Biểu đồ 3.5 Giá Trị sản xuất ngành nông nghiệp An Giang qua các năm
3.2.4. Tình hình phát triển HTXNN ở Tiền Giang 3.2.3.1 Số lượng.
3.2.3.1. Số lượng.
Đến tháng 12/2009, toàn tỉnh Tiền Giang có 42 HTXNN – Thủy sản, không tăng so với năm 2008. Trong đó có 40 HTX đang hoạt động và 02 HTX đang chờ giải thể. Trong tổng số 40 HTX có 29 HTX dịch vụ nông nghiệp, 03 HTX dịch vụ thuỷ sản và 08 HTX dịch vụ nước sinh hoạt. Hiện tại các HTX ở Tiền Giang có 17.555 xã viên tham gia (giảm 1.062 xã viên so cuối năm 2008 do giải thể). Bình quân 418 xã viên/01HTX. Cao nhất HTX (nước sinh hoạt nông thôn Cẩm Sơn) có 2.033 xã viên; thấp nhất có 02 HTX (Chanh Tân Thanh và Thủy sản Hòa Hưng) 15 xã viên. (Bảng 3.6)
Bảng 3.6: Tình hình phát triển HTXNN ở Tiền Giang qua các năm.
CHỈ TIÊU 2006 2008 2009
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Tổng số 37 100 42 100 42 100 Đang hoạt động 37 100 42 100 40 95 - Số HTX NN 19 51 25 60 29 69 - Khác 18 49 17 40 11 26 Không hoạt động 0 0 0 0 02 5 Số xã viên 12.536 18.702 17.555 Phân loại - Mạnh 02 5 02 5 02 5 - Khá 10 27 20 48 20 50 - Trung bình 27 73 35 84 32 80 - Yếu 32 86,5 38 91 39 97,5
- Chưa phân loại 37 100 42 100 40 100
Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang.
Các HTXNN ở Tiền Giang cho đến thời điểm cuối năm 2009 có thể xem như đã đi vào hoạt động tương đối ổn định, thể hiện ở sự không tăng lên về số lượng HTX so với năm 2008 cũng như xếp loại HTX. Tuy nhiên, có sự thay đổi tăng lên rõ rệt về số HTX trồng trọt, thay vào đó là sự giảm đi số HTX chăn nuôi và thủy sản. Nó thể hiện tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhất là sản xuất và tiêu thụ trái cây tại Tiền Giang.
Hiệu quả hoạt động của các HTXNN ở Tiền Giang còn được ghi nhận bằng sự tăng lên số lượng HTX mạnh và khá (27% năm 2006, đến năm 2009 tổng số HTX mạnh và khá chiếm 50%), đồng thời là sự giảm đi của các HTX yếu và trung bình. Hai HTX mạnh ở Tiền Giang trong suốt giai đoạn từ năm 2006 đến nay là HTX Tân Mỹ Chánh và HTX Bình Tây. Cả hai HTX trên đều hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp.
Nhìn chung các HTXNN ở Tiền Giang đến thời điểm hiện tại đã và đang thể hiện ngày càng rõ nét hiệu quả của mô hình HTXNN kiểu mới đối với nền kinh tế nông nghiệp và đời sống nhân dân.
3.2.3.2. Tình hình vốn và quy mô sản xuất.
Tính đến hết 12/2009, Tổng vốn điều lệ của các HTX ở Tiền Giang là 15.952,3 triệu đồng giảm 4,3% so với năm 2008 do 02 HTX ngưng hoạt động đang chờ giải thể. Vốn điều lệ bình quân mỗi HTX là 379,8 triệu đồng. Tổng vốn hoạt động của các HTX ở Tiền Giang là 35.355,5 triệu đồng, tăng 2,7% so với năm 2008.
Tổng giá trị tài sản 34.978 tỷ đồng, trong đó có 6,1 tỷ đồng ở 22 HTXNN (có báo cáo) được nhà nước và các tổ chức khác hỗ trợ không hoàn lại và 12.975 tỷ đồng vốn của xã viên đã góp (vốn Điều lệ), hiện có 05/42 HTX (Bình Tây, Bình Đông, Bình Trung, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Hòa) được giao đất và cấp quyền sử dụng đất với tổng diện tích 6,88 ha và có trụ sở hoạt động ổn định.
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX năm 2009 là 14.155,7 triệu đồng, giảm 41,6% so với năm 2008 (24.238 triệu đồng) do giải thể một số HTX hoạt động không hiệu quả. Lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh 761,7 triệu đồng, tỷ lệ lãi trên doanh thu thấp (5,4%), giảm 48,93% so với năm 2008 (1.491,4 triệu đồng).
Chương 4