Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2010 TIẾT 43+44 :TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa. - Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2. Kĩ năng: - Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Tích cực học tập trau dồi thêm kiến thức từ vựng. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng , từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm , hiện tượng một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1:Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức.Thành ngữ. Nghĩa của từ. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; ? Nhắc lại KN: Từ đơn, từ phức? cho VD? ? Nhắc lại các loại từ phức, cách phân biệt? - 1 H/s đọc BT 2 - HS: Làm bài tập -> Trình bày trước lớp - 1 H/s đọc yêu cầu BT I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. - Từ đơn: Là từ chỉ có 1 tiếng: gà, vịt, nhà, cây, xe ,trời… - Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên: 2 loại + Từ ghép: Được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: Nhà cửa,quần áo, cây cỏ… + Từ láy: Được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào… * Bài tập 3: SGK/123 - Từ láy: Có sự giảm nghĩa so với nghĩa gốc: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xâm xấp - Từ láy có sự tăng nghĩa so với nghĩa gốc: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô ? Nhắc lại khái niệm thành ngữ? - HS: Đọc yêu cầu BT - GV: Hướng dẫn H/s làm bài - HS: Trình bày BT trước lớp - GV: Thành ngữ, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh Tục ngữ: Là những cụm từ biểu thị phán đoán ,nhận định. - 1 H/s đọc yêu cầu BT - HS: Làm BT -> Trình bày trước lớp (chia nhóm) *Bài tập 4: - 2 dẫn chứng việc sử dụng thành ngữ trong văn chương VD: Vợ chồng quỷ quái tinh ma Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau (Thuý Kiều báo ân báo oán) "…Cái con mặt sứa gan lim này" "…tuồng mèo mả gà đồng" (Sùng bà nói về Thị Kính) * Đọc yêu cầu BT ? Thế nào là nghĩa của từ? ? Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải làm gì? - GV: Hướng dẫn H/s làm BT - HS: Trình bày BT trước lớp H/s * Bài tập 2: SGK/122 - Từ ghép: Giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn, ngặt nghèo - Từ láy: Nho nhỏ, gật gự, lạnh lung, xa xụi, lấp lánh 2. Thành ngữ: a. Khái niệm: Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng. b. Bài tập * Bài tập 2: SGK/123 mục II - Tổ hợp từ là thành ngữ: b, c, d, e + " Đánh trống bỏ dùi": làm việc không đến nơi, bỏ dở, thiếu trách nhiệm + "Chó treo mèo đậy": Muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại(không nên giải thích như vậy) =>muốn tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tùy cơ ứng biến,tùy từng đối tượngmà có cách hành xử tương ứng. + "Được voi đòi tiên": Tham lam được cái này muốn cái khác hơn + "Nước mắt cá sấu": sự thông cảm thương xót, giả dối nhằm đánh lừa người khác - Tục ngữ: "Gần mực…thì rạng": Hoàn cảnh, môi trường XH có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người. khác nhận xét - Gv : Đánh giá - Cách giải thích đúng b: vì cách giải thích: a vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, vì đó dùng một cụm từ có nghĩa thực thể để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất ( độ lượng - tính từ ) *Chọn cách giải thích đúng, giải thích vì sao lại chọn cách giải thích đó - HS: Cách giải thích đúng b: Vì cách giải thích; a vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, ? Từ nhiều nghĩa có đặc điểm gì? ? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ? GV: Hướng dẫn Hs làm BT. * Bài tập: - GV: Cho hs đọc yêu cầu của đề bài - HS: Thảo luận nhóm, trình bày - Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển sang nó chỉ có nghĩa như vậy trong văn cảnh này, chưa có trong từ điển -> không được coi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ - GV:Cung cấp một số bài tập - HS: Thực hiện - Hướng dẫn H/s làm bài - Đầu (2) Được dùng theo nghĩa gốc - Đầu (4) Dùng theo nghĩa tu từ - Đầu (1), (3) Dùng theo nghĩa từ vựng - Đầu (1)(3),(4)-> Chuyển nghĩa *Bài tập 3: - Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: + Đầu voi đuôi chuột: Công việc lúc đầu làm tốt nhưng cuối cùng lại không ra gì? + Như chó với mèo: Xung khắc, không hợp nhau - Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật: + Cây nhà lá vườn: Những thức rau, hoa, quả do nhà trồng được (không cầu kì, bày vẽ) + Cưỡi ngựa xem hoa: Việc làm mang tính chất hình thức, không có hiệu quả cao 3. Nghĩa của từ: a. Khái niệm : - Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị - Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể b. Bài tập: *Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau: - Nghĩa của từ mẹ là: "Người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con" 4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; a. Khái niệm: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc b. Bài tập: *Bài tập 1: - Giải thích các thành ngữ sau trong "Truyện Kiều" - "Cá chậu chim lồng": Chỉ hạng người tầm thường cam chịu sống HẾT TIẾT 43 CHUYỂN TIẾT 44 * HOẠT ĐỘNG 2: Từ đồng âm. Từ đồng nghĩa. Từ trái nghĩa. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Trường từ vựng ? Thế nào là từ đồng âm? ? Phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm? Cho VD? - HS: Làm bài tập (mục V/SGK 124) ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD? HD H/s làm bài tập mục VI. - Chọn cách hiểu đúng trong những cách sau đây? Giải thích vì sao lại chọn như vậy? - Đọc yêu cầu BT 3 - Trình bày miệng trước lớp ? Nhắc lại khái niệm từ trái nghĩa? Cho VD - HS: Đọc yêu cầu BT - HS: Trình bày trước lớp - GV: Diễn giảng thêm trong vùng giam hãm, cầu thực: - Lá thắm chỉ hồng: việc xe duyờn vợ chồng, việc nhân duyên do trời định * Bài tập 2: - " Đầu súng trăng treo" (1) - " Ngồi đầu cầu nước trong như ngọc" (2) - " Trên đầu những rác cùng rơm" (3) - " Đầu xanh có tội tình gì" (4) 5.Từ đồng âm: a. Khái niệm: - Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau - Từ đồng âm: Ý nghĩa của các từ này không có mối liên hệ với nhau - Từ nhiều nghĩa: các nghĩa khác nhau của từ có liên quan đến nhau. b. Bài tập: *Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa: - Lá 1: nghĩa gốc, Lá 2 (lá phổi): Mang nghĩa chuyển - Đường 1: Đường ra trận, Đường 2: Như đường => Từ đồng âm-> Nghĩa khác nhau, không có nghĩa 6.Từ đồng nghĩa: a. Khái niệm: b. Bài tập: *Bài tập 2: - Chọn cách hiểu d: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng" *Bài tập 3: - Khi người ta đã ngoài 70 xuân…-> Từ xuân thay thế cho từ tuổi => Xuân một mùa trong năm đồng nghĩa 1 tuổi ( Lấy bộ phận để chỉ toàn thể - hình thức chuyển nghĩa - Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình (trái nghĩa lượng phân: biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ: Rất, hơi, lắm, quá) - Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo (trái nghĩa thang độ: biểu thị khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, quá) ? Nêu khái niệm về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? Cho VD - HS: 1 HS lên bảng, lập bảng hệ thống - 1 H/s trình bày miệng - H/s: Khác bổ sung ? Nhắc lại khái niệm trường từ vựng? Cho VD? - HD H/s làm BT - HS: Trình bày trước lớp * bài tập: - 2 từ cựng tường từ vựng là tắm - Bể -> Tăng giá trị biểu cảm của câu nói, tăng sức tố cáo tội ác thực dân Pháp - GV: Hướng dẫn H/s làm bài * Bài tập 2: Tìm các từ trái nghĩa trong 6 câu đầu trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích", chỉ ra tác dụng của chúng * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Hệ thống bài - Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ nhiều nghĩa: theo hình thức hoán dụ ) - Từ xuân ở đây được sử dụng để tránh lặp từ, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả 7. Từ trái nghĩa a. Khái niệm: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó VD: Già >< Trẻ ( độ tuổi) b. Bài tập: *Bài tập 1: - Cặp từ có quan hệ trái nghĩa: Xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp *Bài tập 2: - Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình - Cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo 8. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: a. Khái niệm: VD: Động vật: chó, mèo, gà, lợn b. Bài tập : - Từ: Từ đơn và từ phức - Từ phức: Từ ghép và từ láy + Từ ghép: Chính phụ + đẳng lập + Từ láy: Láy toàn bộ + láy bộ phận Láy bộ phận: Láy âm và láy vần - Giải thích nghĩa của những từ trong sơ đồ VD: Từ láy âm là từ láy các bộ phận phụ âm đầu 9. Trường từ vựng a. Khái niệm. VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút… b. Bài tập: * Bài tập 1: Tìm các từ và cụm từ đồng nghĩa với chị Dậu qua lời dẫn truyện của tác giả trong đoạn trích - Các nội dung: : Từ, đồng âm, …, trường từ vựng + Ôn lại các nội dung đó học Làm các bài tập - Soạn "Đồng chí" - Lập dàn ý đề bài viết số 2 "Tức nước vỡ bờ" III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC E. RÚT KINH NGHIỆM: . . ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ****************************** . TỪ VỰNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển. Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Một số khái niệm