1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc

74 1,5K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Hoạt Động Của Các Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Tiêu Biểu Ở Ba Tỉnh An Giang – Vĩnh Long – Tiền Giang
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Nông Nghiệp
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.

Trang 1

Chương 1MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài.

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài.

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.Nông nghiệp đóng góp bình quân 80% tỉ trọng GDP cả nước hằng năm Pháttriển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn với cải thiện đời sống của người nôngdân là vấn đề trọng tâm, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên Sựnghiệp CNH - HĐH đất nước sẽ không thành công nếu chúng ta không chú trọngcông nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Cho đến hiện tại, sản xuấtnông nghiệp vẫn đang là thế mạnh hàng đầu của nước ta Vì vậy đẩy mạnh pháttriển nông nghiệp theo hướng bền vững đang là mối quan tâm và ưu tiên hàngđầu trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

ĐBSCL là một trong hai vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước Chođến nay, kinh tế nông nghiệp nơi đây vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng của nó.Là vựa lúa của cả nước nhưng đời sống nông dân vẫn còn nhiều khó khăn do sảnxuất manh múng, tự phát, thiếu chất lượng Bên cạnh đó, khả năng ứng dụngkhoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất còn thấp

Trong thời kỳ Việt Nam hội nhập nền kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh diễnra ngày càng gay gắt Để có thể cạnh tranh được với nông sản của các nước khác,bản thân những người nông dân phải hợp tác với nhau để sản suất ra sản phẩmđồng nhất, chất lượng cao, sản lượng lớn, giá thành hạ Vì vậy, sự ra đời của cácHTXNN là điều tất yếu.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật HTX sửa đổi đã được Quốc hội khoáXI thông qua tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm2004 Luật đã có nhiều thay đổi tích cực so với Luật của năm 1996, tạo ra nhiềuthuận lợi và thông thoáng hơn cho các HTX phát triển Theo Luật, HTX có đượckhung khổ pháp lý hoàn chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường và các chuẩnmực quốc tế.

Trang 2

Sự ra đời và đi vào hoạt động của các HTXNN mang lại nhiều lợi ích chonông dân và nền kinh tế Tuy nhiên các HTXNN Việt Nam nói chung, ĐBSCLnói riêng vẫn còn nhiều hạn chế do quy mô nhỏ, vốn nghèo, cơ sở vật chất – kỹthuật còn nhiều yếu kém Ngoài ra, năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo chưacao Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để hoàn thiện và phát triển hơnnữa các mô hình HTXNN Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng Nằm trongmục tiêu phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp vùng trọng điểm ĐBSCL, với

trình độ và thời gian có hạn, đề tài “Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu

biểu ở ba tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang” mong muốn phát hiện

những yếu tố tích cực, đồng thời tìm ra những hướng đi mới, cơ bản cho sự pháttriển của các HTXNN.

1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài.

HTXNN là một thành phần không thể thiếu cho sự phát triển nền kinh tếnông nghiệp Việt Nam, cho đến nay mô hình HTXNN kiểu mới ở ĐBSCL nóichung và ở ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang nói riêng được hìnhthành không lâu nên việc tìm ra và khắc phục những hạn chế, hoàn thiện hơn nữamô hình HTXNN là vấn đề quan trọng.

HTXNN là đại diện cho nông dân, tập hợp những nông dân sản xuất nhỏlẻ lại với nhau để có thể sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất.Tuy nhiên việc phát triển hơn nữa quy mô cũng như thu hút xã viên cùng thamgia sản xuất vẫn còn hạn chế và cần tìm biện pháp cải thiện.

Việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cho sản phẩm để đáp ứngyêu cầu xuất khẩu cũng đang được các HTXNN và Nhà nước quan tâm Thựctiễn đạt ra một vấn đề là làm thế nào để nhanh chóng xây dựng tiêu chuẩn chấtlượng và thương hiệu riêng cho HTXNN hoặc liên minh HTXNN.

Nước ta đang hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Đểphát triển nông nghiệp nói chung và HTXNN cần có các chiến lược và kế hoạchcụ thể Con người là cốt lõi cho sự thành bại của một doanh nghiệp HTXNNcũng là một loại hình doanh nghiệp nên vấn đề đầu tư cho việc đào tạo nguồnnhân lực cũng là một vấn đề cần đặt ra để tìm hướng giải quyết.

Trang 3

Tất cả các vấn đề thực tiễn nêu trên sẽ được lần lượt phân tích trong nộidung của đề tài.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.1.2.1 Mục tiêu tổng quan.

Đánh giá thực trạng, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tìnhhình hoạt động của các HTXNN ở ba tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giangtrong thời gian qua, từ đó tìm ra các hướng đi mới với mục tiêu thúc đẩy sự pháttriển mô hình hoạt động HTX trong thời đại mới.

1.2.2 Mục tiêu chi tiết.

 Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động của các HTXNN trênđịa bàn ba tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang trong thời gian qua.

 Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của các HTXNN trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Long – An Giang – TiềnGiang trong thời gian qua.

 Mục tiêu 3: Tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển cácmô hình HTXNN trong giai đoạn mới hướng đến năm 2020.

1.3 Các giả thuyết kiểm định và câu hỏi nghiên cứu.1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định.

 Giả thuyết 1 : Các mô hình HTXNN hiện nay vẫn chưa hoạt độngthật sư hiệu quả.

 Giả thuyết 2: Chưa có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu hoạt động củacác HTXNN kể từ khi Luật HTX được sữa đổi bổ sung năm 2003 và việc ViệtNam gia nhập WTO năm 2007.

 Giả thuyết 3: Các HTXNN vẫn chưa thu hút được nhiều nông hộtham gia vì những lợi ích mà nó mang lại chưa thiết thực.

 Giả thuyết 4: Các cán bộ trong ban lãnh đạo HTX chưa có trình độchuyên môn cao đủ để đáp ứng được nhu cầu hội nhập và phát triển trong giaiđoạn hiện tại.

1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu.

- Quy mô và tình tình phát triển quy mô của các HTXNN ở Vĩnh Long, AnGiang và Tiền Giang hiện nay như thế nào?

Trang 4

- Tình hình ứng dụng và đổi mới trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạtđộng của các HTXNN trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giangnhư thế nào?

- Trình độ và năng lực quản lý của cán bộ Quản lý HTX đã đáp ứng đượcyêu cầu thực tiễn hiện nay chưa?

- Hiệu quả kinh doanh và lợi ích đạt được ra sao?

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu trên các Huyện có

các mô hình HTXNN tiêu biểu trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Long , An Giang vàTiền Giang.

1.4.2 Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn

từ năm 2003 đến năm 2009 Thời gian thu thập số liệu thứ cấp được tiến hànhvào tháng 05/2009và được hoàn thành vào tháng 01/2010 Riêng số liệu sơ cấpđược tiến hành thu thập từ 01/01/2010 đến 28/02/2010.

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là đánh giá và tìm ra

các mô hình HT mới nhằm thúc đẩy sự phát triển các mô hình hợp tác Do giớihạn về kinh phí thực hiện nên chỉ nghiên cứu trên các HTXNN tiêu biểu trênđịa bàn ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang.

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu có liên quan đếntình hình hoạt động của các HTXNN ở ĐBSCL nói chung và ở ba tỉnh VĩnhLong, An Giang và Tiền Giang nói riêng có các bài nghiên cứu của các tác giả:

a) Tô Thiện Hiền, Thực trạng và giải pháp hợp tác xã nông nghiệp ở AnGiang – Đại học An Giang, 2006

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định hình thức nghiên cứu hợp tác nôngnghiệp tại địa bàn tỉnh An Giang, từ khâu vận động nông dân cho hiểu ý nghĩacủa hợp tác xã kiểu mới đến các quy trình thành lập, đào tạo hợp tác xã, hoạtđộng sản xuất, tín dụng và tiêu thụ sản phẩm và rút ra những bất cập, những thiếuxót và những chỗ mạnh của phong trào hợp tác xã của tỉnh An Giang để đề xuấtnhững biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp AnGiang để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới.

Trang 5

b) Nguyễn Công Bình, Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợptác xã nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đến 2015 - Trường Đại học Kinh tế TP HồChí Minh, 2007.

Đề tài nghiên cứu phân tích các điều kiện tự nhiên và xã hội ở Tiền Giang,qua đó đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển của các Hợp tác xã nôngnghiệp ở tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1997 đến 2007, từ đó tìm ra các giải phápthích hợp để nâng cao hoạt động của các HTXNN tầm nhìn đến 2015.

c) Các báo cáo tình hình hoạt động của HTX hằng năm của Sở Nông nghiệpba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang

Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động HTX trong tỉnh, phân tích nhữngthuận lợi, khó khăn chủ yếu trong hoạt động của các HTX từ đó tìm ra giải phápcải thiện đồng thời đề ra các mục tiều cần đạt được cho những năm tiếp theo.

d) Các văn bản pháp quy liên quan đến sự phát triển HTX hiện nay.

Trang 6

Theo Điều 1 Luật HTX sửa đổi bổ sung năm 2003 “HTX là tổ chức kinhtế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhucầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy đinh của Luật đểphát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thựchiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước HTX hoạt độngnhư một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và cácnguồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật”.

HTX nông nghiệp là một hình thức của HTX có các hoạt động sản xuấtkinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như sản xuất, tiêu thụ nông sản, các loạihình dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Đặc trưng cơ bản của HTXNN:

Một là, HTXNN là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những nông hộ,

nông trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho sản xuất kinh doanh và đờisống của mình mà bản thân từng nông hộ không làm được hoặc làm nhưng kémhiệu quả.

Hai là, cơ sở thành lập của HTX là dựa vào việc cùng góp vốn của các

thành viên và quyền làm chủ hoàn toàn bình đẳng giữa các xã viên theo nguyên

Trang 7

tắc mỗi xã viên một phiếu biểu quyết không phân biệt lượng vốn góp it haynhiều.

Ba là, mục đích kinh doanh của HTX trước hết là dịch vụ cho xã viên, đáp

ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng thời cũng phải tuântheo nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện mứcgiá và lãi suất nội bộ thấp hơn giá thị trường.

Bốn là, HTX thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ

và cùng có lợi.

Năm là, HTX là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết những xã viên

thật sự có nhu cầu, có mong muốn không lệ thược vào nơi ở và cũng chỉ liên kếtở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lý kinh doanh Như vậy trong mộtkhu cự nhất định có thể tồn tại nhiều loại hình HTX có nội dung kinh doanh khácnhau, có số lượng xã viên không giống nhau, trong đó một số nông hộ, trang trạiđồng thời là xã viên của nhiều HTX khác nhau.

Sáu là, xã viên vừa là đơn vị kinh tế tự chủ trong HTX, vừa là cơ sở hoạt

động kinh doanh và hạch toán độc lập Do vậy, quan hệ giữa HTX và xã viên vừalà quan hệ liên kết, giúp đỡ nội bộ, vừa là quan hệ giữa hai đơn vị kinh doanh cótư cách pháp nhân độc lập.

2.1.1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTXNN.

HTX tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau đây:

- Tự nguyện: mọi các nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theoquy định của Luật HTX, tán thành Điều lệ HTX đều có quyền gia nhập HTX; xãviên có quyền ra khỏi HTX theo Điều lệ HTX.

- Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý,kiểm tra, giám sát HTX và có phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính,phân phối và những vấn đề khác được quy định trong Điều lệ HTX.

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và tự chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự quyết định về phân phối thunhập.

Trang 8

- HTX và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tạpthể và hợp tác với nhau trong HTX, trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các HTX trong nước vàngoài nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật TX năm 2003.

- HTX sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.3 Đặc trưng cơ bản của HTXNN ở ba tỉnh Vĩnh Long, AnGiang và Tiền Giang.

Tình hình hoạt động của các HTXNN ở ĐBSCL hiện nay vẫn chưa pháttriển mạnh, tỉ lệ giải thể còn cao Bên cạnh đó có rất nhiều HTX còn hoạt độngmang tính hình thức.

Ngoài các đặc trưng chung cơ bản của HTXNN, HTXNN ở ba tỉnh VĩnhLong – An Giang – Tiền Giang còn có các đặc trưng sau:

- Các HTXNN nhìn chung có quy mô nhỏ (vốn điều lệ từ 100 triệu đến 1 tỉđồng) Do vậy đa số các HTX không có nguồn vốn đủ để mở rộng quy mô.

- Loại hình hoạt động chủ yếu của HTXNN là cung cấp dịch vụ cho xã viênchẳng hạn như dịch vụ thủy lợi, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, dịch vụ làmđất, xử lý sau thu hoạch, … Hiện tại nơi đây vẫn chưa phổ biến hình thức HTXsản xuất nông nghiệp.

- Mỗi tỉnh có liên minh HTX để liên kết các HTX địa phương lại với nhau,Liên minh HTX làm công tác tập huấn kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn chấtlượng, nghiên cứu cung ứng giống thuần chủng, tìm đầu ra cho sản phẩm nôngnghiệp, …

2.1.2 Vị Trí và vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp trong nền kinh tế.

Trang 9

2.1.2.1 Vị trí.

Không giống các loại hình doanh nghiệp khác, HTXNN mang tính đặc thùlà sự hợp tác tự nguyện của các thành viên trong nông nghiệp nhằm đạt được mộtmục tiêu nào đó Như vậy sự ra đời của HTXNN là mang lại những lợi ích thiếtthực cho xã viên.

Khoảng 80% GDP của cả nước là nông nghiệp Điều đó cho thấy sự quantrọng của nông nghiệp, và của các HTXNN đối với nền kinh tế HTXNN giúpcác nông hộ liên kết lại với nhau, tránh tình trạng sản xuất phân tán nhỏ lẻ đanglà vấn đề phổ biến hiện nay Bên cạnh đó, HTXNN còn cung cấp các dịch vụ choxã viên của mình từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào như: giống, phânbón, thuốc từ sâu,… cho đến dich vụ thuỷ lợi hướng dẫn kỹ thuật canh tác trongquá trình sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ, người nôngdân không thể tự mình cạnh tranh với các nông sản của các nước khác mà phảiliên kết với nhau thông qua các HTXNN hay liên minh HTX để cùng sản xuất rasản phẩm đồng nhất, đủ tiêu chuẩn chất lượng, hạ thấp chi phí sản xuất, đồngthời tìm đầu ra cho nông sản Vấn đề chèn ép giá hiện nay đang diễn ra rất phổbiến bặc biệt là ở ĐBSCL khi mà nông dân sản xuất xong không biết bán cho ai,giá bao nhiêu Phần đông dân số nước ta là nông dân, đất nước dựa vào nôngnghiệp để phát triển nhưng nông dân lại là những người nghèo nhất Như vậymuốn đưa đất nước phát triển đi lên, trước hết phài tìm cách làm giàu cho chínhnhững người nông dân Trong mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp, sự pháttriển đúng đắn các mô hình HTXNN là một yếu tố quan trọng, quyết định sựthành công.

2.1.2.2 Vai trò.

HTXNN là hình thức kinh tế tập thể của nông dân, vì vậy hoạt động củaHTXNN có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động của sản xuất hộ nông dân.Nhờ có hoạt động của HTXNN, các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạtđộng sản xuất nông nghiệp được cung cấp kịp thời, đầy đủ và đảm bảo chấtlượng, các khâu sản xuất tiếp theo được đảm bảo làm cho hiệu quả sản xuất củahộ nông dân được nâng lên.

Trang 10

Thông qua hoạt động dịch vụ, vai trò điều tiết sản xuất của HTXNN đượcthực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung chuyênmôn hóa.

HTX còn là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân, vìvậy hoạt động của HTXNN có vai trò cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dânmột cách có hiệu quả HTXNN ở những vùng chuyên môn hóa, còn là hình thứcthể hiện mối liên minh công nông, đặc biệt khâu sản xuất nguyên liệu và chế biếnnông sản.

Trong một số trường hợp, khi có nhiều tổ chức tham gia hoạt động dịch vụcho hộ nông dân, hoạt động của HTX là đối trọng buộc các đối tượng khác phụcvụ tốt cho hộ nông dân.

2.2Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.

Số liệu thứ cấp được thu thập từ:

- Các ấn phẩm là công trình nghiên cứu trước đây của các tác giả đượcliệt kê ở phần tài liệu tham khảo về những đề tài có liên quan.

- Các báo cáo của Sở Nông nghiệp và UBND ba tỉnh Vĩnh Long – AnGiang – Tiền Giang.

- Internet.

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp Ban Chủ

nhiệm các HTX và Lãnh Đạo Chính quyền địa phương nơi HTX hoạt động.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.

- Mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê mô tả thông qua các biểu bảngđể đánh giá.

Thống kê mô tả là một phương pháp thống kê dựa vào các số liệu khônggian và thời gian để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từnghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau

- Mục tiêu 2: Dùng phương pháp hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tốảnh hưởng đến mô hình hoạt động của HTXNN.

Trang 11

Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độclập (biến thuyết minh) quy định các biến phụ thuộc (biến được thuyết minh) nhưthế nào.

Phương trình hồi quy:

Y = β1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + … + βkXk + U Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc phản ánh hiệu quả hoạt động của HTXNNβ: Các hằng số tự do.

X: Biến độc lập phản ánh các nhân tố ảnh hưởng được đưa vào mô hìnhhồi quy để kiểm định.

U: Sai số của mô hình.

- Mục tiêu 3: Dùng phương pháp thống kê suy luận để kiểm định các giảthuyết, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển HTXNN trong tương lai.

Thống kê suy luận là phương pháp đặt ra giả thuyết và tiến hành kiểmđịnh giả thuyết dựa trên độ tin cậy cho trước.

Trang 12

Vĩnh Long: Nằm ở toạ độ địa lý 10,150 vĩ độ Bắc, 105,580 kinh

độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.847 km Vĩnh Long nằm ở trung tâmĐBSCL Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây Nam giáp thành phố CầnThơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh TiềnGiang và Bến Tre

Vĩnh Long cũng nằm trên tuyến hành lang Đông - Tây của vận tải quốc tếđường biển và đường sông từ cửa Tiểu và cửa Định An vận chuyển hàng hoá điCampuchia và tuyến quốc lộ 54 từ Trà Vinh xuyên qua Vĩnh Long lên ĐồngTháp và biên giới Campuchia Về mặt địa chính trị, nó có thể được xem là trungtâm của ngã sáu đi trực tiếp đến 8 tỉnh, thành phố trong vùng Đó là quốc lộ 1Ađi qua Tiền Giang, Long An và thành phố Hồ chí Minh theo hướng bắc và đi CầnThơ theo hướng Nam, quốc lộ 80 đi Sa Đéc, An Giang, quốc lộ 30 Cao lãnh vàvùng Đồng Tháp Mười, quốc lộ 57 đi Bến Tre và quốc lộ 53 đi Trà Vinh Nếulấy thành phố Vĩnh Long làm tâm thì trong bán kính 100 km, từ Vĩnh Long cóthể đi đến 10 tỉnh, thành của ĐBSCL (ngoại trừ Bạc Liêu và Cà Mau) Hơn thếnữa, Cầu Mỹ Thuận và cầu Cầu Thơ sẽ biến Vĩnh Long thành chiếc cầu lớn nốiliền các tỉnh phía Bắc sông Tiền với các tỉnh phía Nam Sông Hậu Nối liền miền

Trang 13

Đông với Miền Tây Nam bộ, nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vựalúa ĐBSCL.

Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng Với dạng địa hình đồngbằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trungtâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và vencác sông rạch lớn Phân cấp địa hình của Tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:

- Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0m: 29.934,21 ha - chiếm 22,74% Phân bốven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù laogiữa sông và vùng đất giồng gò cao của Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn Nông nghiệpchủ yếu cơ cấu lúa - màu và cây ăn quả

- Vùng có cao trình từ 0,8 -1,2m: 60.384,93 ha - chiếm 45,86% Phân bốchủ yếu là đất cây ăn quả, kết hợp khu dân cư và vùng đất cây hàng năm với cơcấu chủ yếu lúa màu hoặc 2-3 vụ lúa có tưới động lực, tưới bổ sung trong canhtác, thường xuất hiện ở vùng ven Sông Tiền, Sông Hậu và sông rạch lớn củaTỉnh.

- Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: 39.875,71 ha - chiếm 30,28% Phân bốchủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản (chiếm 80% diện tích đất lúa) với tiềm năngtưới tự chảy khá lớn, năng suất cao; đất trồng cây lâu năm phải lên liếp, lập bờbao mới đảm bảo sản xuất an toàn, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùngchịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.

- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: 1.481,15 ha - chiếm 1,12% có địa hìnhthấp trũng, ngập sâu; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa ĐX-HT,lúa HT-Mùa) trong điều kiện quản lý nước khá tốt Vĩnh Long nằm trên trụcquốc lộ 1A chạy ngang qua Tỉnh và quốc lộ 53, 54, 80 nối liền với Tỉnh TràVinh, Đồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre Cùng với mạng lưới sôngrạch khá dầy, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước đối với nông nghiệp và làmạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các Tỉnh ĐBSCLvà cả nước Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh Long có nền nông nghiệp pháttriển và sản xuất được quanh năm, nông thôn khá trù phú, dân cư quần tụ đôngđúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của Tỉnh.

Trang 14

An Giang: Là một trong bốn tỉnh vùng kinh tế trọng điểm đồng

bằng sông Cửu Long, thuộc tứ giác Long Xuyên, là tỉnh có sản lượng lúa lớnnhất ĐBSCL An Giang có tọa độ địa lý 100 12’ – 100 57’ Vĩ độ bắc, 1040 46’ –1050 35’ Kinh độ đông Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km), phía tâynam giáp tỉnh Kiên Giang (70 km), phía nam giáp thành phố Cần Thơ (45 km),phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (108 km)

Địa bàn tỉnh có đồng bằng cao trình thay đổi từ 1m đến 5m và đồi núithấp, được chia thành 02 vùng kinh tế:

+ Vùng cù lao: diện tích 1,032km2 chiếm 330.3% diện tích toàn tỉnh, gồm04 huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu và An Phú Đây là vùng phát triển nôngnghiệp với năng suất cây trồng cao nhất tỉnh.

+ Vùng bờ hữu sông Hậu: Ngoài sản xuất nông nghiệp còn có khaikhoáng, phát triển công nghiệp và du lịch.

An Giang là nơi hội tụ các yếu tố thuận lợi về khí hậu, đất đai, các nguồntài nguyên thiên nhiên Có đồi núi – điểm khác biệt so với địa hình hai tỉnh VĩnhLong và Tiền Giang, đồng bằng mênh mông, hệ thống sông ngòi kênh rạchchằng chịt Tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế toàn diện về Nông nghiệp,Thủy sản, công nghiệp, du lịch Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên353.676 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâmnghiệp 14.724 ha.

Tiền Giang: nằm trải dọc trên bờ Bắc sông MeKong với chiều dài

120km Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua, chiếmkhoảng 53% diện tích toàn tỉnh Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’đông và 10°35’-10°12’ bắc Tỉnh có phía bắc giáp tỉnh Long An và thành phố HồChí Minh, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre và VĩnhLong, phía đông giáp biển Đông Diện tích 2.481,8 km2.

Bờ biển dài 32km với hàng ngàn hecta bãi bồi ven biển, nhiều lợi thếtrong nuôi trồng thủy hải sản (nghêu, tôm, cua,…) và phát triển kinh tế biển

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với các sông Tiền, sông VàmCỏ Tây, kênh Chợ Gạo, kênh Nguyễn Văn Tiếp, nối liền các tỉnh đồng bằng

Trang 15

sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của cáctỉnh ven sông Tiền và Campuchia

Tiền Giang có 4 tuyến quốc lộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 30, Quốc lộ 50,Quốc lộ 60) chạy ngang qua với tổng chiều dài trên 150 km, đường cao tốc thànhphố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông bắc qua sôngTiền nối liền Tiền Giang với Bến Tre, cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ nối liềnTiền Giang với Long An và thành phố Hố chí Minh tạo cho Tiền Giang một vịthế cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam Đó là những điều kiện quan trọng để rút ngắn thời gian chiphí vận chuyển hàng hóa từ Tiền Giang đi thành phố Hồ Chí Minh và các địaphương trong khu vực.

3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn.

ĐBSCL nói chung và 03 tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang nóiriêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, ổn định trongtoàn vùng, trung bình là 280C Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ2.226 - 2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa từtháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.

Trang 16

số trung bình khu vực ĐBSCL (436 người/km2); tăng 0,9% so với năm 2007 (670người/km2).

Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 69% dân số Số lao độngđang làm việc tại các ngành kinh tế là 2.923.567 nghìn người, trong đó lao độngtrong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 1.887.820 nghìn người, chiếm64.57% dân số lao động trong các ngành kinh tế

Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động ở Vĩnh Long, An Giang vàTiền Giang.

ĐVT: Tổng số dân: ngườiMật độ dân số: người/km2Lao động: người

-Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.3.1.2.1 Kinh tế.

- Tổng sản phẩm trên địa bàn 03 Tỉnh theo giá hiện hành phân theo khuvực kinh tế năm 2008 là 75.265.344 triệu đồng, tăng 31,12% so với năm 2007(57.402.013 triệu đồng) Trong đó năm 2008:

+ Tổng sản phẩm Khu vực Nông – Lâm nghiệp và Thủy sản: 33.635.235triệu đồng, tăng 40% so với năm 2007 (24.023.841 triệu đồng).

Trang 17

+ Tổng sản phẩm khu vực Công nghiệp và Xây dựng: 12.002.123 triệuđồng, tăng 20,86% so với năm 2007 (9.930.335 triệu đồng).

+ Tổng sản phẩm khu vực Dịch vụ: 29.628.986 triệu đồng, tăng 26,36%so với năm 2007 (23.447.837 triệu đồng) (Bảng 3.2)

Nhìn chung giá trị tổng sản phẩm ở ba tỉnh năm 2008 tăng nhiều so vớinăm 2006 và 2007 Tuy nhiên tỉ trọng đóng góp của ba khu vực kinh tế trongtổng sản phẩm ở ba tỉnh nói chung và ở từng tỉnh Vĩnh Long, An Giang và TiềnGiang tương đối ổn định qua các năm từ 2006 đến 2008 Nông nghiệp và dịch vụchiếm tỉ trọng cao trong GDP ở Vĩnh Long và An Giang, trong khi đó ở TiềnGiang tỉ trọng đóng góp của khu vực I và II gần như tương đương Điều đó chothấy Tiền Giang có sự đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng cao hơn VĩnhLong và An Giang Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là thế mạnh của cả 03 tỉnh.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 03 Tỉnh năm 2008:11.156.011 triệu đồng, tăng 13,86% so với năm 2007 (9.797.603 triệu đồng).Trong khi đó, tổng chi ngân sách địa phương trên địa bàn 03 Tỉnh năm 2008:11.039.767 triệu đồng, tăng 12,02% so với năm 2007 (9.854.870 triệu đồng).Điều này thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong thu chi ngân sách trên địa bàn03 tỉnh Năm 2008, tổng thu ngân sách cao hơn tổng chi ngân sách trong khi điềungược lại xảy ra năm 2007 Nó thể hiện sự chủ động và khả năng phân bổ tốt, ổnđịnh nguồn ngân sách cho các hoạt động đầu tư và phát triển Tuy nhiên, cho đếnthời điểm cuối năm 2008 Vĩnh Long vẫn nằm trong tình trạng thâm hụt ngânsách Đến năm 2008 cả Tiền Giang và An Giang đều đạt tổng thu cao hơn tổngchi ngân sách Nhà nước và địa phương Thêm vào đó, so với Tiền Giang và VĩnhLong thì An Giang chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng thu, chi ngân sách do sựlớn hơn khà nhiều về diện tích tự nhiên và dân số (Biểu đồ 3.1)

Bảng 3.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giangvà Tiền Giang theo giá hiện hành.

Chỉ tiêu

Giá trị (tr đồng)

Tỉ lệ(%)

Giá trị (tr đồng)

Tỉ lệ(%)

Giá trị(tr đồng)

Tỉ lệ(%)Tổng số60.642.91510057.402.01310075.265.344100

- Nông nghiệp, lâmnghiệp và thủy sản.

25.505.41842,124.023.84141,933.635.23544,7

Trang 18

- Công nghiệp và xâydựng.

Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang.

- Điện khí hóa: tính đến nay hầu hết các xã phường trên địa bàn 03 Tỉnhđều được điện thắp sáng, phần lớn hộ gia đình có đủ nước sạch dùng trong sinhhoạt Công tác điện khí hóa nông nghiệp nông thôn đã được cơ bản hoàn thành.

- Giao thông vận tải cũng phát triển mạnh, hầu hết 100% địa phương cóđường oto về đến trung tâm Phường – Xã – Thị trấn Các đường nông thôn liênấp cũng được cán nhựa hoặc xi măng, tạo sự tiện lợi cho người dân trong sảnxuất và đi lại.

- Thông tin liên lạc đến nay có 100% Phường – Xã – Thị trấn đều có điệnthoại liên lạc và sử dụng máy vi tính trong công việc hằng ngày tại đơn vị.

Trang 19

Tỉ đồng

Tổng thu

Vĩnh LongAn GiangTiền Giang

Tỉ đồng

Tổng chi

Vĩnh LongAn GiangTiền Giang

Biểu đồ 3.1 Tổng thu chi ngân sách trên địa bàn 03 tỉnh Vĩnh Long,An Giang và Tiền Giang.

3.1.2.2 Xã hội.

- Y tế: Đến nay 100% Xã – Phường – Thị trấn đều có trạm y tế, trên 85%trạm y tế có bác sĩ Năm 2007 số bác sĩ/01 vạn dân là 04 người, số giườngbệnh/01 vạn dân là 18,98 Đến năm 2008 số bác sĩ/01 vạn dân là 4,11 người, sốgiường bệnh/01 vạn dân là 19,37 Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân đượcđảm bảo và ngày càng được hoàn thiện dần thể hiện ở sự tăng lên về số bác sĩ vàsố giường bệnh trong năm 2008 so với năm 2007 và những năm trước.

- Giáo dục: Đến nay, 100% huyện, thị xã, thành phố đều có trường phổthông trung học, hầu hết các xã, phường có trường trung học cơ sở và tiểu học,đảm bảo dủ cơ sở vật chất thiết yếu cho học sinh có điều kiện học tập, sinh hoạttốt Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được triển khai ngày càng sâurộng.

Ở mỗi tỉnh đều có trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp vớisố ngành nghề đào tạo đa dạng, góp phần điều tiết một lượng lớn học sinh – sinhviên, làm giảm đáng kể tình trạng sinh viên tập trung về các thành phố, cáctrường đại học lớn.

Trang 20

- Văn hóa: Đến nay có 100% Huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có trungtâm văn hóa, và 03 trung tâm văn hóa tỉnh, tạo điều kiện tốt cho nhân dân tronghoạt động vui chơi, giải trí Số buổi biểu diễn trong năm 2008 là 2.629 buổi,giảm 23% so với năm 2007 (3.415 buổi).

Mỗi tỉnh và các huyện, thị, thành phố đều có thư viện phục vụ nhân dântrong khu vực Số sách trong thư viện ở 03 tỉnh năm 2008 là 1.108 nghìn bản,tăng 3,5% so với năm 2007 (1.070 nghìn bản) Số lượt được thư viện phục vụnăm 2008 là 1893 nghìn lượt, giảm 29,35% so với năm 2007 (2.680 nghìn lượt).Điều này có thể do đời sống nhân dân được cải thiện, công nghệ thông tin pháttriển giúp mọi người có thể đọc sách, báo, tìm kiếm thông tin tại nhà thông quacác kênh truyền thông như TV, Internet, …

3.2Tình hình sản xuất nông nghiệp.3.2.1 Tình hình sản xuất chung.

Năm 2008 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 03 tỉnh theo giáhiện hành và theo thành phần kinh tế là 52.064.822 triệu đồng, tăng 51,62% sovới năm 2007 (34.337.982 triệu đồng).

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đều qua các năm từ 2005 đến 2007, đặcbiệt năm 2008 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng mạnh hơn gấp rưỡi so vớinăm 2007 Cho đến thời điểm hiện tại trồng trọt, bao gồm cây lương thực, cây ănquả, rau màu,… vẫn là thế mạnh trong nông nghiệp ở Vĩnh Long, An Giang vàTiền Giang, chiếm tỉ trọng đóng góp cao trong nông nghiệp (trên 80%) Tiếp đếnlà chăn nuôi, tuy nhiên chăn nuôi trên địa bàn vẫn chưa phát triển cao, giá trịđóng góp của chăn nuôi không đáng kể trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.Dịch vụ nông nghiệp vẫn chưa được đầu tư phát triển, thể hiện ở tỉ trọng đóng rấtthấp trong sản xuất nông nghiệp (dưới 10%) Điều này được thể hiện trong biểuđồ Giá trị sản xuất nông nghiệp dưới đây (Biểu đồ 3.2)

Trang 21

Biểu đồ 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp3.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long.

3.2.2.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp.

Nền nông nghiệp ở Vĩnh Long vẫn tăng trưởng không ngừng qua các nămtừ 2006 đến 2008, được thể hiện ở sự tăng lên trong tổng giá trị sản xuất nôngnghiệp ở biểu đồ 3.3 Theo xu hướng chung như đã phân tích ở trên, năm 2008đánh dấu một sự tăng trưởng mạnh trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp so vớinăm 2007 và những năm về trước Tính đến cuối năm 2008 tổng giá trị sản xuấtnông nghiệp ở Vĩnh Long là 10.462.719 triệu đồng, tăng 35,76% so với năm2007 (7.706.740 triệu đồng) Trong đó, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỉ trọng caonhất trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh (trên 65%) Dịch vụ nôngnghiệp ở Vĩnh Long cho đến thời điểm cuối năm 2008 vẫn còn trong tình trạngphát triển kém, chiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp(dưới 5%) Ngành chăn nuôi trên địa bàn Vĩnh Long đang được đầu tư và từngbước phát triển cao thể hiện ở sự tăng lên đáng kể trong giá trị sản xuất qua cácnăm Thực tế ở Vĩnh Long đã và đang hình thành nhiều HTX chăn nuôi đượcđánh giá là có tiềm năng phát triển cao Vật nuôi chủ yếu là gà công nghiệp, bò,heo thịt,…

Trang 22

Biểu đồ 3.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long3.2.2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng.

Năm 2008, Vĩnh Long có 45.323 ha cây lâu năm và 205.311 ha cây hàngnăm các loại Tổng diện tích gieo trồng năm 2008 là 250.634 ha, tăng 9,24% sovới năm 2007 (229.426 ha) Cây lúa chiếm hầu hết diện tích trồng cây lương thựchàng năm của tỉnh

Năng suất lúa trung bình năm 2008 là 50,5 tạ/ha, giảm 1,4% so với năm2007 (51,21 tạ/ha), tuy nhiên năng suất lúa trung bình năm 2008 vẫn cao hơnnăng suất trung bình các năm 2006 trở về trước Các loại cây lâu năm được trồngphổ biến ở Vĩnh Long gồm dừa, nhãn, chôm chôm, xoài, cam, bưởi, chuối,… vớitổng sản lượng sản xuất năm 2008 là 422.254 tấn, tăng 2,2% so với năm 2007(413.118 tấn).

(** Kèm phụ lục 1).

Trang 23

3.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở An Giang.

Nông nghiệp ở An Giang chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu giá trị sản xuất khuvực I (trên 75%) Tiếp đến là thủy sản ( chiếm hơn 20%) Lâm nghiệp chiếm tỉ lệkhông đáng kể trong cơ cấu giá trị Khu vực I (dưới 1%) ( Biểu đồ 3.4)

nông nghiệp, 78.76%lâm

nghiệp, 0.56%

thủy sản, 20.68%

Năm 2009, An Giang gặp một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệpnhư thời tiết không thuận lợi do mưa trái vụ cuối tháng 12/2008 làm ngập úng lúatrên 43.000 ha, trong đó phải cấy sạ, dặm lại trên 28.000 ha Diện tích rau, màuphải gieo trồng và dặm lại gần 650 ha; giá lúa, vật tư nông nghiệp không ổnđịnh… Tuy nhiên, với những chính sách và giải pháp phù hợp của trung ương vàcủa tỉnh như đẩy mạnh thực hiện cơ giới hoá sau thu hoạch, phát triển trạm bơmđiện, thi đua thực hiện Chương trình sản xuất lúa theo hướng công nghiệp hoátrong 2 năm 2008-2009 đã tác động mạnh mẽ đến việc ổn định diện tích sản xuất.Cụ thể tổng giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế năm 2009 đạt gần 28ngàn tỷ đồng (giảm hơn 2 ngàn tỷ đồng so năm 2008).

Thêm vào đó, trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trồng trọt (bao gồm câyhằng năm và cây lâu năm) chiếm tỉ trọng cao (trên 80%) Chăn nuôi và dịch vụnông nghiệp chiếm tỉ trọng gần như tương đương, tuy nhiên tỉ lệ đóng góp khôngđáng kể trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp (dưới 20%) Qua đó cho thấy, thếmạnh trong nông nghiệp ở An Giang vẫn là trồng trọt Ta có sơ đồ giá trị sảnxuất nông nghiệp ở An Giang qua các năm như sau:

Biểu đồ 3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I ở An Giang năm 2009

Trang 24

3.2.3.1 Diện tích, năng suất, sản lượng.

- Tổng diện tích gieo trồng cả năm: 607.590 ha, giảm 1,43 % so năm 2008(- 8.787 ha) Trong đó:

+ Diện tích trồng lúa: 557.290 ha, giảm 1,26% (-7.135 ha)

Vụ Đông xuân : 234.098 ha, tăng 1,06% (+ 2.444 ha) Vụ Hè thu : 231.309 ha, tăng 0,47% (+ 1.079 ha) Vụ 3 : 84.249 ha, giảm 10,77% (- 10.172 ha) Vụ mùa : 7.634 ha, giảm 5,99% (- 486 ha).

Do ảnh hưởng thời tiết cuối năm nên tổng diện tích gieo trồng vụ mùa vàvụ 3 có giảm so với năm 2008 Điều đó làm ảnh hưởng đến tổng diện tích gieotrồng cả năm Tuy nhiên, tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân và hè thu vẫncao hơn so với năm 2008 cho thấy xu hướng tăng lên về diện tích gieo trồngtrong nông nghiệp ở An Giang trong những năm tiếp theo

Trang 25

+ Diện tích màu các loại ước cả năm đạt 50.300 ha, giảm 3,18% (-1.652ha) so cùng kỳ 2008 trong đó nhóm cây rau dưa, đậu các loại vẫn là những câytrồng chủ yếu chiếm 70% diện tích gieo trồng hoa màu (tăng 3% so cùng kỳ).

(** kèm phụ lục 2).- Năng suất:

- Cây lúa: Năm 2009 sản xuất lúa không được thuận lợi như giá vật tư,công thu hoạch tăng cao, ảnh hưởng mưa bão nên phải sạ, cấy dặm lại nhiều lần,lúa chuẩn bị thu hoạch bị ngập phải bơm chống úng, đồng thời do chuyển đổigiống theo hướng chất lượng cao phù hợp xuất khẩu (giảm diện tích sử dụnggiống IR 50404), nên năng suất sơ bộ chỉ đạt 6,14 tấn/ha, giảm 0,9 tạ/ha so cùngkỳ.

- Cây màu: cũng như cây lúa năng suất các loại cây màu cũng sụt giảmnhẹ so cùng kỳ do ảnh hưởng thời tiết như: rau dưa các loại đạt 23,7 tấn/ha, giảm5,5 tạ/ha, bắp lai 9,6 tấn/ha (cùng kỳ 9,7 tấn/ha), mè 1,2 tấn/ha (cùng kỳ 1,5tấn/ha).v.v

- Sản lượng.

Do cả diện tích và năng suất lúa đều giảm, nên sản lượng lúa giảm khánhiều so cùng kỳ, sản lượng lúa cả năm ước đạt 3,421 triệu tấn, giảm 97,8 ngàntấn so cùng kỳ Tương tự cây lúa, sản lượng các loại hoa màu chủ yếu đều giảmnhư sản lượng bắp đạt 65.125 tấn giảm 20.602 tấn, đậu phộng đạt 1.625 tấn giảm344 tấn, đậu nành 1.616 giảm 179 tấn

3.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Tiền Giang.

Tỉnh Tiền Giang là một tỉnh vốn thuần nông của ĐBSCL Với khoảng trên80.000 ha đất trồng lúa quay mỗi năm 2-3 vụ, trên 65.000 ha đất trồng cây ăn quảvà khoảng 30.000 ha đất trồng rau màu, hàng năm toàn tỉnh đạt sản lượng khoảng1,3 triệu tấn lúa, 800.000 đến 900.000 tấn trái cây và khoảng 600.000 tấn raumàu các loại.

Những năm gần đây tỉnh Tiền Giang đã có nhiều chủ trương, chính sáchưu đãi và thu hút đầu tư và đã được các nhà đầu tư hưởng ứng tích cực Tiếntrình thực hiện CNH - HĐH trong phát triển nông nghiệp, nông thôn được tỉnhrất quan tâm Với nguồn lao động trẻ, dồi dào, được cập nhật thường xuyên về kỹ

Trang 26

thuật sản xuất, Tiền Giang đã từng bước khẳng định sản phẩm đạt chất lượng antoàn vệ sinh của mình như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, gạo Mỹ Thành, thanh longChợ Gạo, …

Cây thanh long với diện tích gần 2.000 ha tập trung tại huyện Chợ Gạo đãcho sản lượng hàng năm trên 30.000 tấn và đã được xuất sang thị trường Nhật.Theo quy hoạch đến năm 2015, diện tích cây thanh long sẽ phát triển đến 5.000ha.

Rau màu tại Tiền Giang ngày càng phát triển diện rộng và chất lượngkhông ngừng nâng lên, được thị trường ưa chuộng nhất là tại thành phố Hồ ChíMinh Diện tích rau màu hiện tại đã đạt 34.300 ha với sản lượng hàng năm trên573.000 tấn Chất lượng, vệ sinh, an toàn rau, củ, quả ngày càng đòi hỏi cao và làxu hướng tất yếu trong đời sống của người dân

Tỉnh Tiền Giang đã và đang thực hiện thành công quy trình GlobalGaptrên cây vú sữa Lò Rèn ở Vĩnh Kim - Châu Thành, gạo xuất khẩu ở Mỹ ThànhNam – Cai Lậy, đã và đang mở rộng triển khai áp dụng cho cây thanh long ở ChợGạo, cây xoài cát Hòa Lộc ở Cái Bè, một số vùng lúa chất lượng cao ở Cai Lậyvà Gò Công Tây, bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan.

Diện tích sản xuất cây hàng năm ở Tiền Giang tăng đều khoảng 1200hamỗi năm Năm 2008, diện tích gieo trồng của hầu hết các loại cây hàng năm đềutăng so với năm 2007, riêng năm 2009 diện tích cây lương thực tiếp tục tăng sovới năm 2008, các loại cây hàng năm khác hầu hết đều giảm so với năm 2008.Năng suất và sản lượng sản xuất nhìn chung tăng nhẹ qua các năm từ 2007 đến2009.

** kèm phụ lục 3.

3.3 Tình hình phát triển HTXNN.3.2.1 Tình hình phát triển chung.

Các HTXNN ở ĐBSCL nói chung và 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, TiềnGiang nói riêng đã có bước phát triển đáng kể kể từ khi luật HTX ra đời năm1996, và được sửa đổi bổ sung năm 2003 Ngày nay, HTX trở thành một bộ phậnkhông thể thiếu cho sự phát triển nông nghiệp trong khu vực Lĩnh vực hoạt động

Trang 27

chủ yếu của các HTXNN là cung cấp dich vụ nông nghiệp như tưới tiêu, cungứng giống và vật tư nông nghiệp.

Tính đến năm 2008 trên địa bàn 03 tỉnh có 173 HTXNN, trong đó có: - 19 HTX trồng trọt

- 03 HTX chăn nuôi - 10 HTX thủy sản

- 18 HTX tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp - 101 HTX KDDV tổng hợp.

- 15 HTX khác

3.2.2 Tình hình phát triển HTXNN ở Vĩnh Long.3.2.2.1 Số lượng.

Tính đến cuối năm 2008 toàn tỉnh có 32 HTX và 01 liên hiệp HTX So vớinăm 2007 tăng 01 HTX Trong năm đã thành lập mới 08 Hợp tác xã nôngnghiệp, thủy sản, 01 liên hiệp hợp tác xã và giải thể 04 hợp tác xã Chia theo lĩnhvực hoạt động: có 05 HTX DV – tiêu thụ cây ăn trái (2 HTX chôm chôm; 02HTX Bưởi và 01 HTX Xoài); 06 HTX SX – tiêu thụ rau màu, khoai lang; 05HTXDV - Chăn nuôi; 05 HTX Thủy sản ; 01 HTX cơ giới hóa; 09 HTX.KDDVtổng hợp (Bảng 3.3)

Kinh tế HTXNN ở Vĩnh Long đang trong quá trình phát triển, thể hiện ởsự tăng lên về số lượng HTX qua các năm (năm 2006 là 27 HTX, đến cuối năm2008 đã có 32 HTX) Thêm vào đó, tình hình hoạt động và phát triển của cácHTXNN đang đi vào hoạt động ổn định Số lượng giải thể và chuẩn bị giải thểgiảm dần theo từng năm (tỉ lệ HTX chuẩn bị giải thể năm 2006 là 19%, đến năm2007 là 13%) Các HTXNN cũng đã chứng minh được hiệu quả hoạt động và lợiích của việc tham gia hoạt động thông qua số lượng xã viên không ngừng tănglên qua các năm (Sau 02 năm số lượng xã viên năm 2008 là 1774 xã viên, tănghơn 2 lần so với năm 2006) Số lượng xã viên trung bình mỗi HTX cũng tăng caothể hiện ở sự tăng lên về quy mô cũng như hiệu quả hoạt động của các HTX ởVĩnh Long.

Bảng 3.3 Tình hình phát triển HTXNN ở Vĩnh Long qua các năm.

ĐVT: HTX

Trang 28

Chỉ tiêuSlượngNăm 2006Tỉ lệ (%)SlượngNăm 2007Tỉ lệ (%)SlượngNăm 2008Tỉ lệ (%)

Nguồn: Chi cục HTX và PTNT Tỉnh Vĩnh Long

- Hoạt động nổi bật của các HTX là ký kết hợp đồng sản xuất, cung cấprau màu cho công ty, ước sản lượng đạt được trong năm gồm: Khoai lang 400tấn; Hành lá 100 tấn; rau Ôm 50 tấn, ớt 10 tấn…

3.2.2.2 Tình hình vốn và quy mô sản suất.

Vốn sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp - thủy sảnkhoảng 35 tỷ đồng, bình quân khoảng 100 triệu đồng/hợp tác xã, nhưng trongthực tế hợp tác xã chỉ huy động được 8,6% vốn theo điều lệ (gần 3 tỷ đồng), hiệuquả sử dụng vốn huy động hầu hết hợp tác xã còn lúng túng, vốn lưu động ít làmlàm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn

Trong 32 HTX đang hoạt động, có 08 HTX có trụ sở hoạt động độc lập,số còn lại phải thuê, mượn đất dân để xây dựng trụ sở, điểm giao dịch phục vụcho hoạt động của hợp tác xã Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tácxã thiếu như thiết bị phục vụ quản lý, giao dịch Các đơn vị trong và ngoàingành nông nghiệp hỗ trợ các thiết bị như: máy bơm, máy sạ hàng, máy cày, máyxới tay đến nay đã cũ, tình trạng hoạt động kém không đáp ứng yêu cầu kỹ thuậtsản xuất

3.2.3 Tình hình phát triển HTXNN ở An Giang.3.2.3.1 Số lượng.

Đến tháng 12/2009, toàn tỉnh An Giang có 101 HTX, tăng 2 HT so vớinăm 2008 Trong đó có 94 HTX đang hoạt động và 07 HTX không hoạt động.Trong tổng số 94 HTX có 91 HTX dịch vụ nông nghiệp, 03 HTX chăn nuôi, dịchvụ thuỷ sản và 01 Liên hiệp HTX Các HTX đang hoạt động (94 HTX và 01 Liên

Trang 29

hiệp HTX) có tổng vốn góp 51.727 triệu đồng của 9.084 xã viên, thực hiện cácdịch vụ nông nghiệp trên diện tích 34.257 ha và 30 ha chăn nuôi thủy sản.

Bảng 3.4: Tình hình phát triển HTXNN ở An Giang qua các năm.

-Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn Tỉnh An Giang.

Trang 30

Sự phát triển của các HTXNN ở An Giang không có xu hướng tăng haygiảm rõ rệt, tuy nhiên các HTX tăng giảm xung quanh 100 Điều này cho thấycác HTX nơi đây đang dần đi vào ổn định Số lượng xã viên tăng không đáng kể,trung bình mỗi năm tăng thêm 200 xã viên Đa số các HTX họt động trong lĩnhvực dịch vụ nông nghiệp (trên 90%), số còn lại (dưới 10%) là HTX chăn nuôi vàthủy sản Mặc khác, qua việc phân loại HTX cho thấy một xu hướng giảm cácHTX mạnh và khá, thay vào đó là sự tăng lên của các HTX trung bình và yếu chothấy sự giảm đi trong hiệu quả hoạt động của các HTXNN ở An Giang.

3.2.3.2 Tình hình vốn và quy mô sản xuất.

Đến cuối năm 2008, tổng nguồn vốn góp của các HTXNN (trừ thủy sản)là 34.326 triệu đồng, giảm 27% so với năm 2007 (47.021 triệu đồng) do giải thểmột số HTX Diện tích phục vụ của các HTXNN tính đến cuối năm 2008 là33.409 ha, giảm không đáng kể (1%) so với năm 2007 (33.639 ha) Đa số cácHTXNN ở An Giang hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ nông nghiệp choxã viên và các hộ ngoài HTX có nhu cầu.

Quy mô của các HTX còn hạn chế Số HTX có vốn góp dưới 500 triệuđồng chiếm hơn 80% tổng số HTX và chỉ có 7 HTX (chiếm 7% trên tổng sốHTX) có vốn góp trên 1 tỉ đồng Đây là một hạn chế gây cản trở rất lớn cho việcmở rộng quy mô của các HTX

Hơn nữa, số HTX chỉ phục vụ duy nhất dịch vụ tưới tiêu cũng chiếm tỉ lệcao (hơn 50% trên tổng số HTX đang hoạt động), trong khi đó số HTX thực hiệnkết hợp nhiều dịch vụ (từ 04 dịch vụ trở lên) chỉ chiếm 7% trên tổng số HTXđang hoạt động.

Bên cạnh đó, diện tích phục vụ của các HTX còn thấp, phần lớn dưới 500ha (75/95 HTX), chỉ có 04/95 HTX có diện tích phục vụ trên 1000 ha

Tóm lại, vốn ít, loại hình dịch vụ đơn giản và diện tích phục vụ thấp là 03trong các yếu tố căn bản gây cản trở cho việc phát triển và mở rộng quy mô củacác HTX.

Trang 31

Bảng 3.5: Tình hình vốn và quy mô sản xuất của các HTXNN AnGiang.

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Tỉ lệ(%)

Tổng số HTXNN đang

1.Theo vốn góp (tr đồng)

3.Theo diện tích HTX phục vụ (ha)

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang

3.2.4 Tình hình phát triển HTXNN ở Tiền Giang.3.2.3.1 Số lượng.

Đến tháng 12/2009, toàn tỉnh Tiền Giang có 42 HTXNN – Thủy sản,không tăng so với năm 2008 Trong đó có 40 HTX đang hoạt động và 02 HTXđang chờ giải thể Trong tổng số 40 HTX có 29 HTX dịch vụ nông nghiệp, 03HTX dịch vụ thuỷ sản và 08 HTX dịch vụ nước sinh hoạt Hiện tại các HTX ởTiền Giang có 17.555 xã viên tham gia (giảm 1.062 xã viên so cuối năm 2008 dogiải thể) Bình quân 418 xã viên/01HTX Cao nhất HTX (nước sinh hoạt nôngthôn Cẩm Sơn) có 2.033 xã viên; thấp nhất có 02 HTX (Chanh Tân Thanh vàThủy sản Hòa Hưng) 15 xã viên (Bảng 3.6)

Trang 32

Bảng 3.6: Tình hình phát triển HTXNN ở Tiền Giang qua các năm.

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang.

Các HTXNN ở Tiền Giang cho đến thời điểm cuối năm 2009 có thể xemnhư đã đi vào hoạt động tương đối ổn định, thể hiện ở sự không tăng lên về sốlượng HTX so với năm 2008 cũng như xếp loại HTX Tuy nhiên, có sự thay đổităng lên rõ rệt về số HTX trồng trọt, thay vào đó là sự giảm đi số HTX chăn nuôivà thủy sản Nó thể hiện tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhất là sản xuất vàtiêu thụ trái cây tại Tiền Giang.

Hiệu quả hoạt động của các HTXNN ở Tiền Giang còn được ghi nhậnbằng sự tăng lên số lượng HTX mạnh và khá (27% năm 2006, đến năm 2009tổng số HTX mạnh và khá chiếm 50%), đồng thời là sự giảm đi của các HTX yếuvà trung bình Hai HTX mạnh ở Tiền Giang trong suốt giai đoạn từ năm 2006đến nay là HTX Tân Mỹ Chánh và HTX Bình Tây Cả hai HTX trên đều hoạtđộng sản xuất nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp.

Nhìn chung các HTXNN ở Tiền Giang đến thời điểm hiện tại đã và đangthể hiện ngày càng rõ nét hiệu quả của mô hình HTXNN kiểu mới đối với nềnkinh tế nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Trang 33

3.2.3.2 Tình hình vốn và quy mô sản xuất.

Tính đến hết 12/2009, Tổng vốn điều lệ của các HTX ở Tiền Giang là15.952,3 triệu đồng giảm 4,3% so với năm 2008 do 02 HTX ngưng hoạt độngđang chờ giải thể Vốn điều lệ bình quân mỗi HTX là 379,8 triệu đồng Tổng vốnhoạt động của các HTX ở Tiền Giang là 35.355,5 triệu đồng, tăng 2,7% so vớinăm 2008.

Tổng giá trị tài sản 34.978 tỷ đồng, trong đó có 6,1 tỷ đồng ở 22 HTXNN(có báo cáo) được nhà nước và các tổ chức khác hỗ trợ không hoàn lại và 12.975tỷ đồng vốn của xã viên đã góp (vốn Điều lệ), hiện có 05/42 HTX (Bình Tây,Bình Đông, Bình Trung, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Hòa) được giao đất và cấp quyền sửdụng đất với tổng diện tích 6,88 ha và có trụ sở hoạt động ổn định

Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX năm 2009 là14.155,7 triệu đồng, giảm 41,6% so với năm 2008 (24.238 triệu đồng) do giải thểmột số HTX hoạt động không hiệu quả Lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh761,7 triệu đồng, tỷ lệ lãi trên doanh thu thấp (5,4%), giảm 48,93% so với năm2008 (1.491,4 triệu đồng).

Trang 34

Chương 4

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HTXNN TIÊU BIỂU TRÊNĐỊA BÀN BA TỈNH VĨNH LONG – AN GIANG – TIỀN GIANG4.1 Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động của các HTXNN tiêubiểu.

4.1.1 Tình hình nhân sự và loại hình hoạt động của các HTX.4.1.1.1 Số lượng HTX và xã viên.

Đến nay trên địa bàn 03 tỉnh có 178 HTXNN Nhóm nghiên cứu tiến hànhtìm hiểu và phỏng vấn 48 HTX tiêu biểu ở 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và TiềnGiang, cụ thể Vĩnh Long 14 HTX, An Giang 20 HTX và Tiền Giang 14 HTX.

Số xã viên hiện nay của các 48 HTXNN là 10.046, trung bình 210 xã viên/HTX Trong đó, HTX có số xã viên ít nhất là 9 và nhiều nhất là 1970.

Bảng 4.1 Số lượng xã viên phân theo tỉnh.

ĐVT: người

Chỉ tiêuTổng sốBình quân/

HTXThấp nhấtCao nhất

Chênhlệch (lần)

Nguồn: Số liệu điều tra.

So với Vĩnh Long và An Giang thì Tiền Giang có sự vượt trội hơn về sốlượng xã viên Bên cạnh đó, sự chênh lệch về số xã viên trong mỗi HTX cũng rấtlớn (HTX có số lượng xã viên cao nhất gấp hơn 100 lần so với số xã viên ít nhấttrong HTX) Mặt khác, HTX có số xã viên cao nhất ở Tiền Giang gấp xấp xỉ 03lần tổng số xã viên của 14 HTX ở Vĩnh Long Điều đó cho thấy các HTXNN ởTiền Giang có quy mô lớn hơn rất nhiều so với các HTXNN ở Vĩnh Long.

An Giang có số lượng xã viên trung bình, số xã viên bình quân/HTX cũngkhông chênh lệch nhiều so với bình quân 03 tỉnh Sự chênh lệch về số xã viêngiữa HTX có số xã viên cao nhất và HTX có số xã viên thấp nhất cũng không caolắm (khoảng 14 lần).

Trang 35

Trong vòng 05 năm qua số lượng hộ xã viên gia nhập HTX là 3477 hộ,chiếm 34.6% tổng số hộ xã viên; bên cạnh đó số lượng hộ xã viên rời khỏi HTXkhông đáng kể (15 hộ xã viên).

Vĩnh LongAn GiangTiền Giang

Tiền Giang được xem là tỉnh có HTX thu hút xã viên tốt nhất với số lượngxã viên gia nhập cao và không có xã viên rời khỏi HTX trong 05 năm qua Mặcdù số lượng xã viên xin rời khỏi HTX không nhiều nhưng các TX ở Vĩnh Longcó chính sách thu hút xã viên HTX kém nhất trong 03 tỉnh với số lượng xã viêngia nhập thấp (528 xã viên) và rời khỏi nhiều so với tổng số xã viên xin rời khỏiHTX (7/15 xã viên).

4.1.1.2 Loại hình hoạt động.

Theo số liệu thống kê trên 48 HTXNN, có nhiều loại hình hoạt động khácnhau (Biểu đồ 4.2) Dựa vào loại hình mang lại doanh thu nhiều nhất cho HTX,có thể chia thành 03 nhóm chính sau:

- Nhóm cung cấp dịch vụ nông nghiệp: 23 HTX Loại hình dịch vụ nàychủ yếu tập trung ở các HTXNN trên địa bàn tỉnh An Giang Trong đó dịch vụbơm tưới là chủ yếu, một ít HTX khác mở rộng sang dịch vụ khác như làm đất,cung ứng vật tư nông nghiệp, suốt lúa, vận chuyển nông sản, phơi sấy, …

- Nhóm tiêu thụ nông sản: 08 HTX, chủ yếu là tiêu thụ trái cây NhómHTX này tập trung đại đa số ở Tiền Giang HTX không tham gia sản xuất mà chỉlàm công tác thu mua sản phẩm từ xã viên Bên cạnh đó hỗ trợ xã viên trong việc

Trang 36

hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn, cung cấp vật tư nôngnghiệp,…

- Nhóm sản xuất nông sản và kinh doanh tổng hợp: 17 HTX, chủ yếu làsản xuất và tiêu thụ rau màu, trái cây Nhóm HTX này tập trung chủ yếu trên địabàn tỉnh Vĩnh Long HTX chuyên sản xuất và tiêu thụ nông sản từ xã viên củachính HTX sản xuất ra Ngoài ra còn có hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho hộ xãviên và kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Biểu đồ 4.2: Loại hình hoạt động của các HTX

Dịch vụ NN23

SX - KD tổng hợp14Tiêu thụ nông

Sản xuất nông sản

Dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt về độ tuổi trung bình của Chủ nhiệm HTX,Trưởng ban kiểm soát và kế toán trưởng Điều này có thể lý giải do tính đặc thùcủa HTXNN do nông dân cùng nhau lập ra Chủ nhiệm HTX và trưởng ban kiểmsoát thông thường là những người có uy tín do những xã viên bầu chọn Do đó,xét về mặt tuổi tác tương đối cao.

Bảng 4.2: Trình độ học vấn – chuyên môn của cán bộ quản lý HTX.

Trang 37

Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp.

Xét về trình độ học vấn và chuyên môn của Chủ Nhiệm HTX và Trưởngban kiểm soát, có đến hơn 50% có trình độ học vấn ở mức tốt nghiệp trung họccơ sở trở xuống Số lượng chủ nhiệm HTX đã tốt nghiệp trung học phổ thông chỉđạt 44%, trong khi đó con số này ở Trưởng ban kiểm soát là 36% Tương tự, sốlượng Chủ nhiệm HTX và trưởng ban kiểm soát chưa qua đào tạo chuyên mônhoặc chỉ được đào tạo các lớp ngắn hạn sơ cấp chiếm đến hơn 60% Ngược lại sốngười đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học chỉ đạt dưới 10% so với tổng số.

Công việc của kế toán mang tính nghiệp vụ cao hơn, do vậy nó đòi hỏimột trình độ nhất định về chuyên môn Kế toán có độ tuổi còn khá trẻ (trungbình 32.5 tuổi), phần lớn là thuê mướn ngoài, hoặc là xã viên do HTX cử đi học.Xét trên mặt bằng chung, Kế toán có trình độ học vấn và chuyên môn cao hơnChủ Nhiệm và Trưởng ban kiểm soát (Có đến 78% số kế toán được qua đào tạotừ trung cấp trở lên) Tuy nhiên vẫn còn 22% số kế toán trưởng chưa qua đào tạohoặc chỉ được tham dự các lớp đào tạo ngắn hạn Thêm vào đó, có 3 HTX vẫnchưa có kế toán riêng Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thống kê sổsách và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2008
5. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình kinh tế lượng, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế lượng
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2008
6. Nguyễn Công Bình (2007). Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông của các HTXNN ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2015, Trường Đại học Kinh tế TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông của các HTXNN ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2015
Tác giả: Nguyễn Công Bình
Năm: 2007
7. Tô Thiện Hiền (2006). Thực trạng và giải pháp HTXNN An Giang, Trường Đại hoc An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp HTXNN An Giang
Tác giả: Tô Thiện Hiền
Năm: 2006
8. Vũ Đình Thắng (2006). Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân.Websides Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Vũ Đình Thắng
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân.Websides
Năm: 2006
1. Cục Thống kê Tỉnh An Giang (2009). Niên giám thống kê 2008 Khác
2. Cục Thống kê Tỉnh Tiền Giang (2009). Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang 2008 Khác
3. Cục Thống kê Tỉnh Vĩnh Long (2009). Niên Giám thống kê tỉnh Vĩnh Long 2008 Khác
1. Báo cáo tình hình hoạt động ngành Nông nghiệp hàng năm, Sở NN & PTNT tỉnh An Giang Khác
2. Báo cáo tình hình hoạt động của các HTXNN An Giang, Chi cục HTXNN An Giang Khác
3. Báo cáo tình hình hoạt động của các HTXNN Tiền Giang, Chi cục HTXNN Tiền Giang Khác
4. Báo cáo tình hình hoạt động của các HTXNN Vĩnh Long, Chi cục HTXNN Vĩnh Long Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang  và Tiền Giang theo giá hiện hành. - Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc
Bảng 3.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang theo giá hiện hành (Trang 17)
Bảng 3.3 Tình hình phát triển HTXNN ở Vĩnh Long qua các năm. - Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc
Bảng 3.3 Tình hình phát triển HTXNN ở Vĩnh Long qua các năm (Trang 27)
Bảng 3.4: Tình hình phát triển HTXNN ở An Giang qua các năm. - Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc
Bảng 3.4 Tình hình phát triển HTXNN ở An Giang qua các năm (Trang 28)
Bảng  3.5: Tình hình vốn và quy mô sản xuất của các HTXNN An  Giang. - Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc
ng 3.5: Tình hình vốn và quy mô sản xuất của các HTXNN An Giang (Trang 31)
Bảng 3.6: Tình hình phát triển HTXNN ở Tiền Giang qua các năm. - Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc
Bảng 3.6 Tình hình phát triển HTXNN ở Tiền Giang qua các năm (Trang 32)
Bảng 4.2: Trình độ học vấn – chuyên môn của cán bộ quản lý HTX. - Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc
Bảng 4.2 Trình độ học vấn – chuyên môn của cán bộ quản lý HTX (Trang 36)
Bảng 4.3 Thời gian hoạt động và cơ sở thành lập HTX. - Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc
Bảng 4.3 Thời gian hoạt động và cơ sở thành lập HTX (Trang 40)
Bảng 4.4 Các hình thức và tổ chức liên kết với HTX. - Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc
Bảng 4.4 Các hình thức và tổ chức liên kết với HTX (Trang 42)
Bảng 4.5: Diện tích canh tác của xã viên - Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc
Bảng 4.5 Diện tích canh tác của xã viên (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w