Biểu đồ 3.5 Giá Trị sản xuất ngành nông nghiệp An Giang qua các năm
3.2.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Tiền Giang.
Tỉnh Tiền Giang là một tỉnh vốn thuần nông của ĐBSCL. Với khoảng trên 80.000 ha đất trồng lúa quay mỗi năm 2-3 vụ, trên 65.000 ha đất trồng cây ăn quả và khoảng 30.000 ha đất trồng rau màu, hàng năm toàn tỉnh đạt sản lượng khoảng 1,3 triệu tấn lúa, 800.000 đến 900.000 tấn trái cây và khoảng 600.000 tấn rau màu các loại.
Những năm gần đây tỉnh Tiền Giang đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư và đã được các nhà đầu tư hưởng ứng tích cực. Tiến trình thực hiện CNH - HĐH trong phát triển nông nghiệp, nông thôn được tỉnh rất quan tâm. Với nguồn lao động trẻ, dồi dào, được cập nhật thường xuyên về kỹ thuật sản xuất, Tiền Giang đã từng bước khẳng định sản phẩm đạt chất lượng an toàn vệ
sinh của mình như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, gạo Mỹ Thành, thanh long Chợ Gạo, …
Cây thanh long với diện tích gần 2.000 ha tập trung tại huyện Chợ Gạo đã cho sản lượng hàng năm trên 30.000 tấn và đã được xuất sang thị trường Nhật. Theo quy hoạch đến năm 2015, diện tích cây thanh long sẽ phát triển đến 5.000 ha.
Rau màu tại Tiền Giang ngày càng phát triển diện rộng và chất lượng không ngừng nâng lên, được thị trường ưa chuộng nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích rau màu hiện tại đã đạt 34.300 ha với sản lượng hàng năm trên 573.000 tấn. Chất lượng, vệ sinh, an toàn rau, củ, quả ngày càng đòi hỏi cao và là xu hướng tất yếu trong đời sống của người dân.
Tỉnh Tiền Giang đã và đang thực hiện thành công quy trình GlobalGap trên cây vú sữa Lò Rèn ở Vĩnh Kim - Châu Thành, gạo xuất khẩu ở Mỹ Thành Nam – Cai Lậy, đã và đang mở rộng triển khai áp dụng cho cây thanh long ở Chợ Gạo, cây xoài cát Hòa Lộc ở Cái Bè, một số vùng lúa chất lượng cao ở Cai Lậy và Gò Công Tây, ... bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan.
Diện tích sản xuất cây hàng năm ở Tiền Giang tăng đều khoảng 1200ha mỗi năm. Năm 2008, diện tích gieo trồng của hầu hết các loại cây hàng năm đều tăng so với năm 2007, riêng năm 2009 diện tích cây lương thực tiếp tục tăng so với năm 2008, các loại cây hàng năm khác hầu hết đều giảm so với năm 2008. Năng suất và sản lượng sản xuất nhìn chung tăng nhẹ qua các năm từ 2007 đến 2009.
** kèm phụ lục 3.
3.3 Tình hình phát triển HTXNN.