TỔNG KẾT – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc (Trang 64 - 66)

6.1 Tổng kết.

Phát triển HTXNN nằm trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta. HTX đóng vai trò quan trọng và là một nhân tố không thể thiếu để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Mặc khác, HTX cũng là một loại hình doanh nghiệp, có trụ sở và tổ chức riêng biệt. Từ khi luật HTX ra đời năm 1996 và được sửa đổi bổ sung năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2004. Đến nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTXNN đã có những bước phát triển đáng kể.

Tính đến cuối năm 2009 trên địa bàn 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang đã có 163 HTX nông nghiệp (không bao gồm thủy sản) với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Trong đó phổ biến là HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, HTX sản xuất và kinh doanh tổng hợp và HTX tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Mục đích của HTXNN là phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và xã viên chứ không phải kinh doanh kiếm lãi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các HTX không quan tâm đến lợi nhuận. Mục đích góp vốn cổ phần vào HTXNN của xã viên là để tăng khả năng tài chính đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ mới phục vụ cho quá trình sản xuất, một phần dành cho tín dụng nội bộ, không để chia lãi hàng năm.

Điểm đặc trưng của HTX là sản xuất trên diện tích tập trung nên các khâu cơ bản như làm đất, tưới tiêu đã được cơ giới hóa, một số công đoạn trong thu hoạch sản phẩm cũng được cơ giới hóa. Do đó đã làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và qua điều kiện thực tế cho thấy: Chỉ có HTX mới có đủ điều kiện để cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH.

Bên cạnh đó, quá trình hoạt động của HTXNN vẫn tồn tại những hạn chế như: Công tác tuyên truyền chưa phổ biến và sâu rộng trong nhân dân; Nhận thức của một bộ phận Đảng viên và nhân dân về HTX còn bị ảnh hưởng của mô hình HTX kiểu cũ; Trình độ học vấn và chuyên môn của ban lãnh đạo HTX còn thấp;

Vốn kinh doanh và dầu tư còn hạn chế; đa số máy móc, thiết bị cũ không theo kịp công nghệ hiện đại,…

6.2 Kiến nghị.

Để phát triển nền kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn theo hướng CNH –HĐH, Trong thời gian tới, các cơ quan ban ngành cần củng cố, giúp đỡ các HTX hoạt động đi vào khuôn mẫu. Chính phủ không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của HT; tạo khuôn khổ hành lang pháp lý vững chắc, có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và HTXNN; hỗ trợ giải quyết tốt các trường hợp phá sản, giải thể, sáp nhập các HTX với nhau; hướng dẫn quản lý, tổ chức lập kế hoạch kinh doanh có hiệu quả; hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho các cán bộ quản lý chủ chốt của các HTX; nâng cao chất lượng công tác khuyến nông,…

Để thực hiện những điều đó, Lãnh đạo ban ngành mỗi tỉnh nên có các chương trình hỗ trợ đào tạo chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao nhằm củng cố và nâng cao năng lực quản lý của Ban quản lý HTX, đồng thời hướng dân kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân và xã viên; Chính phủ nên tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi; tổ chức các sự kiện nhằm quản bá thương hiệu, phát triển và nhân rộng mô hình thương mại điện tử, chuẩn bị một cách đầy đủ cho HTX và nông dân sẵn sàng hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh an giang- vĩnh long- tiền giang.doc (Trang 64 - 66)