ chức lễ hội và các hoạt độngngoại khóa

Trang 5

Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớpmình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi

- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang

bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời để dạy trẻ tốthơn

- Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ chức các hoạtđộng giáo dục, các hoạt động vui chơi ngoài trời…

- Phòng học rộng rãi thoáng mát và có khu hoạt động thể chất riêng nên việc tổchức giảng dạy và tổ chức các hoat động cho trẻ cũng dễ dàng

- Giáo viên đã công tác nhiều năm trong nghề, nhiệt tình, yêu trẻ

- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chứccác hoạt động

- Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp

* Khó khăn

- Số lượng học sinh trong lớp tỷ lệ học sinh nam chiếm hơn 1/2 số học sinh vìvậy các cháu rất hiếu động và khó bảo (23 nam, 18 nữ )

- Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa phong phú

- Nhận thức của phụ huynh về môn giáo duc thể chất không quan trọng mà chỉ

là một môn phụ không cần quan tâm Đa số phụ huynh không quan tâm việcđến trường các cháu được học những gì mà chỉ thích cho trẻ học vẽ, làm toánnhư lớp 1 phổ thông

2 Điều tra thực tiễn :

- Về nhận thức của giáo viên:

Giáo viên hiểu được mục đích, yêu cầu và phương pháp thực hiện lĩnh vực pháttriển thể chất trong chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ Có động cơphấn đấu tốt, có tinh thần tự giác cao

Giáo viên tích cực chủ động tìm tòi thiết kế các hoạt động sáng tạo, quan tâmphát huy tính tích cực của trẻ

Qua khảo sát trên trẻ của giáo viên Đa số trẻ thích các hoạt động vận động,tập các động tác múa, chơi các trò chơi động, các trò chơi đan tết, nặn, trẻ thíchchơi các trò chơi dân gian…

Khảo sát sức khỏe lần 1 vào tháng 9 độ tuổi 4-5 tuổi ở lớp tôi phụ trách tổng số 41 cháu ta thấy kết quả như sau:

Khảo sát tình hình sức khỏe đầu năm

Trang 6

Khảo sát một số tiêu chí về lĩnh vực phát triển thể chất

Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia

Từ những khó khăn, thuận lợi và qua khảo sát tình hình thực tế đầu năm

của lớp tôi ở trên nên tôi đã suy nghĩ và tìm ra những biện pháp phát triển tínhtích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giáo dục thể chất

3 Các biện pháp thực hiện:

- Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổiMẫu giáo nhỡ nói riêng về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực, vàcác nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp và hìnhthức tổ chức phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin,

sự mạnh dạn và có một sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong giađình, trong nhà trường và xã hội

* Biện pháp 1 Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân và đồng nghiệp trong lớp.

Để bản thân và đồng nghiệp nắm được yêu cầu và phương pháp dạy hoạt độngvận động cho trẻ thì việc bồi dưỡng chuyên đề phát triển thể chất là rất cần thiết

và thường xuyên Chính vì vậy tôi đã không ngừng tự bồi dưỡng và học hỏichuyên đề thể chất bằng những hình thức sau:

a Bồi dưỡng lý thuyết.

Trước khi vào năm học tôi đã tham dự lớp học bồi dưỡng chuyên môn dotrường tổ chức với hình thức tổ chức theo khối lớp

Bồi dưỡng về nội dung phát triển vận động bao gồm:

+ Phát thiển các nhóm cơ: cơ hô hấp, cơ tay, cơ lưng, cơ bụng…

+ Phát triển các vận động cơ bản (vận động thô) Đi, chạy, nhảy, ném, bật, leotrèo nhanh, chậm, thăng bằng… Trẻ vận động các vận động theo nhạc, nhịpđiệu và hiệu lệnh bằng lời, với các dụng cụ như vòng, bóng, gậy, dậy nơ, quảbông…

+ Phát triển các vận động tinh: Vận động khéo léo của bàn tay, các ngón tay,phối hợp vận động mắt – tay và kỹ năng sử dụng các đồ dùng như Bút, kéo, đồdùng, đồ chơi,

+ Bồi dưỡng về phương pháp tổ chức các hoạt động

+ Bồi dưỡng về cách xây dựng kế hoạch theo chủ đề

+ Bồi dưỡng về cách xây dựng góc vận động cho trẻ

Trang 7

+ Hướng dẫn tích hợp lồng ghép vào trong các hoạt động.

+ Hàng tháng tham gia sinh hoạt chuyên môn theo khối để trao đổi học tập lẫnnhau

+ Kết hợp nhân viên y tế bồi dưỡng sơ cứu ban đầu khi gặp sự cố không antoàn cho trẻ

Trong các buổi sinh hoạt chyên môn tôi đã cùng đồng nghiệp ôn lại phươngpháp thực hiện hoạt động phát triển vận động, bằng cách từng giáo viên nói lạilần lượt các bước thực hiện hoạt động vận động, đồng thời tập nói cách hướngdẫn vận động đó

Ví dụ: Vận động “Ném trúng đích thẳng đứng”

Tư thế chuẩn bị: Tay cầm túi cát đứng trước vạch xuất phát, chân trước ,chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau Để túi cát ngang tầm mắt, mắtnhìn vào đích

Dùng sức của cánh tay ném túi cát trúng vào đích

Các hình thức nhằm phát triển vận động cho trẻ trong giờ thể dục buổi sáng,giờ thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan Cụ thể như:

- Thể dục buổi sáng Là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày,tập thể dục buổi sáng giúp trẻ ham thích thể dục, thể thao, ham thích vận động,

Các hình thức trên đều góp phần rèn luyện và phát triển vận động cho trẻ.

Trong đó trò chơi vận động là hình thức phát triển vận động có hiệu quả nhất vì.Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ cùng tham gia và còn có tác dụng hoànthiện kỹ năng vận động cho trẻ Vì vậy giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vậnđộng một cách tối đa

Ví dụ: Để hoàn thiện vận động chạy cho trẻ, giáo viên có thể củng cố bằng trò chơi “Ô tô và chim sẻ”;

Ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để trẻ rèn luyện các tố chất vàphát triển thể lực

Ví dụ: trò chơi Mèo đuổi chuột; trò chơi đuổi bắt Qua trò chơi trẻ được rèn luyện tính nhanh nhẹn, luồn khéo.

b Lên kế hoạch giáp dục phát triển vận động để phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ.

Để xây dụng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù hợp với lớp mìnhphụ trách, đầu năm học tôi đã khảo sát tình hình thực tế của lớp về đồ dùng vận

Trang 8

động, khả năng vận động của trẻ để nắm được những trẻ hiếu động, có thể lựctốt, những trẻ có thể lực yếu và trẻ khuyết tật.

Khi lên kế hoạch phải dựa vào khả năng đặc điểm lứa tuổi để đưa ra cách vậnđộng cho phù hợp Đầu năm thực hiện những bài tập nhẹ nhàng dễ thực hiện,cuối năm tăng dần độ khó, vận động tinh xảo khéo léo

Ví dụ: Với bài tập đội hình đội ngũ:

* Đối với trẻ 4 – 5 tuổi

+ Xếp thành 1-2 vòng tròn

+ Xếp hàng dọc, hàng ngang

+ Từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang và ngược lại

+ Từ 1 hàng dọc chuyển thành 2 hàng dọc và ngược lại

Với sự chỉ đạo của phòng giáo dục, tôi và các đồng chí trong tổ đã dự kiếnthời gian thực hiện các chủ đề trong năm và thống nhất lên mục tiêu các chủ đềdựa trên nguyên tắc từ dễ đến khó, phù hợp với từng chủ đề và độ tuổi

Sau khi tôi đã xem và góp ý bổ sung vào mục tiêu, tôi đã cùng với ban giámhiệu nhà trường kiểm tra lại toàn bộ, thống nhất và đưa vào thực hiện

Cuối mỗi chủ đề tôi và động nghiệp thảo luận nhận xét rút kinh nghiệm thựchiện chủ đề so với yêu cầu đề ra, ghi lại những đề nghị để trình lên ban giámhiệu giải đáp, hoặc tổ chức thao giảng để bản thân và đồng nghiệp dễ nhận thấynhững điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp từ đó rút kinhnghiệm cho bản thân

c Bồi dưỡng qua thực hành.

Sau mỗi lần bồi dưỡng lý thuyết chúng tôi thường được dự giờ thực hànhhoạt động vận động theo kiểu cuốn chiếu đi theo từng độ tuổi

Trong quá trình dự giờ giáo viên tôi và đồng nghiệp được bồi dưỡng thêm

về những kỹ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó Quatiết dạy, người dự đã nắm được phương pháp của hoạt động, hình thức lên lớp,cách lấy, cất đồ dùng dụng cụ, cách làm đồ dùng tự tạo trong hoạt động vậnđộng cho trẻ

Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động

- Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dungtrong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bàitập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ pháttriển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vậnđộng tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự

để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, pháttriển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vậnđộng cao hơn Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vậnđộng và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đềchủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện Khi lập được kếhoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả

*VD: Kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất:

Trang 9

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

- Tung bóng lên cao và bắt bóng

- Bật xa 50 cm

- Biết đi bằng hai chân và

đi khuỵu gối

- Tung bóng lên cao, tungthẳng hướng và bắt bóng bằng

2 tay

- Bật nhảy bằng cả 2 chân

- Chạm đất nhẹ nhàng bằng haiđầu bàn chân và giữ đượcthăng bằng

- Nhảy qua tối thiểu 50 cm

- Nhảy chụm táchchân ( VĐ mới )

- Nhảy chụm táchchân (VĐ cũ)

- Bò chui qua ống dài( VĐ mới)

- Bò chui qua ống dài( VĐ cũ)

- Ném bắt bóngbằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m

-Tại lớp

- Bật liên tục, chụm táchchân đúng ô

- Tự tin khi chui qua ốngdài

- Biết cách ném bóng vàbắt bóng

Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếptục xây dựng “góc vận động” Xây dựng góc vận động để thuận tiện cho trẻ sử

Trang 10

dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí gần trướccửa lớp Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng Đếnmỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ cóthể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu Ngoài

ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố

mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổisáng đã học cho bố mẹ xem Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớptôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồngthời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất,

họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này,vậnđộng kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, cómạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không,…

Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi rất quan trọng, đặc biệt là đồ dùng chotrẻ vận động Chính vì vậy trước khi vào năm học tôi đã triển khai nội dung họpphụ huynh để tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ béo phì

ở trẻ Song song với các chuyên đề khác năm học 2016 – 2017 nhà trường đã tổchức đi sâu vào thực hiện chuyên đề phát triển vận động Nhà trường đã đưavào kế hoạch trong năm học sẽ tổ chức Trò chơi dân gian và hát dân ca cho trẻmẫu giáo Sau khi đã thông qua kế hoạch của nhà trường được phụ huynh ủnghộ

Ngoài những đồ dùng đồ chơi mua sẵn nhà trường còn phát động giáo viênlàm đồ dùng tự tạo bằng các vật liệu, phế liệu phụ huynh và giáo viên mangđến

Ví dụ: Làm túi cát, quả bông bằng dây li lông, dây nơ bằng vải vụn, quả tạ bằng bóng nhựa và ống nước, đường dích dắc bằng ống nước…

Cách làm: Dùng đoạn ống dẫn nước bằng nhựa số 27 để trẻ cầm vừa tay, dùng

2 quả bóng nhựa xâu vào 2 đầu của ống tạo thành quả tạ cho trẻ cầm; Khâu máytạo thành túi cát; nắp ghép và dán ống nhựa để tạo đường dích dắc cho trẻ đi;Dùng dây ni lông để tạo thành quả bông; dùng các bông tắm tạo thành hoa đểtrẻ cầm tập, tạo ra những món quà theo chủ đề để tặng trẻ sau mỗi lần trẻ thựchiện đúng yêu cầu của bài tập Tôi đã tham mưu ban giám hiệu tăng cường đầu

tư cho khu sasukênhí và đồ dùng cho góc vận động, huy động phụ huynh ủng hộnguyên vật liệu, phế liệu như: vải vụn, dây ni lông, hàn ván dốc….để tạo ra đồdùng cho trẻ tập

Nhà trường đã mua cho khu phát triển vận động cho trẻ rất nhiều đồ dùng vận động ngoài trời như : đường đi ghập ghềnh, cầu trượt, thang thể lực

Kết quả: Các lớp có đủ đồ dùng để thực hiện tất cả các bài tập ở khu thể chất,trong đó có nhiều loại đồ dùng đồ chơi, tất cả các loại đồ chơi đều thu hút sựchú ý của trẻ tham gia

Việc tạo môi trường và tạo góc vận động, làm đồ dùng cho trẻ cũng là một

trong những cách để động viên, khích lệ trẻ tham gia vận động

Trang 11

Môi trường cho trẻ luyện tập các kỹ năng vận động phải an toàn Tạo cho trẻcảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động vàphối hợp các giác quan.

*Biện pháp 3: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ (Đối với thể dục sáng)

- Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày

có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổimầm non Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũyđược sự sảng khoái cho cả ngày Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể củatrẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thếđúng đắn

Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất địnhsau giờ đón trẻ Thời gian tập khoảng 10 – 15 phút Trang bị dụng cụ như gậy,

nơ vòng, hoa tua, cờ …thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập Khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông vàđặc biệt là cột sống của trẻ Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay

cử động thoải mái, không cúi đầu Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi

đi bộ, chạy và làm các cử động khác Số lần lặp lạimỗi bài tập phụ thuộc vàotính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ Những bài tập khó, cókhối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chungđối với tay, chân thì nên từ 4- 6 lần Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻcần theo một số quy định Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối vớitrẻ em Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy

sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp,tuần hoàn, các nhóm cơ…

*Biện pháp 4 : Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập nhạc nhộn vào bài tập phát triển chung

Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc một tiết học giáo dục thểchất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh Thường thì cácgiáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài: “ một đoàn tàu” đi các kiểuchân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay – chân –thân – bật với nhịp hô của cô,… nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập nhưvậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động

ở trẻ, trẻ sẽ không đạt chỉ số 14: “Tham gia hoạt động học tập liên tục và không

có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút” Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố

âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục Cụ thể: Với phần khởi động tôi dẫn dắt hoặc

kể câu chuyện phù hợp với chủ đề cho trẻ hát một bài hát phù hợp với chủ đề và

đi khởi động kết hợp các kiểu chân sau đó cho trẻ về đội hình hàng dọc điểm

số, tách hàng để tập bài tập phát triển chung Bài tập phát triển chung tôi lựachọn là bài tập nhạc nhộn có động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bản đầy

đủ các động tác tay – chân – thân – bật có nhịp đầy đủ, có động tác nhấn mạnhcho vận động cơ bản Ví dụ bài : con cào cào, mở cửa ra… Và khi tập vận động

Trang 12

cơ bản, quá trình trẻ tập tôi cho trẻ tập cùng nhạc, nhạc là những bài hát phùhợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện bài tập củamình.Ví dụ : Bài cả nhà thương nhau, lý kéo chài, cháu thương chú bộ đội…Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như: chim bay, cò bay, hoặctập theo hình thức yoga kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấythoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trongtiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiếnthức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt, phát huy tính tích cực chủ động chotrẻ cũng như khả năng tự vận động.

*Biện pháp 5 : Tổ chức cho trẻ các lớp giao lưu với nhau qua Ngày hội thể thao

- Khi trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớpcủa mình Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với cácbạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giaotiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt động tôi đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trongkhối, trong các chủ đề và ngày hội thể thao

Ví dụ: + Vào ngày lễ thể thao chúng tôi thường đưa trẻ ra ngoài sân vậnđộng cùng các lớp khác tổ chức bài tập phát triển chung cả 4 lớp Sau đó lớpnào về lớp đó tổ chức những vận động của lớp mình Trẻ các lớp học rất hứngthú và sôi nổi cùng nhau giao lưu thử nghiệm sức mình ở các vận động

*Biện pháp 6: Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng

cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ.

Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước

và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vữngcho những thói quen này trong cơ thể Để vận dụng biện pháp này trong giảngdạy giáo dục thể chất, giáo viên cần cho trể tập đi tập lại động tác thật nhiều lần

để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó Nhờ việc củng cố nhữngbiểu tượng vận động này, trẻ sẽ tích lũy trong mình những vận động cơ bản rấtchắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương lai Sau đó tổ chức cho trẻ thamgia vận động ở mọi lúc, mọi nơi

Hay khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời giáo viên cũng cho trẻ tham giavận động dưới hình thức vui chơi, dựa trên những kỹ năng đã học ở trên tiết họctrẻ vừa chơi vừa củng cố lại những kiến thức đã học

*Biện pháp 7 : Khuyến khích tính tự giác và tích cực ở trẻ.

Giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên khôngnhững phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tácvận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chấtđạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng vàtập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao Những giờ học giáo dục thểchất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập sovới những hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt,

Trang 13

khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học.

Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũngkhuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động Kèm theo đó cô cũng cầnkhông ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặcđiểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tựnhiên nhất

*Biện pháp 8: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng.

Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, người ta tiến hành thông quanhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm thể dụcsáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạochơi, thăm quan, hội khỏe,giáo dục cá biệt, nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể dục cáctri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệthống, tổ chức và có kế hoạch Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ratrên tiết học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó củagiáo dục thể chất Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉphụ thuộc vào cánh lựa chọn các phương pháp dạy học, mà con phụ thuộc đáng

kể vào các hình thức dạy học Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sửdụng các hình thức sau:

5.1 Hình thức tập cả lớp đồng loạt:

Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện mộtbài tập vận động giống nhau Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùngmột lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năngvận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận độngkhi thực hiện bài tập

5.2 Hình thức tập theo nhóm:

Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớpthành 2 hoặc 3 nhóm , mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáoviên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách

Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vậnđộng cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bàitập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập

Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểunhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất,cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai Sau đó nhóm 1 tập vận động 2đồng thời nhóm 2 tập vận động 1 Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theocủa buổi tập

Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khảnăng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹnăng vận động cho trẻ

5.3 Hình thức tập cá nhân

Trang 14

Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướngdẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhượcđiểm của trẻ khi thực hiện bài tập

* Biện pháp 9: Sử dụng đồ dùng trực quan

Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy mọihoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình mẫutrực tiếp và hấp dẫn Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận độngdựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với động tác Có hai hình thức giảngdạy trực quan là làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát (trực quan trực tiếp) và dùnglời nói để mô tả động tác kèm với phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung racách tập (trực quan gián tiếp) Khi giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

cô cần phải phối hợp vận dụng cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầukhi mới học động tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻtập và làm quen với động tác mới

*Biện pháp 10: Xây dựng bài tập vận đảm bảo tính khoa học và hệ thống đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khảnăng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phùhợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan nộitạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể…Việc giảng dạy giáodục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện như vậy, và cần nâng dần

độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và hệthống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng Trong khi đưa vào giảng dạycũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vậnđộng từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi,cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tậpluyện về sau

Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để

từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượngvận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ Nếu bài dạy có nộidung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơthể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi vàkhông tiếp thu được bài tập Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sứckhỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sứckhỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từngtrẻ cá biệt trong lớp Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm vàthấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên

Khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động cần cho trẻ có thời gian để trẻluyện tập và kiên trì theo đuổi một hoạt động nào đó mà trẻ muốn trải nghiệmthành công Trẻ ở giai đoạn này rất hiếu động nhưng chúng ta không thể coi rằngtrẻ đã phát triển tất cả các kỹ năng vận động một cách tự nhiên Khi hướng dẫncho trẻ, không nhất thiết một nội dung nào giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ

Trang 15

các bước như tập mẫu, cho 1,2 trẻ lên tập thử, lần lượt từng cá nhân, từng nhóm,từng tổ lên thực hiện, mà căn cứ vào khả năng của trẻ, giáo viên có thể lựa chọncác bước để tổ chức thực hiện cho phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ được tham giavận động tích cực, thoải mái Tránh để trẻ phải đứng chờ đợi theo thứ tự mới đếnlượt được tham gia vận động Những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi Sau khi gọitên trò chơi giáo viên chỉ cần giải thích sơ lược và nhắc lại những điều cơ bản củatrò chơi, có thể đưa thêm một số yêu cầu cao hơn trước để trẻ thực hiện Đối vớitrẻ nhút nhát, rụt rè giáo viên cần chia nhỏ nhiệm vụ và thực hiện cùng với trẻ,giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin Với những hoạt động khó, giáo viên có thể hạthấp mức độ để trẻ được tận hưởng cảm giác thành công và hứng thú đến vớinhững hoạt động khác.

Để giúp trẻ được tham gia tập thể ở các hoạt động trong ngày tôi đã chỉ đạođến các lớp đưa nội dung tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp trongkhối, trong khu vào các ngày không có hoạt động vận động để tránh sự quá sứcđối với trẻ Các trò chơi trong hoạt động giao lưu được xen kẽ hoạt động động

và hoạt động tĩnh Các hoạt động tĩnh thường phát triển nhiều các cơ nhỏ nhưtrò chơi chyền bóng, lăn bóng và di chyển theo bóng , trò chơi dân gian “Cắpcua bỏ giỏ”

Qua thực hiện các buổi giao lưu GV đã nắm được phương pháp, thực hànhtốt cách thức tổ chức trò chơi cho trẻ ở các lứa tuổi mẫu giáo

Các trò chơi nhằm phát triển cơ lớp như: Nhảy cao, Nhảy xa, nhảy lò cò,chạy các trò chơi dân gian như: Nhảy bao bố; Kéo co; Ném bóng rổ; Đuathuyền…

Sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ được tuân theo những quy luật nhấtđịnh, do đó việc lựa chọn và áp dụng những bài tập rèn luyện thể lực cho trẻ cầnđược quan tâm đặc biệt

Trẻ từ 4-5 tuổi tiếp thu các động tác nhanh và thành thạo hơn, khả năng vậnđộng tại chỗ nhanh và tốt hơn, nhưng khi thực hiện 2 động tác cơ bản thì sựchuyển tiếp các động tác còn chậm và chưa liên tục Ở lứa tuổi này cần nângcao sức mạnh chuyên biệt như: Sức nhảy, sức ném, kéo, bắt bóng, tiếp súc vớicác vật chuyển động Trên cơ sở đó trẻ có khả năng phối hợp động tác của bảnthân với động tác của bạn khác

Đối với trẻ chậm tiếp thu thì động tác mẫu có tác dụng rất lớn Nội dunghướng dẫn và động tác làm mẫu cần ngắn gọn, đơn giản để trẻ dễ nhìn thấy, dễhiểu Không nên sửa động tác nhiều quá vì dễ làm cho trẻ mất hứng thú Nếu trẻkhông đạt như kết quả mong muốn thì giáo viên vẫn phải kiên trì động viên,khuyến khích trẻ để trẻ tiếp tục tập Đối với trẻ mẫu giáo lời khen, lời độngviên, khích lệ trẻ rất cần thiết, vì vậy giáo viên nên quan tâm đến những thànhtích nhỏ nhất của trẻ cũng được công nhận và khen ngợi để trẻ thấy rằng mình

đã cố gắng làm tốt

Việc lựa chọn địa điểm và trò chơi cho trẻ tập cũng rất quan trọng đến sức khoẻcủa trẻ, nếu trời lạnh, mưa cần tập trong phòng học và phòng học cần thoáng vàsạch sẽ

Trang 16

Các bài tập và trò chơi cần gắn với chủ đề, theo từng độ tuổi để gây hứng thú vàphát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia Để tạo hứng thú giáo viên cần liêntưởng đến các hình thức vận động của các con vật, của cây trồng, các hiện tượngtrong thiên nhiên Cụ thể là:

- Bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật như nhảy của thỏ, bay của chim,

đi lạch bạch của vịt, hay tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, lợn kêu, chim hót…

- Giả làm phương tiện giao thông: Tàu hỏa, máy bay, ô tô

- Làm các hiện tượng thiên nhiên: Gió thổi, mưa rơi, lá rụng

- Làm các động tác phát triển của cây: Gieo hat, hạt nảy mầm, cây lớn, cây ra nụ,cây ra hoa, ra quả, hái quả…

Trong một giờ hoạt động học có thể có một vận động mới và một vận động ôn,giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động

Lựa chọn bài tập và trò chơi cho trẻ 4 tuổi

Ví dụ: Vận động cơ bản: Ném xa bằng 2 tay

Trò chơi vận động: Nhảy như thỏ

Ví dụ: Vận động cơ bản: Bò dích dắc qua 5 điểm

Trò chơi cho trẻ 4 tuổi: Kéo co, cướp cờ, nhảy bao bố, đua thuyền, đôi bạnkhéo, đi như gấu, nhảy như thỏ, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, oẳn tù tìbằng chân, oẳn tù tì bằng tay, nhảy lò cò…

Ví dụ: Tổ chức trò chơi đua thuyền cho trẻ 4 tuổi và 5 tuổi

Cách chơi: Trẻ dùng chân quắp vào người bạn ngồi phía trước, hai bàn taychống xuống sàn nhấc người lên và đẩy người về phía trước

Luật chơi: Không bỏ chân làm đứt con thuyền, không dê mông xuống sàn Độinào về đích trước là thắng cuộc

Qua hoạt động góc trẻ cũng được phát triển các cơ ngón tay như :

Ví dụ: Ở góc toán Trẻ thực hiện gập, mở lần lượt từng ngón tay để đếm, thêm, bớt, tạo ra các hình học

Ví dụ: Ở góc tạo hình Trẻ được dùng bàn tay, ngón tay để vẽ, các ngón tay kết hợp với nhau cầm phấn, bút vạch ra những đường nét theo sự tưởng tượng của trẻ Trẻ dùng đất nặn nhào, bóp, lăn dọc, xoay tròn, ấn, dí cũng cần có sự khéo léo và sức mạnh của đôi bàn tay.

Với trò chơi đan tết, lắp ráp, cắt dán thường xuyên được giáo viên tổ chức trong hoạt động góc.

Bên cạnh đó tôi còn lồng ghép tổ chức trò chơi "Đánh cầu" ở hoạt động ngoàitrời Thông qua trò chơi đánh cầu đã giúp trẻ nhanh nhẹn, nhanh tay, nhanh mắt,kết hợp sự khéo léo, uyển chuyển của tất cả các bộ phận trên cơ thể

Cách chơi: Dùng 1 tay đánh quả cầu cho nảy lên cao sau đó nhấc 1 chân caovuông góc, 1 tay cùng phía với chân nhấc cao luồn xuống dưới qua đầu gốiđánh cầu cho nảy lên khi cầu rơi xuống và tiếp tục thực hiện ngược lại với chân

và tay bên kia

Ví dụ: Trò chơi “Cầu lông tiếp sức”

Chuẩn bị: Bảng con (vợt) Giấy báo xé dải và buộc thành quả cầu; cờhiệu.Vạch xuất phát tới cờ đích là 10m

Trang 17

Cách chơi: Dùng bảng con đập cho cầu nảy lên vừa đi từ điểm xuất phát tới

cờ hiệu rồi đi vòng lại Nếu làm rơi cầu phải nhặt lên đánh tiếp Khi trở về vạchđích thì bạn tiếp theo sẽ xuất phát Đội nào hết người trước là thắng cuộc

Luật chơi: Trẻ đập cầu đến đích phải chạy vòng qua cờ hiệu rồi mang cầu vềcho bạn đứng tiếp sau mình mới hết lượt chơi

Thông qua trò chơi Cầu lông tiếp sức trẻ đuợc luyện tính nhanh nhẹn, khéoléo, tính phối hợp với bạn

Ví dụ: Trò chơi “Oẳn tù tì bằng chân”

Quy định với trẻ cách chơi và tạo ra hình dạng như sau:

+ Cái búa: Nhảy đứng chụm 2 chân sát vào nhau.

+ Cái kéo: Nhảy bắt chéo chân

+ Cái dùi: Đứng co 1 chân, 1 chân đứng bằng các đầu ngón chân

+ Cái bao: Nhảy dạng 2 chân rộng với hết khả năng có thể

Cách chơi: 2 tay bắt vào nhay để sau lưng, dùng chân oẳn tù tì 3 hoặc 4 trẻnhảy tự do ở trong 1 cái vòng tròn và đọc câu “oẳn tù tì ra cái gì, ra cái này” kếtthúc câu nói trẻ phải nhảy và đứng lại ở 1 kiểu dáng đã quy định từ trước

Luật chơi: Trong quá trình chơi nếu ai bỏ tay ra đằng trước hoặc nhảy ra khỏivòng sẽ phạm luật và bị thua Bạn nào oẳn thắng 2 bạn cùng chơi sẽ thắng

Thông qua trò chơi trẻ có được tính tự giác, chấp nhận vui vẻ khi bị thua cuộc

2.4 Kết quả thu được vào cuối năm học khi thực hiện các biện pháp trên:

* Đối với giáo viên Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng vào tình

hình thực tế một cách hợp lý và kết quả mang lại cho trẻ sức khoẻ tốt, trẻ nhanhnhẹn, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, có ý thức kỷ luật tốt

Tôi triển khai các hoạt động vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất chyểnbiến một cách rõ nét, giáo viên có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc dạy cáchoạt động vận động và tổ chức trò chơi vận động

Qua một học kì thực hiện đề tài sức khỏe của trẻ lớp tôi như sau:

Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện

Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi

tham gia vận động

(15/41 cháu) 36,6%

(41/41 cháu) 100%

Trẻ tích cực tự giác trong giờ học (18/41 cháu)

43,9%

(39/41 cháu) 95,2%

Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt (32/41 cháu) (39/41

Trang 18

Trải qua quá trình thực hiện sử dụng một số biện pháp và hình thức phát triểntính tích cực vận động trong giáo dục thể chất tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân:

- Trước hết phải lập kế hoạch tổ chức các bài tập vận động

- Khi có kế hoạch rồi phải thống nhất với các giáo viên trong lớp về nội dung vàhình thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp

- Sau khi thống nhất với các giáo viên ở lớp cùng nhau xây dựng góc vậnđộng

- Để tổ chức tốt các giờ giáo dục thể chất cần có sự ủng hộ nhiệt tình của cácbậc phụ huynh

- Khi tổ chức các giờ học giáo dục thể chất, cần có những hình thức phong phú

và đa dạng, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động

- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí trẻ khi tổ chức các hoạt động thể dục cầnkhuyến khích tính tích cực, tự giác ở trẻ

- Tổ chức thể dục sáng cho trẻ tổ chức thường xuyên liên tục, đều đăn và đúnggiờ kết hợp dụng cụ như: quả bông, nơ, vòng , để trẻ tạp tích cực hơn

- Để giờ học của trẻ không mệt mỏi, uể oải cần đưa yếu tố âm nhạc, nhạc nhộnvào bài học giáo dục thể chất

- Hoạt động vận động để rèn luyện sức khỏe vì vậy giáo viên cần cho trẻ hoạtđộng ở mọi lúc mọi nơi

- Vận động mang yếu tố thi đua để từ đó trẻ cố gắng vì vậy giáo viên cần tổchức cho trẻ giao lưu với các trẻ ở lớp khác trong khối

- Để trẻ thực hiện tốt bài vận động cần xây dựng bài tập vận động đảm bảo tínhkhoa học và hệ thống , đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân củatrẻ

III PHẦN KẾT LUẬN

Qua quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vận động trong giáo dục thể chất vớicác biện pháp tôi nêu ở phần trên, trẻ lớp tôi đã mạnh dạn hơn trong tất cả cáchoạt động, những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn , không e dè sợ sệt nữa đa số trẻđều có kiến thức và kỹ năng tập các bài tập vân động Những trẻ lười vận độngđến bây giờ đã chăm chỉ luyện tập hơn, có lúc các trẻ tự ra góc vận động lấy đồdùng ra và tự tập với nhau, ngay cả khi giờ trả trẻ, có nhiều trẻ được bố mẹ đón

ra ngoài, cho chơi đồ chơi ngoài trời nhưng có mấy trẻ tạo thành một nhóm tự ragóc vận động lấy đồ dùng thể dục ra và luyện tập lẫn nhau Từ đó phụ huynhlớp tôi cũng quan tâm hơn tới khả năng vận động của con

1 Ý nghĩa của đề tài:

Trang 19

Với bản thân tôi “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Tạo ra sức khỏecho trẻ là một công việc vô cùng có ý nghĩa Nhằm giúp trẻ có đủ sức khỏe đểbước vào thế giới của người lớn, thông qua việc chơi mà học, học mà chơi, quahoạt động vận động vui chơi nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Giúptrẻ phát triển hài hòa về đước, trí, thể, mĩ Chính vì những lý do trên bàn thân tôikhông ngừng nỗ lực tìm tòi, tham khảo các tài liệu trong và ngoài chương trình,học hỏi các đồng nghiệp đi trước để nâng cao trình độ tay nghề, phải hết sứcchịu khó, kiên trì để có khả năng vận động tốt và tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi,sân chơi vận động thể dục phục vụ cho việc học và chơi của trẻ.

Thông qua việc áp dụng ‘‘ Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận độngcho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giáo dục thể chất” ở trường mầm non tôi thấycác cháu lớp tôi đã tiến bộ lên rất nhiều, mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, thích họcthể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, có thể lục khỏe mạnh

vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn

2 Kiến nghị-đề xuất :

* Đối với lãnh đạo nhà trường:

Tham mưu với lãnh đạo Phòng giáo dục đào tạo : cần trang bị cho trườngchúng tôi nhiều đồ chơi phát triển vận động cho trẻ hơn nữa để trẻ có thể tíchcực tham gia tập luyện dưới mọi hình thức, phát triển nhiều cơ quan chứcnăng trên cơ thể trẻ

* Đối với giáo viên: Phải chủ động tích cực bám sát chương trinh CS-GD trẻ

và kế hoạch của ngành, nhà trường, tăng cường nghiên cứu về vận động thểchất phù hợp với mọi lứa tuổi để có cách dạy tốt hơn Tạo cho trẻ có một môitrường học tập về phát triển thể chất tốt nhất

* Đối với phụ huynh:

Phải thường xuyên cho trẻ được trải nghiệm trực tiếp vào các hoạt động thểchất Từ đó trẻ được học hỏi khám phá trải nghiệm nhằm phát triển Đức-Trí-Thể -Mĩ tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc tổ chức cáchoạt động giáo dục thể chất tại trường mầm non Bên cạnh những kết quả thuđược là trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển tốt về thể lực.Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh những sai sót, tôi rất mong được sự quan tâm của Hội đồng khoa học các cấp để bản thân hoàn thiện hơntrong công tác

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ

khi lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo Đặc biệt giáo dụcthể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyếtTƯ4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏecủa nhân dân có ghi rõ: “Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người vàcủa toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc”

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w