Thực trạng NK của Cty cổ phần XNK ô tô Hà Nội và một số kiến nghị
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Trang 2Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độnhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với sựphát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mạivà kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc Trong cơ chế thị trường với nềnkinh tế mở và đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu vốn đã có vai trò thiết thực thì nay nó càng có một vai trò vô cùng quantrọng Nó là hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế làm cầu nối giữa kinh tế ViệtNam và kinh tế thế giới, góp phần đắc lực thúc đẩy tăng nhanh năng suất lao độngxã hội và tăng thu nhập quốc dân nhờ tranh thủ được lợi thế so sánh trong trao đổivới nước ngoài Nhập khẩu để bù đắp những mặt hàng còn thiếu mà nền sản xuấttrong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầutrong nước – ô tô là một mặt hàng như thế Hoạt động kinh doanh nhập khẩu ô tôkhông chỉ giữ vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triểnthông qua việc đáp ứng nhu cầu giao thông vận tại, góp phần phát triển kinh doanhthương mại mà còn đem lại lợi nhuận rất cao
Thị trường ô tô hiện nay rất sôi động và kinh doanh mặt hàng này đang là nguồilợi cho nhiều công ty Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội cũng tham gia vào thịtrường đó và hoạt động liên tục có lãi trong nhiều năm qua Công ty có chức năngchính là kinh doanh nhập khẩu ô tô Qua thời gian thực tập tại Công ty, cùng vớikiến thức được trang bị tại nhà trường, với mục đích tìm hiểu thêm về hoạt độngkinh doanh nhập khẩu ô tô, thiết bị phụ tùng ô tô tại Công ty, em đã chọn đề tài : “
Thực trạng nhập khẩu của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội và một số kiếnnghị “ cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục đích của chuyên đề là trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanhnhập khẩu ô tô tại Công ty để tìm ra những mặt đã đạt được và những mặt hạn chế chủyếu trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu ô tô của Công ty, từ đó đưa ra một số kiếnnghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty.
Trang 3Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đềgồm có 3 chương chính sau :
Chương 1 : Tổng quan về Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội.
Chương 2 : Thực trạng nhập khẩu của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội Chương 3 : Kiến nghị một số biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu củaCông ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội.
Mặc dù đã có cố gắng nhiều song do hạn chế về trình độ, kinh nghiệm thựctế và thời gian có hạn nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mongnhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của
thầy giáo PGS-TS Nguyễn Như Bình, cùng với các anh chị trong Công ty cổ phần
XNK ô tô Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện để em có thểhoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4LỜI CAM ĐOAN:
Họ và tên : Nguyễn Thanh Hương
Lớp : Kinh tế quốc tế 48BKhóa : 48
Khoa : Thương mại và Kinh tế quốc tếMã SV : CQ481280
Tôi xin cam đoan nội dung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài : “Thựctrạng hoạt động nhập khẩu ô tô của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu ô tô HàNội và một số kiến nghị” đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép
các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật vớiNhà trường.
Trang 5- Mã số thuế: 0102694886
- Vốn điều lệ: 11.000.000.000 VND
Từ năm 2005 đến nay, Công ty cổ phần XNK ôtô Hà Nội có sự phát triểnmạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt là về nguồn vốn, nhân lực và năng lực kinh doanh, cụthể là:
- Trước năm 2005, công ty chỉ là một showroom nhỏ, làm đại lý mua bán vàtrao đổi các loại ô tô đã qua sử dụng, và buôn bán các loại phụ tùng xe ô tô Hoạtđộng của công ty trong thời gian này rất nhỏ lẻ và manh mún.
- Năm 2005, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, công ty chính thứcđăng kí hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty cổ phần và soạn thảo điều lệhoạt động lần 1 Tuy nhiên, công ty vẫn hoạt động ở mức độ nhỏ hẹp, cấp cơ sở vàkhông được nhiều người biết đến Lúc này công ty chỉ có một cơ sở chính đặt tại Lô4, khu 4, tập thể cục cảnh sát kinh tế, phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
- Năm 2006, công ty mở thêm 2 chi nhánh mới : 1 chi nhánh tại 45 Hồ TùngMậu – Cầu Giấy - Hà Nội và 1 chi nhánh tại 27 Tô Hiệu, thành phố Hải Phòng Từđây, công ty là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân độc lập, hạch toán kinh tế độc
Trang 6lập, có con dấu giao dịch riêng mang tên công ty, có tài khoản Việt Nam và ngoại tệtại Ngân hàng Nhà nước.
- Năm 2007-2009: Mặc dù gặp nhiều khó khăn và thử thách trong bối cảnh nềnkinh tế có nhiều yếu tố bất ổn định, nhưng có thể nói, đây là thời kì quan trọng vàcó nhiều sự kiện nổi bật đánh dấu sự ra đời chính thức của công ty.
Công ty Cổ phần XNK ôtô Hà Nội là đơn vị kinh tế cơ sở, hoạt động theonguyên tắc tự quản, có tư liệu sản xuất và các vốn khác, tự quyết định mọi vấn đềvề sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về thu nhập và lỗ lãi.
Thời gian này do xu hướng phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu, dựa vàonhững ưu đãi chính sách đầu tư phát triển của nhà nước, các chính sách pháp luật,các hợp đồng kinh tế đã kí kết, kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường, thông tinkinh tế của cấp trên Công ty được toàn quyền chủ động xác định phương án kinhdoanh, lựa chọn mặt hàng, thiết bị công nghệ, hình thức dịch vụ, cơ cấu tổ chức, thịtrường tiêu thụ phù hợp với yêu cầu chuyên môn hoá cao, hiệp tác hoá và kinhdoanh tổng hợp công ty để đặt hiệu quả cao.
Công ty mở mối quan hệ liên doanh, liên kết với mọi tổ chức, cá nhân,không giới hạn địa bàn và thành phần kinh tế, công ty cũng sẵn sàng hợp tác với cáctổ chức, cá nhân nước ngoài dưới hình thức xuất, nhập khẩu, trao đổi hàng hoá, sảnphẩm, hợp tác kinh doanh…theo đúng qui định của nhà nước.
Công ty đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức ngoại thươngnhà nước để xuất, nhập khẩu các sản phẩm của công ty, nhập khẩu hàng hoá, vật tưnguyên liệu, thiết bị toàn bộ, thiết bị bán lẻ, phụ tùng thay thế để phục vụ cho sảnxuất kinh doanh.
- Từ 2005 – 2008: vốn điều lệ của công ty là :9.000.000.000 VND
Giai đoạn này, công ty đã thực sự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, kểcả thị trường trong nước và thị trường quốc tế Công ty đã mở rộng quan hệ đối tácvới nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có thị trường rộng lớn và cótrang thiết bị công nghệ hiện đại như: Nhật Bản, Hàn Quốc….
Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, mặc dù phải đối mặt với cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới, song công ty vẫn đạt được mức lợi nhuận tương đốikhả quan khoảng 10 tỷ đồng/ năm.
- Năm 2009 công ty soạn thảo và thông qua điều lệ hoạt động lần thứ 2 Vớisố vốn điều lệ tăng lên đến mức 11.000.000.000 đồng
Trang 7Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song với những bước đi đúngđắn, sự quyết tâm của toàn công ty trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với bênngoài, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, việc tăng cường đầu tư phát triển côngty, tăng cường đầu tư cho nguồn nhân lực có trình độ cao, thiết nghĩ những gì côngty đã đạt được và việc đề ra trong kế hoạch phát triển công ty trong những năm tiếptheo là hoàn toàn khả thi và khẳng định sự đóng góp ngày càng nhiều các khoản thutừ hoạt động đầu tư từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho Nhà nước.
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng :
Như đã trình bày ở trên, trước khi trở thành công ty, với chức năng như mộtshowroom nhỏ chuyên buôn bán và trao đổi xe đã qua sử dụng và các phụ tùng xe.Sau khi chính thức đăng ký hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty cổ phần,công ty đã và đang thực hiện tốt các chức năng kinh doanh theo ngành nghề đượcphép như sau :
- Đại lý mua bán thiết bị, phụ tùng ô tô.- Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
- Buôn bán ô tô du lịch, ô tô vận tải, máy cẩu, máy xúc, máy ủi, máy nâng hạ.- Nhận đặt hàng các dòng xe nhập khẩu.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Trong đó, công ty đặc biệt chú trọng tới hoạt động chính phù hợp với chứcnăng và chuyên môn của mình, đó là : nhập khẩu và buôn bán ô tô.
- Tuân thủ các chính sách chế độ luật pháp của Nhà nước và thực hiệnnghiêm chỉnh các hợp đồng mua bán trao đổi, và các văn bản pháp lý khác màcông ty đã tham gia ký kết.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tự chủ về tài chính.
Trang 81.3.Đặc điểm ngành hàng và mặt hàng kinh doanh của công ty.
Chúng ta thấy rằng ô tô ngày càng xâm nhập vào đời sống kinh tế xã hội củatoàn cầu, Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế này Hơn 10 năm trở lạiđây, thị trường ô tô đã thực sự sôi động trở lại bởi sự có mặt của các nhà đầu tưnước ngoài Họ đã liên tục tung ra nhiều chủng loại xe với kiểu dáng hấp dẫn, tiệnnghi, chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong nước.
Công ty Cổ phần XNK ô tô Hà Nội chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực nhậpkhẩu ô tô và thiết bị phụ tùng ô tô, là nhà cung cấp các loại xe ô tô nhập khẩu tại thịtrường Việt Nam, là cầu nối giữa thị trường ô tô trong nước và thế giới Công ty chủyếu nhập khẩu mặt hàng chính là xe hơi Công ty cũng là đại lý cho nhiều hãng xenổi tiếng thế giới như: Ford, Toyota, Honda, Deawoo, Mitsubishi…Các sản phẩmmà công ty kinh doanh luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng phát triển của khoahọc về vấn đề an toàn và vệ sinh môi trường.
Ô tô là một mặt hàng có tính đặc thù riêng : Đặc điểm nổi bật của ô tô là sảnphẩm mang giá trị rất cao Chiếc ô tô từ rất lâu đã không còn được coi chỉ làphương tiện đi lại mà đơn thuần các nhà chế tạo không ngừng trang bị cho nó vô sốtiện ích khác, khiến cho ô tô giờ đây như một mái nhà di động, một biểu tượng củasự giàu có, thịnh vượng, phù hợp với người tiêu dùng có mức sống và thu nhập caocùng với điều kiện đường sá của thành phố lớn Mỗi một chiếc ô tô có đến 20000 –30000 chi tiết, bộ phận khác nhau Các chi tiết, bộ phận lại được sản xuất với nhữngcông nghệ có đặc điểm khác nhau : chi tiết phụ tùng của loại xe này không thể sửdụng cho các loại xe khác Đây cũng là một mặt hàng được bảo hộ mạnh qua thuếquan So với vốn đầu tư vào các mặt hàng khác thì vốn đầu tư vào ô tô lớn hơn rấtnhiều Ngành sản xuất ô tô gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mộtngành phát triển như vũ bão Chính vì thế đồng vốn bỏ ra đầu tư vào ô tô dù có khảnăng sinh lời cao nhưng đi kèm với nó là rất nhiều rủi ro không những chỉ là thu hồichậm mà còn có thể không thu hồi được nếu không bắt kịp với thời đại.
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty có thể thấy mối quan hệ giữa cấptrên với cấp dưới là một đường thẳng (trực tuyến), các bộ phận thực hiện chức năngcủa mình và chịu giám sát của phó giám đốc, giám đốc và giám đốc chịu tráchnhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước Nhà nước Cơ cấu tổchức của công ty tương đối gọn nhẹ, phù hợp với tính chất của một doanh nghiệpthương mại Các phòng ban tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, đồng thời
Trang 9có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban tạo ra các hoạt động nhịp nhàng trongdoanh nghiệp đưa công ty ngày một kinh doanh có hiệu quả Cụ thể, chức năngnhiệm vụ của các phòng ban như sau:
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty
- Giám đốc: là người đại diện cho công ty trước pháp luật và trước khách
hàng, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty theo nghị quyết và quyếtđịnh của HĐTV, là người được quyền tuyển dụng hoặc cho thôi việc người làmcông không đáp ứng nhu cầu kinh doanh, người vi phạm nội quy và quy chế họatđộng của công ty Ngoài ra, giám đốc còn là chủ tài khoản của công ty, thay mặtcông ty ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng Giám đốc chịu trách nhiệmtrước HĐTV về hiệu quả hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nướcvề việc chấp hành pháp luật trong công ty.
- Phó giám đốc: Giúp giám đốc quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác quản lí hoạt động kinh doanhvà hoạt động tài chính của công ty Công tác thực hiện các mục tiêu kế hoạch sảnxuất kinh doanh của công ty đã đặt ra và đưa ra các biện pháp tối ưu.
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch thực hiện sản
xuất kinh doanh của công ty để lập kế hoạch cấp vốn đủ cho các hoạt động sản xuất.Theo dõi tình hình tài chính của công ty, quản lý quỹ tiền mặt và thu chi tiền mặttheo nguyên tắc chế độ Quản lí chứng từ sổ sách có liên quan đến hoạt động tàichính của công ty Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán
Giám đốc Phó giám đốc hành chínhPhó giám đốc
kinh doanh
Trụ sở chính Văn phòng đại diện
Phòng kế toán Phòng hành
chính
Phòng chăm sóc khách hàngPhòng kinh doanh
Trang 10các khoản công nợ, phối hợp với ban giám đốc của công ty quản lí toàn bộ tài sảntrang thiết bị máy móc của công ty.
- Phòng chăm sác khách hàng: Xây dựng tổ chức quản lý các công việc tại
Phòng đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng Quản lý, duy trì mối quan hệgiữa công ty với các khách hàng hiện đang giao dịch đảm bảo mục tiêu doanh sốcủa công ty giao và các khách hàng mới.Tổ chức, triển khai thực hiện các chươngtrình xúc tiến bán hàng trên phạm vi được giao Kiểm soát các cơ chế chính sáchbán hàng phù hợp nhằm thúc đẩy doanh số và giảm công nợ khách hàng Tổ chứcthực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng theo kế hoạch, chiếnlược của công ty Theo dõi đôn đốc, xử lý mọi thông tin liên quan đến khiếu nạikhách hàng Tổ chức giao nhận hàng hoá cho khách hàng đáp ứng được nhu cầukhách hàng Tiếp nhận mọi thông tin của khách hàng; phân loại xử lý thông tin;quản lý hàng hoá của công ty, đôn đốc và triển khai cung cấp hàng cho khách hàngvà chi nhánh của công ty theo yêu cầu.
- Phòng hành chính: Tham mưu cho giám đốc về lập kế hoạch quỹ tiền
lương, các hình thức chi trả lương thưởng, đảm bảo công tác bảo hiểm xã hội, quantâm đến những người có công trong phát minh sáng chế cho công ty Quản lí lưu trữhồ sơ văn thư bảo mật, điều động phương tiện giao và nhận hàng.
- Phòng kinh doanh: Đảm nhận với chức năng tham mưu Ban Lãnh đạo
trong việc phát triển mở rộng thị trường, thị phần; hoạt động nhập khẩu; nghiên cứuchiến lược thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới giữ gìn vàgia tăng giá trị thương hiệu của đơn vị Và một số nhiệm vụ khác.
Ngoài ra, còn có một số bộ phận khác như bảo vệ, vệ sinh… cũng gópphấn quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi, thúc đẩy quátrình phát triển của công ty.
1.5 Đặc điểm thị trường và khách hàng.1.5.1.Đặc điểm thị trường :
Thị trường Miền Bắc là thị trường chủ yếu của công ty Doanh thu tại khu vực
này liên tục tăng và ổn định qua các năm Ở khu vực này, công ty xây dựng chomình thị trường trọng điểm là Hà Nội và Hải Phòng Đây là hai khu vực phát triểnnhất Miền Bắc về kinh tế, dân cư có mức thu nhập Khai thác được lợi thế vị trí địalý Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, là cửa ngõ quốc tếcủa Việt Nam, điều này không chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của côngty cũng như việc giao nhận và vận chuyển được nhanh chóng, an toàn, giảm chi phí
Trang 11( việc nhập khẩu hàng hóa của công ty chủ yếu thông qua cảng Hải Phòng ) Tại khuvực này công ty đã tồn tại và phát triển nhờ vào những lợi thế của riêng mình Tuynhiên, hiện nay với xu thế phát triển nhanh chóng thì ngày càng nhiều cơ sở mọc lên ởkhu vực này với quy mô khác nhau và sự đa dạng trong chủng loại mặt hàng : công tyTNHH, công ty cổ phần,…Điều này nguy cơ làm mất dần thị trường của công ty Thị trường thứ hai của công ty là các tỉnh Miền Trung trong đó tập trung chủ yếulà ở Nghệ An, Hà Tĩnh Mặc dù tại khu vực này đã có nhiều công ty và chi nhánhcung cấp mặt hàng ô tô nhập khẩu, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của ngườitiêu dùng, vẫn có một lượng khách hàng có nhu cầu mua hàng tại Hà Nội Bởi đâylà mặt hàng có giá trị cao, khách hàng luôn có nhu cầu tìm hiểu thông tin về mặthàng tại thị trường lớn, đa dạng về chủng loại sản phẩm, mẫu mã và giá cả Công tychưa có chi nhánh tại khu vực này, doanh thu trên thị trường này chưa đáng kể.Hiện nay, công ty đang có kế hoạch đầu tư vào thị trường này.
Thị trường Miền Nam là thị trường có tiềm năng lớn nhưng do có khoảng cáchđịa lý đã hạn chế khâu vận chuyển cũng như việc nghiên cứu xâm nhập vào thịtrường này Hơn nữa khu vực này đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh hoạtđộng khá lâu và có kinh nghiệm hơn tại khu vực này Có thể nói rằng tại thị trườngnày công ty vẫn chưa tạo dựng được một vị thế vững chắc để có thể đương đầu vớicác đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào thị trường lớn này.
Trong những năm qua, là một doanh nghiệp mới thành lập còn non trẻ, chưa cónhiều kinh nghiệm nên thị trường tiêu thụ của công ty vẫn chỉ bó hẹp tại khu vựcMiền Bắc, công ty tập trung nhiều tại thị trường Miền Bắc mà chưa chú trọng tớiviệc mở rộng thị trường sang hai thị trường tiềm năng còn lại đặc biệt là khu vựcMiền Nam
Trang 12hàng, chất lượng và chủng loại sản phẩm của nhóm khách hàng này yêu cầu có ảnh hưởngđến số lượng, chất lượng cũng như chủng loại mặt hàng nhập khẩu của công ty.
Khách hàng là người tiêu thụ cuối cùng : mua sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu củachính họ Người tiêu thụ cuối cùng chính là người hiểu rõ mục đích của họ và biếtđược chủng loại mặt hàng nào phù hợp với nhu cầu của họ nhất Vấn đề mà họ quantâm trước hết của đối tượng khách hàng này là chất lượng và giá cả của mặt hàng.Tuy đây là những khách hàng không thường xuyên mà mua số lượng ít nhưng hoạtđộng bán lẻ là một hoạt động mang ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và pháttriển của công ty.
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của công ty1.6.1 Nhân tố bên trong công ty :
1.6.1.1 Nhân tố Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính
Hoạt động nhập khẩu đòi hỏi cần phải có một bộ máy lãnh đạo hoàn chỉnh,có tổ chức phân cấp quản lý, phân công lao động trong công ty sao cho phù hợp vớiđặc trưng của công ty kinh doanh nhập khẩu Nếu bộ máy quản lý cồng kềnh khôngcần thiết sẽ làm cho việc kinh doanh của công ty không có hiệu quả và ngược lại.
1.6.1.2 Nhân tố con người :
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhậpkhẩu nói riêng, tất cả các công đoạn từ khâu nghiên cứu tìm hiểu thị trường đến khâuký kết và thực hiện hợp đồng đòi hỏi cán bộ nhập khẩu phải nắm vững các chuyên mônnghiệp vụ, năng động, đặc biệt khi kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
Nhân tố con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty, sự tồn tại và thành công của công ty.
1.6.1.3.Nhân tố vốn và công nghệ :
Vốn và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củacông ty nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng Vốn vàcông nghệ quyết định đến lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô kinh doanh củacông ty, vốn và công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công tyđược thực hiện có hiệu quả cao Vốn và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, nếu công ty có nguồn lực tài chính lớn ( nhiều vốn ), đặc biệt là vốn lưu độngthì sẽ mua được (có được ) nhiều công nghệ hiện đại nâng cao năng suất và hiệu quảtrong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và ngược lại.
Trang 131.6.2 Nhân tố bên ngoài công ty :
1.6.2.1 Nhân tố chính trị, luật pháp
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhậpkhẩu nói riêng là hoạt động giao dịch buôn bán trao đổi thương mại mang tính chấtquốc tế cho nên nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật pháp củamỗi quốc gia cũng như quốc tế Chế độ chính sách, luật pháp của Nhà nước lànhững yếu tố mà các công ty xuất nhập khẩu buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cáchvô điều kiện vì chúng thể hiện ý chí của Đảng lãnh đạo mỗi nước, sự thống nhấtchung của quốc tế Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể ở cácquốc gia khác nhau, do đó nó không chỉ chịu sự tác động của chế độ, chính sách,luật pháp trong nước mà còn chịu những điều kiện tương tự ở phía nước đối tác Môi trường chính trị ổn định, luật pháp thông thoáng chặt chẽ không thay đổithường xuyên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạtđộng nhập khẩu nói riêng Môi trường ổn định thúc đẩy hoạt động thương mại quốctế giữa các quốc gia với nhau và giữa các chủ thể kinh tế ở các quốc gia với nhau Ngược lại, khi môi trường chính trị, luật pháp không ổn định nó sẽ hạn chế rấtlớn tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nói chung và hoạt động xuấtnhập khẩu của công ty nói riêng.
Vấn đề đặt ra đối với các cán bộ nhập khẩu của công ty luôn phải trau dồikiến thức không chỉ về chuyên môn và cả về luật pháp, từ đó để tránh không bị viphạm luật pháp, hạn chế xảy ra tranh chấp và những hành vi lừa đảo của kẻ xấunhằm chuộc lợi.
1.6.2.2.Thuế quan nhập khẩu :
Nếu thuế nhập khẩu cao thì giá cả hàng hóa bị đội lên, và do đó làm hạnchế sức cạnh tranh của mặt hàng của công ty Ngược lại thuế nhập khẩu thấp, chiphí cho việc nhập khẩu sẽ thấp làm tăng lợi nhuận nhập khẩu của công ty Do vậy,hiệu quả nhập khẩu của công ty được cải thiện Chính phủ cần điều chỉnh thuế quanthế nào cho dung hòa được lợi ích của các chủ thể kinh tế : người tiêu dùng, doanhnghiệp và Nhà nước vì thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu, phù hợp với mục tiêutăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.6.2.3.Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng ngoại tệ có ảnh hưởngrất lớn đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồngtiền thanh toán Tỷ giá hối đoái không cố định, có sự biến động lên xuống Chính vì
Trang 14vậy công ty cần phải có sự nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giáhối đoái để đưa ra các quyết định phù hợp cho việc nhập khẩu như lựa chọn bạnhàng, lựa chọn đồng tiền tính toán, lựa chọn đồng tiền thanh toán,…
1.6.2.4.Yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước :
Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước như : sự thayđổi của giá cả, khả năng cung cấp hàng hóa, khả năng tiêu thụ và xu hướng biếnđộng của dung lượng thị trường… Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng tới hoạtđộng nhập khẩu của công ty.
Sự thay đổi lên xuống của giá cả sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụhàng nhập khẩu Sự biến động của nguồn cung và dung lượng thị trường có ảnhhưởng đến sự biến động của giá cả hàng nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới khả năngtiêu thụ và hoạt động nhập khẩu của công ty.
1.6.2.5.Yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế
Các yếu tố cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động mua bán traođổi hàng hóa quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu như :
- Hệ thống giao thông vận tải, cảng biển : nếu hệ thống này được trang bị hiệnđại sẽ cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo antoàn cho hàng hóa được mua bán nhanh chóng, nâng cao tính kịp thời, nhanh gọntrong quá trình nhập khẩu, tăng vòng quay của vốn.
- Hệ thống Ngân hàng : Hệ thống Ngân hàng càng phát triển thì các dịch vụ của nócàng thuận tiện cho việc thanh toán quốc tế cũng như trong huy động vốn Ngân hàng là mộtnhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng - Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng : Cho phép các hoạt động mua bán hàngquốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được rủi ro cũng nhưmức độ thiệt hại có thể xảy ra cho các nhà kinh doanh trong buôn bán thương mại quốc tế.
1.6.2.6 Các quan hệ kinh tế quốc tế
Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như : ASEAN, WTO…đã đemlại lợi ích thiết thực cho quốc gia Các nhà sản xuất kinh doanh mở rộng thị trườngtiêu thụ ra nước ngoài Hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần nới lỏng hay siếtchặt phụ thuộc và mối quan hệ song phương giữa hai nước, giữa nước nhập khẩu vàxuất khẩu Chính điều này thúc đẩy các quốc gia tích cực trong quan hệ ngoại giaovới nước khác, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm tạo đượcnhững mối quan hệ bền vững, xu hướng tích cực hoá quá trình nhập khẩu, xuấtkhẩu hàng hóa của nước mình
Trang 15Bảng 1 : Kim ngạch NK ô tô nguyên chiếc của Việt Nam qua các năm.
Đơn vị :nghìn USD
NămSố lượng xe NK( chiếc )
% tăng trưởngqua các năm
Kim ngạchNK
% tăng trưởngqua các năm
( Nguồn : Tổng Cục Thống Kê Việt Nam các năm )
Năm 2005, số lượng xe ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam là
18300 chiếc, với giá trị là 284900 nghìn USD Nhưng đến năm 2006, kim ngạch ôtô nguyên chiếc của Việt Nam đã giảm cả về số lượng và giá trị nhập khẩu Cụ thể :số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu là 12200 chiếc, giảm 33,3% so với năm 2005,giá trị nhập khẩu năm 2006 là 208000 nghìn USD, giảm 27% Điều này có thể lýgiải được bởi năm 2006 là một năm đầy biến động với thị trường ô tô Việt Nam
Thứ nhất: Giữa tháng 2, Nghị định 12 cho phép nhập khẩu ô tô cũ khiến không ít
người bắt đầu hy vọng về cơ hội sở hữu chiếc xe giá 5000 – 10000 USD Hiệu quảngay lập tức là thị trường gần như đóng băng, phản ứng phổ biến của khách hàng làngừng mua xe, chờ ngày nghị định có hiệu lực.
Thứ hai : Sự xuất hiện của hàng loạt các tập đoàn ô tô lớn của Trung Quốc như
Lifan, Thượng Hải Auto tấn công vào thị trường Việt Nam
Trang 16Thuế nhập khẩu liên tục giảm, một lớp người giàu có phất lên từ cổ phiếu khiếnnhu cầu ô tô tăng mạnh là một trong những lý do đẩy lượng xe nhập khẩu vả nămnhập khẩu năm 2007 tăng kỷ lục, số lượng xe nhập khẩu lên tới 28000 chiếc, gấpgần 2,3 lần so với năm 2006; về giá trị nhập khẩu tăng 151,1% lên tới con số523000 nghìn USD Theo các nhà phân tích, nguyên nhân dẫn đến sự tăng mạnh mẽnày là : đối với các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc, 2007 là năm Việt Nam bắt đầuthực hiện một số cam kết thương mại quốc tế, trong đó đáng chú ý nhất là việc mởcửa thị trường cho các loại xe nhập khẩu và đặc biệt các quyết định giảm thuế nhậpkhẩu Riêng mặt hàng ô tô mới nguyên chiếc, trong năm 2007 Bộ Tài chính đã đưara 3 quyết định giảm thuế, kéo theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếcgiảm, đưa từ mức 90% xuống còn 60% - đây chính là “ đòn bẩy “ mạnh nhất đẩy thịtrường ô tô nhập khẩu Việt Nam lên “ cao trào “ Xét về khía cạnh giá trị, năm 2007cũng là năm thị trường chứng kiến làn sóng xe độc về thị trường, là năm có sốlượng xe cao cấp, sang trọng nhập khẩu nhiều nhất, hàng loạt mẫu xe có giá trị vàitrăm nghìn USD/chiếc và thậm chí trên 1 triệu USD/chiếc.
Tốc độ tăng được tiếp tục duy trì đến năm 2008, về số lượng xe nhập khẩu tăng lên50400 chiếc với giá trị 1034000 nghìn USD, tương ứng với 80% và 97,7% tăngtrưởng so với năm 2007 Có thể nói năm 2008 là một năm đầy khó khăn, bị ảnhhưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường bị “ hãm “ mạnh song kimngạch nhập khẩu ô tô mạnh phần lớn là nhờ hệ quả từ năm 2007 Các nhà nhậpkhẩu đã tiến hành nhập khẩu để tránh mức thuế mới trong khi người tiêu dùng cũngtranh thủ mua để tránh mức giá mới.
Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam năm 2009 leolên mức kỷ lục, 76300 chiếc Và dù được nhập khẩu chính hãng hay không chínhhãng thì ô tô nhập khẩu đã trở thành một đối trọng thực sự với ô tô sản xuất hay lắpráp trong nước, với tỷ lệ 40% tổng số ô tô trên thị trường ( năm 2008 chỉ chiếm31% ) Kết quả tăng trưởng này là do tác động từ gói kích cầu của Chính phủ Khithuế VAT được giảm 50% từ 1/2/2009, và kế đến là phí trước bạ giảm từ 50% từngày 1/5/2009, thị trưởng ô tô “nóng” lên và xe nhập ngoại liên tiếp lập kỷ lục.Mặthàng ô tô nhập khẩu tăng mạnh bắt đầu từ tháng 8, đỉnh điểm là tháng 11 nhập tới11.500 chiếc với giá trị kim ngạch là 159 triệu USD, nhưng tháng 12 lượng ô tô vềViệt Nam giảm sút vì 31/12/2009 là thời điểm chấm dứt gói ưu đãi thuế VAT và phítrước bạ, chỉ có 7000 chiếc với giá trị kim ngạch chỉ có 98 triệu USD Các con sốphản ánh đúng diễn biến tình hình của thị trường ô tô nhập khẩu Việt Nam Sau khi
Trang 17“ dồn “ nhu cầu mua xe chạy thuế vào tháng 10 và tháng 11, sức mua trên thị trườnggiảm mạnh vào tháng 12 Dù kim ngạch nhập khẩu ô tô chỉ chiếm 1,171 tỷ USDtrong tổng số kim ngạch nhập khẩu 68,7 tỷ USD trong năm 2009 nhưng với mụctiêu ổn định kinh tế vĩ mô là số một, việc hạn chế nhập siêu sẽ ưu tiên hàng đầu và ôtô sẽ luôn là “tầm ngắm” với nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Chúng ta có thể thấy rằng, tốc độ tăng giá trị kim ngạch nhập khẩu luôn cao hơntốc độ tăng về số lượng xe, thể hiện ở đường biểu diễn giá trị kim ngạch có độ dốclớn hơn ( biểu đồ 1 ) Điều này phù hợp với sự phát triển chung của thị trường ô tôthế giới và có thể lý giải được nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, khimà các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ thì giá của hàng hóa ngày càng giảm,khuyến khích nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu tăng lên không chỉ về số lượng màcả về chất lượng Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càngđược nâng cao, mức thu nhập tăng lên, nhu cầu về những chiếc xe có giá trị caotăng lên một cách nhanh chóng Để đáp ứng được nhu cầu này thì các hãng sản xuấtô tô trên thế giới cũng như trong nước đã và đang không ngừng nâng cao chất lượngsản phẩm, tung ra hàng loạt mẫu xe có giá rất cao trên thị trường.
Biểu đồ 1 : Kim ngạch NK ô tô nguyên chiếc của Việt Nam
Số lượng xe NK(chiếc)
Kim ngạch NK (nghìnUSD)
2.1.2 Quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu ô tô.
Quan điểm nhất quán bảo hộ ngành Công nghiệp ô tô và hạn chế nhập khẩu luônđược Chính phủ Việt Nam triệt để duy trì và áp dụng Điều này thể hiện rõ nhất trongchính sách thuế Chính phủ đã đề ra Về cơ bản, chính sách thuế quan được xây dựngvới các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhằm áp đặt mức thuế cao đối với xe
Trang 18nhập khẩu và hạn chế tối đa nhập khẩu miễn thuế Hàng rào thuế quan và phi thuếquan đã tạo sự ngăn cách to lớn giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước.
Bảng 2 : Biểu thuế và tỷ lệ bảo hộ ở Việt Nam theo mức độ hoàn chỉnh của xenăm 1999
Mức độ hoàn chỉnh( từ cao xuống thấp )
Thuế tiêu thụđặc biệt
Tỷ lệbảo hộ
Xe nguyên chiếc (CBU,du lịch 5 chỗ)
10% (hay20% CIF)
100%(hay220% CIF)
340%Linh kiện lắp ráp dạng
CKD2, xe du lịch
10% (hay12% CIF)
5% ( hay 6,6%CIF)
( Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 1999)
Bảng 3 : Biểu thuế và tỷ lệ bảo hộ ở Việt Nam theo mức độ hoàn chỉnh của xenăm 2007
Mức độ hoàn chỉnh
( từ cao xuống thấp )Thuế NKVAT
Thuế tiêu thụđặc biệt
Tỷ lệbảo hộ
Xe nguyên chiếc (CBU,du lịch 5 chỗ)
80% CIF 10%( hay20% CIF)
45-60%( hay 90-120%
220%Linh kiện lắp ráp dạng
190-CKD2, xe du lịch
25% CIF 10% (hay12% CIF)
5% ( hay 6,6%CIF)
( Nguồn : Bộ Tài Chính năm 2007 )
Tỷ lệ bảo hộ với xe nguyên chiếc là rất cao Việc áp dụng đánh cả thuế nhậpkhẩu, VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt làm cho giá bán xe nhập khẩu cao hơn rất nhiềuso với giá bán xe lắp ráp trong nước Việc bảo bộ này đã làm đội giá xe ô tô sảnxuất hay lắp ráp của Việt Nam cao hơn nhiều so với giá xe sản xuất hay lắp ráp ởnước ngoài Đây chính là sự thiệt thòi lớn mà người tiêu dùng Việt Nam phải gánhchịu Để dung hòa lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của ngành và lợi ích của Nhànước bởi thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu của Chính phủ, năm 2003 Chính phủđã quyết định tăng mức thuế nhập khẩu linh kiện.
Thế nhưng chính sách bảo hộ cao đã dần dần bộc lộ những hạn chế Các doanhnghiệp trong nước thì lắp ráp trong nước, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài thì ỷ
Trang 19lại việc được bảo hộ nên chậm chạp trong việc nội địa hóa và nâng cao tính cạnhtranh Thuế suất thuế nhập khẩu cao kích giá xe nhập khẩu lên cao nên các công tykinh doanh hạn chế nhập khẩu Chính những điều này khiến cho quy mô thị trườngô tô rất nhỏ.
Năm 2006, chính sách ưu đãi thuế quan theo tỷ lệ nội địa hóa đối với các sảnphẩm, phụ tùng ngành cơ khí – điện – điện tử ( được áp dụng từ năm 1999 ) chínhthức bị bãi bỏ Biểu thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô sẽ được xây dựng theo 5mức thuế suất là 30%, 20%, 10%, 5% và 0%; chênh lệch giữa mức thuế suất củacụm chi tiết và chi tiết rời phần lớn là 5% hoặc 10% tùy theo chủng loại Cũngtrong năm này, ô tô đã qua sử dụng được loại ra khỏi danh sách mặt hàng cấm nhậpkhẩu Cho phép nhập khẩu tô tô cũa là một yêu cầu bắt buộc khi chúng ta tham giahội nhập và thực hiện cam kết gia nhập WTO Đây là cơ hội cho các doanh nghiệpnhập khẩu ô tô để họ tham gia nhập xe cũ, bởi xe cũ được phép nhập trong thời giansử dụng chưa quá 5 năm nên chất lượng còn tốt, trong khi giá rẻ và nhu cầu trongnước thì rất lớn Việc nhập khẩu ô tô cũ là tất yếu nhưng không vì thế mà để cácloại ô tô cũ ồ ạt tràn vào Việt Nam.
2007 là năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thuế quan nhập khẩu chịutác động trực tiếp nhất, đi tiên phong trong hội nhập Ô tô, linh kiện ô tô cũng làmột trong những mặt hàng được điều chỉnh thuế Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc( CBU, 5 chỗ ) giảm từ mức 100% năm 1999 xuống còn 80% năm 2009, cũng trongnăm 2009 thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng này cũng giảm, mức thuế suất vào khoảng45 -60% Trong khoảng thời gian từ năm 2003 trở lại đây, mặc dù thuế nhập khẩu ôtô và thuế tiêu thụ đặc biệt giảm xuống kéo theo tỷ lệ bảo hộ giảm, nhưng ô tô trongnước vẫn được bảo hộ ở tỷ lệ cao ( hơn 200% ) Việc đưa tỷ lệ nội địa hóa mà làmmục tiêu phát triển của công nghiệp ô tô còn rất nhiều bất cập vì thị trường ViệtNam chưa thích hợp để phát triển các ngành công nghiệp có kỹ thuật cao như côngnghiệp ô tô, tâm lý ưa chuộng hàng ngoại ăn sâu vào tâm lý người tiêu dùng do đómột chiếc xe có linh kiện ngoại 100% sẽ hấp dẫn người tiêu dùng Việt Nam nếucùng một mức giá Ngoài ra, nhà sản xuất thì không phân biệt đâu là công nghiệpphụ trợ mà chỉ căn cứ vào thị trường để sản xuất Như vậy, vô hình trung chúng tađã giúp sức cho các “đại gia” ngành xe hơi chiếm lĩnh thị phần, từ đó góp phần“bóp chết” hoặc giảm thị phần những thương hiệu ô tô trong nước Thực tế cho thấyngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa cho ra những chủng loại xe thực sự phùhợp với môi trường và hoàn cảnh của riêng Việt Nam
Trang 20- Năm 2008, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chínhthế giới Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng cho vay giữa cácngân hàng, nhiều ngân hàng không còn khả năng thanh khoản Đối với thị trườngchứng khoán Điều này tác động đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trườngchứng khoán, gián tiếp ảnh hưởng hoạt động nhập khẩu Chính sách tài khóa, chínhsách tiền tệ và chế độ tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu - Ngoài công cụ thuế quan, Nhà nước tăng cường quản lý nhập khẩu bằng cácbiện pháp Hải quan như : quản lý chặt tính giá thuế hàng nhập khẩu, tăng cường ràsoát thủ tục nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, các chỉ tiêu kỹ thuật để điều tiết việcnhập khẩu Tuy nhiên các chính sách của Nhà nước còn chưa đồng bộ và thiếu ổnđịnh, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu Nhiều chínhsách còn mang tính nhất thời và chưa tính đến lợi ích lâu dài Đòi hỏi các nhà hoạchđịnh chính sách phải có kế hoạch, chiến lược dài hạn nhất định phù hợp với mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.Hoạt động nhập khẩu ô tô của Công ty.2.2.1.Hoạt động nghiên cứu thị trường.
Công tác nghiên cứu thị trường ở Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội luôn được
quan tâm chú ý tiến hành để xác định được chính xác nhu cầu của thị trường đối vớicác mặt hàng của công ty Các nhân viên kinh doanh của công ty thực hiện nghiêncứu thị trường theo phương pháp điều tra trực tiếp : phát phiếu câu hỏi điều tra,thăm dò ý kiến cho khách hàng tiêu thụ cuối cùng để tìm hiểu nhu cầu, tâm lý, thịhiếu của họ, hoặc có thể dựa trên các thông tin do các đại lý cung cấp để xác địnhsức mua của khách hàng Do đặc điểm mặt hàng nhập khẩu của công ty là ô tô vàcác linh kiện phụ tùng ô tô, đây là những sản phẩm của những hãng nổi tiếng trên thếgiới sản xuất như Toyota, Ford, Daewoo,…vì vậy, nghiên cứu thị trường là một hoạtđộng quan trọng mà từ đó ta có thể biết được giá, chất lượng sản phẩm của đối thủcạnh tranh, qua đó có chiến lược kinh doanh phù hợp Vì vậy, công ty đã và đang đẩymạnh công tác nghiên cứu thị trường cũng như các nghiệp vụ kinh doanh khác để tạođược vị trí trên thị trường, tăng năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của công ty Công tác nghiên cứu thị trường nhập khẩu được tiến hành bởi nhân viên củaphòng kinh doanh Công ty chia thị trường thành hai nhóm chính : thị trường truyềnthống và thị trường tiềm năng Mục tiêu của nghiên cứu thị trường truyền thống làcủng cố, phát triển mối quan hệ với bạn hàng đã có và bạn hàng tiềm năng trong thịtrường đó Mục tiêu của nghiên cứu thị trường tiềm năng là mở rộng đa dạng hóa
Trang 21hoạt động nhập khẩu Nhân viên phòng kinh doanh tìm hiểu các thông tin về sảnphẩm trên các website các hãng, nghiên cứu biến động giá cả sản phẩm của cáchãng, lấy đó làm cơ sở cho các quyết định nhập khẩu mặt hàng nào, nhập với mứcgiá là bao nhiêu và nhập từ thị trường nào… Ngoài ra, các nhân viên kinh doanhcũng chủ động nghiên cứu, áp dụng các văn bản pháp quy khác của Nhà nước liênquan đến lĩnh vực hàng hóa xuất nhập khẩu để đảm bảo hoạt động nhập khẩu củacông ty luôn tuân thủ pháp luật của Nhà nước
2.2.2.Công tác nhà cung cấp.
Từ khi thành lập, thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm nhằm hướng tớimọi đối tượng khách hàng Ngoài các thị trường từ những bạn hàng nhập khẩutruyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, công ty còn mở rộng ra các thị trường mớiđể tìm đến những nguồn cung cấp mới như: Anh, Mỹ, Đức, Việc giao dịch với cácthị trường này không những giúp công ty tăng doanh số, kim ngạch xuất nhập khẩu,mà còn giúp công ty nhập khẩu được những mặt hàng kỹ thuật cao.
Công tác nhà cung cấp đóng một vai trò hết sức quan trọng, việc kinh doanh cóđược thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào mức độ cam kết củanhà cung cấp trong các hợp đồng ngoại thương Cụ thể như số lượng, chất lượnghàng có đúng quy định, tiến độ giao hàng , điều kiện thanh toán,…Công tác nhàcung cấp của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội được phản ánh dưới bảng sau :
Bảng 4 : Tình hình các nhà cung cấp nước ngoài
STTNhà cung cấpSản phẩmLoại tiền
thanh toánNhận xét
( Nguồn : Phòng Kinh doanh công ty )
Công tác quan hệ nhà cung cấp nước ngoài vẫn được công ty duy trì tốt Cácnhà cung cấp nước ngoài chính của công ty là Toyota, Ford, Daewoo,… Đây lànhững nhà cung cấp có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và có uy tín, họ luôn thực
Trang 22hiện đúng cam kết đã có trong hợp đồng ngoại thương Trên đây là một số nhà cungcấp thân quen với công ty Đa phần các công ty đều giao hàng đúng thời hạn quyđịnh của hợp đồng, tuy nhiên vẫn còn một số nhà cung cấp do một số nguyên nhânmà đôi khi họ đã giao hàng chậm như Italia, Hàn Quốc Các sản phẩm của nhà sảnxuất nước ngoài đều là các mặt hàng chuyên dùng, có chất lượng tốt, đặc biệt và rấtkhó tìm ở thị trường nội địa cũng như các nước trong khu vực Điều này giúp chocông ty có được nguồn hàng tốt và luôn được cung cấp ổn định, đảm bảo công táctạo nguồn mua hàng luôn diễn ra liên tục Không chỉ tạo điều kiện về cung cấpnguồn hàng có chất lượng cho công ty, các hãng còn hỗ trợ về đào tạo kỹ thuật,chuyên môn nghiệp vụ, nhằm giúp nhà phân phối có được đội ngũ nhân viên cótrình độ chuyên môn cao Hơn nữa các hãng còn hỗ trợ nhà phân phối trong việctriển khai các chương trình marketing, các chương trình xúc tiến bán hàng Các nhàcung cấp vẫn áp dụng thanh toán bằng L/C hơn cả do hình thức này nhanh gọn vàđảm bảo an toàn Như vậy mối quan hệ giữa các hãng và Công ty cổ phần XNK ô tôHà Nội rất bền chặt, đôi bên cùng hợp tác giúp đỡ nhau để cùng phát triển.
Hiện nay công ty không ngừng khai thác, tìm nguồn hàng, có chất lượng tốt giácả phù hợp ở thị trường nước ngoài để đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triểncủa thị trường nội địa.
2.2.3.Ký kết hợp đồng nhập khẩu.
Giao dịch và đàm phán về hoạt động nhập khẩu thường được công ty tiến hànhqua hình thức thư tín, Fax, điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp đối với các thương vụlớn, phức tạp
Công ty chủ yếu ký kết hợp đồng nhập khẩu bằng hình thức văn bản, mà nội dunggồm các điều khoản chủ yếu : tên hàng ( Commodity ), số lượng (Quatity), chấtlượng ( Quanlity ), giao hàng ( Shipment, Delivery ), giá cả ( Price ), thanh toán(Payment, Settlement ), bao bì, ký mã hiệu ( Packing and Marking ), bảo hành(Warranty ), phạt và bồi thường thiệt hại ( Penalty ), bảo hiểm (Insurance), bất khảkháng ( Forse Majeuce), khuyến mại ( Clain ), trọng tài ( Arbitratian )
Loại hợp đồng này thường ký kết giữa bên mua và bên bán Trên thực tế, nhiềuhợp đồng còn có cả bên vận chuyển tham gia ký kết.
Việc ký kết hợp đồng nhập khẩu thường do ban giám đốc ký kết, trường hợp giámđốc ủy quyền cho người khác ký kết thì phải có văn bản ( giấy ủy quyền ).
Đối với các mối giao dịch thân thiết hoạt động đàm phán ký kết hợp đồng đượcgiao dịch bằng thư tín Phòng kinh doanh gửi cho các hãng đơn đặt hàng Sau đó
Trang 23các hãng kiểm tra lại lượng hàng hóa trong kho và thông báo lại cho công ty Haibên trao đổi thông tin qua email và fax, khi đôi bên thỏa thuận được các điều khoảnvề mặt hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, thanh toán,…hai bênmua và bán ghi lại kết quả thành một văn bản gọi là Confirmation order xác nhận lạiviệc mua bán hàng hóa Từ Confirmation order, hai bên tiến hành ký kết hợp đồngngoại thương.
2.2.4.Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Vốn của công ty được phép nhập khẩu trực tiếp nên trong quá trình thực hiện hợpđồng của mình Công ty đã vận dụng linh hoạt các phương thức nghiệp vụ vừa đảmbảo tuân thủ luật pháp vừa thực hiện đúng, đầy đủ nhanh chóng với chi phí nhỏ nhấtcho hợp đồng đã ký kết với các đối tác.
- Xin giấy phép nhập khẩu : Do mặt hàng mà công ty hiện đang kinh doanh, nhập
khẩu là ô tô, linh kiện phụ tùng ô tô, nằm trong nhóm mặt hàng phải xin giấy phépnhập khẩu tự động của Bộ Công Thương theo thông tư số 17/2008/TT-BCT, nhânviên của công ty phải đến Bộ Công Thương nộp hồ sơ bao gồm : đơn đăng ký giấyphép nhập khẩu, hợp đồng nhập khẩu, hóa đơn thương mại, vận đơn hoặc chứng từvận tải, L/C hoặc chứng từ thanh toán Sau đó chờ 5 ngày để nhận giấp phép.
- Làm thủ tục ban đầu thanh toán quốc tế : Công ty thường sử dụng hai phương
thức thanh toán là phương thức thanh toán mở thư tín dụng (L/C), phương thức nhờthu Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội có mối quan hệ hợp tác với 4 ngân hàng làVPbank, HSBC, Liên Việt, An Bình Đối với các hợp đồng có giá trị lớn, công tythường mở L/C tại VPbank và HSBC, bởi ở đây số dư tài khoản của doanh nghiệpkhá lớn, đồng thời đây là những ngân hàng tương đối thân thiết với công ty tạo điềukiện thuận lợi hơn trong thủ tục giấy tờ Đối với Liên Việt và An Bình, công ty mớithiết lập mối quan hệ trong thời gian gần đây, nhằm mục đích đảm bảo nguồn vốnlưu động cần thiết.
- Thuê phương tiện vận tải : Do công ty chủ yếu nhập khẩu theo điều kiện CIF
việc thuê phương tiện vận tải là do bên bán đảm nhiệm Trong trường hợp công tynhập khẩu theo điều kiện FOB và EXW thì việc thuê phương tiện vận tải luôn thuộcvề phía nhập khẩu Tuy nhiên do đặc điểm của hàng nhập khẩu mỗi chuyến sốlượng ít nên thường thuê tàu của công ty vận tải đường biển.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa : Nhập khẩu theo điều kiện CIF thì bên xuất khẩu
mua bảo hiểm cho hàng hóa vì quyền lợi của bên nhập khẩu nên mức bảo hiểmthường ở mức tối thiểu Nhập khẩu theo điều kiện FOB thì quyền mua bảo hiểm
Trang 24thuộc về bên nhập khẩu Công ty thường mua bảo hiểm hàng hóa điều kiện A, muabảo hiểm cho từng chuyến hàng Để đề phòng bất trắc có thể xảy ra, công ty khimua bảo hiểm luôn nộp phí và lệ phí bảo hiểm đầy đủ và thường mua bảo hiểm mộtcách sớm nhất Trên thực tế hàng nhập khẩu của công ty chưa gặp rủi ro, đạt đượcđiều này là do công tác bảo hiểm có hiệu quả.
- Làm thủ tục hải quan nhập khẩu : Công ty tiến hành làm thủ tục hải quan ở cảng
Hải Phòng và cảng TP.HCM Công ty phải xuất trình bộ chứng từ hải quan bao gồm: giấy phép nhập khẩu, tờ khai, hợp đồng, hóa đơn thương mại,… cho chi cục hảiquan cửa khẩu cảng Hải Phòng và cảng TP.HCM Cơ quan hải quan sẽ tiến hànhkiểm tra hàng hóa Các quyết định của hải quan đưa ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đếntrình tự thời gian nhận hàng.
- Nhận hàng từ người vận tải : Sau khi làm thủ tục thông quan hàng hóa, công tu
có đủ bộ chứng từ chứng minh được mình là chủ sở hữu của lô hàng hóa, khi đó cóthể nhận hàng nhập khẩu.
- Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu: Sau khi nhận hàng sẽ tiến hành kiểm tra
hàng nhập khẩu, công ty có đại diện là cơ quan giám định để giám định mọi tổn thấthư hỏng của hàng hóa khi hàng hóa đến cảng Chứng chỉ giám định sẽ được lưu lạivà là bằng chứng để khiếu nại người bán bảo hiểm hoặc đại diện sẽ được công tythông báo để tham dự việc giám định.
- Thanh toán tiền hàng nhập khẩu : Phòng kinh doanh kết hợp với phòng kế toán
tiến hành làm các thủ tục thanh toán tiền hàng cho bạn hàng, tùy thuộc hình thứcthanh toán mà công ty thực hiện theo đúng quy trình thanh toán.
- Khiếu nại trọng tài : Khi các bên không thực hiện đúng các điều khoản ghi trong
hợp đồng, công ty tiến hành khiếu nại lên trọng tài Tuy vậy, các bên tham gia hợpđồng có thể thỏa thuận trước để giải quyết vi phạm hợp đồng Nếu không giải quyếtđược thì mới khiếu nại lên trọng tài kinh tế Đa số hàng nhập khẩu về của công tyđều rất ít xảy ra rủi ro Từ khi công ty được thành lập và tiến hành hoạt động kinhdoanh nhập khẩu thì tranh chấp là rất ít, tranh chấp cũng là không đáng kể.
2.2.5.Tiêu thụ hàng nhập khẩu :
- Hoạt động tiêu thụ được công ty chú trọng đặt lên hàng đầu bởi đây là hoạtđộng quyết định đến lợi nhuận và vị thế của công ty trên thị trường Việc định giábán xe được xuất phát từ quan điểm tránh tồn kho nhiều, tiêu thụ nhanh các sảnphẩm đang ở chu kỳ bão hòa để nhanh chóng cho ra mắt các sản phẩm khác thay thế
Trang 25nhằm bảo toàn vốn, thu hồi vốn và quay vòng vốn nhanh Chính sách giá được côngty xây dựng là : chính sách giá mục tiêu, tức là định giá theo mục tiêu : giá bán =giá thành nhập khẩu + thuế/đơn vị hàng hóa + chi phí bán hàng + chi phí khác + lãidự tính Trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc điềuchỉnh giá linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường, có khả năng cạnh tranh với các đốithủ khác nhiều khi còn là đòn bẩy thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh chính sáchđịnh giá cho các sản phẩm, công ty còn có chính sách giá ưu đãi cho khách hàngtruyền thống, các khách hàng mua xe với số lượng lớn như khách hàng mua xe taxi.Công ty còn có chính sách kích cầu mua sắm như : mua sản phẩm tặng giải thưởnglà đồng hồ thời trang hay điện thoại di động, nhờ đó thúc đẩy người tiêu dùng muasản phẩm của công ty
- Để hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến bán hàng, công ty có đội ngũ tư vấn kháchhàng về sản phẩm Ngoài ra, công ty cũng đã đầu tư một số phương tiện cho hoạtđộng quảng cáo như là tờ Cataloge giới thiệu sản phẩm, những pano – áp phíchquảng cáo đặt tại các cửa hàng chi nhánh Công ty cũng đã xây dựng được websitecủa công ty, thông qua đó cập nhật các thông tin về doanh nghiệp và quảng cáo đếnngười tiêu dùng Điều này không chỉ góp phần đưa sản phẩm đến gần với người tiêudùng mà nó còn khuếch trương thế mạnh của công ty để nhiều khách hàng biết đếnhơn Hoạt động yểm trợ bán hàng của công ty cũng khá tốt Công ty cũng tham giavào các hội chợ, triển lãm để giới thiệu quảng bá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu củakhách hàng.
- Bảo hành bảo dưỡng là một hoạt động hết sức quan trọng đối với tất cả các côngty kinh doanh ô tô và Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội cũng không là ngoại lệ Vìô tô là sản phẩm có giá trị thông số kỹ thuật cao, được cấu thành bởi nhiều chi tiếtkhác nhau, tuổi thọ của chúng cũng khác nhau nên chế độ bảo hành bảo dưỡng saubán hàng không chỉ có ý nghĩa tạo lòng tin, giữ khách hàng mà còn giúp công tytăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
Những hoạt động trên của công ty đã mang lại hiệu quả trong công tác bán hàng,mở rộng và phát triển thị trường, và giúp cạnh tranh được với các đối thủ khác.
2.2.6 Đối thủ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ ngànhnghề hay lĩnh vực nào đều phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt Do đó Công ty cổphần XNK ô tô Hà Nội cũng không thoát khỏi việc phải đối mặt với các đối thủcạnh tranh, nhất là khi mặt hàng kinh doanh của công ty là mặt hàng ô tô Công ty
Trang 26từ khi mới gia nhập thị trường ôtô, không những chịu sự cạnh tranh gay gắt của cácliên doanh lắp ráp xe trong nước, sự ra đời hàng loạt các công ty thương mại, màcòn phải cạnh tranh với những công ty phân phối – vốn có tiềm lực về tài chính vàsự hậu thuẫn của chính hãng Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới lượng ô tô tiêu thụcủa công ty, từ đó ảnh hưởng tới lượng ô tô mà công ty nhập khẩu Để duy trì lợithế cạnh tranh và dành thắng lợi trong kinh doanh đòi hỏi công ty phải tiến hànhnghiên cứu đối thủ cạnh tranh một cách kỹ lưỡng Đối thủ của công ty không chỉ cónhững công ty sản xuất nội địa mà còn cả những công ty thực hiện chức năng kinhdoanh nhập khẩu ô tô như Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội, đó là :
Công ty cổ phần thương mại KYLIN – GX668, địa chỉ 19, 21 và 23 Xã Đàn –Đống Đa – Hà Nội Đây là hai đối thủ cạnh tranh đáng gườm của công ty, bởi vì họcùng hoạt động trong ngành, với hệ thống salon ở các thành phố lớn như Hà Nội,Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương Với những ưu thế vượt trội về quy mô,kinh nghiệm họ đã khẳng định được vị thế vững chắc của mình trên thị trường.Cùng thành lập vào năm 2005 nhưng xét về tổng thể thì để trở thành đối thủ cạnhtranh ngang tầm với họ không phải là chuyện “một sớm một chiều” có thể thực hiệnđược Xác định được thực lực của mình, trong thời gian qua Công ty cổ phần XNKô tô Hà Nội luôn tìm hiểu, với tinh thần học hỏi kinh nghiệm của đối phương từ đóchọn lọc, đúc rút kinh nghiệm cho hoạt động của bản thân công ty mình sau này Bên cạnh đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành thì những đối thủ thực sự lớn củacông ty trên thương trường đó là Công ty Cổ phần ô tô Giải Phóng có trụ sở chính tạo199B Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội Đây là một đối thủ nặng ký củacông ty không chỉ trong quá khứ mà hiện tại và tương lai càng trở thành đối thủ khókhăn hơn cho công ty, có lợi thế sản xuất lắp ráp ngay trong nước với những nguồnlinh kiện có sẵn trong nước nên giá thành cũng rất cạnh tranh trên thị trường so với cácsản phẩm nhập khẩu cùng loại của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội.
Kế đến phải kể đến các đối thủ tiềm tàng và vô cùng nặng ký trong tương lai, đóchính là các dự án xây dựng các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô hay các linh kiệnphụ tùng ô tô sẽ được đi vào hoạt động trong tương lai, như vậy nó sẽ làm giảm nhucầu ô tô nhập khẩu xuống đáng kể Cụ thể như dự án : Dự án Nhà máy lắp ráp ô tôFAW Hoàng Trà thuộc Khu công nghiệp Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn; Dự án xâydựng nhà máy lắp ráp ô tô tại tỉnh Bắc Cạn giữa Công ty cổ phần chế tạo sản xuất ôtô Bảo Toàn tỉnh Bắc Cạn hợp tác cùng tập đoàn Lifan… Điều này sẽ ảnh hưởnglớn tới chiến lược, doanh thu và lợi nhuận của công ty trong tương lai.
Trang 27Từ những thông tin phần trên cho ta thấy rằng Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nộiđang đứng trước một sự cạnh tranh vô cùng khó khăn và khốc liệt không những tronghiện tại mà cả trong tương lai Đây là các đối thủ cạnh tranh rất lớn của công ty và nhưvậy công ty cần có những chiến lược phát triển thật hợp lý để có thể cạnh tranh mộtcách lành mạnh với các đối thủ trên nhằm duy trì lợi nhuận và doanh thu của công ty.
2.3 Thực trạng nhập khẩu của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội.2.3.1 Kim ngạch nhập khẩu của Công ty.
Trong những năm qua, công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạtđộng nhập khẩu Tuy còn gặp nhiều khó khăn do ra đời trong thời gian tương đốingắn và cũng do ảnh hưởng của nền kinh tế trong khu vực đã làm cho việc nhậpkhẩu của một số khách hàng có phần bị hạn chế nhưng công ty đã từng bước vượtqua giai đoạn khó khăn ban đầu để đi đến ổn định Cụ thể kim ngạch nhập khẩunăm 2006 đạt 90,4 tỷ VND, năm 2007 đạt 132,5 tỷ VND đặc biệt kim ngạch nhậpkhẩu năm 2008 đạt 182 tỷ VND và năm 2009 đạt 228 tỷ VND Số lượng xe nhậpkhẩu cũng tăng đáng kể qua; năm 2007 tăng 53,3% từ 300 chiếc lên tới 460 chiếc,năm 2008 số lượng ô tô nhập khẩu lên tới 600 chiếc tăng 30,4%, năm 2009 đạt 720chiếc tăng lên 20% so với năm 2008
Bảng 5 : Kim ngạch nhập khẩu của Công ty.
Đơn vị : triệu VND
NămSố lượng ô tôNK ( chiếc )
% tăng trưởngqua các năm
Kim ngạchNK
% tăngtrưởng qua
( Nguồn : Phòng Kế toán Công ty )
Kim ngạch ô tô nhập khẩu tăng mạnh có nguyên nhân chính xuất phát từ nhu
cầu ô tô của thị trường Việt Nam, cùng với chính sách của Nhà nước tạo điều kiệncho thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu ô tô Điều này hoàn toàn phù hợp vớinhu cầu ô tô trong nước, trên thế giới và tình hình nhập khẩu ô tô của Việt Nam.
Biểu đồ 2 : Kim ngạch NK của công ty qua các năm
Trang 28Kim ngạch NK
Kim ngạch NK228000
Biểu đồ cho thấy rõ tốc độ tăng về kim ngạch nhập khẩu ô tô của công ty Kimngạch nhập khẩu năm 2007 tăng 46,7% so với năm 2006 Năm 2008, kim ngạchnhập khẩu tiếp tục tăng lên 37,4% so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng chậm lại, đếnnăm 2009 kim ngạch nhập khẩu tăng lên 25,3% so với năm 2008 Điều đó chứng tỏrằng công ty nỗ lực không ngừng đẩy mạnh nhập khẩu về số lượng mà cả về chấtlượng thể hiện ở giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng lên qua các năm.
2.3.2.Cơ cấu theo giá, chất lượng, thị trường ô tô nhập khẩu của công ty.
2.3.2.1 Về cơ cấu :
Như đã đề cập ở trên, hoạt động nhập khẩu của công ty giữ vai trò chủ đạo Trungbình hàng năm kim ngạch nhập khẩu ô tô chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch nhậpkhẩu của công ty Công ty nhập khẩu các mặt hàng như : thiết bị, linh kiện điện tử,phụ tùng ô tô… nhưng ô tô là mặt hàng mà công ty nhập khẩu thường xuyên và cókim ngạch cao nhất và tỷ trọng giá trị nhập khẩu của ô tô luôn được duy trì ổn địnhqua các năm khẳng định rằng ô tô vẫn là mặt hàng chủ chốt của công ty.
Tuy nhiên, trong số những mặt hàng được phép nhập khẩu theo quy định củapháp luật, cơ cấu nhập khẩu chính của công ty vẫn chủ yếu là ô tô có mức giá trungbình Cơ cấu nhập khẩu của công ty không có sự thay đổi Để đáp ứng nhu cầu củakhách hàng, công ty không ngừng thay đổi mẫu mã, chủng loại ô tô.
2.3.2.2 Về giá nhập khẩu :
Cũng như hầu hết các đơn vị kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là lợi nhuậnthì việc xem xét và lựa chọn giá trước khi kí hợp đồng mua bán là rất cần thiết Đặcbiệt là hoạt động nhập khẩu, giá cả ở một số thị trường lớn đóng vai trò quyết định
Trang 29và là cơ sở để người mua chấp nhận giá từ phía chào hàng đưa ra Đối với Công tycổ phần XNK ô tô Hà Nội cũng vậy Sau khi nhận được đơn chào hàng của nướcngoài chào bán, cơ sở để tính giá nhập khẩu của công ty là giá ở một số thị trường ôtô lớn trên thế giới, hoặc có thể tham khảo giá của bạn hàng truyền thống hay giátrên các tạp chí, bản tin có uy tín trên thế giới Tuy nhiên, công ty không thể khôngtính đến giá đầu ra cho mặt hàng này nhằm đảm bảo thu lợi nhuận và làm ăn có hiệuquả Để đi đến quyết định có chấp nhận giá của phía chào hàng đưa ra hay không,Công ty phải tính chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán ở thị trường trong nước,sau khi trừ đi các khoản chi phí có liên quan có thu được lợi nhuận hay không vàkhoản lợi nhuận thu được này có được coi là hiệu quả kinh doanh hay không? Hiệnnay, giá nhập khẩu và bán lại ô tô trên thị trường Việt Nam của công ty : tùy từngchủng loại mà công ty sẽ nhập khẩu và bán lại với mức giá khác nhau Ví dụ : giánhập khẩu của xe ô tô con 5 chỗ Toyota Camry LE 2.5 lít, mới 100%, một cầu, taylái thuận, xăng không pha chì là 16900 USD/chiếc ; Cảng Hải Phòng, giá bán từ45000 – 55000 USD/chiếc.
Ô tô mà công ty nhập khẩu đa dạng về giá cả, giá mà công ty đưa ra dao độngtrong khoảng 35000 – 55000 USD/chiếc, cũng có những chiếc có giá lên tới100000 USD/chiếc hầu hết những ô tô này được nhập khẩu theo yêu cầu đặt trướccủa khách hàng.
Ngoài việc thụ động chờ phía chào hàng đưa ra đơn giá, sau đó so sánh và đưara có quyết định có chấp nhận giá đó hay không, công ty cũng đẩy mạnh công tácnghiên tác, tìm hiểu thị trường để chuyển mình sang thế chủ động tìm đến những thịtrường mới có giá thấp và đảm bảo cung cấp ổn định, lâu dài cho công ty.
2.3.2.3.Về chất lượng xe nhập khẩu :
Chất lượng là điều khoản quan trọng trong hợp đồng nhập khẩu Nó cũng là
yếu tố đóng vai trò quyết định đến giá cả của xe Vì vậy, phải đề cập chi tiết, cụ thểvề chất lượng và quy cách phẩm chất của hàng hóa để tránh xảy ra sự tranh chấpgiữa người bán và người mua Mỗi một mặt hàng có những quy định khác riêng vềtiêu chuẩn phẩm chất và ở mỗi nước lại có những quy định khác nhau về mặt hàngđó, đối với ô tô cũng vậy Nhưng khi tham gia vào buôn bán ngoại thương thì phảisử dụng những tiêu chuẩn mang tính quốc tế.
Đối với việc nhập khẩu ô tô, Nhà nước ta đã có những văn bản pháp lý cụ thểquy định tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này.Nhờ những văn bản trên mà các doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu có thể dựa
Trang 30vào đó mà xem xét xem, xác định xem ô tô đó có đạt tiêu chuẩn chất lượng haykhông, và đạt đến mức độ nào Không những vậy, nó còn là công cụ quản lý hữuhiệu của Nhà nước trong việc quyết định cho phép nhập khẩu hay không, nếu chophép nhập khẩu thì sẽ áp dụng mức thuế suất là bao nhiêu Điều này có ý nghĩa đặcbiệt trong hoạt động nhập khẩu ô tô
Ngoài yếu tố cạnh tranh về giá, Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội coi chấtlượng là yếu tố cạnh tranh với các hãng sản xuất ô tô trong nước – với phươngchâm “ chất lượng là uy tín “.Người tiêu dùng Việt Nam thường có ít thông tin vềchất lượng sản phẩm, lại có tâm lý thích “hàng hiệu”, không lợi dụng điều đó để bánhàng giá cao mà không đảm bảo chất lượng vì mục đích lợi nhuận mà bỏ qua đạođức kinh doanh, chất lượng ô tô do Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội nhập khẩukhông chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của Việt Nam theoquy định của pháp luật đối với mặt hàng ô tô mà còn phù hợp với nhu cầu thị hiếungười tiêu dùng Nắm bắt được đặc điểm thị trường trong nước, thị hiếu của ngườitiêu dùng, ô tô mà công ty nhập khẩu không những đảm bảo về chất lượng mà cònđa dạng về phong cách, phong phú mẫu mã, thời trang.
2.3.2.4 Về thị trường nhập khẩu :
Thị trường nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển hoạt động nhậpkhẩu của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội Một thị trường lớn, phong phú về sốlượng cũng như mẫu mã sẽ tạo cơ hội cho công ty trong việc lựa chọn mặt hàngnhập khẩu của mình một cách tối ưu nhất Hoạt động nhập khẩu có đạt hiệu quả haykhông phụ thuộc rất lớn vào thị trường nhập khẩu Xây dựng thị trường nhập khẩuổn định vững chắc và lâu dài có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhập khẩu.
Ngay từ khi thành lập, công ty đã tìm đến và quan hệ với một số đối nhà cungcấp có uy tín lớn trên thế giới Thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần XNK ô tôHà Nội bao gồm có : Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Anh, Italia, các nướcASEAN, Trung Quốc Tuy nhiên chủ yếu vẫn là 3 thị trường chính : Nhật Bản,Hàn Quốc, Mỹ Ba khu vực thị trường này có những đặc điểm khác nhau về điềukiện sản xuất và tập quán kinh doanh Chính vì vậy mà tỷ trọng nhập khẩu của côngty trên mỗi khu vực thị trường là khác nhau Nhìn chung 4 năm gần đây công ty cóquan hệ tốt với rất nhiều thị trường trên thế giới, tuy chưa có gì thay đổi đáng kể vàtỷ trọng giữa các thị trường này không đồng đều Thị trường trọng điểm của công tyvẫn là thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bảng 6 : Kim ngạch nhập khẩu ô tô theo thị trường của công ty
Trang 31Đơn vị : triệu VND
Tỷ trọng%
Tỷ trọng%
Tỷtrọng %
Tỷtrọng %
2006 40350 44,63 30210 33,42 15310 16,94 4530 5,012007 60215 45,44 46650 35,21 16930 12,78 8705 6,572008 76860 42,23 66985 36,8 17850 9,81 20305 11,162009 91280 40,03 85730 37,6 23920 10,49 27070 11,88
(Nguồn : Phòng Kinh doanh Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội )
Trang 32Biểu đồ 3 : Kim ngạch NK ô tô theo thị trường của công ty
Nhật BảnHàn QuốcMỹ
Thị trường khác
- Thị trường Nhật Bản :
Qua nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nộinhững năm qua cho thấy rằng thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là thịtrường Nhật Bản Đây là một cường quốc kinh tế trên thế giới có nền công nghiệpsản xuất ô tô lâu đời, họ áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật tiên tiến vào dây chuyểnsản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao Đây là thị trường rất đượckhách hàng trên thế giới tin tưởng Chất lượng ô tô cũng như các linh kiện phụ tùngô tô của Nhật Bản đã được khẳng định từ rất lâu, nó đã đi sâu vào tiềm thức củakhách hàng, và lựa chọn hàng đầu mỗi khi khách hàng có nhu cầu mua ô tô cũngnhư các sản phẩm điện tử Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà các ràocản thuế quan và phi thuế quan dần được dỡ bỏ thì thương hiệu là yếu tố có tínhcạnh tranh cao Nhật Bản đã trở thành thương hiệu hàng đầu trên thế giới Điều nàygiải thích một điều rằng : dù nền kinh tế có biến động thế nào thì vẫn có một lượnglớn khách hàng trung thành với các mặt hàng của Nhật Bản Năm 2006, kim ngạchnhập khẩu của công ty từ thị trường này là 44,35 tỷ VND, chiếm 44,63% tổng giátrị nhập khẩu Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu đạt 60,215 tỷ VND tăng lên 45,44%.
Trang 33Nhưng đến năm 2008 kim ngạch nhập khẩu của công ty từ thị trường Nhật Bản cótăng lên 76,86 tỷ VND nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 42,23% Tình trạng nàytiếp tục kéo theo sang năm 2009 kim ngạch nhập khẩu của công ty từ Nhật Bản tănglên 91,28 tỷ VND nhưng tỷ trọng giảm còn 40,03% Nguyên nhân là do những nămgần đây ngoài thị trường chính công ty mở rộng làm ăn với các thị trường khác nhưAnh, Đức Đồng thời thị trường các nước ASEAN và thị trường các nước TrungQuốc, Đài Loan phát triển mạnh về cả chất lượng và số lượng với giá rẻ hơn thịtrường Nhật Bản Tuy nhiên, qua các năm thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường cótỷ trọng lớn nhất của công ty.
- Thị trường Hàn Quốc :
Đối với thị trường Hàn Quốc, đây là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Côngty ( sau Nhật Bản ) Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã chính thức nhậpkhẩu các loại ô tô của Hàn Quốc Đây là thị trường cung cấp nguồn hàng với chấtlượng tốt, giá cả hợp lý và mẫu mã thời trang, đây là những thế mạnh đánh trúngtâm lý của người tiêu dùng Điều này được thể hiện ở kim ngạch nhập khẩu củacông ty từ thị trường Hàn Quốc đều tăng qua các năm, tỷ trọng nhập khẩu của côngty từ thị trường Hàn Quốc cũng tăng một cách đều đặn qua các năm Cụ thể : năm2006 đạt 30,21 tỷ VND chiếm 33,42% tổng giá trị nhập khẩu của công ty; năm2007 đạt 46,65 tỷ VND chiếm 35,21%; năm 2008 đạt 66,985 tỷ VND chiếm 36,7%;năm 2009 đạt 85,73 tỷ VND chiếm 37,6%.
- Thị trường Mỹ :
Ngược lại với thị trường Hàn Quốc, thị trường Mỹ lại có diễn biến theo chiềuhướng xấu đi Mặc dù kim ngạch nhập khẩu của công ty từ Mỹ tăng lên một cáchđều đặn : năm 2007 kim ngạch nhập khẩu của Công ty từ thị trường này đạt 15,31 tỷVND; năm 2007 đạt 16,93 tỷ VND; năm 2008 đạt 17,85 tỷ VND nhưng tỷ trọng giátrị nhập khẩu của công ty từ thị trường này lại giảm, đặc biệt năm 2008 chỉ chiếm9,81% Điều này có thể lý giải được Cho đến nay ô tô Mỹ vẫn khẳng định vị trí sốmột xét về mọi mặt – “ những chiếc xe với giá mà không phải ai cũng có thể sở hữu“ Đối tượng khách hàng có nhu cầu về mặt hàng này rất ít Năm 2008, kinh tế thếgiới đã trải qua nhiều biến động với sự tăng giảm kỷ lục của các loại hàng hóa, hệthống tài chính rơi vào khủng hoảng…mà nơi khởi nguồn là Mỹ Việc nhập khẩucác mặt hàng từ thị trường Mỹ của Công ty cổ phần XNK ô tô Hà Nội gặp phải khókhăn, trong khi đó nhu cầu của khách hàng về ô tô Mỹ giảm đáng kể Một điều đángnói hơn nữa, năm 2009, tình hình nhập khẩu từ thị trường Mỹ không những không
Trang 34xấu đi do hệ quả của năm 2008 mà còn có những tín hiệu khả quan hơn Thể hiện cụthể ở kết quả sau : kim ngạch nhập khẩu của công ty từ Mỹ năm 2009 tăng ở mứckỷ lục là 23,92 tỷ VND ( tăng hơn 6 tỷ VND so với năm 2008 ), chiếm 10,49% tổnggiá trị nhập khẩu của công ty Điều này cho thấy rằng nhu cầu về những chiếc xe“đẳng cấp” ở nước ta giảm xuống trong thời gian qua chỉ mang tính chất tạm thời,ngắn hạn, khi mà nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, số lượng những người“tỷ phú” giàu có ngày càng tăng thì nhu cầu những chiếc xe đắt giá cũng theo đó màtăng lên.
- Để có cái nhìn trực quan hơn từ những phân tích trên để thấy rõ được sự thay
đổi kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường mới trong tổng giá trị nhập khẩu củacông ty, chúng ta có thể xem hai hình vẽ kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường củacông ty vào năm 2006, năm 2009 ( năm đầu và năm cuối của thời kỳ nghiên cứu,phân tích ) dưới đây :
Hình 1 : Kim ngạch NK của công ty theo thị trường năm 2006
Nhật BảnHàn QuốcMỹ
Thị trường khác
5,01%16,94%