Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống bảo hộ quyềnsở hữu trí tuệ ở Việt

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS).doc (Trang 121 - 138)

của Việt Nam so với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS

Như đã phân tích ở chương 1, Hiệp định TRIPS yêu cầu các nước thành viên phải đảm bảo tính “đầy đủ” và tính “hiệu quả” khi xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Là thành viên của WTO, Việt Nam phải đảm bảo hai điều kiện để thực thi các cam kết của mình trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ. Điều kiện và cũng là yêu cầu thứ nhất là Việt Nam phải có một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ. Sự đầy đủ này thể hiện ở mức độ tương thích của cả hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam với các quy định của Hiệp định TRIPS. Điều kiện và cũng là yêu cầu thứ hai là hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải hiệu quả. Hiệu quả có nghĩa là sự vận hành của cả hệ thống phải chặt chẽ và đạt kết quả cao nhất. Do đó, để đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với Hiệp định TRIPS cần phải đánh giá mức độ đáp ứng hai điều kiện và yêu cầu nói trên của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Phần dưới đây sẽ đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đối với từng yêu cầu nói trên của Hiệp định TRIPS.

2.4.1. Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam với yêu cầu về tính đầy đủ của Hiệp định TRIPS

Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Việt Nam, về mặt hình thức, đã đạt được yêu cầu thứ nhất về một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ (như đã trình bày trong chương 2 về thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam). Với nỗ lực của Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật, Việt Nam đã có một khung pháp lý bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các nội dung theo quy định của Hiệp định TRIPS. Việt Nam cũng có hệ thống đầy đủ các cơ quan thực thi pháp luật nói trên. Cụ thể:

- Về các văn bản pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Với việc điều chỉnh lại cấu trúc, thông qua việc rút ngắn Phần thứ sáu (Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ) của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và ban hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cùng các văn bản dưới luật,

có thể khẳng định rằng lần đầu tiên hoạt động sở hữu trí tuệ của Việt Nam có căn cứ pháp luật đầy đủ.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, Ban soạn thảo đã tổ chức nghiên cứu, tham khảo luật mẫu của WIPO, các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các quốc gia khác như Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ, hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Thuỵ Sỹ, v...v, pháp luật sở hữu trí tuệ của nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, v...v. Ban soạn thảo còn nhận được ý kiến tư vấn của các chuyên gia của WIPO, chuyên gia dự án STAR, CISAC, v...v. Mặc dù trong quá trình soạn thảo và thảo luận tại Quốc hội, có rất nhiều áp lực từ phía các cơ quan và đại biểu Quốc hội chủ trương bảo hộ trong nước nhất là về các quy định liên quan đến quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng nhưng Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được thông qua với các điều khoản nhìn chung là tương đối phù hợp với chuẩn mực mà Hiệp định TRIPS quy định và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nội dung các quy định về sở hữu trí tuệ trong các văn bản pháp luật hiện hành về cơ bản là phù hợp với hiệp định TRIPS, trong đó nổi bật nhất là ở ba điểm lớn sau:

Thứ nhất, về yêu cầu minh bạch và rõ ràng của WTO nói chung và

Hiệp định TRIPS nói riêng thì pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay của Việt Nam đã khắc phục được tình trạng các quy định về sở hữu trí tuệ nằm rải rác và tản mát ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 là sự tổng hợp các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ từ nhiều văn bản pháp luật (khoảng 40 văn bản pháp luật [32, tr.29]). Ngoài việc quy tụ về một mối các quy định rải rác nói trên thì Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã tránh sự chồng chéo có thể xảy ra khi áp dụng luật bằng cách quy định:

(i) nếu có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ của Luật này với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật

này và

(ii) những vấn đề dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ không được quy định trong Luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự (xem Điều 5 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

Thứ hai, các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Hiệp định

TRIPS được đưa đầy đủ vào Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Ví dụ, Luật đã bổ sung thêm “quyền liên quan” vào nội dung bảo hộ quyền tác giả tại chương 1 của Luật. Lần đầu tiên, cụm từ “quyền liên quan” được đưa vào trong văn bản luật, thể hiện rõ hơn, chuẩn xác hơn nội hàm của quyền tác giả. Nội hàm của “quyền liên quan” đã được đề cập trong Bộ luật Dân sự năm 1995. mục 4, đó là quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn, của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh, truyền hình” nhưng đến Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì những đối tượng trên mới có một tên chung, phù hợp với chuẩn mực của Hiệp định TRIPS là “quyền liên quan” với nội hàm đầy đủ hơn “cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá” tại điều 17. Tương tự như vậy, các đối tượng như thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, chỉ dẫn địa lý, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tên thương mại, bí mật kinh doanh lần đầu tiên được “luật hoá”. Ngoài ra, đối tượng “giống cây trồng” trước đây chỉ được bảo hộ ở pháp lệnh (Pháp lệnh về Giống cây trồng năm 2004) thì nay được đưa vào phần thứ 4 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, việc dành riêng cả phần 5 Luật Sở hữu trí tuệ để quy định về

bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho thấy nỗ lực của nhà nước Việt Nam trong việc khắc phục khâu yếu kém nhất hiện nay là thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được nêu trong Luật nhìn chung là phù hợp với các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS.

Việt Nam đã có đầy đủ những cơ quan thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở trí tuệ theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS. Ở biên giới, có cơ quan Hải quan, Bộ đội biên phòng. Trong nội địa, có hệ thống cơ quan hành chính (Cục Bản quyền tác giả văn học- nghệ thuật, Cục Sở hữu trí tuệ, Thanh tra, v.v.) ; có hệ thống cơ quan tư pháp (toà án).

Từ phía chủ sở hữu, các hoạt động xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ, hoạt động chống lại hành vi xâm phạm và ngăn ngừa xâm phạm đều đã được thực hiện.

Từ phía xã hội, mức độ vi phạm đã giảm rõ rệt cũng như ý thức người dân được ngày càng được cải thiện.

Như vậy, về cơ bản hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã đầy đủ theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung cụ thể dưới đây chưa đạt được yêu cầu đầy đủ, chủ yếu tập trung vào nội dung của các văn bản pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

- Về nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp định TRIPS, điều 15 khoản 1 bảo hộ mọi

dấu hiệu hoặc tổ hợp dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Với cách quy định mở như vậy, dấu hiệu làm nên nhãn hiệu hàng hoá là vô cùng, kể cả ở dạng chữ cái và chữ số. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, điều 72 khoản 1 lại quy định những dấu hiệu làm nên nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ theo cách liệt kê đóng“Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc”. Với nội dung như trên, phạm vi nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ ở Việt Nam bị thu hẹp so với cách hiểu của Hiệp định TRIPS. Chưa kể là điều 74 khoản 2 của Luật loại trừ chữ cái và chữ số khỏi danh sách dấu hiệu được bảo hộ, trong khi chúng lại là những ví dụ “đặc biệt” về dấu hiệu tại Hiệp định. Nếu như các chữ cái,

con số và sự kết hợp giữa chúng có khả năng phân biệt qua việc sử dụng thì không thể bị từ chối bảo hộ và xu hướng quốc tế hiện nay chấp nhận đăng ký những dấu hiệu như vậy [47, tr. 73].

- Về bí mật kinh doanh, Hiệp định TRIPS bảo hộ tất cả những thông tin

bí mật có giá trị thương mại tại điều 39. Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ thông tin bí mật của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 chỉ ở những thông tin bí mật sử dụng trong kinh doanh (điều 84); điều 85 của Luật loại trừ mọi thông tin bí mật không liên quan đến kinh doanh. Kinh doanh được hiểu là “việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”- điều 4 khoản 2 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Như vậy, mọi thông tin bí mật liên quan đến các hoạt động sinh lợi nói trên được coi là thông tin có liên quan đến kinh doanh. Như vậy, nhóm những thông tin bí mật không liên quan đến kinh doanh nhưng mang lại giá trị thương mại sẽ không được bảo hộ. Ví dụ những kiến thức đặc biệt trong hoạt động của người sử dụng lao động liên quan tới các giao dịch của khách hàng không liên quan đến kinh doanh nhưng khi bị tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh thì đối thủ này đã tận dụng triệt để nhằm thuyết phục khách hàng chuyển sang giao dịch với mình [47, tr. 152].

- Về quy định xử lý hàng giả, các hành vi vi phạm về hàng giả thường

do cơ quan quản lý thị trường ra quyết định. Nhưng để ra được quyết định như vậy thì cơ quan này phải tham vấn ý kiến của các cơ quan hữu quan, đặc biệt là Cục Sở hữu trí tuệ, khiến cho việc xử lý bị kéo dài. Cách quy định về hàng giả mạo sở hữu trí tuệ tại điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 khá rộng “là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt...”. “Trùng” đến mức độ nào thì Nghị định 105/2006/NĐ-CP, điều 11 mục 5 xác định cũng mơ hồ “khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và

cách trình bày”. Như vậy, tiêu chí “khó phân biệt” sẽ do cơ quan quản lý nhà nước xác định.

- Về áp dụng biện pháp hình sự để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vướng mắc là Bộ Luật Hình sự năm 1999 không quy định tội phạm liên quan tới đối tượng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Do đó, những hành vi xâm phạm đối tượng này sẽ chỉ có thể xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc dân sự. Mức độ xử lý của hai biện pháp trên chỉ tạo ra gánh nặng về kinh tế, chưa thật sự phát huy tác dụng ngăn ngừa như các chế tài hình sự.

- Các quy định về biện pháp hành chính, dân sự, hình sự chỉ mới dừng

lại ở nguyên tắc mà chưa đủ chi tiết, cụ thể. Còn có một số vấn đề chưa được

làm rõ như: ranh giới áp dụng biện pháp hình sự và hành chính; bảo đảm tính đúng đắn, công bằng và thỏa đáng khi áp dụng các biện pháp chế tài như thế nào; khả năng và trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các bên, việc Tòa án ra lệnh cung cấp chứng cứ; người bị xử lý có được thông báo trước hay là bị áp dụng tức thời các biện pháp xử phạt; khả năng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; cách tính toán thiệt hại và thực hiện trách nhiệm đền bù như thế nào?

- Quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa hoàn toàn thoả mãn Điều 50 của Hiệp định TRIPS. Điều 50 của Hiệp định yêu cầu các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có khả năng được áp dụng trong mọi giai đoạn tố tụng, đặc biệt là trước khi khởi kiện vụ án, để tạo thuận lợi cho nguyên đơn thu thập chứng cứ. Nội dung của biện pháp khẩn cấp tạm thời ở Việt Nam được ghi nhận tại Điều 99 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ án và trong tình thế khẩn cấp) và tại Điều 206, khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện). Như vậy, khả năng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào giai đoạn trước khi khởi kiện vụ án là không thể xảy ra theo Điều 206. Khả năng này có xảy ra theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 hay

không hoàn toàn phụ thuộc vào việc giải thích “tình thế khẩn cấp” có bao gồm giai đoạn trước khi khởi kiện vụ án không.

2.4.2. Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam với yêu cầu về tính hiệu quả của Hiệp định TRIPS

Trong phần lời nói đầu, Hiệp định TRIPS nêu rõ “mong muốn giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp”. Có thể nói rằng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa hiệu quả bởi tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu thuyên giảm rõ ràng. Điều đó có nghĩa là đối với tính “hiệu quả” theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS, Việt Nam chưa đạt được. Cụ thể qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, mức độ bảo hộ chưa thực sự hiệu quả. Khi hoàn thiện hệ

thống pháp luật sở hữu trí tuệ, Việt Nam đứng trước một mối lo ngại là bảo hộ sở hữu trí tuệ trước mắt sẽ mang lại lợi ích chính cho các nước phát triển, những nước nghèo như Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực. Đó là chưa kể đến những tiêu chuẩn bảo hộ theo Hiệp định TRIPS là quá cao và có phần khắt khe so với khả năng của những nước nghèo và chậm phát triển [32, tr.56]. Nhằm khắc phục nỗi lo ngại trên, Luật Sở hữu trí tuệ đã đưa những nguyên tắc có tính chất tự vệ, đó là quyền sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ trên cơ sở không xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ sở hữu quyềnsở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ sở hữu quyềnsở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù

hợp (xem Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Các nguyên tắc này

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS).doc (Trang 121 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w