Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS).
Trang 1MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ ngày càng trở nên một nhu cầutất yếu và cần thiết của Việt Nam Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông NamÁ (ASEAN) năm 1995, ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại ViệtNam- Hoa Kỳ (BTA) năm 2000, ký kết và phê chuẩn các Hiệp định thươngmại đầu tư với nhiều quốc gia là một số ví dụ điển hình về các hoạt động hộinhập tích cực của Việt Nam Gần đây nhất là việc Việt Nam trở thành thànhviên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Trở thành thànhviên của tổ chức này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tham gia tất cả cáchiệp định đa biên của WTO, trong đó có Hiệp định về các khía cạnh liên quantới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là Hiệp định TRIPS).
Quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được bàn tới trong chương trình nghịsự của Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) tại Vòng đàmphán về hàng giả ở Tokyo năm 1978 Tuy nhiên phải đến Vòng đàm phánUrugoay của GATT (1986-1994), quyền sở hữu trí tuệ mới thực sự trở thànhđối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của GATT và với việc thông qua Hiệpđịnh TRIPS, quyền sở hữu trí tuệ trở thành đối tượng điều chỉnh của WTO.Tại các nước phát triển, nơi có nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử vàkhoa học công nghệ ở trình độ cao, vai trò của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệđược nhìn nhận và đánh giá đúng giá trị đích thực của nó Tuy nhiên, tại cácnước đang phát triển và đặc biệt là chậm phát triển thì quyền sở hữu trí tuệđang bị vi phạm nghiêm trọng Các sản phẩm sao chép, bắt chước được bánvới giá thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm hợp pháp Kết quả là nhà sảnxuất chân chính không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếptục tồn tại, tiếp tục nghiên cứu và tiếp tục sáng tạo.
Trang 2Việt Nam không nằm ngoài hiện tượng trên Là một nước đang pháttriển, đang trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam đang phải đối mặt với nạnhàng giả, hàng nhái tràn lan Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưanhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và còncho rằng đó là việc của Nhà nước Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vẫn hàngngày vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và không ít doanh nghiệp chưa biết làm thếnào để bảo vệ quyền lợi bị vi phạm Đây thực sự là một khó khăn cho ViệtNam khi phải thực hiện các cam kết đối với WTO về bảo hộ quyền sở hữu trítuệ Trong khi đó, WTO yêu cầu các Thành viên của mình phải xây dựng mộthệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mạiquốc tế phát triển
Thế nào là một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu ? ViệtNam đã có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như vậy hay chưa? Nếu chưacó thì cần phải xây dựng hệ thống này như thế nào? Nếu đã có thì nó đã phùhợp với yêu cầu của WTO hay chưa? Để trả lời tất cả những câu hỏi này, cầnphải có sự nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và cụ thể.
Đó là lý do để em chọn Luận án về vấn đề «Xây dựng hệ thống bảo hộquyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khíacạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS)»
2 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trítuệ đã và đang thu hút sự chú ý, sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhàkhoa học Việt Nam và nước ngoài Tuy nhiên, vấn đề về hệ thống bảo hộquyền sở hữu trí tuệ lại là một vấn đề rất mới Vấn đề xây dựng hệ thống bảohộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO lại còn mới hơn,không chỉ đối với Việt Nam mà đối với nhiều nước.
Trang 32.1 Ở nước ngoài
Ở nước ngoài, đã có nhiều công trình nghiên cứu các quy định củaWTO về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như những báo cáo về hệ thốngpháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam Đáng chú ý nhất lànhững công trình sau:
- Jorge A Z Bermudez và Maria Auxiliadora Oliveira, Rio de Janeiro(2004), Sở hữu trí tuệ trong bối cảnh WTO/TRIPS : thách thức với sức khoẻcộng đồng
- Hansen, Hugh (2004), Sở hữu trí tuệ : Khó khăn về đạo đức, phápluật, Ohio State University.
- Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (2001), Cẩm nang sở hữu trí tuệ :Chính sách, pháp luật và áp dụng
- Liên minh sở hữu trí tuệ quốc tế (International Interlectual PropertyAlliance- IIPA) (2005-2007), Báo cáo tình hình vi phạm sở hữu trí tuệ ở ViệtNam.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng hệ thốngbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với hiệp định TRIPS.
2.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng có những công trình đáng chú ý sau :
- Trần Hồng Minh (2006), So sánh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệcủa Việt Nam theo Hiệp định TRIPS- WTO, đề tài nghiên cứu khoa học cấpBộ.
- Đinh Thị Mai Phương (2004), Cẩm nang pháp luật về sở hữu trí tuệvà chuyển giao công nghệ (Dùng cho doanh nghiệp, doanh nhân), Nxb Chínhtrị Quốc gia
Trang 4- Nguyễn Thị Quế Anh (2005), Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cácquy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luậtsố tháng 3
- Đoàn Năng (2005), Thực trạng pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt nam,Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 3.
- Trần Lê Hồng (2007), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưasở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học, đề án Nghiêncứu Khoa học cấp Bộ.
Các công trình xuất bản ở nước ngoài nêu trên chỉ tập trung khai tháckhía cạnh tác động của Hiệp định TRIPS tới sức khoẻ cộng đồng và tác độngtới các nước nghèo trong việc hưởng lợi từ những phát minh khoa học trên thếgiới Các công trình công bố ở Việt Nam phần lớn chỉ nghiên cứu pháp luậtvề sở hữu trí tuệ hoặc phân tích vấn đề quyền sở hữu trí tuệ từ thực trạng điềuchỉnh của pháp luật đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đưara hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam về xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối vớitừng đối tượng cụ thể
Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề xây dựng hệthống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định TRIPS.Đây là Luận án tiến sỹ kinh tế đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề có tính lý luận về bảo hộ quyền sở hữutrí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của hiệp định TRIPS vàphân tích sự cần thiết phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; saukhi phân tích thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt
Trang 5Nam, Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng hệ thống bảo hộquyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với các quy định của Hiệp địnhTRIPS nhằm tạo cơ sở để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết trong WTO vềbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong WTO.
- Nêu rõ sự cần thiết khách quan phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyềnsở hữu trí tuệ phù hợp với hiệp định TRIPS.
- Phân tích thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nayvà nêu bật những bất cập, nguyên nhân cũng như thực trạng xây dựng hệthống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, đặc biệt trong khoảng thờigian 2 năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO và phải thực thicác cam kết theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS.
- Chỉ ra các điểm chưa tương thích giữa hệ thống bảo hộ quyền sở hữutrí tuệ ở Việt Nam so với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể về xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ của Việt Nam phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPSnhằm tạo thuận lợi để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết quốc tế của mình
Trang 64 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm những vấn đề liên quanđến sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hệthống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Đối tượng nghiên cứu của Luận án còn baogồm những quy định của Hiệp định TRIPS, của Việt Nam về bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ và xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Ngoài ra, đểhoàn thành luận án, việc phân tích kinh nghiệm của một số nước về xây dựnghệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng là đối tượng nghiên cứu của luậnán
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung, phạm vi nghiên cứu của Luận án giới hạn ở việcphân tích các quy định trong pháp luật Việt Nam và của Hiệp định TRIPS vềquyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hệ thống bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ.
Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một khái niệm rất rộng và phứctạp với ý nghĩa là tập hợp các bộ phận có mối quan hệ hữu cơ với nhau Trongkhuôn khổ của một Luận án tiến sỹ, khi phân tích những vấn đề liên quan đếnhệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nội dung của Luận án giới hạn sự phântích ở ba bộ phận cấu thành hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Đó là tậphợp các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nhà nước, là tập hợp cáchoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu và tập hợp các hoạtđộng tạo thành hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của xã hội
- Về mặt thời gian, Luận án nghiên cứu quá trình xây dựng hệ thốngbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam chủ yếu từ năm 1995 (năm ban hànhBộ luật Dân sự đầu tiên của Việt Nam trong đó có các quy định về quyền sở
Trang 7hữu trí tuệ) cho đến hết 6 tháng đầu năm 2008 và tầm nhìn đến năm 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của Luận án là phương pháp duy vậtbiện chứng của chủ nghĩa Mác- Lê nin Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quanđiểm phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nướccũng là kim chi nam cho phương pháp luận nghiên cứu của Luận án
Ngoài ra, để hoàn thành luận án, tác giả áp dụng tổng hợp các phươngpháp nghiên cứu cụ thể của Luận án là phương pháp nghiên cứu tổng hợp,phân tích, thống kê, hệ thống hoá và diễn giải Đặc biệt, phương pháp so sánhluật học cũng được Luận án áp dụng thường xuyên nhằm nêu bật những quyđịnh có tính chất bắt buộc của Hiệp định TRIPS đối với các quốc gia thànhviên và những bất cập trong các quy định của Việt Nam về bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ cũng như xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
6 Những điểm mới và đóng góp của luận án
- Luận án đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về bảo hộ quyền sở hữutrí tuệ và những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mạitheo cách hiểu của Hiệp định TRIPS.
- Lần đầu tiên Luận án đưa ra khái niệm về hệ thống bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ và các bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trítuệ.
- Luận án đã đánh giá một cách khách quan thực trạng bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ và thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở ViệtNam.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể về xây dựng hệ thốngbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu ở Việt Nam phù hợp với các quy định
Trang 8của Hiệp định TRIPS
Trang 9“Sở hữu” là khái niệm dùng để chỉ sự chiếm hữu của con người đối vớitài sản Sự chiếm hữu như vậy xuất hiện trong quá trình con người lao độngsản xuất ra của cải vật chất cho xã hội Trong quá trình lao động sản xuất này,con người đã tham gia vào các mối quan hệ xã hội- quan hệ sản xuất, đồngthời con người cũng chiếm hữu của cải vật chất để phục vụ cho cuộc sống củamình và phục vụ cho quá trình sản xuất Đó là quan hệ sở hữu Quan hệ sởhữu là quan hệ giữa người với người, trong quá trình lao động sản xuất vàchiếm hữu của cải thu được trong quá trình sản xuất đó Quan hệ sở hữu tồntại trong mọi chế độ xã hội Sở hữu là “chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ củacải vật chất trong xã hội” [46, tr.1077] Của cải vật chất trong xã hội là nhữnggiá trị hữu hình hoặc vô hình đem lại lợi ích thiết thực cho người sở hữu Haynói cách khác, của cải vật chất này chính là tài sản [46, tr.1096].
Có hai loại tài sản, tài sản hữu hình và tài sản vô hình Tài sản trí tuệ làtài sản vô hình “Trí tuệ” là thuật ngữ chỉ “khả năng nhận thức lý tính của conngười đạt đến một trình độ nhất định” [40, tr.1280] về một sự vật hay hiệntượng nào đó Tài sản trí tuệ là kết quả nghiên cứu thông qua hoạt động laođộng sáng tạo của con người và đem lại cho người sáng tạo những lợi ích thiếtthực Tài sản trí tuệ là tài sản vô hình Chúng bộc lộ ra bên ngoài dưới một
Trang 10hình thức khách quan nhất định nhưng bản thân chúng không phải là vật chấtmà là sản phẩm của sáng tạo Để xác định số lượng và chất lượng của tài sảntrí tuệ, người ta không thể dùng các đại lượng đo lường thông thường nhưcân, đo, đong, đếm, …mà ngược lại, người ta phải căn cứ vào chính nội dungvà phạm vi của tài sản trí tuệ được thể hiện dưới hình thức khách quan Việcchiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ tài sản trí tuệ cũng có những đặc điểm riêngso với việc chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ tài sản hữu hình Các tài sản trítuệ không mang tính giới hạn và không bị loại trừ Một bản nhạc, một chươngtrình phần mềm máy tính sau khi được sáng tác, có thể được hàng triệu ngườinghe và sử dụng dù cho họ ở bất kỳ đâu trên thế giới
Từ phân tích ở trên có thể kết luận sở hữu trí tuệ là sở hữu tri thức, sởhữu những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người Một cách dễ hiểu, sở hữutrí tuệ là việc chiếm hữu, sử dụng và hưởng thụ lợi ích có được từ các sảnphẩm sáng tạo đó Do đặc tính vô hình của tri thức, của loại tài sản trí tuệ nênkhó có thể xác định được đặc điểm vật chất của sở hữu trí tuệ.
Một người đầu tư công sức, tiền bạc để viết một cuốn sách nhưng saukhi công bố thì thông tin trong cuốn sách trở thành của chung và ai cũng cóthể sử dụng và hưởng thụ thông tin đó Như vậy, từ giác độ kinh tế, nếukhông có một cơ chế hoàn trả chi phí thì sẽ không thể khuyến khích các chủthể sáng tạo, càng không thể phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức Vì thế,chính sách và pháp luật phải được ban hành để bảo hộ tài sản trí tuệ nhằm xáclập, thừa nhận, củng cố quyền sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho tài sản trí tuệphát triển và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quy phạm pháp luật được ban
hành nhằm xác lập, ghi nhận, củng cố và bảo vệ các quan hệ sở hữu trí tuệtrong xã hội Theo từ điển tiếng Việt năm 2008, khái niệm quyền sở hữu trítuệ được hiểu là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ” [46,
Trang 11tr.1076] Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 quy định rằng quyền sở hữutrí tuệ là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyềntác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp vàquyền đối với giống cây trồng.” (Điều 4, khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm2005) Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu (tại điều 4 khoản 4 Luật này) làquyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợpbán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
Pháp luật nhiều nước không định nghĩa thế nào là quyền sở hữu trí tuệmà chỉ liệt kê các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ, Bộ luật Sở hữutrí tuệ năm 2003 của Pháp không nêu khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ màchỉ liệt kê những đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật này, đó là quyềntác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng mới tạiđiều L111-1, L412-1, L511-1, L611-2 [63] Theo đó, quyền sở hữu côngnghiệp gồm quyền đối với phát minh, sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểudáng công nghiệp và bí quyết công nghệ
Pháp luật của Hoa Kỳ cũng không có quy định khái niệm của quyền sởhữu trí tuệ mà chỉ quy định cụ thể về từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.Bộ luật Hoa Kỳ năm 1996 (United States Code 1996) dành hẳn quyển 7,chương 58 để đưa ra những quy định về bảo hộ giống cây trồng; quyển 15,chương 22 về nhãn hiệu hàng hoá; toàn bộ quyển 17 về quyền tác giả; quyển35 về bằng phát minh, kiểu dáng công nghiệp [74]
Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của Nhật Bản thay vì nêu khái niệmquyền sở hữu trí tuệ, cũng chỉ liệt kê các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệbao gồm quyền đối với bằng phát minh (bao gồm cả bằng bảo hộ giống câytrồng mới), giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá,quyền tác giả, bí quyết thương mại, hành vi chống cạnh tranh không lànhmạnh [54, tr.2].
Trang 12Có thể thấy pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của nhiều nước khôngchú trọng tới việc nêu khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ mà thường liệt kê cácđối tượng của tài sản trí tuệ Thực tiễn này ảnh hưởng tới nội dung của cácđiều ước quốc tế lớn trên thế giới về quyền sở hữu trí tuệ Hiệp định về cáckhía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của WTO (Hiệp địnhTRIPS) dành toàn bộ phần II để nêu ra các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ,gồm quyền tác giả, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểudáng công nghiệp, patent (bằng phát minh), giống cây trồng, thiết kế bố trímạch tích hợp, bảo hộ thông tin bí mật và khống chế các hoạt động chốngcạnh tranh trong các hợp đồng li- xăng [25].
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) là tổ chức hoạt động tronglĩnh vực sở hữu trí tuệ lớn nhất thế giới với 184 quốc gia thành viên tính đếnhết tháng 4 năm 2008, cũng chỉ liệt kê đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ gồmquyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, trong đó quyền sở hữu côngnghiệp là quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, bằngphát minh và chỉ dẫn địa lý [76] Mặc dù vậy, tổ chức này đã cố gắng kháiquát hoá cách hiểu về quyền sở hữu trí tuệ, theo đó quyền sở hữu trí tuệ đượchiểu “là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vựccông nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật” [47, tr.3]
Từ phân tích nêu trên, có thể rút ra những nhận xét sau:
- Pháp luật quốc tế và pháp luật nhiều nước không đưa ra một kháiniệm về quyền sở hữu trí tuệ mà chỉ liệt kê các đối tượng của quyền sở hữu trítuệ Nói cách khác, khái niệm về sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ lànhững vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được giới luật gia các nước đầu tư nghiên cứuvà xây dựng.
- Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, theo quy định của pháp luậtcác nước mặc dù có những điểm khác nhau nhưng về cơ bản đều có điểm
Trang 13chung là đều quy định về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyềnđối với giống cây trồng
- Đối tượng được bảo hộ trong quyền sở hữu công nghiệp có thể đượcmở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo cách quy định của từng nước Ví dụ như quyềnsở hữu công nghiệp ở Hoa Kỳ và Nhật không bao gồm chỉ dẫn địa lý trongkhi đây lại là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo Hiệp địnhTRIPS, WIPO, Việt Nam, v.v
Trên cơ sở nhận xét ở trên, tác giả Luận án cố gắng phân tích để làm rõhơn khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ là quyền chiếmhữu, sử dụng và định đoạt các tài sản trí tuệ Không phải mọi tài sản trí tuệđều được nhà nước ghi nhận và bảo hộ Pháp luật các nước đều liệt kê các tàisản trí tuệ mà các chủ thể có quyền sở hữu Luận án chọn cách liệt kê củaHiệp định TRIPS về các tài sản trí tuệ được bảo hộ để nghiên cứu, theo đóquyền sở hữu trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyềnđối với giống cây trồng Quyền sở hữu công nghiệp gồm quyền đối với nhãnhiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, patent (bằng phátminh), thiết kế bố trí mạch tích hợp, bảo hộ thông tin bí mật và khống chế cáchoạt động chống cạnh tranh trong các hợp đồng li- xăng
Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc điểm sau:
- Quyền sở hữu trí tuệ được điều chỉnh bằng pháp luật rất muộn so vớiquyền sở hữu tài sản hữu hình mặc dù trên thực tế đã tồn tại sự sáng tạokhông ngừng của con người trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh.Cùng với lao động tạo ra của cải vật chất, con người đã tạo ra các sản phẩmtinh thần như các bài hát, bài thơ, v.v Đồng thời, cũng trong lao động tạo ravật chất, con người tạo ra những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế, giảipháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp nhằm nâng cao hơn chất lượng cuộcsống của mình Tuy nhiên, phải đến năm 1474, đạo luật đầu tiên điều chỉnh
Trang 14quyền sở hữu trí tuệ mới xuất hiện, đó là đạo luật về văn bằng phát minh dothành phố tự trị Venedig cấp cho những người phát minh ra những đồ vật mớimang tính sáng tạo, được đặc quyền khai thác thương mại đồ vật đó trong thờihạn 10 năm [36, tr 184].
- Quyền sở hữu trí tuệ là một quan hệ pháp luật đặc biệt vì khách thểcủa quyền này không phải vật cụ thể mà là sản phẩm của lao động sáng tạođược thể hiện dưới dạng phi vật chất Nó chỉ được vật chất hoá khi đượcmang ra áp dụng vào sản xuất, kinh doanh Khách thể của quyền sở hữu trítuệ được phân thành hai nhóm chính, đó là nhóm vận dụng trong đời sốngtinh thần của con người và làm phong phú hơn nhu cầu tinh thần của conngười và nhóm được áp dụng vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra các sản phẩmvật chất mang tính công nghệ
- Các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong quyền sở hữu trítuệ được chia thành hai nhóm quyền, đó là quyền tài sản và quyền nhân thân.Giữa quyền nhân thân và quyền tài sản luôn tồn tại mối quan hệ hữu cơ.Quyền này là tiền đề của quyền kia Quyền tài sản chỉ có thể xác định chomột chủ thể nhất định dựa trên căn cứ quyền nhân thân có mối liên hệ trựctiếp với tài sản Những quyền liên quan đến nhân thân người sáng tạo khôngthể tách rời và thuộc về người sáng tạo vĩnh viễn như quyền đứng tên tác giả,quyền đặt tên tác phẩm; những quyền tài sản có thể chuyển giao cho ngườikhác thông qua các hợp đồng chuyển giao quyền.
- Quyền sở hữu trí tuệ không mang tính tuyệt đối và vô thời hạn nhưquyền sở hữu các tài sản hữu hình Một bài thơ hay, một bức tranh đẹp khôngnên chỉ dành cho một người hay một nhóm người chiêm ngưỡng mà phảiđược chia sẻ với xã hội, tức là mang lại phúc lợi cho toàn bộ xã hội Vì thế,quyền sở hữu trí tuệ luôn luôn bị giới hạn bởi lợi ích cộng đồng Do đó tácgiả, chủ sở hữu một tác phẩm không thể có độc quyền chiếm hữu, sử dụng và
Trang 15định đoạt vô thời hạn đối với tác phẩm Độc quyền này chỉ được tồn tại trongmột thời hạn nhất định, ví dụ, ở Việt Nam, độc quyền sử dụng một cuốn sáchchỉ tồn tại trong khoảng thời gian là cuộc đời của tác giả và 50 năm sau khitác giả qua đời Hoặc như quyền đối với bằng phát minh sáng chế, bên cạnhgiới hạn về thời gian (ví dụ 20 năm ở Việt Nam) còn có giới hạn về điều kiệnsử dụng (như li- xăng bắt buộc ở Việt Nam trong trường hợp bảo đảm mụctiêu an ninh, quốc phòng, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước và xãhội).
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thương mại hiện đại, ngàynay vai trò của tri thức, của tài sản trí tuệ ngày càng được khẳng định Giá trịkinh tế và khả năng sinh lợi của tài sản trí tuệ đã dẫn đến một thực tế ngàycàng trở nên hiện hữu Đó là tài sản trí tuệ cũng mang tính thương mại và vìvậy, pháp luật phải có cách tiếp cận mới đối với quyền sở hữu trí tuệ: tínhthương mại của quyền sở hữu trí tuệ.
- Quyền sở hữu trí tuệ dễ bị xâm phạm hơn bất kỳ quyền sở hữu tài sảnhữu hình nào Những sản phẩm sáng tạo của trí tuệ một khi đã được bộc lộcông khai sẽ dễ dàng được phổ biến và bị khai thác giá trị kinh tế thông quahệ thống thông tin của một quốc gia, của một khu vực, của các tổ chức quốctế Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phát triển và đã vượt rangoài phạm vi quốc gia, ngoài khả năng kiểm soát của chủ sở hữu và quantrọng hơn cả là khó có thể ngăn chặn nếu không có những cơ chế bảo hộ hữuhiệu Quyền sở hữu trí tuệ được ghi nhận và bảo hộ ở một quốc gia thì khôngcó nghĩa là sẽ được bảo hộ ở các quốc gia khác Việc xâm phạm có thể diễn rangay trước mắt chủ sở hữu tại quốc gia khác mà không hề bị coi là phạmpháp Do đó, trong điều kiện tự do hoá thương mại, việc bảo hộ quyền sở hữutrí tuệ trên quy mô quốc tế thông qua các điều ước quốc tế là cần thiết
Trang 161.1.2 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Bảo hộ được hiểu là “che chở, không để bị tổn thất” [46, tr 49] Nhưvậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ là những hành động mang tính chất chechở quyền sở hữu trí tuệ nhằm không để xảy ra tổn thất về cả tinh thần và vậtchất Bên cạnh thuật ngữ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta cũng thườnggặp cụm từ “bảo vệ quyền sở hữu” “Bảo vệ” là “chống lại mọi sự huỷ hoại,xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn” [46, tr 50] Như vậy, về nghĩa, “bảovệ” cũng tương đương với “bảo hộ” nhưng từ “bảo hộ” thường hay được hiểulà hoạt động của nhà nước trong khi “bảo vệ” có thể là hoạt động của bất cứchủ thể nào Do đó, hiểu theo nghĩa hẹp thì bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là“việc nhà nước-thông qua hệ thống pháp luật-xác lập quyền của các chủ thểđối với đối tượng sở hữu trí tuệ tương ứng và bảo vệ quyền đó, chống lại bấtkỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba” [44, tr 20] Hiểu theo nghĩa rộng thì bảohộ quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động bảo hộ của nhà nước, của chính chủ sởhữu và của toàn thể xã hội hướng tới việc bảo đảm quyền sở hữu hợp phápcủa chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình [3, tr 62].
Trong phạm vi Luận án này, khái niệm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽđược nghiên cứu theo nghĩa rộng nói trên Nói cách khác, bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ là hoạt động, theo đó:
- Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật nhằm xác lập quyền sởhữu của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ Xác lập là ghi nhận và bảo đảm cơsở pháp lý cho chủ sở hữu có thể thực hiện được các quyền của mình Bêncạnh đó, nhà nước cũng quy định các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, của người sử dụng hợp pháp tài sản trí tuệtheo những cơ chế nhất định Như vậy, hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệcủa Nhà nước sẽ thể hiện trên hai phương diện Phương diện thứ nhất là xâydựng pháp luật nhằm xác lập quyền sở hữu của sở hữu chủ đối với tài sản trí
Trang 17tuệ và phương diện thứ hai là thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trítuệ.
- Chủ sở hữu, trên cơ sở các quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ do Nhà nước ban hành, thực hiện các thủ tục cần thiết để xác lậpquyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của mình Ngoài ra, khi các quyền và lợiích hợp pháp bị xâm phạm, chủ sở hữu phải có biện pháp tự bảo vệ và yêucầu pháp luật bảo vệ.
- Quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể được bảo hộ một cách hữu hiệu khi cósự tham gia bảo hộ của cả cộng đồng xã hội Cộng đồng xã hội bảo hộ quyềnsở hữu trí tuệ thể hiện qua sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu vàtích cực tuân thủ pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Tiêu chí để đolường cụ thể về hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng xã hộilà tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động bảo hộquyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng xã hội càng hiệu quả.
Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là tất cả những biện pháp được ápdụng nhằm bảo đảm cho các chủ sở hữu của tài sản trí tuệ- những người sángtạo ra tài sản trí tuệ- có thể khai thác lợi ích thiết thực từ những tài sản do họsáng tạo ra Nếu phân tích từ góc độ dân sự, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ làxác lập, củng cố và bảo vệ quyền sở hữu (gồm quyền chiếm hữu, quyền sửdụng và quyền định đoạt) của các chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ Xác lậpquyền sở hữu trí tuệ là xác nhận về mặt pháp lý rằng một người sáng tác, mộtnhà viết kịch, một nhà sáng chế là chủ sở hữu của sáng tác, của kịch bản đó.Khi là chủ sở hữu của những tài sản này, họ có quyền thủ đắc, có quyền sửdụng, có quyền bán, tặng, cho
Nếu phân tích từ góc độ kinh tế và cụ thể hơn là từ góc độ thương mại,bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là tất cả các biện pháp được áp dụng nhằm đảmbảo cho các chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ có thể khai thác giá trị kinh tế,
Trang 18khai thác lợi ích thương mại, hay nói cách khác là khai thác khả năng sinh lợitừ các sản phẩm trí tuệ do chính họ sáng tạo ra nhằm một mặt được hưởng lợiích từ các tài sản đó, mặt khác bù đắp và tái tạo sức lao động mà họ đã bỏ ranhư thời gian, trí lực, sức khoẻ
1.1.3 Các đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ1.1.3.1 Quyền tác giả và các quyền có liên quan
Quyền tác giả (tiếng Anh là copyright), còn được gọi là bản quyềnđược đề cập lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1481 tại Milan qua sự kiệnCông tước xứ Milan cấp độc quyền in một sản phẩm cho một nhà in củaMilan Ngay sau đó, những bảo hộ tương tự cũng được cấp cho các nhà in ởĐức, Pháp, Ý, và Tây Ban Nha [72, tr 475]
Quyền tác giả được pháp luật của nhiều nước trên thế giới thừa nhậnnhưng mức độ thừa nhận ở những phạm vi rộng hẹp khác nhau Phần lớn cácnước chọn mô hình pháp luật bảo hộ quyền tác giả theo những tiêu chuẩn tốithiểu được quy định trong công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học vànghệ thuật (sau đây gọi là Công ước Berne) Theo đó, pháp luật bảo hộ quyềntác giả không bảo hộ các ý tưởng mà chỉ bảo hộ cách thể hiện các ý tưởng đó.Về bản chất, ý tưởng là suy nghĩ thuộc về nội tâm của tác giả, còn cách thức,thủ pháp thể hiện là hình thức của một ý tưởng, là cái vỏ của khái niệm [45,tr 42] Những ý tưởng phải được thể hiện dưới một hình thức khách quan(như một tác phẩm văn học, một bức tranh) mới là đối tượng được pháp luậtthừa nhận và bảo hộ
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mìnhsáng tạo ra hoặc sở hữu Quyền này phát sinh kể từ khi tác phẩm được sángtạo mà không cần phải đăng ký bảo hộ Việc đăng ký bảo hộ chỉ giúp chủ sởhữu dễ dàng chứng minh quyền sở hữu của mình
Trang 19Một tác phẩm phải thoả mãn những điều kiện cần thiết để hưởng chế độbảo hộ quyền tác giả Một là tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thứcvật chất nhất định Hai là tác phẩm đó phải là sáng tạo mới Tính mới liênquan đến cách thể hiện của suy nghĩ Việc thể hiện không nhất thiết phải mớinhưng nhất thiết không phải là sự sao chép Các quốc gia khác nhau sẽ đòi hỏimức độ của tính mới khác nhau Australia và Anh quy định tính mới ở mứcđộ thấp, theo đó, ngay cả danh mục các con số in sẵn dành cho trò chơi“Bingo” hay danh mục liệt kê tên và vị trí các con ngựa đua cũng được bảo hộnhư tác phẩm [79, tr 603-604] Với những quốc gia này, một tác phẩm có nộidung không có chất lượng, không có giá trị thực tiễn và thẩm mỹ nhưng nếunó được tác giả sáng tạo ra một cách độc lập, không sao chép đã thoả mãn yêucầu về tính mới Trong khi đó, Hoa Kỳ lại đòi hỏi tính mới ở mức độ cao hơn,thể hiện ở sự nỗ lực sáng tạo của tác giả, theo đó thì người liệt kê các số điệnthoại trong quyển niêm giám điện thoại dù có “ý đồ sáng tạo” cũng không thểđược coi là có quyền tác giả đối với quyển niêm giám điện thoại đó [45,tr.47] Đức thậm chí còn đòi hỏi cao hơn, đó là tính mới phải bảo đảm “mộtsáng tạo trí tuệ mang dấu ấn cá nhân”.
Quyền tác giả bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân Ý tưởng củatác giả được toát ra từ tác phẩm, siêu hình, không thể chiếm hữu, nắm bắt vàxác định ở dạng vật chất Vì vậy, như đã trình bày ở trên, những quyền nàythuộc về tác giả của tác phẩm ở bất kỳ hình thức vật chất nào, như tác phẩmvăn học, nghệ thuật, âm nhạc hay hội hoạ; tác phẩm âm thanh; phim, chươngtrình phát thanh và TV; và (ở một số nước như Việt Nam, Australia, Anh,Hoa Kỳ) là các chương trình phần mềm máy tính Chủ sở hữu quyền tác giảkhông thể ngăn người khác sử dụng ý tưởng hay kiến thức trong tác phẩm củamình; chủ sở hữu quyền chỉ có thể hạn chế việc sử dụng chính tác phẩm
Trang 20Quyền tài sản là quyền của tác giả được nhà nước thừa nhận trong việckhai thác tác phẩm để thu được lợi ích kinh tế Thường có hai cách để thu lợiích kinh tế từ tác phẩm Một là qua các kênh trung gian (tức là tác phẩm đượcin và phân phối qua các cửa hàng sách, cửa hàng bán đĩa nhạc, v.v.) và hai làqua kênh giải trí (tức là tác phẩm được trình chiếu ở nhà hát, buổi hoà nhạc,phòng triển lãm tranh, v.v.) Nội dungnày được ghi nhận ở Điều 15 Luật BảnQuyền của Đức năm 1965 (sửa đổi ngày 8 tháng 5 năm 1998), Điều 2, Đạoluật Bản quyền của Anh năm 1988, Điều L122, Luật Bản quyền của Phápnăm 2006, Điều 106 Đạo luật Bản quyền của Hoa Kỳ năm 2007, Điều 12Luật Bản quyền của Liên bang Thuỵ Sỹ (sửa đổi ngày 7 tháng 12 năm 1922).
Quyền cá nhân của tác giả đối với tác phẩm của mình gọi là quyềnnhân thân Những quyền này độc lập với quyền tài sản của tác giả, hầu hết cácquốc gia đều bảo hộ quyền nhân thân, ngay cả khi tác giả đã chuyển giaoquyền tài sản Pháp luật các nước đều thừa nhận quyền nhân thân gồm quyềnchống thay đổi, bóp méo hay cắt xén tác phẩm, quyền được thừa nhận là tácgiả và quyền kiểm soát công chúng tiếp cận tác phẩm Những quyền này đượcquy định trong pháp luật bản quyền của Đức và Pháp từ đầu thế kỷ 20 và vàonăm 1928 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (sauđây gọi là Công ước Berne) được sửa đổi nhằm thừa nhận 3 quyền này Đứcvà Pháp lần lượt cho thêm quyền nhân thân thứ 4 tại Điều L121-4 Luật Bảnquyền của Pháp năm 2006 và Điều 12 khoản 2 Luật Bản Quyền của Đức năm1965- quyền sửa chữa hoặc rút lại tác phẩm nhưng quyền này không đượcthừa nhận rộng rãi trên thế giới như 3 quyền trên
Bên cạnh quyền tác giả còn có các quyền liên quan, hay còn gọi là cácquyền kề cận (Related rights/neiboring rights) Các tác phẩm trí tuệ được sángtạo để được phổ biến tới công chúng càng rộng càng tốt Công việc này khôngthể do bản thân tác giả đảm đương mà sẽ do những người trung gian có năng
Trang 21lực chuyên nghiệp thực hiện.Ví dụ một vở kịch cần được trình diễn trên sânkhấu, một bài hát do một nhạc sỹ sáng tác phải được các nghệ sỹ trình diễn,được nhân bản dưới hình thức bản ghi âm hoặc truyền đi bằng các phươngtiện truyền thanh Những người trung gian này sẽ khoác cho tác phẩm nhữnghình thức trình bày thích hợp để tiếp cận tới đông đảo quần chúng Họ là cácnghệ sỹ biểu diễn, là các nhà sản xuất chương trình và các tổ chức phát sóng.Họ có những quyền nhân thân và quyền tài sản nhằm chống lại việc sử dụngbất hợp pháp đối với những đóng góp của họ trong việc truyền tải tác phẩmtới công chúng.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, buổi biểu diễn của cácnghệ sỹ sẽ không chấm dứt cùng với vở diễn mà sẽ lưu truyền với đĩa hát,radio, phim ảnh, v.v Công nghệ giúp cho khả năng tái hiện buổi biểu diễnđược dễ dàng, lặp đi lặp lại với số lần không hạn chế và cho một số lượngkhán giả không hạn chế, vượt ra ngoài biên giới quốc gia và không nhất thiếtphải thoả thuận với người biểu diễn Do đó, vấn đề bảo hộ các quyền liênquan ngày càng trở nên cấp thiết cùng với sự ra đời và phát triển các ngànhcông nghiệp sao chép
Pháp luật các nước khác nhau có các quy định khác nhau về nội dungcủa các quyền liên quan Tuy nhiên, điểm chung mà pháp luật các nướcthường gặp nhau là: quyền của người biểu diễn đối với việc thu, ghi, địnhhình, phát sóng trực tiếp hay truyền tới công chúng buổi biểu diễn của họ,quyền của các nhà sản xuất chương trình ghi âm đối với việc sử dụng cácchương trình của họ và nhập khẩu, phân phối các phiên bản chương trình,quyền của các tổ chức phát thanh truyền hình đối với việc phát lại, định hìnhvà làm bản sao chương trình phát thanh truyền hình của họ
Quyền tác giả và các quyền liên quan cũng mang đặc điểm chung củaquyền sở hữu trí tuệ về tính tương đối Chủ sở hữu quyền tác giả không có
Trang 22quyền tuyệt đối đối với tác phẩm của mình Họ chỉ có quyền trong mộtkhoảng thời gian nhất định, kéo dài từ lúc tác phẩm được sáng tạo ra cho đếnmột giai đoạn sau khi tác giả qua đời Ngoài ra, họ cũng chỉ có quyền sở hữutại quốc gia bảo hộ mà thôi trừ phi quốc gia này là thành viên của những điềuước quốc tế về quyền tác giả Trong một số trường hợp, xã hội có thể sử dụngtác phẩm mà không cần xin phép chủ sở hữu Ví dụ việc sử dụng tác phẩmkhông nhằm mục đích thương mại mà nhằm mục đích chính đáng như nghiêncứu, học tập, giáo dục, hoặc chỉ nhằm mục đích sử dụng cá nhân
1.1.3.2 Quyền sở hữu công nghiệp
- Nhãn hiệu hàng hoá
Một nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệthàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh.Những dấu hiệu này có thể là từ ngữ, tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tốhình hoạ và tổ hợp các màu sắc, v v Danh sách các dấu hiệu có thể đượcdùng làm nhãn hiệu hàng hoá không có giới hạn Thậm chí, mùi vị cũng cóthể là một nhãn hiệu được bảo hộ Hoa Kỳ là nước đầu tiên công nhận việcđăng ký nhãn hiệu mùi vị-mùi thơm tươi mát của hoa Plumeria dùng cho chỉmay và thêu ren năm 1990 Năm 1999, Phòng giải quyết khiếu nại của cơquan Hài hoá hoá thị trường nội địa của EU đã cho phép đăng ký nhãn hiệumùi “mùi cỏ tươi mới cắt” cho bóng tennis [47, tr 69].
Các dấu hiệu trên thường phải thoả mãn hai điều kiện khác nhau để trởthành nhãn hiệu hàng hoá, đó là có chức năng phân biệt và không gây hiểulầm hoặc vi phạm trật tự công cộng hay đạo đức xã hội Để có chức năngphân biệt thì các dấu hiệu phải thể hiện tính độc đáo hoặc có khả năng phânbiệt các sản phẩm khác nhau Ví dụ, từ “táo” hoặc hình một quả táo không thểdùng làm nhãn hiệu cho mặt hàng táo nhưng có thể dùng làm nhãn hiệu cho
Trang 23máy tính và nhãn hiệu này mang tính độc đáo Đó chính là trường hợp nhãnhiệu “Apple” với hình trái táo bị gặm một miếng là nhãn hiệu máy tính nổitiếng của tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ Apple Inc Nhãn hiệu có tínhphân biệt khi giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm bán dưới nhãnhiệu đó với những hàng hoá của doanh nghiệp khác bán trên thị trường
Trong lĩnh vực nhãn hiệu hàng hoá còn có nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệuchứng nhận, nhãn hiệu liên kết Nhãn hiệu tập thể được hiểu là nhãn hiệudùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sởhữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải làthành viên của tổ chức đó.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phéptổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đóđể chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sảnxuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ antoàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu
Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùnghoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhauhoặc có liên quan với nhau.
Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ trên cơ sở việc sử dụng hoặc đăng ký.Việc sử dụng giữ vai trò quan trọng trước hết tại các nước mà việc bảo hộnhãn hiệu hàng hoá có truyền thống căn cứ vào việc sử dụng như Anh,Australia, còn việc đăng ký nhãn hiệu chỉ nhằm khẳng định quyền đối vớinhãn hiệu hàng hoá đã có được thông qua sử dụng Do đó, ở những nước này,người sử dụng đầu tiên sẽ được ưu tiên trong các vụ tranh chấp về nhãn hiệuhàng hoá chứ không phải là người đầu tiên đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Vụtranh chấp giữa nguyên đơn là công ty Targetts Pty Ltd và bị đơn là công tyTarget Australia Pty Ltd vào năm 1993 là một ví dụ điển hình Công ty
Trang 24Targetts Pty Ltd sử dụng nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký là từ “Target” vàhình một cái mỏ neo Công ty Target Australia Pty Ltd cũng sử dụng nhãnhiệu tương tự nhiều năm trước khi công ty Targetts Pty Ltd đăng ký nhãn hiệutrên Tuy nhiên, nhãn hiệu của Target Australia Pty Ltd chưa được đăng ký.Toà án liên bang (Federal Court) của Australia đã quyết định quyền ưu tiên sửdụng sẽ thuộc về công ty Target Australia Pty Ltd và công ty Targetts Pty Ltdchỉ được sử dụng nhãn hiệu này ở khu vực địa lý cách trụ sở của công tyTarget Australia Pty Ltd 30 km [79, tr 622]
- Chỉ dẫn địa lý
“Champagne”, “Chianti”, “Tequila” là những địa danh nổi tiếng ởPháp, Ý và Mehico Nhưng khi nhắc đến chúng, người ta lại liên tưởng ngay“Champagne” với rượu vang nổ, “Chianti” với rượu vang đỏ và “Tequila” vớiloại rượu mạnh Đây chỉ là một số ít các ví dụ về những địa danh nổi tiếnglàm người ta nghĩ ngay đến những sản phẩm tự nhiên và có chất lượng caotrên thế giới Điều đó có nghĩa là chúng có thể là tài sản thương mại có giá trị.Chúng được gọi là chỉ dẫn địa lý.
Điều 22 khoản 1 Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệliên quan đến thương mại (sau đây gọi là Hiệp định TRIPS) quy định chỉ dẫnđịa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một nước hoặctừ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặctính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định Cách hiểu này của Hiệpđịnh TRIPS được thừa nhận ở 152 nước thành viên (tính đến hết tháng 7 năm2008) Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” không nhất thiết phải là địa danh mà có thểlà biểu tượng gián tiếp chỉ ra xuất xứ của hàng hoá Ví dụ Tháp Eiffel là biểutượng của Paris, Tượng Nữ thần Tự do của nước Mỹ, v.v
Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” được hiểu với nghĩa rộng nhất, bao gồmnhững tên gọi và biểu tượng chỉ ra rằng chất lượng của một sản phẩm nào đó
Trang 25có được là nhờ nguồn gốc địa lý của nó hoặc chỉ đơn thuần là xác định nơixuất xứ của một sản phẩm Vì vậy, một người hoặc một doanh nghiệp đã sửdụng một chỉ dẫn địa lý thì không có nghĩa là những doanh nghiệp còn lại tạikhu vực địa lý đó không có quyền sử dụng Việc sử dụng tuỳ thuộc vào cácyêu cầu do cơ quan nhà nước đặt ra Theo đó, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý làngăn cấm những chủ thể không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặcngăn cấm các sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu.
- Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩmđược thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếutố này Kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp việc tiêu thụ sản phẩm tốt hơn thôngqua việc hấp dẫn người tiêu dùng về thị giác Ví dụ, khi tính năng của các loạisản phẩm do các nhà sản xuất khác nhau là tương đương nhau thì sự hấp dẫnvề mặt thẩm mỹ và giá cả sẽ quyết định sự lựa chọn của người tiêu dùng Dođó, kiểu dáng công nghiệp thông qua hệ thống đăng ký sẽ được bảo hộ vàgiúp các nhà sản xuất gặt hái thành công trên thương trường.
Nhu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có liên quan mật thiết đến quátrình công nghiệp hoá và sự ra đời của phương thức sản xuất hàng loạt TạiAnh, lần đầu tiên kiểu dáng in vải bông, vải lanh, vải in hoa và vải muslinđược bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp vào năm 1787 Ở Pháp,bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ra đời nhờ sự phát triển của ngành công nghiệpdệt [471, tr 111-112].
Muốn được đăng ký bảo hộ, một kiểu dáng phải nhìn thấy được Kiểudáng công nghiệp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm màkhông đề cập đến chức năng của nó, hình dáng bên ngoài chỉ có thể lôi cuốnngười mua sản phẩm và thúc đẩy nhu cầu mua nếu nó được nhìn thấy thực sự.Do đó, yêu cầu về thị giác là một trong những điều kiện bảo hộ Ví dụ, kiểu
Trang 26dáng của pít- tông sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng côngnghiệp vì trong suốt quá trình sử dụng, chúng ta không thể nhìn thấy kiểudáng của nó vì nó nằm trong xi lanh và xi lanh nằm trong ổ máy.
Một yêu cầu quan trọng để được bảo hộ là kiểu dáng phải thoả mãntính mới, tức là kiểu dáng đó phải khác biệt so với những kiểu dáng đã đượcsản xuất trước đó Các nước khác nhau quy định không giống nhau về tínhmới Phần lớn các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Đức đều yêu cầutính mới mang tính chất tuyệt đối tức là mới đối với bất kỳ nơi nào trên thếgiới vào bất kỳ thời điểm nào trước đó Tuy nhiên, Malaysia chỉ quy định vềtính mới trong phạm vi lãnh thổ quốc gia [45, tr 26] Cũng do yêu cầu tínhmới mà các quốc gia đều không bảo hộ những kiểu dáng là hình dáng đượcbiết đến một cách rộng rãi như hình dáng của các hình hình học thông thườngnhư hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật hoặc như hình dáng các sản phẩmcông trình đã nổi tiếng ở quốc gia hoặc trên thế giới như tháp Rùa, tượng ôngPhúc-Lộc-Thọ, v.v
Bên cạnh tính mới, kiểu dáng muốn được bảo hộ còn phải được ứngdụng trong công nghiệp hoặc những sản phẩm được sản xuất hàng loạt Theođó, kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng dùng làm mẫu để sản xuất ra sảnphẩm bằng phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp và sản phẩm đóphải có khả năng tái tạo bằng các phương tiện công nghiệp Vì vậy, kiểu dángcủa công trình xây dựng dân dụng không được coi là kiểu dáng công nghiệpvì không thể tạo ra hàng loạt công trình xây dựng dân dụng giống nhau hoàntoàn từ hình dáng cho đến những gì thuộc về bên trong của nó như trang thiếtbị, nguyên vật liệu, v.v Các kiểu dáng chỉ có giá trị thẩm mỹ thuần tuý cũngkhông thoả mãn được yêu cầu ứng dụng trong công nghiệp Ví dụ như mộtbức tượng có thể được đúc khuôn và nhân bản bằng phương pháp côngnghiệp nhưng bức tượng đó không được thừa nhận là kiểu dáng công nghiệp
Trang 27vì sản phẩm là bức tượng chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ, và có thể được bảohộ bởi pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm tạo hình Sự nhân bản bứctượng chỉ đơn thuần là sự sao chép tác phẩm Tuy nhiên, nếu bức tượng nàylại là kiểu dáng của chiếc đồng hồ thì lại thoả mãn tiêu chí ứng dụng trongcông nghiệp
- Bằng độc quyền sáng chế (còn gọi là Patent)
Bằng độc quyền sáng chế là một văn bằng do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cấp khi có một đơn yêu cầu bảo hộ trong đó mô tả một sáng chếvà thiết lập một điều kiện pháp lý mà theo đó, sáng chế chỉ có thể được khaithác với sự cho phép của chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế [47, tr.17].Pháp luật nhiều nước hiểu về sáng chế khá giống nhau, theo đó sáng chế làgiải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết mộtvấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên Có thể tìm thấyquy định này tại Mục 35, chương 10, điều 101 Bộ Luật Hoa Kỳ, điều 27khoản 1 Hiệp định TRIPS, điều 4 khoản 12 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm2005.
Sáng chế muốn được bảo hộ độc quyền thì phải thoả mãn tính mới,phải có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp (hữu ích) Một sángchế được coi là mới nếu chưa bị bộc lộ công khai ở bất kỳ hình thức nào trênthế giới trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ Nó sẽ có trình độ sáng tạo nếunó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trungbình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng và nó là một bước tiến sáng tạo so vớicác giải pháp kỹ thuật được bộc lộ công khai trước đó Cuối cùng, một sángchế có khả năng áp dụng công nghiệp khi nó có thể áp dụng cho một mụcđích thực tế chứ không chỉ thuần tuý là lý thuyết Ví dụ, nếu sáng chế là mộtsản phẩm thì sản phẩm đó phải có khả năng được sản xuất; nếu sáng chế là
Trang 28một quy trình thì quy trình đó phải có thể thực hiện hay sử dụng trong thựctiễn
Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế cho tác giả nhằm ngăn chặnngười khác khai thác thương mại sáng chế trong một thời hạn để đổi lại việcbộc lộ sáng chế và như vậy người khác, xã hội có thể hưởng lợi từ sáng chếđó Vì vậy, bộc lộ sáng chế là yếu tố quan trọng được xem xét trong bất kỳquá trình cấp bằng độc quyền sáng chế nào Như vậy, chủ sở hữu bằng độcquyền sáng chế phải đưa sáng chế của mình vào sản xuất Có hai phươngpháp cho chủ sở hữu lựa chọn là cấp phép cho một chủ thể khác đưa sáng chếvào sản xuất (gọi là li-xăng) hoặc tự mình đưa sáng chế vào sản xuất Trongmột số trường hợp chủ sở hữu sẽ bị buộc phải cấp phép cho chủ thể khác sửdụng sáng chế (gọi là li-xăng bắt buộc hoặc không tự nguyện) theo yêu cầucủa cơ quan nhà nước khi có hiện tượng lạm dụng bằng độc quyền sáng chế(ví dụ như không thực hiện sáng chế) và khi cần phục vụ lợi ích công cộng(như vì lý do sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ quốc phòng hay phát triển kinh tế)
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp
“Mạch tích hợp” là một sản phẩm, dưới dạng thành phẩm hoặc bánthành phẩm, trong đó có các phần tử- với ít nhất một phần tử tích cực và mộtsố hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vậtliệu bán dẫn và nhằm thực hiện chức năng điện tử Điều 2 Hiệp ước về sở hữutrí tuệ liên quan tới mạch tích hợp năm 1989 (sau đây gọi là Hiệp ước IPIC)quy định: Thiết kế bố trí là cấu trúc không gian ba chiều của các phần tử- vớiít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắnliền bên trong của một mạch tích hợp, hay là một cấu trúc không gian bachiều của một mạch tích hợp dùng cho sản xuất
Thiết kế bố trí mạch tích hợp là những sáng tạo của trí óc con người.Chúng thường là kết quả của một sự đầu tư lớn, cả về mặt thời gian nghiên
Trang 29cứu và tài chính Yêu cầu về sáng tạo những thiết kế bố trí mới để giảm kíchthước của những mạch hiện hành và đồng thời nâng cao chức năng của chúngvẫn rất cần thiết Chúng được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm phục vụ đờisống hàng ngày như đồng hồ, ti vi, máy giặt, cũng như các thiết bị xử lý dữliệu tinh vi khác Trong khi đó, việc sao chép những thiết kế này lại vô cùngđơn giản và dễ thực hiện Đó là lý do vì sao người ta cần bảo hộ chúng Thiếtkế bố trí mạch tích hợp được bảo hộ thông qua việc đăng ký của chủ sở hữu
- Chống cạnh tranh không lành mạnh
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là Công ướcParis) được sửa đổi năm 1900, ghi nhận bảo hộ chống cạnh tranh không lànhmạnh là một bộ phận cấu thành của bảo hộ sở hữu công nghiệp bằng việc bổsung điều 10bis vào Công ước Hành vi cạnh tranh không lành mạnh đượchiểu tại điều 10bis khoản 2 của Công ước là “bất kỳ hành động cạnh tranh nàotrái với thông lệ trung thực trong lĩnh vực công nghiệp hay thương mại”.Khác với các quyền sở hữu công nghiệp khác như nhãn hiệu hàng hoá, kiểudáng công nghiệp, v.v được bảo hộ dựa trên đơn yêu cầu và thông qua việctrao quyền cho chủ sở hữu thì việc bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnhlại dựa trên các quy định của pháp luật cạnh tranh hoặc việc xem xét của cáccơ quan có thẩm quyền về các hành động trái với thực tiễn kinh doanh trungthực Thế nào là “thông lệ trung thực” thì Công ước Paris không quy định vàphần việc này thuộc về pháp luật quốc gia Tuy nhiên, Công ước ghi nhận tốithiểu ba hành vi sau tại điều 10 bis khoản 3: hành vi gây nhầm lẫn, hành vigây mất uy tín và lừa dối
Khả năng cạnh tranh thường dựa trên kỹ thuật sáng tạo cùng với các bíquyết sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp và/hoặc thương mại Nhiều bíquyết không thể được bảo hộ bằng hình thức bằng độc quyền sáng chế vìnhững bằng này chỉ được cấp cho các sáng chế trong lĩnh vực công nghiệp,
Trang 30chứ không cấp cho các lĩnh vực khác như quản lý, kinh doanh, thương mại,v.v Ngoài ra, một số bí quyết không hội tụ đủ các tiêu chuẩn để được bảo hộdưới hình thức bằng độc quyền sáng chế (ví dụ như không đủ mới hay khôngđủ tính sáng tạo) nhưng vẫn mang lại cho người chủ sở hữu hoặc đối thủ cạnhtranh một lợi thế thương mại/một giá trị thương mại nhất định Do đó, việc viphạm bí mật thương mại được xem như một hành vi cạnh tranh không lànhmạnh
Bí mật thương mại được hiểu là thông tin thu được từ hoạt động đầu tưtài chính, trí tuệ chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.Cách hiểu này được ghi nhận trong pháp luật sở hữu trí tuệ của nhiều quốcgia, ví dụ trong Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản năm2005, Điều 39 Luật Bí mật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ sửa đổi gầnđây nhất năm 2001, Luật Sở hữu trí tuệ của Pháp năm 2003, Luật Sở hữu trítuệ của Việt Nam năm 2005 Bí mật thương mại được bảo hộ chống lại việcsử dụng và công bố trái phép dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau Một sốnước (như Nhật Bản) quy định việc bảo hộ bí mật thương mại theo Luật Cạnhtranh không lành mạnh hoặc theo một phần của luật khác Có nước (như HoaKỳ, Australia) lại coi bí mật thương mại là một khía cạnh của pháp luật bồithường thiệt hại.
- Quyền đối với giống cây trồng
Việc sẵn có các giống cây được cải tiến và giống cây mới cho ngườitrồng cây là cực kỳ quan trọng đối với ngành công nghiệp nông nghiệp vàcông nghiệp làm vườn của tất cả các nước Khả năng kháng bệnh của cây cối,sản lượng cao hơn và các cải tiến trong rất nhiều đặc trưng khác của cây trồngcó thể tác động mạnh đến tính kinh tế của sản xuất mùa vụ và khả năng chấpnhận của nó đối với những người tiêu dùng cuối cùng Tốc độ phát triển củanhững sự kiện trong nông nghiệp và làm vườn quốc tế ngày nay đã đến mức
Trang 31các giống cây được cải tiến phải sẵn có cho người trồng cây vào thời điểmsớm nhất có thể để đảm bảo tính cạnh tranh Nhiều giống cây được phát triểnsau nhiều năm lao động kiên trì và đầu tư tốn kém Do đó, việc cấp cho nhữngnhà tạo giống cây trồng một độc quyền khai thác các giống cây của họ sẽ đemđến một sự khích lệ đối với việc đầu tư cá nhân tạo ra nhiều loại giống câytrồng mới.
Vào đầu những năm 1930, Hoa Kỳ đã đưa ra một hình thức độc quyềnđặc biệt được gọi là bằng sáng chế về thực vật, tuy nhiên hình thức này chỉ ápdụng đối với các giống cây sinh sản vô tính [47, tr 330] Sau này một nhómcác quốc gia châu Âu đã nhóm họp cùng nhau vào năm 1961 để xây dựngCông ước Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới Lần sửa đổi cuối cùng làbản năm 1978, được gọi là “Văn kiện 1978”, bảo hộ một cách tiềm năng tấtcả các giống cây bất kể phương thức sinh sản của các giống đó hoặc côngnghệ được sử dụng để phát triển chúng.
Để được bảo hộ, người tạo giống phải nộp đơn và giống cây phải cótính thống nhất, ổn định về cơ sở kỹ thuật cho việc bảo hộ, phải mới mangtính thương mại (tức là chưa được chào bán hoặc đưa ra thị trường trong lãnhthổ của quốc gia nơi đơn đã được nộp) và phải có tên gọi theo quy định tạiđiều 6(1) (b) của Văn kiện 1978
1.2 Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1.2.1 Khái niệm về hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Để hiểu được khái niệm về hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trướctiên cần tìm hiểu khái niệm về hệ thống.
Hệ thống được hiểu là “tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặccùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thểthống nhất” hoặc là “tập hợp những tư tưởng, nguyên tắc, quy tắc liên kết với
Trang 32nhau một cách logic, làm thành một thể thống nhất” hoặc là “phương pháp,cách thức phân loại và sắp xếp sao cho có trật tự logic” [46, tr 440] Một cáchngắn gọn, hệ thống là tập hợp các yếu tố, tư tưởng, nguyên tắc, phương phápcó liên hệ chặt chẽ với nhau một cách logic thành một thể thống nhất Nhưvậy, hệ thống là một tập hợp các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ chonhau tạo nên một thể thống nhất vừa có điểm riêng và điểm chung Với cáchhiểu về hệ thống như trên, có thể khẳng định rằng hệ thống bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ cũng là một tập hợp các bộ phận với những chức năng khác nhaunhưng đều có chung một mục đích là nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chocác chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ của họ
Hiểu theo nghĩa hẹp thì hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là tập hợpcác chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng cũngnhư nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực thi chính sách pháp luật đó Xéttheo nghĩa rộng, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một thể thống nhấtgồm tập hợp các bộ phận trong đó có hoạt động của nhà nước, của chủ sở hữuvà của các chủ thể khác trong xã hội nhằm bảo đảm thực hiện tốt các quy địnhvề bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản trí tuệ Trongthể thống nhất này, tập hợp các hoạt động của nhà nước là bộ phận bao gồmcác hoạt động liên quan đến ban hành chính sách, pháp luật về bảo hộ quyềnsở hữu trí tuệ và xây dựng cơ chế thực thi các chính sách, pháp luật đó Tậphợp các hoạt động của chủ sở hữu là việc các chủ sở hữu thực hiện việc xáclập quyền sở hữu trí tuệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệcủa mình và các hoạt động tự bảo vệ khi quyền sở hữu trí tuệ đã được xác lậpbị xâm phạm trong đó có các hoạt động ngăn ngừa sự xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ Tập hợp các hoạt động của các chủ thể khác trong xã hội của cộngđồng xã hội là những hoạt động tự giác tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của chủ
Trang 33sở hữu, là nhận thức của cả xã hội, của cả cộng đồng về sự tự giác tôn trọngcác quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển các tài sản trí tuệ, từ đó thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học,sáng tạo và các hoạt động chuyển giao công nghệ Vì vậy, việc bảo hộ quyềnsở hữu trí tuệ đòi hỏi sự vận hành hữu hiệu của tất cả các bộ phận nằm tronghệ thống nói trên Vì vậy, trong phạm vi Luận án này, hệ thống bảo hộ quyềnsở hữu trí tuệ sẽ được tiếp cận theo nghĩa rộng nói trên Nói cách khác, hệthống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được cấu thành bởi ba bộ phận Bộ phậnthứ nhất là tập hợp các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nhà nước.Bộ phận thứ hai là tập hợp các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của bảnthân chủ sở hữu Bộ phận thứ ba là tập hợp các hoạt động tạo thành hệ thốngbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng xã hội Luận án cho rằng quyền sởhữu trí tuệ muốn được bảo hộ một cách triệt để thì việc bảo hộ phải được thựchiện không chỉ từ phía nhà nước, từ phía chủ sở hữu mà còn phải từ phía toànthể cộng đồng xã hội Ba bộ phận bao gồm tập hợp các hoạt động bảo hộquyền sở hữu trí tuệ nói trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành hệthống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của một quốc gia Thiếu bất cứ bộ phận nàothì hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành không đầy đủ và khônghiệu quả Để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhà nước phải ban hành hệ thốngpháp luật xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ sở hữu đối với tài sản trítuệ Nhà nước ban hành pháp luật nhưng bản thân các chủ sở hữu không quantâm, không tự giác xúc tiến các thủ tục cần thiết thì các quy định của phápluật về xác lập quyền sở hữu trí tuệ chỉ là hình thức Tương tự như vậy, nếunhà nước chỉ ban hành pháp luật xáclập quyền sở hữu trí tuệ mà không có cơchế xử lý vi phạm thì các quy định của pháp luật sẽ không có giá trị thực tiễn.Cơ chế xử lý vi phạm sẽ rất khó hoạt động hiệu quả nếu cả cộng đồng xã hội
Trang 34không phối hợp cùng nhà nước và chủ sở hữu trong việc thực thi các quy địnhcủa pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Nhà nước và chủ sở hữu dù nỗlực tối đa trong các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì cũng không thểxử lý hết các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nếu thiếu sự hợp tácchặt chẽ, tự giác từ phía cộng đồng xã hội Rõ ràng ba bộ phận này là khôngthể tách rời mà ngược lại, chúng có mối quan hệ hữu cơ và đều hướng về mộtmục tiêu là xác lập, củng cố và bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu đối vớitài sản trí tuệ.
Như vậy, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một tập hợp gồm babộ phận có mối quan hệ chặt chẽ, có sự tác động hữu cơ với nhau Chúngđược xây dựng nhằm bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ của các chủ sởhữu Xã hội càng phát triển, vai trò của các tài sản trí tuệ càng được đề cao thìhệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng phải được quan tâm xây dựng ngàycàng hoàn thiện
1.2.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Sẽ khó hình dung hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nếu không tiếptục phân tích các bộ phận cấu thành của hệ thống.
1.2.2.1 Tập hợp hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nhà nước
Tập hợp hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của một nhà nướcthường gồm hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ và hệ thống các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Các nhà nước vốn có thái độ rất khác nhau về vấn đề bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ Các nhà nước phát triển coi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưlà một phần thưởng thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới sản phẩm trí tuệ vàviệc bảo hộ là tất yếu Do đó, chính sách pháp luật bảo hộ ở những nước này
Trang 35rất rõ ràng và chặt chẽ Tại các nước phát triển, việc xây dựng và thực thi cácchính sách, pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một đòi hỏi bức thiết.Tại những nước này, công nghệ được đầu tư để phát triển và khi áp dụng vàohoạt động sản xuất, ngay lập tức, mang lại lợi ích kinh tế Một phần quantrọng từ lợi ích kinh tế đó lại được đầu tư vào việc phát triển công nghệ Sựluân chuyển đầu tư theo mô hình tuần hoàn này đã tạo nền tảng và bệ phóngcho sự phát triển của khoa học-kỹ thuật Có thể nói trình độ khoa học- côngnghệ đã, đang và tiếp tục là vũ khí mạnh mẽ của các nước phát triển Chính vìvậy, sự phát triển không ngừng của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đòihỏi các chính phủ ở những nước này phải sớm ban hành pháp luật về sở hữutrí tuệ và xây dựng cơ quan đủ mạnh để thực thi quyền
Trong khi đó, các nước đang và kém phát triển lại cho rằng tài sản trítuệ là tài sản công cộng và phải có cơ chế dễ dàng, tự do, miễn phí để có thểtiếp cận dễ dàng nhằm thúc đẩy đất nước phát triển, góp phần giảm khoảngcách giàu nghèo với các nước phát triển Vì thế, các nước này có khuynhhướng và hiện tại vẫn đang áp dụng những chính sách bảo hộ quyền sở hữu trítuệ lỏng lẻo và miễn cưỡng khi phải áp dụng những chính sách bảo hộ chặtchẽ hơn Các nhà nước tại những quốc gia này đều hiểu rằng một chính sáchbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt sẽ tạo điều kiện phát triển cho một quốc gia.Tuy nhiên, đây là vấn đề dài hạn, đòi hỏi chi phí ban đầu bỏ ra lớn và mộtthời gian sau mới có được kết quả vì các nước đang phát triển có rất ít sángchế trong khi nhu cầu nhập khẩu công nghệ lại rất cao Chính vì vậy, việctheo đuổi ngay một chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ khôngphải là sự lựa chọn của những quốc gia này
Tuy nhiên, dù đứng từ quan điểm nào thì trong bối cảnh hội nhập kinhtế quốc tế sâu rộng như hiện nay, các nhà nước đều có hoặc buộc phải cónhững hành động nhất định nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần nâng
Trang 36cao vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh khu vực cũng như quốc tế, đặc biệttrong lĩnh vực chuyển giao công nghệ Do đó, các nhà nước đều phải banhành hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng các cơ quanbảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu trítuệ trong đó có các cơ quan giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ
Xuất phát từ nhận thức trên, nhiều nước đã sớm quan tâm và đầu tư xâydựng hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Đạo luật đầu tiên trênthế giới được ban hành nhằm bảo hộ quyền tác giả là Đạo luật của Nữ hoàngAnmo, ra đời ngày 10/4/1710 [31, tr 24] Sau đạo luật Anmo là Hiến phápHoa Kỳ năm 1787, theo đó mục 8, điều 1 đã trao cho Quốc hội Hoa Kỳquyền “đẩy mạnh tiến bộ khoa học và nghệ thuật có ích, bằng cách bảo đảm,trong một thời gian hạn định cho các tác giả và người sáng chế độc quyền vềnhững bản viết và phát minh của họ” Phôi thai cho hệ thống pháp luật bảo hộquyền sở hữu công nghiệp là hình thức “đặc ân” do vua chúa ban cho nhàsáng chế để khuyến khích việc tạo ra công nghệ mới Trong nhiều trường hợpnhất định thì nhà sáng chế còn có đặc quyền khai thác chính sáng chế củamình trong một thời hạn nhất định [44, tr 31].
Cho đến nay, trên thế giới có ba cách tiếp cận về xây dựng hệ thốngpháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước Cách tiếp cận thứ nhất là xây dựngđạo luật riêng về quyền sở hữu trí tuệ (như Pháp có Bộ luật Sở hữu trí tuệnăm 2003, Philipine có Bộ luật Sở hữu trí tuệ năm 1998, Việt Nam có Luật sởhữu trí tuệ năm 2005) Cách tiếp cận thứ hai là xây dựng những đạo luật riêngcho từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (như Trung Quốc có Luật Bảnquyền năm 2001, Luật Sáng chế năm 2000, Luật Nhãn hiệu hàng hoá năm2001 hay Nhật bản có Luật Sáng chế năm 1999, Luật Mẫu hữu ích năm 1999,Luật Kiểu dáng công nghiệp năm 1999) Cách tiếp cận thứ ba là đưa những
Trang 37quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vào pháp luật dân sự/pháp luật chung(như Bộ luật Dân sự của Bồ Đào Nha, Đạo Luật Hoa Kỳ, v.v.).
Dù là cách tiếp cận nào thì hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữutrí tuệ của các nước cũng đều phải bảo đảm những nội dung chính sau đây:
- Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải đề ra các tiêu chuẩn trongviệc xác lập quyền của chủ sở hữu trong việc ngăn cấm các chủ thể khác khaithác nhằm mục đích thương mại đối với những sản phẩm trí tuệ của mình.Chính các tiêu chuẩn này sẽ xác định phạm vi được bảo hộ của các đối tượngkhác nhau của quyền sở hữu trí tuệ
- Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải quy định các giới hạn đốivới những quyền sở hữu trí tuệ vì mục đích phát triển kinh tế trong nước cũngnhư chính sách xã hội Các giới hạn này thường xuất hiện trong các trườnghợp phát triển công nghệ, trong giáo dục đào tạo, v.v.
- Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải quy định về cơ chế xử lý viphạm với các quy định, các biện pháp và các chế tài khi có sự xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ
Để đưa hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ vào đời sống, hệ thống các cơquan thực thi là không thể thiếu Trên thế giới hiện nay có hàng trăm cơ quanthực thi quyền sở hữu trí tuệ của bản thân mỗi quốc gia hoặc các tổ chức quốctế Các cơ quan này với nhiều tên gọi khác nhau như Cục, Văn phòng, Phòng,có thể trực thuộc chính phủ, có thể trực thuộc một bộ nào đó, thường là BộThương mại hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa (như Hoa Kỳ cóVăn phòng Nhãn hiệu hàng hoá và Sáng chế thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ,Nhật bản có Văn phòng Sáng chế thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Côngnghiệp, Việt Nam có Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ,v.v.)
Trang 38Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệđược giao cho Toà án Có nước có toà sở hữu trí tuệ riêng như Thái Lan,Malaysia, Anh Tại Thái Lan, mô hình Tòa Sở hữu trí tuệ và Thương mạiquốc tế được coi là một trong những mô hình toà chuyên trách đóng vai tròquan trọng và hoạt động hiệu quả nhất của khu vực châu Á Hội đồng xét xửbao gồm tối thiểu 2 thẩm phán nghiệp vụ và 1 thẩm phán chuyên trách,chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Ở Malaysia cũng vậy, tòa chuyêntrách về sở hữu trí tuệ đang thể hiện được vai trò của mình trong việc thực thiquyền sở hữu trí tuệ Ở Anh có 2 tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ là TòaPatent và Toà dân sự Patent đều có trụ sở chính tại London
Có nước thì trao thẩm quyền xét xử các vụ việc về sở hữu trí tuệ chotoà dân sự, toà hình sự, tuỳ theo mức độ vi phạm Australia, Việt Nam, HoaKỳ là một vài ví dụ về những nước giao việc xét xử các tranh chấp về sở hữutrí tuệ cho toà dân sự
1.2.2.2 Tập hợp các hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sởhữu
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn là trách nhiệm, quyền lợi của các cánhân, tổ chức là chủ sở hữu của tài sản trí tuệ Pháp luật bảo hộ quyền sở hữutrí tuệ được ban hành chỉ đưa ra cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sởkhiếu nại của chủ sở hữu chứ không trực tiếp theo dõi, phát hiện hành vi viphạm quyền sở hữu Các chủ sở hữu tài sản trí tuệ phải tự xây dựng hệ thốngbảo hộ cho riêng mình thông qua việc thực hiện các thủ tục để được xác lậpquyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ và phải có biện pháp để tự bảovệ quyền sở hữu đó khi có sự vi phạm.
Trang 39- Xác lập quyền sở hữu trí tuệ:
Việc xác lập quyền sở hữu thường được thực hiện thông qua thủ tụcđăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Sau khi Nhà nước cấpvăn bằng bảo hộ thì quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ mới phát sinh và đượcbảo vệ khi có sự vi phạm Việc xác lập quyền sở hữu theo cách này được ápdụng với tài sản trí tuệ như kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, sángchế, giải pháp hữu ích, tên gọi xuất xứ hàng hoá, v.v
Đối với lĩnh vực quyền tác giả, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không bắtbuộc phải đăng ký để được bảo hộ mà quyền tác giả tự xác lập kể từ khi tácphẩm được sáng tạo Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết vàquan trọng trong việc chứng minh quyền tác giả của chủ sở hữu khi có tranhchấp xảy ra Sau khi tiến hành đăng ký quyền tác giả, các tác giả, chủ sở hữutác phẩm sẽ được nhà nước cấp giấy chứng nhận Ví dụ điều 49 khoản 3 LuậtSở hữu trí tuệ của Việt Nam năm 2005 quy định tác giả, chủ sở hữu tác phẩmđược cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại thì quyền sở hữu tự độngxác lập khi các điều kiện về tiêu chuẩn bảo hộ được đáp ứng và dựa trên cơ sởsử dụng
Những điều phân tích ở trên cho thấy bản thân các chủ sở hữu tài sản trítuệ phải hiểu rõ về những quy định liên quan đến xác lập quyền sở hữu trí tuệcủa mình đối với các tác phẩm trí tuệ để chủ động và tự giác thực hiện các thủtục khi cần thiết.
- Tự bảo vệ khi có hành vi xâm phạm:
Sau khi quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ được xác lập, chủ sởhữu phải là “cảnh sát” cho chính mình Chủ sở hữu quyềnsở hữu trí tuệ phảiquan tâm đến thị trường hoặc nơi mình bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.Đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống
Trang 40cây trồng thì các chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ phải theo kịp các hoạtđộng của đối thủ cạnh tranh Khi có hành vi xâm phạm, trước tiên, chủ sở hữuphải liên hệ với người xâm phạm để khẳng định các quyền lợi hợp pháp củamình Lưu ý là luật pháp nhiều nước quy định rằng chủ sở hữu quyền khôngthể đe dọa chủ thể xâm phạm quyền khi chưa có căn cứ cụ thể [47, tr 208].Trong trường hợp này, chủ sở hữu quyền có thể gửi một lá thư nhằm chỉ rõcác quyền của mình để chủ thể xâm phạm sau này không thể viện cớ khôngbiết.
Đàm phán là một biện pháp quan trọng để bảo hộ và thực thi quyền củachủ sở hữu Qua đàm phán, chủ thể xâm phạm có thể bị thuyết phục và thayđổi những gì họ đang làm Qua đàm phán, chủ sở hữu quyền có quyền yêucầu bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khaihoặc bồi thường thiệt hại, v.v.
Nếu quá trình đàm phán không đạt được yêu cầu của chủ sở hữu, chủsở hữu có quyền nhờ đến sự trợ giúp của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền, hoặc kiện ra toà án đòi bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại phát sinh.Chủ sở hữu còn có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thậm chíphối hợp với các cơ quan như hải quan nhằm ngăn chặn việc di chuyển hànghoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ra, vào lãnh thổ
Ngoài ra, để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên quy mô rộng hơn, chuyênnghiệp hơn, chủ sở hữu, đặc biệt khi chủ sở hữu là các doanh nghiệp, còn phảichủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vixâm phạm như tổ chức hội thảo, tổ chức khoá học ngắn hạn nhằm nâng caonhận thức và ý thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho từng cá nhân trong doanhnghiệp, cho bản thân doanh nghiệp mình cũng như cho xã hội, người tiêudùng