1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc

101 649 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Của Mỹ Vào Việt Nam Trước Và Sau Khi Gia Nhập WTO
Người hướng dẫn Thạc Sĩ Phạm Thị Mai Khanh
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

Trang 1

Lời mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam được ban hành(1988), hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam đã đạt đượcnhiều thành quả đáng khích lệ Khu vực FDI đã trở thành một bộ phận quantrọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp ngày càng nhiều vào việc thựchiện các chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia, là cầu nối vững chắc giúpcho Việt Nam hoà nhập sâu hơn vào quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá vàphân công lao động quốc tế.

Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 củaTổ chức thương mại thế giới WTO Đây là một trong những kết quả quantrọng của quá trình thực hiện chính sách chủ động và tích cực hội nhập quốctế Gia nhập WTO mở ra cho nước ta những cơ hội mới, cùng với nhữngthách thức gay gắt, tác động sâu rộng đến hoạt động đầu tư nước ngoài Chínhvì vậy, việc nghiên cứu về các đối tác lớn là một điều quan trọng không thểthiếu trong việc tạo lập môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài

Mỹ là một quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh nhất thế giới cùng với thếmạnh vượt trội về đầu tư Tuy là một nước đến sau trong môi trường đầu tưViệt Nam, song sự phát triển nhanh chóng của đầu tư của Mỹ tại Việt Nam đãkhẳng định Mỹ là một đối tác vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong việcphát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ được ký kết (13/7/2000) vàQuốc hội hai nước phê chuẩn (10/12/2001) đã đánh dấu một bước phát triểnmới trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Đồng thời, trong bốicảnh Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên của WTO thì việc nghiêncứu đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam để từ đó kịp thời có những giải

Trang 2

pháp phù hợp nhằm thu hút nguồn đầu tư đầy triển vọng này là hết sức cầnthiết.

Từ thực tiễn hoạt động đầu tư của Mỹ ở Việt Nam cũng như nhữngtriển vọng phát triển mối quan hệ đầu tư giữa hai nước trong tương lai sau sự

kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO, em đã chọn đề tài: “Thu hút

đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO”

làm khoá luận tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về mốiquan hệ đầu tư của hai nước cũng như triển vọng của mối quan hệ đó.

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ nói chung;thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam nói riêng trong thờigian qua và một số biến động của dòng vốn đó sau sự kiện Việt Nam gianhập WTO; đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thu hútđầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam trong thời gian tới.

3 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận tập trung vào việc phân tích hoạt động thu hút đầu tư trựctiếp của Mỹ vào Việt Nam từ 1988 – 2007, tức là từ thời điểm Việt Namchính thức mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài Những giải pháp đưa rađược coi là những giải pháp được sử dụng trong trung hạn từ 2008 – 2012.

4 Phương pháp nghiên cứu

Người viết chủ yếu áp dụng hình thức nghiên cứu tại bàn với cácphương pháp: phân tích tổng hợp, thống kê, mô hình hóa,…

Trang 3

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khoáluận tốt nghiệp được chia làm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khái quát về đầu

tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ

Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam

Chương III: Triển vọng và những giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của

Mỹ vào Việt Nam

Tuy gặp nhiều khó khăn lúc ban đầu nhưng được sự giúp đỡ và chỉ bảotận tình của giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Phạm Thị Mai Khanh, em đã hoànthành bài khóa luận này Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáoPhạm Thị Mai Khanh cùng tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinhdoanh quốc tế – Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, việc thu thập và xử lýthông tin gấp nên nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập Emrất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo thêm của các thầy cô vàbạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

Trang 4

Đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài

để tiến hành sản xuất kinh doanh dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận vànhững mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà

chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dựán nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệpsản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại.

2 Đặc điểm(2)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhândo các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tựchịu trách nhiệm về lỗ lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinhtế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nầncho nền kinh tế.

Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu làdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp

Trang 5

liên doanh tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình Đối với nhiều nước trong khuvực, chủ đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trongmột số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phầncủa bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49%; 51% cổ phần còn lại do nướcchủ nhà nắm giữ Trong khi đó, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam chophép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bênnước ngoài phải góp vốn tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.

Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhậnđược công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý là những mụctiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.

Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủđầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn baogồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng nhưvốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.

3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài(3)

Hiện nay, theo Luật đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ViệtNam bao gồm các hình thức chủ yếu sau:

3.1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sởhữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại ViệtNam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

3.2 Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Namtrên cơ sở Hợp đồng liên doanh kí giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hànhđầu tư, kinh doanh tại Việt Nam Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có

Trang 6

thể được thành lập trên cơ sở Hiệp định kí kết giữa Chính phủ Việt Nam vớichính phủ nước khác.

Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoàiđược thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách phápnhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày đượccấp giấy phép đầu tư.

3.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng

hình thức đầu tư được kí giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phânchia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.

hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩmquyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trongmột thời gian nhất định Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàncông trình đó cho Nhà nước Việt Nam

hợp đồng BTO): là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩmquyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xâydựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam,Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong mộtthời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.

- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT): là

hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tưđể xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tưchuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam Chính phủ tạo điều kiệncho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặcthanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.

Trang 7

3.4 Đầu tư phát triển kinh doanh

Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thứcsau đây :

- Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh.

- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môitrường.

3.5 Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư

Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tạiViệt Nam Tỉ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với mộtsố lĩnh vực, ngành nghề do Chính phủ quy định.

3.6 Đầu tư thực hiện việc mua lại và sáp nhập doanh nghiệp

Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh Điều kiệnsáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của luật đầu tư, luật vềcạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan

4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài(4)

Hoạt động đầu tư có tác động đến các nước tiếp nhận vốn FDI cũngnhư các nước xuất khẩu FDI.

4.1 Đối với các nước tiếp nhận vốn FDI

* Đối với những nước công nghiệp phát triển

Đây là những nước xuất khẩu vốn FDI nhiều nhất, nhưng cũng là nướctiếp nhận vốn FDI nhiều nhất hiện nay, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữacác quốc gia, trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò chủchốt.

Nguồn vốn FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế củacác nước này và chiến lược phát triển của các TNCs, đặc biệt là tăng cường

Trang 8

cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinhtế, mở rộng nguồn thu của chính phủ, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp vàkiềm chế lạm phát.

* Đối với các nước đang phát triển

Nguồn thu FDI là nguồn bổ sung quan trọng để các nước đang pháttriển thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước Do đó vốn FDI cóđóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển.Các nhà nghiên cứu cũng đang chứng minh rằng vốn FDI chiếm tỷ trọng cànglớn trong Tổng sản phẩm quốc nội GDP thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tếcàng cao Theo tính toán của các chuyên gia Ngân hàng thế giới, các dự ánFDI ở Việt Nam đã đóng góp tới 7,6% GDP trong năm 1996, năm 2002chiếm khoảng 14%, riêng trong 9 tháng đầu năm 2007, vốn FDI đã chiếm17,2% GDP (5)

Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiềuviệc làm góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và nâng cao chất lượngnguồn lao động.

Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới thúc đẩy cáchoạt động xuất nhập khẩu của các nước chủ nhà Trong nhiều trường hợp doquy mô nhập khẩu để xây dựng cơ bản, trang bị máy móc rất lớn dẫn đến tiêucực trong cán cân thương mại, gây ra sự thâm hụt thương mại thường xuyên.Do đó, cần phải khuyến khích các dự án FDI mua nguyên liệu, phụ tùng trongnước và tăng cường mở rộng các dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ để cải thiện cáncân thanh toán.

Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của cácquốc gia Đó là nguồn thu từ các khoản cho thuê đất, mặt nước, mặt biển; từcác loại thuế doanh thu, lợi tức, thuế xuất nhập khẩu.

Trang 9

4.2 Đối với các nước xuất khẩu FDI

 FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bànhtrướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới.

 FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thờigian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao.

 FDI giúp các chủ đầu tư tìm kiếm được các nguồn cung cấp nguyên,nhiên liệu ổn định.

 FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài mới cơ cấu sản xuất, áp dụng côngnghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.

II Khái quát về FDI của Mỹ1 Vài nét về nền kinh tế Mỹ

Vào đầu và khoảng giữa thế kỷ thứ 20, nền kinh tế Châu Âu, Châu átrong đó có Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do hậu quả của hai cuộc chiến tranhThế giới thứ nhất và thứ hai Trong khi đó nền kinh tế Hoa Kỳ lại phát triểnmạnh, giàu có lên nhờ chiến tranh do bán vũ khí, lương thực thực phẩm…Kếtthúc chiến tranh Thế giới thứ hai năm 1945, Tổng sản phẩm quốc dân GNPcủa Hoa Kỳ chiếm 42% GNP toàn cầu, thế giới tư bản Hoa Kỳ chiếm 54,6%tổng sản lượng công nghiệp, 24% xuất khẩu và 74% dự trữ vàng.(6)

Với sức mạnh tuyệt đối về kinh tế, sau chiến tranh Hoa Kỳ bỏ vốn lớnđể thành lập các tổ chức tài chính tiền tệ như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF);Ngân hàng Thế giới (WB); và sau đó góp vốn thành lập Công ty tài chínhQuốc tế (IFC) vào năm 1956; Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) vào năm1960; Ngân hàng phát triển á Châu (ADB) năm1966; Công ty đầu tư đa biên(MIGA) năm 1990…Ngoài ra, với sự tài trợ của Hoa Kỳ, nhiều tổ chức chiphối hoạt động kinh tế và thương mại trên thế giới đã ra đời như: Hiệp địnhchung về thuế quan và mậu dịch (GATT), nay chuyển thành Tổ chức Thươngmại Quốc tế (WTO); các tổ chức kinh tế khác của Liên Hiệp Quốc: UNDP,

Trang 10

FAO, UNIDO… cũng được sự tài trợ và chịu sự khống chế của Hoa Kỳ.Thông qua các tổ chức tài chính-kinh tế kể trên, Hoa Kỳ chi phối rất mạnhnền kinh tế toàn cầu.

Ngày nay, theo một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học thì “Khi

nước Mỹ hắt xì hơi thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”.(7)

Theo hội đồng phi lợi nhuận về cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm1995 đến năm 2005, nước Mỹ đã đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độtăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu Trong giai đoạn từ 1983 đến 2004, nhậpkhẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 20% trong mức tăng xuất khẩucủa toàn thế giới.

Báo cáo của cơ quan Nghiên cứu phục vụ Quốc hội Mỹ(CRS) đã nêu rõ

“Các nước đang phát triển chiếm một phần ngày càng nhiều trong số hàng

hóa xuất khẩu của Hoa kỳ, 32,8% vào năm 1985 trong khi vào năm 2006, tỉlệ này là 47,0% Các nước đang phát triển cũng chiếm 34,5% nhập khẩu củaMỹ vào năm 1985 và 54,7% vào năm 2006” (8)

Như một cỗ xe 4 bánh tràn đầy sinh khí kiên cường vượt qua vùng địahình đầy hiểm trở, nền kinh tế Mỹ đã thoát hiểm một cách êm đềm trongnhững năm đầu tiên của thế kỉ 21, dù đã gặp nhiều trở ngại lớn: sự đổ vỡ củathị trường chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh tại Irắc vàApganixtan, các vụ xì-căng-đan từ các tập đoàn tài chính, sự phá hủy tàn khốctrên diện rộng của bão lụt, giá năng lượng tăng cao và sự trượt dốc thảm hạicủa bất động sản.

Sau đợt suy thoái nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001, kinh tế Mỹbắt đầu tăng trưởng với tốc độ trung bình là 2,9% trong giai đoạn từ 2002 đến2006 Trong khi đó, lạm phát về giá cả, tỉ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trìở mức tương đối thấp.

Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tếcó tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên

Trang 11

thế giới Tuy nhiên, càng ngày kinh tế Mỹ càng chịu nhiều tác động từ cácnền kinh tế năng động khác Hiện nay, nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với cảcác thách thức đến từ bên trong lẫn những thách thức đến từ bên ngoài.

Dù sao đi nữa, kinh tế Mỹ luôn đứng hạng cao nhất hoặc cận cao nhấttrong hàng loạt các xếp hạng quốc tế Dưới đây là một vài con số cần xem xétkhi đề cập đến nền kinh tế Mỹ: (9)

 Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội(GDP), đạt gần 13,13 nghìn tỉ USD trong năm 2006 Với ít hơn 5% dân số thếgiới, khoảng 302 triệu người, nước Mỹ chiếm đến 30% tổng GDP của toànthế giới Riêng GDP của một bang - bang California - đạt 1,5 nghìn tỉ USDtrong năm 2006, đã vượt quá GDP của tất cả các nước, chỉ trừ 8 nước vàonăm đó.

 Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỉ USD, gấp3 lần kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ 2 là Đức.

 Đứng thứ 2 về xuất khẩu hàng hóa - 1000 tỉ USD trong năm 2006, chỉsau Đức, mặc dù theo dự báo, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2007 Đứngthứ nhất về xuất khẩu dịch vụ với 422 tỉ USD trong năm 2006.

 Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại, 785,5 tỉ USD trong năm 2006,lớn hơn rất nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác.

 Đứng thứ 2 về chuyên chở container đường biển trong năm 2006, chỉsau Trung Quốc.

 Đứng thứ nhất về nợ nước ngoài, ước tính hơn 10 nghìn tỉ USD vàogiữa năm 2006.

 Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất - trong lĩnhvực kinh doanh và bất động sản - đạt khoảng 177,3 tỉ USD trong năm 2006.Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đaquốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang pháttriển.

Trang 12

 Đứng thứ năm về tài sản dự trữ trong năm 2005 với 188,3 tỉ USD,chiếm 4% thị phần thế giới, sau Nhật và Trung Quốc (mỗi quốc gia này chiếm18%), Đài Loan và Hàn Quốc, và đứng ngay trước Liên bang Nga Đứng thứ15 về dự trữ ngoại hối và vàng, đạt khoảng 69 tỉ USD vào giữa năm 2006.

 Đứng đầu về nguồn tiền gửi tại Châu Mỹ La tinh và khu vực Caribê,chiếm khoảng 3/4 trong tổng số 62 tỉ USD trong năm 2006 từ những nguời dicư khỏi các khu vực này để tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.

 Đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, khoảng 20,6 triệu thùng mỗi ngàyvào năm 2006 và đứng thứ nhất về nhập khẩu dầu thô với hơn 10 triệu thùngmỗi ngày.

 Đứng thứ 3 về môi trường kinh doanh thông thoáng trong năm 2007,sau Singapore và New Zealand.

 Đứng thứ 20/163, cùng với Bỉ và Chi Lê về các chỉ số minh bạch quốctế năm 2006 nhằm đo lường mức độ tham nhũng (các nền kinh tế có xếp hạngthấp hơn được xem là ít tham nhũng hơn).

Về triển vọng trung và dài hạn: Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đạt

hiệu quả tăng trưởng lâu dài Chính phủ trông đợi GDP sẽ tăng mạnh năm2010, lạm phát được giữ ở mức cũ và thị trường lao động được đẩy mạnh.GDP thực tế dự kiến sẽ tăng với tỉ lệ trung bình hàng năm 3,3% trong vòng 3năm tới Tỉ lệ thất nghiệp dự tính sẽ giảm dần và kinh tế sẽ tăng trưởng vớimức 3,2% năm 2007, 2008 và ở mức 3,15% năm 2009, 2010.

2 Thực trạng FDI của Mỹ

2.1 Quy mô vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ

Bảng 1.1: Dòng vốn FDI ra thế giới theo quốc gia và khu vực (1990-2005)

Đơn vị: triệu USD

Năm/

Trang 13

(Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư thế giới 2006’’, UNCTAD)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy Mỹ vẫn là quốc gia có lượng vốnđầu tư trực tiếp ra nước ngoài cao nhất trên thế giới, đạt hơn 222 tỷ USDtrong năm 2004, chiếm 27,36% tổng vốn FDI thế giới, gần với tổng FDI racủa toàn Châu Âu (279.830 triệu USD) Cho đến thời điểm 2004, đây đượccoi là mức đầu tư kỉ lục của Mỹ Năm 2002 đầu tư FDI của Mỹ ra thế giới là134.946 triệu USD, năm 2003 là 119.405 triệu USD So với các nước khác thìrõ ràng nguồn vốn FDI của Mỹ luôn luôn chiếm một tỉ lệ rất lớn và là nguồnvốn không thể thiếu trên thế giới

Bảng 1.2: Lũy kế FDI ra thế giới theo khu vực (1980-2005)

Đơn vị: triệu USD

Trang 14

Nhìn bảng số liệu trên ta có thể thấy ngay lượng FDI ra của các nướcphát triển chiếm 90% tổng lượng vốn FDI đầu tư ra trên thế giới và lượng vốnqua các năm luôn tăng Trong đó lượng vốn FDI ra của Mỹ luôn chiếm vị trílớn nhất trong tổng lượng vốn đầu tư FDI ra trên thế giới, cụ thể tính đến năm1990 lượng vốn FDI của Mỹ ra thế giới là 430.521 triệu USD chiếm 24,04%,tính đến năm 2000 là 1.316.247 triệu USD chiếm 20,34%, năm 2005 là2.052.284 triệu USD chiếm 19,23% FDI toàn thế giới.

Bảng 1.3: Số lượng Công ty mẹ và công ty con phân chia theo khu vực (tính đến năm

(Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư thế giới 2005’’, UNCTAD)

Ta có thể thấy ngay các công ty xuyên quốc gia (TNCs) – các công tycó vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI ở các nước đang phát triển có sốlượng ít hơn nhiều so với các nước phát triển (khoảng hơn 3 lần) Đặc biệt tacó thể thấy Hoa Kỳ là nước có nhiều nhất các TNCs và các công ty con củachúng Chính các TNCs này là một nguồn FDI quan trọng của thế giới và nóngày càng đóng vai trò to lớn trong FDI của thế giới Chúng là nhân tố quantrọng tạo ra lượng vốn FDI ra nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ.

Trang 15

2.2 Chính sách và cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Mỹ

2.2.1 Chính sách thị trường và cơ cấu đầu tư của Mỹ theo khu vực

Với xu hướng vươn tới lợi nhuận cao, các công ty Mỹ đầu tư ra nướcngoài thường tập trung phát triển tư bản tư nhân vừa và nhỏ nhưng lại sử

dụng trình độ kỹ thuật hiện đại với cung cách làm ăn “kiểu Mỹ” đã khiến cho

các nước có trình độ phát triển thấp cảm thấy khó hợp tác Chính vì vậy, khiquyết định lựa chọn một thị trường đầu tư, các công ty Mỹ đặt ra các ưu tiênhàng đầu là: (10)

 Một thị trường rộng lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có cơ chếtốt bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ, môi trường luật lệ kinh doanh mang tínhchuyên nghiệp cao

 Chi phí lao động nói riêng và cho sản xuất nói chung thấp, lực lượnglao động có tay nghề cao

 Có khả năng tiếp cận các nguyên liệu cần thiết

 Chính sách đầu tư, đặc biệt là chính sách về thuế, có nhiều ưu đãi Sự ổn định về chính trị

 Sự ổn định về tiền tệ.

Trong các ưu tiên của mình, các nhà đầu tư Mỹ đã coi yếu tố thị trườngvà cơ sở hạ tầng (bao gồm cả cơ sở hạ tầng cứng và mềm) là yếu tố quantrọng hơn các yếu tố chi phí và nguồn nguyên liệu, Kết quả là, trong nhữngnăm qua, Anh, Canada, Hà Lan, Australia, Đức, Thụy Sỹ, Nhật là những quốcgia nhận đầu tư nhiều nhất của Mỹ, chỉ riêng 7 thị trường lớn nhất đã thu húttới 53,07% tổng đầu tư ra nước ngoài của Mỹ (chi tiết xem bảng 1.4) Rõ ràngđầu tư của các công ty Mỹ chủ yếu là nhằm vào các quốc gia có thu nhập cao(dung lượng thị trường lớn) và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng cao.

Trang 16

Bảng 1.4: Thị trường đầu tư lớn nhất của Mỹ tính đến năm 2005

Bảng 1.5: Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ phân theo khu

vực giai đoạn 1996-2006

Đơn vị tính: phần trăm(%)

Trang 17

(Nguồn: http://www.bea.gov/international/di1usdbal.htm)

2.2.2 Chính sách lĩnh vực và cơ cấu đầu tư của Mỹ theo lĩnh vực

Thông qua đầu tư, Mỹ muốn duy trì các nước trong mối quan hệ hợptác phụ thuộc, làm cho cơ cấu ngành kinh tế của các nước phù hợp với cácbiến đổi cơ cấu kinh tế của Mỹ Trong đầu tư ra nước ngoài của Mỹ giai đoạn1996-2006, lĩnh vực công nghiệp chiếm hơn 30% tổng vốn, trong đó ngoàidầu mỏ, khai khoáng đáng chú ý là các ngành hóa chất, điện tử, thiết bị côngnghiệp và xây dựng là những ngành có hàm lượng công nghệ cao; lĩnh vựcdịch vụ chiếm gần gần 5,41%, riêng ngành tài chính bảo hiểm đã chiếm tỷtrọng gần 30%, thương mại chiếm 6,56%.

Cơ cấu các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Mỹ ở bảng 1.6 đã phảnánh mục tiêu chính sách về lĩnh vực đầu tư của Mỹ Với mục tiêu phát triểncác ngành hiện đại có hàm lượng công nghệ cao, đổi mới tài sản cố địnhnhanh nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế cao và ổn định, có khả năngchi phối điều khiển trực tiếp thế giới, Mỹ đầu tư ra nước ngoài để nâng caohiệu quả tư bản của mình, chuyển giao những công nghệ đã lỗi thời Nhưngkhi đầu tư ra nước ngoài, Mỹ luôn có ý đồ nắm và kiểm soát các nguồn

Trang 18

nguyên liệu chiến lược, trước hết là dầu mỏ, các loại khoáng sản, cao su vàcác ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng như chế tạo, điện tử, thiết bịcông nghiệp và xây dựng, ngân hàng, thương mại

Bảng 1.6: Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ theo lĩnh vực

2.2.3 Chính sách đầu tư của Mỹ vào khu vực Châu á - Thái Bình Dương

Đối với Mỹ, "Châu á có ý nghĩa then chốt đối với đời sống kinh tế Mỹ

cũng như đối với đời sống hàng ngày của người dân Mỹ Đó là vùng đất béobở nhất xét từ góc độ đảm bảo việc làm và xuất khẩu của người dân Mỹ" -

Trang 19

đây là lời phát biểu của Trợ lý thư ký Nhà Trắng vào đầu thập kỷ 90 Sự mấtcân bằng trong buôn bán với khu vực này đã làm cho Mỹ phải tìm mọi cáchđể thu hẹp thâm hụt buôn bán song phương với từng bạn hàng Tạo ra mộtkhu vực thương mại và đầu tư tự do Châu á-TBD là một kế hoạch hấp dẫnmang lợi ích kinh tế cho Mỹ Tuy Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-TBD(APEC) ra đời năm 1989 và Mỹ là một trong số 12 nước thành viên sáng lậpnhưng sau năm 1993 Mỹ mới bắt đầu tham gia APEC Cần lưu ý rằng, phầnlớn đầu tư của Mỹ tại Châu á (trừ Nhật Bản) là vào sản xuất những mặt hàngxuất khẩu trở lại Mỹ chứ không nhằm vào tiêu thụ tại thị trường địa phương(bởi vì thu nhập người dân ở các quốc gia này rất thấp) Thêm vào đó, nhữngđiều kiện áp dụng với ĐTNN của các quốc gia này thường làm giảm lượngviệc làm cho các công dân Mỹ Những hàng hoá xuất khẩu sang các nướcChâu á thông qua hoạt động FDI thường là bán thành phẩm và nguyên liệu,được sử dụng tại các công ty có vốn FDI của Mỹ và rồi lại được xuất khẩu trởlại Mỹ Những đặc điểm này trái hẳn với đặc điểm chung của dòng FDI ra

nước ngoài của Mỹ Tuy nhiên, với chiến lược "Dính líu và mở rộng" mà

chính quyền B.Clinton đưa ra tháng 2 năm 1995 là: phát huy vai trò siêucường duy nhất, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế, duy trìlợi ích kinh tế và an ninh ở các khu vực, từng bước thiết lập một trật tự thếgiới mới do Mỹ lãnh đạo, Mỹ đã chấp nhận những điểm bất lợi ban đầu trongđầu tư vào khu vực này Để đạt mục tiêu đã đề ra, chiến lược của Mỹ là:

 Mỹ tiến hành chuyển hướng các hoạt động đầu tư từ Bắc Mỹ sangĐông á, nhằm tận dụng sự tăng trưởng nhanh và năng động của các nền kinhtế này để phục vụ chính sách thương mại mở rộng - chính sách của chínhquyền Clinton trước đây, và tiến tới giảm sự mất cân bằng trong buôn bángiữa Mỹ và Đông á.

Trang 20

 Tăng nhanh dung lượng và cơ cấu vốn đầu tư sang các thị trường mớinổi ở Châu á, đặc biệt là ASEAN và Trung Quốc nhằm tiếp thêm nhiên liệucho các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của Châu á, từng bước thâm nhậpvào hoạt động kinh tế của khu vực này.

 Là một nền kinh tế tự do theo chủ nghĩa thực dụng, Mỹ tiếp tục tăngcường hoạt động đầu tư ở Châu á theo cấp độ vĩ mô, chuyển vốn đầu tư vào

các xí nghiệp, công ty ở Châu á do Mỹ “đỡ đầu” nhằm duy trì chúng trong hệ

thống các công ty xuyên quốc gia và trong vòng kiềm toả của Mỹ Lợi ích củacác công ty Mỹ sẽ tập trung chuyển từ các ngành chế biến dầu mỏ sang cácngành công nghiệp chế tạo hiện đại khác của Châu á.

 Tăng cường thực hiện các chính sách đầu tư song phương với các nước

Châu á nhằm tạo nên kết cấu hợp tác kinh tế “hình dẻ quạt” để làm cơ sở phát

triển các mối quan hệ kinh tế mới ở khu vực Châu á - TBD

Cũng trong những năm gần đây, Mỹ càng tỏ ra tích cực hơn trong việcđẩy mạnh quan hệ đầu tư với các nước Châu á Các chuyến viếng thăm NhậtBản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Australia trong thời gian cầm quyềncủa cựu Tổng thống B.Clinton là nhằm thiết lập các mối quan hệ song phươngMỹ - Trung Quốc, Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Hàn Quốc và các tam, tứ giác quyềnlực Mỹ - Nhật - Hàn Quốc - Trung Quốc ở Châu á Với các nước ASEAN,Mỹ coi trọng địa bàn hấp dẫn này, tích cực ủng hộ sự phục hồi kinh tế tàichính năm 1997-1998 và tích cực gây ảnh hưởng của mình trong các Hội nghịthượng đỉnh gần đây của khối ASEAN Với Trung Quốc, Mỹ tăng cường đầutư với khối lượng lớn vào nước này nhằm tăng tỷ phần đầu tư của Mỹ so vớicác nước trong khu vực Ngoài ra, Mỹ cũng thâm nhập vào kinh tế các nướcĐông Dương, trong đó có Việt Nam, Mianma, hình thành một thế chiến lượckhai thác thị trường Châu á cả bề rộng lẫn bề sâu và trên mọi hướng.

Trang 21

Thực tế là lượng đầu tư của Mỹ vào khu vực này đã có nhiều biến độngtrong giai đoạn 1996-2005 Mặc dù thị trường đầu tư lớn nhất vẫn là NhậtBản, Australia, Trung Quốc, Singapore, đầu tư vào những thị trường các nướcnhỏ nhóm “các nước khác” có xu hướng gia tăng về quy mô.

Bảng 1.7: Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu á - TBD năm 2005

Đơn vị tính: Triệu USD

(Nguồn: “Survey of current business, 6/2006”, BEA)

Các chiến lược kinh tế thương mại của Mỹ bao giờ cũng được đặt trongcác chương trình điều chỉnh tổng thể nhằm thích ứng thậm chí làm thay đổicác xu thế phát triển của thế giới theo hướng có lợi cho họ Do đó, trong các

Trang 22

tính toán chiến lược nói chung, các chính sách kinh tế thương mại nói riêng,Mỹ thường lưu ý đến vị thế và ảnh hưởng của các nước lớn chứ không phải làcác nước nhỏ Chẳng hạn, trong sự điều chỉnh chiến lược kinh tế Châu á-TBD, Mỹ rất quan tâm đến vị thế và những chuyển đổi về chính sách của cácnước như Nhật Bản, Trung Quốc, Australia Ngược lại, các nền kinh tế này,

kể cả Nhật Bản dường như đều lựa theo “thái độ” của Mỹ để điều chỉnh chính

sách kinh tế đối ngoại của mình Một ví dụ rất dễ thấy là, sau sự bình thườnghoá quan hệ Việt Nam - Mỹ, đầu tư của Nhật và một số quốc gia khác vàoViệt Nam mới bắt đầu khởi sắc, mặc dù Việt Nam đã thực sự chuyển đổi sangnền kinh tế mở kể từ đầu năm 1986 Bởi lẽ rất đơn giản là nền kinh tế Mỹđược mọi nền kinh tế trên thế giới coi như là hình mẫu của sự phát triển và lợiích của họ gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế Mỹ Tuy nhiên, Mỹ cũngcó thói quen rất ít bỏ qua các cơ hội phát triển mang lại từ quốc gia nhỏ nhất.Việt Nam có thể tận dụng vị trí địa lý-chính trị và địa lý-kinh tế của mình,một vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với sự tái hoạch định chiến lược kinh tếChâu á-TBD, để phát triển quan hệ kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng vớiMỹ Chính việc Mỹ nối lại quan hệ với Việt Nam là nhằm để tăng cường ảnhhưởng của quốc gia này ở ĐNA về mọi phương diện Mỹ muốn tạo dựng lạihình ảnh mới của mình ở khu vực này sau thời kỳ chiến tranh lạnh bằng việcthể hiện vai trò dẫn dắt của nền kinh tế Mỹ trong APEC bằng việc tạo lập cácđịa bàn đầu tư mới ở khu vực Đông Nam á (ĐNA), Đông á, hiện là những thịtrường đầu tư thương mại hấp dẫn, tỷ suất lợi nhuận cao mà Nhật Bản, theođó, đang chuyển dần những khoản đầu tư của mình ra khỏi các địa bàn đầu tưChâu Âu, Bắc Mỹ để trở về Do vậy, mặc dù Mỹ chưa đánh giá hết các lợi thếcủa một nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế hiện nay,

Việt Nam đã trở thành một nhân tố “đáng kể” để Mỹ phải tính đến trong

chiến lược kinh tế Châu á-TBD của họ Điều này cũng đặt ra cho phía ViệtNam là, trong phương hướng phát triển quan hệ đầu tư với Mỹ, quan niệm về

Trang 23

lợi ích phải được đặt trong một cách nhìn dài hạn, rộng lớn có tính đến vị thếkinh tế, chính trị của mình

Bảng 1.8: Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu á-TBD theo quốc gia,

lĩnh vực năm 2005

n v : tri u USDĐơn vị: triệu USD ị: triệu USD ệu USD

Châu TBD

-(Nguồn:”Survey of current business, 2006”,USDOC, BEA)

Từ việc nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ,người viết đi vào phân tích thực trạng dòng FDI của Mỹ vào Việt Nam cả vềquy mô vốn và cơ cấu đầu tư để từ đó rút ra những đánh giá khái quát vềthành công cũng như hạn chế của quá trình đầu tư đó.

Chương II

Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam

Trang 24

I Khái quát về hoạt động FDI của Mỹ vào Việt Nam1 Vài nét về lịch sử quan hệ Việt-Mỹ

Lịch sử phát triển đầu tư của Mỹ vào Việt Nam gắn chặt với lịch sửquan hệ giữa hai quốc gia Trước năm 1975, hoạt động đầu tư của Mỹ chủ yếudiễn ra ở Sài Gòn và một số tỉnh lân cận ở phía Nam: các dự án đầu tư khôngnhiều, chủ yếu là đầu tư của chính phủ Mỹ vào một số ngành kinh doanh dịchvụ và quốc phòng phục vụ cho quân sự của Mỹ đầu tại Việt Nam.

Kể đầu từ tháng 5 năm 1964, Mỹ áp đặt lệnh cấm vận chống miền BắcViệt Nam và từ đầu tháng 5 năm 1975 sau khi nước ta hoàn toàn thống nhất,Mỹ mở rộng cấm vận với toàn lãnh thổ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực nhưthương mại, tài chính, tín dụng, ngân hàng, đầu tư, Bên cạnh đó Mỹ cũngkhống chế các nước đồng minh và các tổ chức quốc tế do Mỹ thao túng trongviệc đầu tư vào Việt Nam Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ViệtNam, Mỹ thực hiện cấm vận triệt để đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.Chính sự nhức nhối do cuộc chiến tranh ở Việt Nam, một cuộc chiến tranh mànhiều năm sau vẫn ảnh hưởng sâu sắc trong tâm trí của người dân Mỹ, trựctiếp hay gián tiếp tham gia, đã khiến cho chính quyền Mỹ thực hiện chínhsách cấm vận triệt để ở Việt Nam.

Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới đất nước, với chính sách đối ngoạimở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam vànhững thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam, đượckhởi xướng bởi chính phủ của cựu tổng thống George W Bush, phát triểndưới thời chính phủ Clinton, và tiếp tục bởi chính quyền của tân tổng thốngGeorge W Bush, mối quan hệ giữa hai quốc gia càng ngày càng được củngcố và tăng cường Trong đó, có rất nhiều cột mốc lớn đánh dấu bước pháttriển vượt bậc cả về quan hệ ngoại giao cũng như quan hệ thương mại-đầu tư

Trang 25

giữa hai quốc gia như: Sự kiện Mỹ tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn cấm vận đốivới Việt Nam (1994) và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam(1995); Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ được kí kết(07/2000) và có hiệu lực (12/2001); Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủa WTO (07/11/2006) sau khi kết thúc vòng đám phán Việt Nam–Hoa Kỳ vềviệc gia nhập WTO (05/2006)…và còn nhiều cột mốc quan trọng khác (xemphụ lục 6)

Trong tất cả các mốc lớn đó, bên cạnh việc Mỹ xóa bỏ cấm vận đối vớiViệt Nam, sự kiện 2 nước kí kết Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có thể đượcxem là dấu mốc quan trọng nhất trong sự phát triển quan hệ thương mại, đầutư Việt-Mỹ, và có tác động to lớn đến sự gia tăng dòng FDI từ Mỹ vào ViệtNam (Nội dung này sẽ được đi sâu phân tích ở phần thực trạng FDI của Mỹvào Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO)

Hiệp định dài gần 120 trang, gồm 7 chương với 72 điều và 9 phụ lục,đề cập đến 4 nội dung chủ yếu: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sởhữu trí tuệ và quan hệ đầu tư Hiệp định được xây dựng trên hai khái niệm

quan trọng Khái niệm “tối huệ quốc-MFN” mang ý nghĩa hai bên cam kết đối

xử với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi sovới cách đối xử đối với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, của nước thứ ba (đươngnhiên không kể đến các nước nằm trong liên minh thuế quan hay khu vực

mậu dịch tự do mà hai bên tham gia) Còn khái niệm “đối xử quốc gia-NT”

thì nâng mức này lên như đối xử với các công ty trong nước.

Hai khái niệm này hết sức quan trọng do chúng được đề cập đến ở hầuhết các chương của bản Hiệp định, ngoài ra các phụ lục dùng để liệt kê cáctrường hợp loại trừ, chưa hoặc vĩnh viễn không áp dụng hai khái niệm trên.

* Các cam kết về đầu tư trong Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

Trang 26

Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ là một Hiệp định thương mạitoàn diện nhất mà Việt Nam từng kí kết Đầu tư là một phần quan trọng trongHiệp định thương mại Phạm vi hoạt động đầu tư thuộc diện điều chỉnh củaHiệp định thương mại không chỉ giới hạn ở đầu tư trực tiếp mà còn bao gồmcả đầu tư gián tiếp như cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản vô hình, hữu hìnhkhác Là một Hiệp định dựa trên các Hiệp định của WTO, Hiệp định thươngmại bao gồm tất cả các cam kết của WTO về đầu tư như:

 Loại bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs).

 Mở cửa thị trường dịch vụ cho đầu tư nước ngoài theo lộ trình chotừng lĩnh vực.

 Không phân biệt đối xử và xóa bỏ cơ chế 2 giá.

 Bảo đảm minh bạch, công khai trong ban hành và áp dụng chính sáchđầu tư

Hiệp định thương mại còn có nhiều điểm khác tiến bộ hơn so với cácHiệp định WTO và có nhiều quy định tương tự như một số Hiệp định bảo hộđầu tư , ví dụ như Hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư với Nhật Bảnđược ký sau Hiệp định thương mại 2 năm Các cam kết quan trọng tại Hiệpđịnh thương mại mà WTO không có gồm:

 Loại bỏ yêu cầu về xuất khẩu (là yêu cầu không được đề cập trongTRIMS).

 áp dụng chế độ đăng ký cấp phép đầu tư cho hầu hết các dự án đầu tưtrừ một số ngành nghề nhất định được quy định tại Hiệp định.

 Bãi bỏ hạn chế về tỉ lệ góp vốn, nguyên tắc nhất trí trong liên doanh vàmột số hạn chế khác đối với việc thành lập và quản lý các doanh nghiệp cóvốn đầu tư Hoa Kỳ.

 Cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ mở công ty cổ phần và phát hành chứngkhoán tại Việt Nam.

Trang 27

 Quy định về bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầutư và cơ quan công quyền bằng trọng tài quốc tế, bao gồm cả việc sử dụngtrọng tài quốc tế theo ICSID (Trung tâm trọng tài quốc tế giải quyết tranhchấp đầu tư).

Một số cam kết đầu tư của Hiệp định thương mại nêu trên đã bắt đầu cóhiệu lực trong 5 năm thực hiện Một số cam kết khác sẽ tiếp tục được thựchiện trong thời gian tới Việc thực hiện kịp thời và nhất quán các cam kết nàysẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam.

2 Tiến trình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam

Tính đến cuối tháng 9/2007, Hoa Kỳ đứng thứ 7/81 quốc gia và vùnglãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với 354 dự án có tổng vốnđầu tư đăng kí 2,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 784 triệu USD, chiếm 30,2%tổng vốn đăng ký (không tính đầu tư của Hoa Kỳ qua nước thứ 3).

Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh được luồng vốn đầu tư trực tiếpcủa Hoa Kỳ tại Việt Nam do một số công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Namthông qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại một số nước khácnhư Virgin Island, Singapore, Hồng Kông,…Đầu tư của các tập đoàn này tạiViệt Nam là khá lớn nhưng chưa được thể hiện trong con số thống kê đầu tưcủa Hoa Kỳ tại Việt Nam Theo số liệu thống kê, đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳvào Việt Nam qua nước thứ 3 có 57 dự án với tổng vốn đầu tư đăng kýkhoảng 2,55 tỷ USD Như vậy, đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ, kể cả đầu tư quanước thứ 3, đứng thứ 6/81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vàoViệt Nam với 411 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,1 tỷ USD.

Là một bộ phận của luồng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam,đầu tư của Mỹ tại Việt Nam có những biến đổi quan trọng phù hợp với đặcđiểm của từng giai đoạn thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam: giai đoạn

Trang 28

thăm dò (1988-1990), giai đoạn khởi sắc (1991-1995), giai đoạn suy giảm(1996-2000) và đang trong giai đoạn phục hồi phát triển (2001-nay).

Bảng 2.1: Vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007

Đơn vị: triệu USD

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2007)

Tuy nhiên trong khuôn khổ khóa luận này, người viết đi vào phân tíchvà đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam theo cột mốcquan trọng là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO với 2 giai đoạn:

 Trước khi Việt Nam gia nhập WTO (1988-2006) Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007)

II Thực trạng đầu tư trực tiếp của mỹ vào việt nam

1 FDI của Mỹ vào Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO 2006)

(1988-(*Các số liệu dưới đây chưa được điều chỉnh với số dự án đã giải thể và hếthạn)

Trong giai đoạn này tôi xin tập trung phân tích diễn biến thực trạng đầutư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ khi Việt Nam chính thức mở cửa thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài (sau khi Luật đầu tư nước ngoài bắt đầu cóhiệu lực năm 1988) đến trước khi trở thành thành viên chính thức của WTO,trọng tâm là phân tích và đánh giá tác động của Hiệp định thương mại ViệtNam-Hoa Kỳ tới hoạt động đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Trang 29

1.1 Quy mô đầu tư

* Trước khi Hiệp định thương mại có hiệu lực (giai đoạn 1988-2001)(11)

Mỹ là một trong những nước đầu tư vào Việt Nam chậm nhất Trongkhi các công ty của nhiều nước đang hoạt động sôi nổi tại thị trường ViệtNam thì các công ty của Mỹ còn xa lạ với thị trường này do cấm vận Tuynhiên, bất chấp lệnh cấm vận, một số tập đoàn lớn của Mỹ đã để ý tới thịtrường Việt Nam từ rất sớm Ngay từ năm 1988, năm đầu tiên Luật ĐTNN tạiViệt Nam có hiệu lực, các công ty nổi tiếng của Mỹ như IBM, Ford, GeneralElectric, Boeing, Mobil, Chrysler đã có đại diện tại Việt Nam để thăm dòthị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, tạo dựng cơ sở để có thể triển khaihoạt động được ngay sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ Cũng trong năm nàyghi nhận dự án đầu tư đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam ngày 14/7, đó là công tyThaibinh Glass Enamel J-V với số vốn đầu tư khiêm tốn là 280.000 USD.Sang năm 1989 có thêm 2 dự án nữa của các công ty Mỹ vào Việt Nam với sốvốn đầu tư gấp 6 lần dự án đầu tiên Như vậy, trong 3 năm 1988-1990, Mỹ đãcó 7 dự án FDI vào Việt Nam, vốn đăng ký đạt 2,56 triệu

Mặc dù bị cấm vận về kinh tế nhưng trong những năm 1988-1993, tìnhhình quan hệ Việt-Mỹ đã có những chuyển biến tích cực và hoạt động hợp tácđầu tư đã định hình xu hướng phát triển rõ rệt Năm 1991, khi Chính phủ Mỹnới lỏng hạn chế và cho phép các công ty của mình công khai tổ chức cácphái đoàn sang Việt Nam, hàng trăm các đoàn doanh gia Mỹ đã tới Việt Namđể tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh Tiếp theo, cuối năm 1993, Cơ quankiểm soát tài sản nước ngoài của Mỹ đã thông qua cơ chế kiểm soát, cấp phéptừng trường hợp, đã cấp phép cho 160 công ty Mỹ được hoạt động tại ViệtNam, trong đó có 27 công ty đã có hoạt động thực sự thông qua chi nhánh ởnước ngoài và 18 trong 27 công ty này đã được Bộ Thương mại Việt Nam cấp

Trang 30

giấy phép mở văn phòng đại diện Đến cuối năm 1993, có 7 dự án đầu tư củaMỹ vào Việt Nam, với trị giá vốn 3,3 triệu USD

Tháng 2/1994, việc Chính phủ Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kéo dài gần 20năm chống Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía các nhà đầutư Mỹ nói riêng, cũng như của giới đầu tư quốc tế nói chung Họ coi sự kiệnnày chính là cơ sở cần thiết cho hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Namcũng như khu vực ĐNA Chưa đầy ba tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống Mỹtuyên bố huỷ bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam, những chai nước ngọt Pepsiđã được tung ra thị trường Việt Nam từ Nhà máy nước ngọt quốc tế ở thànhphố Hồ Chí Minh; hàng loạt các dự án đầu tư được nghiên cứu, tìm hiểu vàđàm phán với đối tác Việt Nam ngay trong thời kỳ lệnh cấm vận vẫn còn hiệulực ký kết nay bắt đầu triển khai thực hiện Sự sốt sắng của các công ty củaMỹ còn thể hiện rõ khi cùng một lúc có 30 công ty mở văn phòng đại diện tạiViệt Nam ngay sau khi huỷ bỏ lệnh cấm vận có 1 ngày Sự kiện này được 1

nhà báo phương Tây đánh giá là "sự mở đầu của một cuộc đấu tranh để giành

trái tim và ví tiền của người Việt Nam" Hiện nay, các nhãn hiệu sản phẩm của

các công ty Mỹ như Coca Cola, Pepsi, Camay, Pantene ProV, Head&Shoulder, Tide, Caltex, Ford ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêudùng Việt Nam Đến cuối năm 1994, đã có 60 văn phòng đại diện của cáccông ty Mỹ tại Việt Nam và thêm 22 dự án đầu tư được cấp phép với tổngvốn đăng ký là 226,9 triệu USD, gấp 80 lần của cả thời kỳ trước; đưa tổng sốdự án lên 29 với tổng số vốn đăng ký lên đến 239,2 triệu USD, nâng vị trí củaMỹ lên thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Làn sóng FDI của Mỹ đạt tới đỉnh cao nhất vào năm 1995 khi tiến trìnhbình thường hoá được tuyên bố chính thức và thoả thuận thúc đẩy đàm phánHiệp định thương mại được ký kết Chỉ riêng trong năm 1995, có thêm 25công ty nữa của Mỹ được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên

Trang 31

tới 523,62 triệu USD (gấp 2,5 lần 1994) Kết quả là Mỹ đã nhanh chóngchuyển từ vị trí thứ 14 lên vị trí thứ 9 Đến năm 1996, chỉ có thêm 12 công tyMỹ đăng ký vào Việt Nam với tổng lượng vốn đầu tư là 92,76 triệu USD; mộtsự giảm sút đáng kể so với năm 1995, báo hiệu việc xuất hiện sự không hàilòng về những yếu tố môi trường đầu tư tại Việt Nam của các nhà đầu tư Mỹ.Nhưng điều đáng kể là các công ty lớn của Mỹ cũng chính thức vào cuộcngay với nhiều dự án có giá trị cao Hầu hết các dự án đều nhằm vào các mụctiêu sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ với thời hạn thấp nhất là 10 năm, cao nhấtlà 40 năm Trước diễn đàn thương mại tại Washington, các Doanh nghiệp Mỹđã tuyên bố tăng nhanh tốc độ khai thác đầu tư ở Việt Nam và hy vọng Mỹ sẽlà một trong những đối tác có vốn đầu tư lớn nhất ở thị trường này Cùng vớinhững dự án đầu tư mới, đã xuất hiện một số tập đoàn lớn của Mỹ ở ViệtNam như tập đoàn Mobil Oil, hãng thang máy Otis, hãng hàng khôngAmerica Airline, Ngân hàng City Bank

Trong thời gian này, Chính phủ Mỹ chưa tạo điều kiện cung cấp chocác công ty Mỹ tại Việt Nam những định chế bảo hiểm của OPIC, và nguồnđầu tư từ EXIMBANK của Mỹ, do đó các nhà đầu tư Mỹ chưa yên tâm đầutư, các nhà xuất khẩu Mỹ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các nướckhác Thực tế, các DN Mỹ muốn Chính phủ Mỹ hủy bỏ việc áp dụng điều luậtbổ sung J-V, tạo điều kiện cho OPIC và EXIMBANK được hoạt động thuậnlợi ở Việt Nam.

Năm 1997, 2 quốc gia đã tuyên bố mở Tổng lãnh sự quán tại thành phốHồ Chí Minh và San Francisco FDI của Mỹ đã phục hồi trở lại với 13 dự áncó tổng vốn đăng ký 248,26 triệu USD, giữ vững vị trí trong danh sách 10quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam Tuy nhiên, nhữngdấu hiệu lạc quan về cam kết bình thường hoá không ngăn chặn được xu thếgiảm sút đầu tư của Mỹ vào Việt Nam khi dưới tác động của cuộc khủng

Trang 32

hoảng tài chính tiền tệ Châu á, các hạn chế của môi trường đầu tư tại ViệtNam ngày càng bộc lộ rõ rệt, và khi các nhà đầu tư còn tâm lý e ngại vềnhững khó khăn và chậm trễ trong tiến trình đi đến một hiệp định chính thức(qua nhiều vòng đàm phán) Mặc dù ngày 19/3/1998, ông George Munor, Chủtịch OPIC đã chính thức ký Hiệp định về hoạt động đầu tư của OPIC tại ViệtNam và ngày 26/3/1998, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Xuân Giá đãthay mặt Chính phủ Việt Nam ký hiệp định chính thức này, mở ra nhiều triểnvọng mới về đảm bảo và hỗ trợ đầu tư cho các nhà đầu tư Mỹ, trong năm1998 Mỹ chỉ có 16 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt92,38 triệu USD Cũng trong năm này, ngày 10/3, Tổng thống Mỹ B.Clintonđã tuyên bố bãi bỏ tu chính án J-V đối với Việt Nam, đồng thời phía Mỹ cũngbãi bỏ một số điều luật liên quan đến hoạt động của Cơ quan viện trợ Pháttriển Quốc tế Mỹ (USAID), nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam lênmột bước mới Việc bãi bỏ này cũng là điều kiện cần có để Việt Nam được

hưởng quy chế “Tối huệ quốc” của Mỹ Nhưng điều kiện trước hết là hai nước

sẽ ký một hiệp định thương mại đã qua các vòng đàm phán.

Phía Mỹ cho rằng, miễn áp dụng đạo luật Jackson-Vanik đối với ViệtNam là bước đầu cho việc thực hiện các chương trình bảo hiểm đầu tư, tạo thếthuận lợi cho cả hai bên Việt-Mỹ, đồng thời làm tăng niềm tin đối với cáccông ty Mỹ vốn quan tâm đến việc hợp tác đầu tư vào Việt Nam Tính đếntháng 10 năm 1999, số dự án đầu tư của Mỹ ở Việt Nam là 102; với vốn đăngký là 1,2 tỷ USD Ngoài công ty Chrysler đứng đầu về số dự án với tổng vốnlà 109,4 triệu USD còn có công ty IBS đầu tư liên doanh xây dựng nhà máygạch men, với vốn đầu tư ban đầu là 16,5 triệu USD và nhiều dự án khác cósố vốn trên 30 triệu USD.

Từ 1/1/2000 đến thời điểm ký kết Hiệp định thương mại 13/7/2000, chỉcó thêm 6 dự án với 19,27 triệu USD vốn đăng ký, biểu hiện rõ xu hướng

Trang 33

giảm sút trong thu hút FDI của Mỹ Tuy nhiên do xu hướng giảm sút trongthu hút FDI nói chung của Việt Nam, Mỹ vẫn thuộc danh sách 10 nhà đầu tưlớn nhất vào Việt Nam, đứng thứ 9 với 121 dự án và 1.398 triệu USD vốn đầutư

Sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết, mặc dù đánh giá

cao về nội dung của hiệp định, các nhà đầu tư Mỹ vẫn thận trọng “chờ xem”

trước khi quyết định đầu tư, đánh giá Hiệp định như một cơ hội mang tính dàihạn Nhận định của ông Peter Ryder, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Hà

Nội phần nào đã phản ánh đúng diễn biến của FDI của Mỹ: "Trong 2 năm vừa

qua, mối quan tâm của các nhà đầu tư Mỹ đối với Việt Nam đã giảm sút tớimức thấp nhất Bây giờ họ đã bắt đầu quan tâm trở lại nhưng vẫn không thểnào đạt mức cao như 5 năm trước đây Bạn phải nhìn nhận Hiệp định nhưmột quá trình Tôi cho rằng, trong vòng 1 hoặc 2 năm tới sẽ chưa có sựchuyển biến mạnh về đầu tư" Chính vì vậy, trong năm 2000, số lượng vốn

đăng ký chỉ đạt 116,34 triệu USD, tương đương với năm 1999 Trước khiHiệp định được phê chuẩn, thái độ dè dặt của các nhà đầu tư Mỹ vẫn chưathay đổi, có thể dẫn lời của ông Jeremy Prepscius, một quan chức của Nike

thành phố Hồ Chí Minh: "Thị trường Việt Nam hứa hẹn rất nhiều cơ hội

nhưng những cơ hội này chỉ có thể có được một khi bản Hiệp định thươngmại song phương có hiệu lực".

* Sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực (giai đoạn 2002-2006)

Trên thực tế sau hơn 4 năm thực thi Hiệp định thương mại Việt Hoa Kỳ, cho tới thời điểm 30/06/2006 tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào ViệtNam (kể cả qua nước thứ 3) mới chỉ là 4,042 tỷ USD Khoản đầu tư này cònquá nhỏ, chỉ chiếm gần 0,72% tổng đầu tư của Hoa Kỳ vào Đông Nam á.Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này xuất phát từ quy mô thị trường của

Trang 34

Nam-Việt Nam còn nhỏ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.Các nhà đầu tư còn chờ thị trường Việt Nam mở cửa khu vực dịch vụ và mộtsố lĩnh vực khác theo lộ trình gia nhập WTO, đặc biệt là trong lĩnh vực tàichính-tiền tệ và ngân hàng Mặt khác môi trường kinh doanh ở Việt Nam làđiều khiến các nhà đầu tư Hoa Kỳ còn ngần ngại bởi họ rất quan tâm đến cácchính sách đầu tư của Việt Nam có minh bạch và nhất quán hay không Tuynhiên, cho dù vì lý do gì đi nữa thì thực tế đầu tư thấp của Hoa Kỳ ở ViệtNam cũng khiến cho cả hai nước đều chịu thiệt thòi, bởi Hoa Kỳ là nước cócông nghệ nguồn, có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều tập đoàn kinh tế xuyênquốc gia hàng đầu thế giới Các dự án đầu tư của họ thường lớn gấp nhiều lầnso với các đối tác từ nước khác và thường tập trung vào mảng công nghệ caolà lĩnh vực mà nước ta đang có nhu cầu lớn.

Bảng 2.2: FDI đăng ký (VĐK) của Mỹ vào Việt Nam (1988-6/2006)ng ký (V K) c a M v o Vi t Nam (1988-6/2006)Đ ủa Mỹ vào Việt Nam (1988-6/2006) ỹ vào Việt Nam (1988-6/2006) ào Việt Nam (1988-6/2006) ệu USD

VĐKvào VN

FDI của Mỹ vào VNKể cả qua nước thứ 3

FDI của Mỹ vào VNKhông kể qua nước thứ 3

Số lượngdự án

VĐKban đầu

VĐKhiện nay

% trongtổng VĐK

Số lượngdự án

VĐKban đầu

VĐKhiện nay

% trongtổng VĐK

Trang 35

(Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 2006’’, Bộ kế hoạch đầu tư)

Nhìn vào bảng 2.2, ta thấy trung bình 3 năm trước Hiệp định thươngmại (1999-2001), mỗi năm lượng vốn FDI đăng ký hiện thời của Hoa Kỳkhông kể qua nước thứ 3 là 111 triệu USD/năm Sau Hiệp định thương mại(2002-6/2006), con số này đã tăng lên 2 lần, lên 218 triệu USD Vốn đầu tưđăng ký của Hoa Kỳ thông qua nước thứ 3 còn tăng cao hơn, tăng gấp 3 lần,từ 158 triệu USD/năm trong 3 năm trước Hiệp định thương mại lên 442,6triệu USD sau Hiệp định thương mại.

Có thể thấy đầu tư của Hoa Kỳ tăng đáng kể sau khi Hiệp định có hiệulực, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng mạnh đặc biệt từ năm 2003 đếnnay Trong khoảng thời gian trước khi Hiệp định có hiệu lực, vốn thực hiệncủa Hoa Kỳ là rất nhỏ, nhưng từ năm 2001 đến nay, đầu tư thực hiện của HoaKỳ bắt đầu tăng nhanh.

Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy vốn đầu tư trực tiếp thực hiện của Hoa Kỳkể cả qua nước thứ 3 tăng trưởng cao và đều sau Hiệp định thương mại, tăng6,5% năm 2002 lên 20% trong năm 2005 và nửa đầu năm 2006 Tỉ trọng vốnđầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 tăng từ 9,3% năm trướcHiệp định thương mại lên 12,5% sau Hiệp định thương mại Trong khi đó vốnđầu tư thực hiện của Hoa Kỳ không kể qua nước thứ 3 giảm trong năm 2002và tăng trong các năm tiếp theo Và đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2006, vốnđầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam thông qua nước thứ 3 tăng một cách độtbiến, đó là do khoản đầu tư với số vốn 605 triệu USD của Intel vào Việt Namđể xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch tại TP Hồ Chí Minh Dự án này đượcghi nhận là từ Hồng Kông vì đầy là dự án do chi nhánh Intel ở Hồng Kôngthực hiện Dự án đầu tư của Intel vào Việt Nam là một ví dụ điển hình về việcmột dự án lớn của Hoa Kỳ có thể thay đổi tình hình đầu tư tại Việt Nam.

Trang 36

Bảng 2.3 : FDI th c hi n (VTH) c a M trực hiện (VTH) của Mỹ trước và sau Hiệp định thương ệu USD ủa Mỹ vào Việt Nam (1988-6/2006) ỹ vào Việt Nam (1988-6/2006) ước và sau Hiệp định thươngc v sau Hi p ào Việt Nam (1988-6/2006) ệu USD đị: triệu USDnh thươn vị: triệu USDngm i (1996-6/2006)ại (1996-6/2006)

(triệu USD)

VTH của Mỹ kể cảqua nước thứ 3

(triệu USD)

VTH của Mỹ khôngkể qua nước thứ 3

(triệu USD)

% VTH củaMỹ (%)

(Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 2006’’, Bộ kế hoạch và đầu tư)

Như vậy các số liệu thống kê về đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam quacác năm kể từ khi Hiệp định thương mại được kí kết giữa hai nước có hiệu lựcđã đưa ra một bức tranh sáng sủa về lượng vốn đầu tư của các nhà đầu từ HoaKỳ vào Việt Nam và rõ ràng là các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có phản ứng rất tíchcực đối với Hiệp định thương mại này.

1.2 Cơ cấu đầu tư

Trang 37

1.2.1 Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế

Bảng 2.4 : V n ốn đầu tư của Mỹ theo ngành(1988-6/2006) đầu tư của Mỹ theo ngành(1988-6/2006) ư ủa Mỹ vào Việt Nam (1988-6/2006)u t c a M theo ng nh(1988-6/2006)ỹ vào Việt Nam (1988-6/2006) ào Việt Nam (1988-6/2006)

Kể cả qua nước thứ 3Không kể qua nước thứ 3

Số dự ánVĐK(triệu USD)

VTH (triệu

USD)Số dự án

VĐK(triệu USD)

VTH (triệuUSD)

Trang 38

Cơ cấu FDI theo ngành phản ánh chiến lược kinh tế của đất nước, phảnánh mức độ phù hợp giữa đầu tư và yêu cầu cân đối các ngành trong nền kinhtế Từ khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi Hiệp địnhthương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực tới nay, các dự ánđầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam được thực hiện trên nhiều lĩnh vực nhưngvới mức độ khác nhau ở mỗi ngành khác nhau, cụ thể là :

Qua bảng 2.4 ta thấy phần lớn đầu tư của Hoa Kỳ được thực hiện bởicác công ty con của Hoa Kỳ tại nước ngoài Đầu tư được thực hiện bởi cáccông ty con của Hoa Kỳ ở nước ngoài vào Việt Nam chiếm 50,7% vốn đăngký và 76,3% vốn thực hiện trong tổng đầu tư của Hoa kỳ vào Việt Nam Vốnđầu tư của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp Đầu tư vào cácngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư.Các dự án của Hoa Kỳ đầu tư vào công nghiệp và xây dựng (gồm xây dựng,sản xuất và khai khoáng bao gồm cả dầu khí) chiếm 86,8% tổng vốn đầu tưthực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 và 73,1% vốn đầu tư thực hiệnkhông bao gồm đầu tư qua nước thứ 3 Đầu tư vào dịch vụ chiếm 11,2% vốnđầu tư thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 và 19,2% vốn đầu tư thựchiện không bao gồm qua nước thứ 3 Đầu tư vào nông lâm nghiệp chỉ chiếm2,1% vốn thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 và 8,1% vốn đầu tưthực hiện không kể qua nước thứ 3.

Tỷ trọng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào ngành công nghiệp cao hơn nhiềuso với chỉ số tương ứng của tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ViệtNam Điển hình Hoa Kỳ đầu tư vào ngành này là dự án sản xuất lắp ráp ô tôFord với số vốn đăng ký là 102,6 triệu USD, dự án công ty sản xuất xà phòng,kem đánh răng Colgate Palmolive là 40 triệu USD,…Riêng trong ngành côngnghiệp thì đầu tư của Hoa Kỳ nhiều nhất là vào ngành công nghiệp nặng với100 dự án, chiếm khoảng 1/3 số dự án đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam như

Trang 39

Microsoft IBM, Hewlett Parckard, APC, Oracle,…trong lĩnh vực tin học ;hãng hàng không Boeing và Airburst trong công nghiệp hàng không ;Chrysler, Ford trong công nghiệp chế tạo ô tô ; P&G trong công nghiệp hóachất ; Pepsi và Coca Cola trong lĩnh vực nước giải khát… đã trở nên khá quenthuộc đối với những đối tác đầu tư ở Việt Nam.

Các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng khá quan tâm tới ngành công nghiệp dầukhí Tuy chỉ có 6 dự án nhưng số vốn đầu tư lên tới 123,8% triệu USD Lýgiải cho điều này, có thể nói Hoa Kỳ là một nước có nhu cầu khá lớn về dầukhí, Hoa Kỳ phải nhập khẩu từ bên ngoài khoảng 50% số lượng dầu tiêu thụ.Trong khi đó dầu khí vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong nhiềunăm qua nhưng lượng dầu khí mà Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam lại khôngđáng kể Do đó, dầu khí cũng là một lĩnh vực mà các nhà đầu tư Hoa Kỳ rấtquan tâm Tiếp đến là các ngành công nghiệp nhẹ với 46 dự án, tổng vốn đầutư gần 100 triệu USD.

Các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ (tài chính, ngân hàng, văn phòngcho thuê, dịch vụ phần mềm, y tế, giáo dục,…) với tổng vốn đầu tư đạt 366triệu USD Văn hóa, y tế, giáo dục cũng là một lĩnh vực được các nhà đầu tưHoa Kỳ quan tâm; tài chính, ngân hàng với tổng vốn đầu tư 122 triệu USD,chiếm 3% tổng vốn đầu tư.

Tuy tỉ trọng nhỏ nhưng nông-lâm nghiệp cũng là lĩnh vực được các nhàđầu tư Hoa Kỳ chú ý hơn các nhà đầu tư khác với 28 dự án, tổng vốn đầu tưđạt hơn 140 triệu USD (chiếm 3,5% vốn đầu tư kể cả đầu tư qua nước thứ 3).

Nếu phân theo giá trị dự án thì đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ vào ViệtNam là các ngành như xe hơi, hóa mỹ phẩm, nước giải khát, khai thác dầukhí, chế biến nông sản,…Còn nếu phân theo số dự án thì Hoa Kỳ đầu tư nhiềunhất vào các ngành như sản phẩm điện tử, cơ khí ô tô, chế biến thực phẩm,vật liệu xây dựng, dầu khí, hóa chất, dược phẩm,…

Trang 40

Khác với các nhà đầu tư khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam phần lớn thường tập trung trong các ngànhcông nghệ kỹ thuật cao như điện tử, tin học, dịch vụ máy bay, chế tạo ô tô,dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng Các ngành dịch vụ đòi hỏi chi phí cao nhưmĩ phẩm, nước giải khát và các ngành sử dụng nhiều vốn như hóa chất, giaothông vận tải tuy số dự án không nhiều nhưng quy mô một dự án thường khálớn.

Mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực theo hướng phù hợp vớichiến lược phát triển kinh tế-xã hội nhưng nhìn chung cơ cấu đầu tư trực tiếpcủa Hoa Kỳ theo ngành thời gian qua vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý như :Các nhà đầu tư Hoa Kỳ luôn muốn thu hồi vốn nhanh và có lợi nhuận cao nênthường tập trung vào những ngành đáp ứng được yêu cầu này; các ngành chếbiến nông sản và thực phẩm là thế mạnh của Việt Nam xong rất ít dự án vàvốn đầu tư cho một dự án thường nhỏ; Các lĩnh vực cần thiết như văn hóa,giáo dục, y tế,…cũng chưa thu hút được nhiều các dự án đầu tư trực tiếp củaHoa Kỳ.

1.2.2 Cơ cấu đầu tư theo địa phương

Hoa Kỳ là một trong những nước có nguồn vốn FDI lớn đổ vào ViệtNam Do vậy cơ cấu đầu tư của Hoa Kỳ vào các địa phương cũng sẽ ảnhhưởng lớn đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo địa phương của Việt Nam.Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng dàn trải trên nhiều tỉnh, có cả các tỉnhmà từ trước đến nay nguồn vốn FDI không cao như Hưng Yên, Thái Bình,Đắc Lắc,…Song vốn đầu tư của Hoa Kỳ chỉ tập trung chủ yếu ở một số địabàn thuận lợi nhất Đây cũng là tình hình chung thực tế của đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam Riêng TP Hồ Chí Minh chiếm 29% tổng vốn đầu tư

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Hà (2007), Chuyên đề thực tập chuyên ngành “Tăng cường thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tăng cường thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”
Tác giả: Nguyễn Văn Hà
Năm: 2007
2. TS. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình “Đầu tư nước ngoài”, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư nước ngoài”
Tác giả: TS. Vũ Chí Lộc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1997
3. Thái Thị Ngọc Thúy (2002), KLTN “Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam – thực trạng và triển vọng”, Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam – thực trạng và triển vọng”
Tác giả: Thái Thị Ngọc Thúy
Năm: 2002
4. Lê Thanh Thủy (2005), KLTN “Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam sau 10 năm bình thường hóa quan hệ”, Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam sau 10 năm bình thường hóa quan hệ”
Tác giả: Lê Thanh Thủy
Năm: 2005
5. Ngô Thị Thu Trang (2002), KLTN "Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng", Trường ĐH Ngọai Thương Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
Tác giả: Ngô Thị Thu Trang
Năm: 2002
6. Ths. Lại Lâm Anh, Vũ Xuân Trường (2007), Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 6 (134) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
Tác giả: Ths. Lại Lâm Anh, Vũ Xuân Trường
Năm: 2007
8. Nhóm thực tập tại Viện chiến lược và phát triển – Ban dự báo (2007), Báo cáo thực tập “Triển vọng FDI của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO”, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng FDI của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO”
Tác giả: Nhóm thực tập tại Viện chiến lược và phát triển – Ban dự báo
Năm: 2007
16. Thời báo kinh tế Việt Nam (12/2006), Tìm biện pháp tăng FDI từ Mỹ.III. Các văn bản và Báo cáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm biện pháp tăng FDI từ Mỹ
1. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (13/07/2000) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
3. Cục đầu tư nước ngoài (21/9/2007), Báo cáo “Quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ
4. Cục đầu tư nước ngoài, “Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 1988-2002, 2006, 9/2007” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 1988-2002, 2006, 9/2007
7. Trần Xuân Tùng (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Khác
9. Báo Thanh niên (12/2/2006), Quan hệ Việt Mỹ Khác
10. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, các số năm 2007 Khác
11. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 7 (2007), Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Khác
12. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, các số năm 2007 Khác
13. Tạp chí Phát triển kinh tế, các số năm 2007 Khác
14. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, các số năm 2007 Khác
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật đầu tư Khác
6. Vụ Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Tổng hợp về đầu tư của Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 1988 - 2002 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Dòng vốn FDI ra thế giới theo quốc gia và khu vực (1990-2005) - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 1.1 Dòng vốn FDI ra thế giới theo quốc gia và khu vực (1990-2005) (Trang 13)
Bảng 1.2: Lũy kế FDI ra thế giới theo khu vực (1980-2005) - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 1.2 Lũy kế FDI ra thế giới theo khu vực (1980-2005) (Trang 13)
Bảng 1.3: Số lượng Công ty mẹ và công ty con phân chia theo khu vực (tính - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 1.3 Số lượng Công ty mẹ và công ty con phân chia theo khu vực (tính (Trang 14)
Bảng 1.5: Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ phân theo khu - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 1.5 Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ phân theo khu (Trang 17)
Bảng 1.6:  Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ theo lĩnh vực giai - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 1.6 Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ theo lĩnh vực giai (Trang 18)
Bảng 1.7: Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu á - TBD năm 2005 - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 1.7 Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu á - TBD năm 2005 (Trang 21)
Bảng 1.8: Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu á-TBD theo quốc gia, - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 1.8 Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu á-TBD theo quốc gia, (Trang 23)
Bảng 2.1: Vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007 - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 2.1 Vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007 (Trang 28)
Bảng 2.3 : FDI thực hiện (VTH) của Mỹ trước và sau Hiệp định thương mại - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 2.3 FDI thực hiện (VTH) của Mỹ trước và sau Hiệp định thương mại (Trang 36)
Bảng 2.6 : Đầu tư  của Mỹ theo hình thức đầu tư (1988-6/2006) - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 2.6 Đầu tư của Mỹ theo hình thức đầu tư (1988-6/2006) (Trang 43)
Bảng 2.8: Đầu tư của Mỹ theo địa phương 9 tháng đầu năm 2007 - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 2.8 Đầu tư của Mỹ theo địa phương 9 tháng đầu năm 2007 (Trang 48)
Bảng 2.9: Đầu tư của Mỹ theo hình thức đầu tư 9 tháng đầu năm 2007 STT Hình thức đầu tư Số dự án TVĐT - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Bảng 2.9 Đầu tư của Mỹ theo hình thức đầu tư 9 tháng đầu năm 2007 STT Hình thức đầu tư Số dự án TVĐT (Trang 49)
Hình 1: Các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam - Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.doc
Hình 1 Các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam (Trang 71)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w