1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng việt nam.doc

95 554 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 494,5 KB

Nội dung

Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng việt nam

Trang 1

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài:

TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn :Phan Trần Trung Dũng

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà

Trang 2

HÀ NỘI - 2003

MỤC LỤC

Lời nói đầu 5

Chương I: Tiến trình hội nhập quốc tế của kinh tế Việt nam và những cơ hội, thách thức đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng 8

1 Định hướng mục tiêu tiến trình hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước 8

2 Tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt nam trong thời gian qua 10

2.1 Vài nét về quá trình hội nhập của Việt nam 10

2.2 Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cam kết gia nhập WTO, cam kết theo AFTA và những cam kết cụ thể của Việt nam liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng 12

2.2.1 Hiệp định thương mại Việt Mỹ 12

2.2.2 Các cam kết cơ bản khi gia nhập WTO 16

2.2.3 Các cam kết theo AFTA 18

3 Mục tiêu và phương châm của các ngân hàng trong quá trình hội nhập 18

4.2.3 Hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều yếu kém 25

4.2.4 Hệ thống tài chính Việt Nam với các ngân hàng thương mại quốc doanh là chủ đạo 28

Chương II: Thực trạng những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua 30

Trang 3

1 Vài nét về hệ thống ngân hàng Việt Nam và đánh giá chung về hoạt động

trong tiến trình hội nhập quốc tế 30

1.1 Ngân hàng Nhà nước 30

1.2 Ngân hàng thương mại 32

2 Đánh giá chung về hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt nam trong tiến trình hội nhập quốc tế 33

3 Thực trạng những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến ngành ngân hàng Việt nam 40

3.1 Tác động tới hệ thống pháp luật có liên quan 40

3.1.1 Sửa đổi, bổ sung các văn bản không còn phù hợp 40

3.1.2 Xây dựng các văn bản luật chưa có 54

3.2 Tác động đến môi trường kinh doanh 56

3.3 Tác động đến tư duy kinh doanh và chiến lược kinh doanh 58

3.4 Tác động tới công nghệ ngân hàng 62

3.5 Tác động tới vấn đề quản lý nhân sự của ngân hàng 64

3.6 Tác động tới vấn đề cơ cấu lại NHTM 65

Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hệ thống ngân hàng Việt Nam 68

1 Giải pháp đối với ngân hàng Nhà nước 68

1.1 Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ mới 68

1.2 Hiện đại hoá hệ thống thanh toán bù trừ 69

1.3 Cơ cấu lại hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng 69

1.4 Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống NHNN 70

2 Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại 71

2.1 Nhóm giải pháp thị trường 71

2.1.1 Về sản phẩm ngân hàng 71

2.1.2 Giải pháp về giá cả và dịch vụ 75

2.1.3 Các giải pháp xúc tiến 76

2.1.4 Giải pháp cho hệ thống phân phối 76

2.2 Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh 77

2.2.1 Xây dựng tôn chỉ hay quy ước chung của từng ngân hàng 77

2.2.2 Ban hành và áp dụng các phương thức tiên tiến phù hợp về quản trị và điều hành 78

Trang 4

2.2.3 Thay đổi mô hình tổ chức của ngân hàng cho phù hợp với

chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới 79

2.2.4 Xây dựng chỉ tiêu kinh doanh 80

2.3 Giải pháp chung về công nghệ 80

2.3.1 Các giải pháp 80

2.3.2 Công tác tổ chức thực hiện 83

2.4 Giải pháp chung về con người 84

2.5 Mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại 85

2.6 Đổi mới hoạt động kiểm soát, kiểm tra, kiểm toán nội bộ 86

Kết luận 88

Danh mục tài liệu tham khảo 90

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xuthế tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại Những phát triển mạnh mẽvề khoa học kỹ thuật công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hóanền kinh tế thế giới Với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực nhưWTO, EU, APEC, NAFTA, thế giới ngày nay đang sống trong quá trình toàncầu hoá mạnh mẽ, quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thươngmại mà cả lĩnh vực sản xuất dịch vụ, tài chính đầu tư cũng như các lĩnh vựcvăn hoá, xã hội, môi trường với các hình thức và mức độ đa dạng khác nhau.

Toàn cầu hoá tạo ra mối quan hệ gắn bó, sự tuỳ thuộc lẫn nhau và nhữngtác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế Thông qua quátrình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại dịch vụ đầu tư, toàn cầu hóa tạora những lợi thế mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giaolưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của cácnước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của cácnước vào nền kinh tế thế giới và khu vực Có thể nói, hiện nay hầu nhưkhông có một quốc gia nào đứng ngoài quá trình hội nhập nếu không muốntự cô lập và rơi vào nguy cơ tụt hậu.

Gắn liền với xu thế vận động chung của thế giới, Việt Nam cũng đangthực hiện chuyển đổi cơ chế chính sách và thực hiện mở rộng các mối quanhệ kinh tế với thế giới bên ngoài theo đường lối đổi mới và mở cửa của Đảngnhư đã nêu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Tuy nhiên, quá trình hộinhập kinh tế quốc tế Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu nên không thể mộtsớm một chiều thích nghi dễ dàng với những thách thức khi tiến hành hộinhập quốc tế Thực tiễn cho thấy, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, songtiến trình tự do hoá đầu tư dịch vụ thương mại và đặc biệt là tài chính ngân

Trang 6

hàng phải được tiến hành với những bước đi phù hợp với trình độ phát triểncủa nền kinh tế đất nước, phải tiến hành phát huy nội lực và nâng cao nănglực quản lý, phải thực hiện nhiều quá trình tự cải cách hoàn thiện nâng caosức cạnh tranh của mọi ngành mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Quán triệt quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế do Đại hội Đảng đề ra,đồng thời nhận thức rõ xu thế của thời đại, ngành ngân hàng Việt Nam đãkhông ngừng tiến hành những cải cách cần thiết: đẩy nhanh tiến trình tái cơcấu lại tình hình tài chính, lành mạnh hoá hoạt động tín dụng, tạo sức mạnhvề vốn, đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, mở rộng dịch vụ ngânhàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, đổi mới mô hình tổ chức, nâng caohiệu quả kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn hệ thống tiến dần đến cácchuẩn mực quốc tế

Tuy được đánh giá là một trong những ngành năng động nhất trong việcchủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng ngành ngân hàng còn đứng trướcnhiều khó khăn và thách thức không nhỏ: Thực trạng tài chính yếu, vốn Nhànước cấp nhỏ, mô hình tổ chức truyền thống chưa thực sự hướng tới kháchhàng

Đề tài: “Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng Việt Nam”là một nghiên cứu nhỏ của riêng cá nhân tôi về mặt lý luận và thực tiễn vớihy vọng sẽ trở thành một đóng góp cho quá trình cải tổ và hoàn thiện hệthống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

Khoá luận bao gồm 3 chương, chuơng 1 “Tiến trình hội nhập quốc tếcủa nền kinh tế Việt Nam và những cơ hội thách thức đối với lĩnh vực tàichính ngân hàng” giới thiệu khái quát về những hướng đi cụ thể trong tiếntrình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành ngân hàngnói riêng, chương 2 đi sâu phân tích về những tác động của hội nhập tớingành ngân hàng, và chương 3 “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhữngtác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hệ thống Ngân hàng Việt Nam” đềxuất một số biện pháp cụ thể nhằm đưa ngân hàng Việt Nam tiến nhanh vàtiến kịp với hội nhập quốc tế

Trang 7

Khoá luận có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phươngpháp so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá, bên cạnh đó, khoá luận còn sửdụng và trích dẫn một số quan điểm của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệthống và khẳng định các kết quả nghiên cứu, các bảng biểu và số liệu đểminh hoạ.

Phạm vi nghiên cứu của khoá luận bao gồm các vấn đề liên quan đến lýluận về xu hướng toàn cầu hoá, hệ thống ngân hàng Việt Nam, các lý thuyếtvề tài chính tiền tệ Đây là một vấn đề lớn và phức tạp, nhưng do thời giannghiên cứu có hạn cũng như năng lực của bản thân còn hạn chế cho nên khoáluận không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sựchỉ bảo, ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để hoàn thiện hơn đề tàinghiên cứu của mình.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầygiáo, cô giáo trường đại học Ngoại Thương, những người đã nâng đỡ, dìu dắt,trang bị kiến thức cho tôi trong suốt những năm học qua, đặc biệt tôi xin chânthành cảm ơn thầy giáo Phan Trần Trung Dũng, người đã nhiệt tình hướngdẫn tôi hoàn thành khoá luận, và cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới Ngân hàngNgoại thương Trung ương đã hỗ trợ tôi trong việc cung cấp tài liệu

Hà nội, ngày 17 tháng 11 năm 2003 Sinh viên thực hiện

Trần thị Thu Hà

Trang 8

Chương I

TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC

ĐỐI VỚI LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

Hội nhập kinh tế quốc tế là một phạm trù hiện nay đã không còn lạ lẫmnếu không muốn nói là đã trở thành quen thuộc với mọi người dân Việt Nam.Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế được đề ra trong bối cảnh chúng tađang ở trong nền kinh tế thị trường với sự can thiệp của Nhà nước Cáchmạng khoa học - kỹ thuật tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng cao, đặcbiệt là công nghệ thông tin Cả thế giới và khu vực đang rộ lên những vấn đềbức xúc và nóng bỏng như toàn cầu hoá và kinh tế tri thức

Các nước lớn nhỏ đều dành quyền ưu tiên cho phát triển kinh tế, theođuổi chính sách kinh tế mở, tìm kiếm lợi ích của mình bằng những chính sáchvà giải pháp riêng biệt

Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là quá trình cạnh tranh giữa cácnước có chế độ chính trị khác nhau, trình độ phát triển sản xuất khácnhau, diễn ra trong khu vực và trên toàn thế giới, nhằm tranh giành thịtrường, phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá,hiện đại hoá tạo ra sự năng động và tăng trưởng cho nền kinh tế thôngqua các quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi (Trích bài

Trang 9

thuyết trình của Tiến sỹ Nguyễn Trọng Điều, Phó trưởng ban tổ chức Chínhphủ tại hội thảo quán triệt nghị quyết TW 07 về hội nhập kinh tế quốc tế08/2002) Đây là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa hội nhập vừacạnh tranh vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức, muốn chủ động hộinhập một cách hiệu quả thì Việt Nam cần có sự chuẩn bị đầy đủ những điềukiện cần thiết về kinh tế, thể chế và nhân lực

Vận hội thì lớn lao, nhưng trở lại với thực trạng của mình, chúng ta cũngkhông thể không nhận thấy là nguy cơ, thách thức cũng không nhỏ bé Lợiích của hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn nếu chúng ta có cách thức quản lýđúng Đồng thời chúng ta cũng phải thừa nhận là hội nhập kinh tế quốc tế làgia tăng rủi ro Thực tế của tất cả các nước, kể cả các nước đang phát triểncho thấy: Trong lĩnh vực kinh tế, hội nhập không phải chỉ toàn “được” màkhông có “thiệt” Điều quan trọng là xét về tổng thể nền kinh tế thì cái“được” phải nhiều hơn cái “thua thiệt” Đó chính là cái mà chúng ta phải bànphải tính và trong cái bàn, cái tính đó phải rất thực tế, không mơ hồ cũngkhông quá lạc quan, song tình thế đã rõ ràng: chúng ta đã và sẽ là một chủ thểtrong cuộc chơi đó Với AFTA chúng ta đã có cả một lộ trình giảm thuế từnay đến hết năm 2006; Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã ký;chúng ta đang trong tiến trình gia nhập WTO và hàng loạt vấn đề hội nhậpkhác từ khu vực đến toàn cầu.

Xu thế khách quan của toàn cầu hoá kinh tế và chủ trương Việt Namhội nhập kinh tế quốc tế đã được khẳng định rõ trong nhiều nghị quyết củaĐảng và đã được triển khai trên thực tế.

Gần đây nhất Đại hội IX của Đảng đã xác định Đường lối phát triểnkinh tế trong thời kỳ mới là: “phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủnguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triểnnhanh, hiệu quả, bền vững’’ Nghị quyết 07 - NQ/TW được Bộ chính trị

Trang 10

thông qua chính là sự kế thừa, cụ thể hoá và triển khai các đường lối củaĐảng ta đề ra từ trước đến nay, đáp ứng kịp thời những yêu cầu khách quancủa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Theo đó, mục tiêu củahội nhập kinh tế quốc tế là nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn,công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theohướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh Trước mắt là thực hiện những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội năm 2001-2010 và kế hoạch 5 năm 2001-2005.

Hội nhập kinh tế là sự nghiệp của toàn dân, trong qúa trình hội nhậpcần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toànxã hội trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo Bên cạnh đó, Thủtướng chính phủ cũng đã ký Quyết định số 37/2002/TTg ngày 14 tháng 3năm 2002 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện hiệp địnhthương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Các chương trình này là một bước triển khaiđịnh hướng của Bộ chính trị để nước ta tích cực, chủ động hội nhập kinh tếquốc tế trong thời kỳ mới Các chương trình hành động cũng nêu rõ nhữngnhiệm vụ cụ thể của Chính phủ giao cho các bộ ngành địa phương.

2 TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Vài nét về quá trình hội nhập của Việt nam.

Quá trình Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế có lẽ đã được bắt đầu từ xaxưa, khi những đoàn thuyền Đại Việt vượt biển tới các cảng Trung quốc,Chiêm thành, Xiêm , để buôn bán, trao đổi hàng hoá Các thương cảng phốHiến, Hội An đã từng là những trung tâm buôn bán sầm uất mang hình hàicủa các khu kinh tế mở thời hiện đại.

Trang 11

Gần hơn, trong lời kêu gọi Liên hợp quốc tháng 12/1946, Chủ tịch HồChí Minh nêu ra chính sách đối ngoại của Việt nam Dân chủ Cộng hoà, trongđó có những điểm hết sức tương đồng với những gì mà chúng ta đang làmtrong tiến trình hội nhập kinh tế :

“ Đối với nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sáchmở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:

a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tưbản, các nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ củamình;

b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay, và đường sá giaothông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế;

c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tếdưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc ”

Vào những năm 70, Việt Nam đã trở thành thành viên của một tổ chứckinh tế đa phương là Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV) Hợp tác với cácnứơc xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ SEV đã góp phần quan trọng vàocông cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ khôi phục và kinh tếsau chiến tranh và quá độ lên CNXH Tuy nhiên, trong cơ chế kế hoạch hoá,hợp tác trong SEV mang nặng tính hình thức và bao cấp Quan hệ thươngmại về phía Việt Nam chủ yếu mang tính trợ giúp hoặc dưới hình thức hàngđổi hàng.

Sau khi hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ, chúng ta tích cực đẩy mạnhquá trình đổi mới trong nước và thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hoá,đa phương hoá Quan hệ thương mại quốc tế được đẩy mạnh theo cơ chếmới: Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Từng bước phá bỏ thế bao vây, cô lập , Việt Nam đã trở thành thànhviên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác

Trang 12

Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á - Âu (ASEM), và tích cực tham gia đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giớiWTO.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 170 nước, quan hệthương mại với trên 140 nước, quan hệ đầu tư với 70 nước, đã ký 81 hiệpđịnh thương mại trong đó có 3 thoả thuận được coi là quan trọng, có nhữngyêu cầu, đòi hỏi cao, mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, đó là Hiệp địnhThương mại (HĐTM) Việt - Mỹ, yêu cầu gia nhập WTO, và cam kết theoAFTA.

Tiến trình hội nhập của Việt nam:

Ngày thángnăm

Việt nam

hoàn tất các vòng đàm phán để trở thành hội viên chính thức

Trang 13

Kinh tế châu Á -TBD(APEC)

thông qua HĐTM Việt- Mỹ

Theo lộ trình

2.2 Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cam kết gia nhập WTO, camkết theo AFTA và những cam kết cụ thể của Việt nam liên quan đếnlĩnh vực tài chính ngân hàng.

2.2.1 Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

Ngày 13/07/2000 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó là sự ra đời của Hiệp định thương mại(HĐTM) Việt - Mỹ tại Washington, Hoa kỳ Hiệp định này đã được Quốc hộihai nước phê chuẩn và có giá trị thi hành từ ngày 11/12/2001 Đây là kết quảcủa hơn 4 năm đàm phán, đấu tranh giữa ta và Mỹ, là hiệp định song phươngđồ sộ nhất, toàn diện nhất và cụ thể nhất trên cơ sở các tiêu chuẩn và nguyêntắc của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) HĐTM có ý nghĩa đặc biệtquan trọng với Việt Nam, nó không chỉ mở ra quan hệ thương mại bìnhthường giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà còn là mốc quan trọng để Việt Namthực hiện đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.

HĐTM Việt nam - Hoa Kỳ gồm 7 chương.

Việt Nam có những cam kết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theochương III: Thương mại dịch vụ Dịch vụ tài chính - ngân hàng được coi làmột bộ phận trong Thương mại dịch vụ Trong mọi trường hợp, các cam kếtmang tính nguyên tắc chung của HĐTM sẽ được áp dụng trừ một số quy địnhcụ thể được nêu tại phụ lục G Chương III HĐTM định nghĩa các hình thứccung ứng dịch vụ:

1) Cung cấp qua biên giới Sử dụng ở nước ngoài

Trang 14

Hiện diện thương mại

Hiện diện thể nhân Có hai hình thức đối xử là Đối xử Tối huệ quốc vàĐối xử quốc gia.

Liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng, HĐTM nêu 6 biện pháp

được cam kết bao gồm:

1) Không hạn chế số lượng người cung cấp dịch vụ.

2) Không hạn chế về tổng giá trị các giao dịch dịch vụ hay giá trị tài sản.3) Không hạn chế về tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng

dịch vụ thể hiện theo đơn vị số lượng.

4) Không hạn chế về tổng số thể nhân được tuyển dụng trong một ngànhdịch vụ.

5) Không áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc đòi hỏi phải có những hìnhthức pháp lý cụ thể hay liên doanh để một nhà cung cấp dịch vụ đượccung ứng dịch vụ.

6) Không hạn chế sự tham gia vốn nước ngoài dưới hình thức hạn chế tỷlệ tối đa với cổ phần nước ngoài, hoặc tổng giá trị từng khoản đầu tưhoặc tổng số đầu tư.

Theo các cam kết của HĐTM, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ có thểđược phép kinh doanh đầy đủ các sản phẩm dịch vụ của một ngân hàngthương mại như tiền gửi, tín dụng các loại, thuê mua tài chính, bảo lãnh,thanh toán, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản và giấy tờ có giá, v.v Ngoài ra,các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ có thể thực hiện các dịch vụ liên quan đếnchứng khoán như thanh toán, kinh doanh chứng khoán (kể cả các sản phẩmtài chính phái sinh như Futures, Options, Swaps, Forward), tham gia pháthành mọi loại chứng khoán.

Các hình thức pháp lý nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ có thể hoạt độngkinh doanh bao gồm :

Trang 15

1) Chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ.

2) Ngân hàng liên doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.3) Ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ.

4) Công ty thuê mua tài chính 100% vốn Hoa Kỳ.

5) Công ty thuê mua tài chính liên doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.Các định chế tài chính Hoa Kỳ phải tuân thủ các quy định sau:

6) Đối với chi nhánh ngân hàng Hoa Kỳ, phải có vốn do ngân hàng mẹcấp tối thiểu 15 triệu USD, và ngân hàng mẹ có văn bản cam kết chịumọi trách nhiệm tại thị trường Việt Nam ;

7) Đối với Ngân hàng liên doanh Việt Nam - Hoa Kỳ, hay ngân hàng convốn 100% Hoa Kỳ, cần có vốn điều lệ tối thiểu 10 triệu USD;

8) Đối với công ty thuê mua tài chính 100% Hoa Kỳ hay liên doanh ViệtNam - Hoa Kỳ cần có vốn điều lệ tối thiểu 5 triệu USD.

Về lộ trình thực hiện có 7 mốc cho việc triển khai thực hiện các dịch vụtài chính Ngân hàng phía Hoa Kỳ được phép kinh doanh tại Việt Nam :

1 Trong vòng 3 năm (kể từ khi HĐTM có hiệu lực), hình thức pháp lýduy nhất các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ được phép hoạt động là liêndoanh với đối tác Việt Nam.

2 Sau 3 năm kể từ khi HĐTM có hiệu lực, Việt nam dành đối xử quốc giađầy đủ với quyền tiếp cận NHTW trong các hoạt động tái chiết khấu,swap, forward.

3 Trong vòng 8 năm đầu, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chinhánh NH Hoa Kỳ nhận tiền gửi từ các pháp nhân Việt Nam mà ngânhàng không có quan hệ tín dụng Mức vốn của chi nhánh quy định nhưsau:

a) Năm thứ 1: 50% vốn pháp định được chuyển vào; b) Năm thứ 2: 100%;

Trang 16

c) Năm thứ 3: 250%; d) Năm thứ 4: 400%; e) Năm thứ 5: 600%; f) Năm thứ 6: 700%;g) Năm thứ 7: 900%;

h) Năm thứ 8: Đối xử quốc gia đầy đủ.

4 Sau 8 năm các định chế tài chính có vốn đầu tư Hoa Kỳ có thể pháthành thẻ tín dụng trên cơ sở đối xử quốc gia.

5 Các chi nhánh Ngân hàng Hoa kỳ không được đặt ATM tại các địađiểm ngoài văn phòng của họ đến khi các Ngân hàng Việt Nam đượcphép làm như vậy.

6 Sau 9 năm, các ngân hàng Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng con100% vốn Hoa Kỳ Trong thời gian này các ngân hàng Hoa Kỳ liêndoanh cần có vốn góp không thấp hơn 30% và không vượt quá 49%vốn pháp định của liên doanh.

7 Trong vòng 10 năm đầu, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chinhánh NH Hoa Kỳ nhận tiền gửi từ các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nammà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo mức vốn của chi nhánhphù hợp với biểu sau Mức vốn của chi nhánh quy định như sau:

i) Năm thứ 1: 50% vốn pháp định được chuyển vào; j) Năm thứ 2: 100%;

k) Năm thứ 3: 250%; l) Năm thứ 4: 350%; m) Năm thứ 5: 500%; n) Năm thứ 6: 650%; o) Năm thứ 7: 800%; p) Năm thứ 8: 900%;

Trang 17

q) Năm thứ 9: 1000%;

r) Năm thứ 10: Đối xử quốc gia đầy đủ.

2.2.2 Các cam kết cơ bản khi gia nhập WTO

Việt Nam đang khởi động quá trình đàm phán gia nhập tổ chức thươngmại thế giới (WTO) Một yêu cầu quan trọng nhất để trở thành thành viên củaWTO là công bố và thực hiện một lộ trình gỡ bỏ những hạn chế thương mạiđối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài dưới dạng hàng rào phi thuế quan.

Sau khi vòng đàm phán Uruguay kết thúc tháng 12/1997, đã có nhữngcam kết mở cửa thị trường được 102 quốc gia thành viên nhất trí; và các camkết này được quy định trong GATTS và Nghị định số 5 (có hiệu lực 1999).Điều này cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ có những cam kết ràng buộc nhấtđịnh chiếu theo các điều khoản của GATTS; tuy nhiên, mức độ các cam kếtnày có thể khác với (ít hơn) những cam kết giữa các thành viên.

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Việt Nam sẽ có những cam kết

mở cửa dịch vụ ngân hàng và sẽ không ban hành thêm hay áp dụng nhữngbiện pháp hạn chế nêu dưới đây theo bất cứ hình thức hạn chế về lượng(quota) nào, trên bất cứ quy mô địa phương hay quốc gia, hoặc phải đáp ứngcác nhu cầu kinh tế, cụ thể như sau:

9) Không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng;

10) Không hạn chế tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ ngân hàngvà tài sản;

11) Không hạn chế tổng số các hoạt động tác nghiệp hay tổng sốlượng dịch vụ ngân hàng đầu ra tính theo số lượng đơn vị;

12) Không áp dụng các biện pháp hạn chế và yêu cầu phải mang mộthình thức pháp nhân nào cụ thể như liên doanh đối với các nhà cungcấp dịch vụ ngân hàng;

Trang 18

13) Không hạn chế tham gia đóng góp vốn của bên nước ngoài dướihình thức tỷ lệ phần trăm tối đa, hạn mức cổ phiếu, tổng giá trị đầu tư;Thêm vào đó là các yêu cầu sau:

14) Mỗi thành viên sẽ dành cho dịch vụ ngân hàng hay nhà cung cấpdịch vụ ngân hàng của bất kỳ thành viên nào khác sự đãi ngộ khôngkém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ vớí những điều kiện, điều khoản đãđược thoả thuận và quy định theo danh mục cam kết;

15) Trừ khi gặp tình huống bảo vệ cán cân thanh toán, một thànhviên sẽ không hạn chế thanh toán và chuyển tiền quốc tế cho các dịchvụ vãng lai theo cam kết;

16) Mỗi thành viên cần cho phép người cung cấp dịch vụ ngân hàngcủa các thành viên khác được đưa ra dịch vụ ngân hàng mới trên lãnhthổ mình;

17) Cho phép nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng tiếp cận hệ thốngthanh toán bù trừ do Nhà nước điều hành và tiếp cận các hình thức táicấp vốn;

18) Mỗi nước thành viên cho phép người cung cấp dịch vụ của bất kỳthành viên nào quyền được thành lập và mở rộng hoạt động trên lãnhthổ mình (kể cả mua lại các doanh nghiệp hiện thời);

19) Mỗi thành viên không trả lời chậm trễ khi có yêu cầu của bất kỳthành viên nào về các biện pháp được áp dụng chung.

2.2.3 Các cam kết theo AFTA

Theo AFTA, Việt nam đã có một số cam kết mở cửa cho giai đoạn1996-2006 Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mức độ cam kếttheo AFTA thấp hơn nhiều so với những cam kết trong HĐTM Việt - Mỹ vàgia nhập WTO.

Trang 19

Các nước thành viên được hưởng chế độ ưu đãi theo các nguyên tắcchung, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong việc chuyển vốn đầu tư ra thịtrường quốc tế, dần dần dỡ bỏ các hạn chế về số lượng các dịch vụ cung cấp,các thành viên sẽ dành cho nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng của bất kỳ mộtthành viên nào sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ theonhững điều kiện hay điều khoản đã được thoả thuận trong cam kết.

3 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

Trước những bức xúc về đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế, nhữngcam kết trong HĐT Việt - Mỹ, các cam kết theo AFTA và WTO, các ngânhàng Việt Nam cần có những mục tiêu và chiến lược rõ ràng để chuẩn bị choquá trình hội nhập.

3.1 Mục tiêu.

Mục tiêu của các ngân hàng Việt Nam là nâng cao sức cạnh tranh giữacác ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài, hoạt động đa năng,kết hợp bán buôn bán lẻ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng, phục vụ phát triểnkinh tế trong nước và hoạt động ngày càng hiệu quả hơn để có thể cạnh tranhđược với các ngân hàng ngoài nước, khẳng định được vị thế của ngân hàngViệt Nam trên trường quốc tế.

3.2 Phương châm.

- Đôí với ngân hàng: An toàn - hiệu quả - tăng trưởng An toàn trong mọilĩnh vực kinh doanh; Hiệu quả mang ý nghĩa kinh tế xã hội; Tăngtrưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước và chính sách tiềntệ của ngân hàng.

Trang 20

- Đối với khách hàng: Đem đến cho khách hàng sự an toàn tiền gửi, phụcvụ nhanh chóng với chất lượng và chi phí hợp lý.

4 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG TRONG QUÁ TRÌNHHỘI NHẬP

4.1 Cơ hội.

Với mục đích phấn đấu cho một nền thương mại thế giới công bằng trêncơ sở các nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc minh bạch, côngkhai chính sách và bảo hộ hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra nhữnglợi ích thiết thực cho các quốc gia trên toàn thế giới Hội nhập kinh tế quốctế là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới mọi ngành, mọi lĩnh vực

Thứ nhất, để phát huy nguồn lực quốc gia, các nước đã điều chỉnh

chính sách vĩ mô theo hướng năng động và hiệu quả hơn nhằm tạo ra sựthông thoáng cho môi trường đầu tư, kinh doanh, thương mại và lưu chuyểnvốn

Thứ hai, để khai thác được các lợi thế so sánh của mình qua tự do hóa

thương mại, tài chính ngân hàng, các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc nhiềuhơn vào nhau trong khu vực của mình và các khu vực càng trở nên gắn bóhơn Sự hình thành Cộng đồng châu Âu (EU ), khu vực mậu dịch tự do BắcMỹ (NAFTA), Diễn đàn kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), khu vựcmậu dịch tự do ASEAN (AFTA), và gần đây nhất là Cộng đồng các quốc giaChâu Phi (AU), và việc ký kết các hiệp định song phương là những minhchứng hùng hồn về sự gắn kết đó

Thứ ba, hội nhập đã khuyến khích quá trình tự do hoá và tư nhân hoá

diễn ra nhanh hơn trên các thị trường Để tạo ra sự cởi mở trong nền kinh tế,các quốc gia đã nới lỏng, “tự do hoá” các chính sách và tăng cường, khuyếnkhích sự tham gia, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân, một khu vực kinh

Trang 21

tế năng động, giàu tiềm năng và không thể thiếu được trong tiến trình pháttriển và hội nhập

Lĩnh vực tài chính ngân hàng không nằm ngoài xu thế trên Từ góc độmột quốc gia, hội nhập quốc tế về tài chính và ngân hàng có thể được đánhgiá bằng mức độ “cởi mở” về hoạt động tài chính ngân hàng, mức độ giaolưu trong các quan hệ tài chính, tín dụng tiền tệ và dịch vụ ngân hàng của mộtnền kinh tế với cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế

Trên góc độ toàn cầu, hội nhập tài chính ngân hàng là một quá trình kếtnối ngày càng gia tăng các thị trường tài chính - ngân hàng xuyên quốc gia đểtiến tới phát triển một thị trường thống nhất Sự phát triển của công nghệ chophép thu hẹp khoảng cách và thời gian các khâu trung gian khi thực hiện giaodịch; rút ngắn chu kỳ sản phẩm và đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường,đồng thời tạo ra sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Điều này đã khiếncho các trung gian tài chính ngân hàng phải nâng cao sức cạnh tranh thôngqua việc tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triểnsản phẩm mới, nhất là nâng cao chất lượng phục vụ với trình độ của đội ngũcán bộ công nhân viên đã và đang được tu dưỡng rèn luyện Một minh chứngcho sự phát triển hội nhập về thị trường tiền tệ là lượng giao dịch tăng vớicấp số nhân Tổng lượng giao dịch ngoại hối trên thế giới tăng từ mức 15-20tỷ USD mỗi ngày trong thập niên 70 lên đến 1,5 nghìn tỷ USD mỗi ngày vàonăm 1998.

Với Việt Nam, một nước nghèo, nguồn lực tài chính nhỏ thì việc tăngcường công tác hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng lại càng trở thànhmột nhu cầu cấp thiết

Thứ nhất, hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng sẽ tăng động lực pháttriển cho thị trường tài chính vốn còn kém phát triển ở Việt Nam tạo ra môitrường kinh doanh năng động bình đẳng.

Trang 22

Cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài là một điều hết sức khó khăncho ngân hàng Việt Nam, tuy vậy, phải có cạnh tranh mới có phát triển.Muốn chiến thắng trong trận chiến không cân sức này thì ngay từ bây giờ cácngân hàng Việt Nam phải có phương án kinh doanh hiệu quả phải nâng caođược lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm, kênh phân phối, chínhsách thu hút khách hàng, đồng thời, phải cải thiện năng lực quản lý các nguồnlực tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.

Hiện nay, chúng ta có lợi thế là kênh phân phối rất rộng, ngân hàngViệt Nam hiểu biết, quen thuộc khách hàng hơn trong khi đó các ngân hàngnước ngoài lại có ưu thế về giá dịch vụ.

Thứ hai, hội nhập ngân hàng nhằm thúc đẩy thị trường tài chính trongnước phát triển; tăng khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chínhđối với các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước Trên thực tế, thị trườngtài chính Việt Nam còn hết sức kém phát triển và lạc hậu so với khu vực vàquốc tế Việc hội nhập tài chính ngân hàng sẽ buộc các tổ chức tài chính tíndụng Việt Nam phải cải tiến và đổi mới phù hợp với nhu cầu phát triển đểđứng vững trên thị trường.

Ngoài ra hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng sẽ góp phần nâng caonăng lực quản lý tài chính của các doanh nghiệp trong nước, nhất là cácdoanh nghiệp Nhà nước

Các ngân hàng thương mại khi tham gia hội nhập sẽ được hưởng các chếđộ ưu đãi chung của các nước theo nguyên tắc chung của hội nhập; sức épcạnh tranh sẽ buộc các ngân hàng phải có những cải tổ cần thiết để tự hoànthiện mình, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng và sản phẩmdịch vụ Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng khơi thông các kênh luân chuyểnvốn từ nước ngoài vào Việt Nam Hội nhập kinh tế là cơ hội tăng cường sứcmạnh trên các lĩnh vực vốn, kinh nghiệm quản lý, hiện đại hoá công nghệ và

Trang 23

đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô vànâng cao vị thế các ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế

4.2 Thách thức

Cơ hội thì rất nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn Những thách thứcđối với Việt Nam là: thị trường tài chính trong nước kém phát triển (trình độthị trường và khuôn khổ pháp lý); các ngân hàng thương mại trong nước yếukém về trình độ quản lý (nhất là quản lý rủi ro), dễ đổ vỡ, khả năng cạnhtranh thấp (vốn thấp, hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, nợ quá hạn cao, ).Những yếu kém của hệ thống ngân hàng này trước tiên hạn chế chức năngđáp ứng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế củaViệt Nam Trong điều kiện hội nhập quốc tế và tự do hoá tài chính, nhữngyếu kém của khu vực ngân hàng cùng với hệ thống pháp luật kém minh bạchsẽ dẫn đến sự phân bổ các nguồn lực kém hiệu quả các nguồn vốn từ nướcngoài (như FDI, ODA, ) Những tác động xấu của vấn đề này là tình trạngmất khả năng thanh toán (của ngân hàng, của doanh nghiệp ), hay tình trạngvốn chảy ra ồ ạt.

4.2.1 Thị trường tài chính Việt Nam còn lạc hậu so với các nướctrong khu vực.

Xét về độ sâu tài chính (được đánh giá theo chỉ số M2/GDP(%)) và mứcđộ tiền tệ hoá nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn lạc hậu sovới hầu hết các nước trong khu vực khoảng 15 năm (xem bảng 1) Trong điềukiện đó, rõ ràng những quy luật của cơ chế thị trường (kỷ luật thị trường) ởViệt Nam hoạt động chưa hiệu quả, sự kém hiệu quả này có thể dẫn đến sựphân bổ các nguồn vốn (nhất là các nguồn vốn quốc tế) kém hiệu quả Sự yếukém này chắc chắn là thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhậptài chính.

Trang 24

Bảng 1 Độ sâu tài chính của Việt Nam và một số nước

1991199219931994199519961997* 1998*M2/GDP (%)

Vietnam China Indonesia Malaysia Korea Philippines Singapore Thailand

Nguồn: WB 1997 (Tabl 3.4 Những cải cách cho mục tiêu tăng trưởng củaViệt nam Báo cáo

kinh tế số 17931 – VN Washington D.CWB.) * Theo đánh giá của tác giả.

4.2.2 Việt Nam vẫn còn tụt hậu về thể chế thị trường, hệ thống phápluật kém minh bạch và tính thực thi kém.

Xây dựng thể chế thị trường, như việc tăng cường tính công khai vềthông tin, điều kiện đảm bảo an toàn, giám sát tài chính và hoàn thiện hệthống pháp luật cần thiết phải được tiến hành song song với quá trình tự dohoá và hội nhập quốc tế về tài chính tiền tệ nhằm tránh những thất bại của thịtrường, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả (đánh giá của UNDP-2000).Sự chậm trễ ở các nước Đông Á trong việc củng cố thể chế thị trường là mộtbài học quý giá cho Việt Nam Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam đang còn thiếumột cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và cả ở ngân hàng; Hệthống kế toán, kiểm toán không theo tiêu chuẩn quốc tế là một trở ngại lớntrong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và kiểm tra giám sát Các báo cáo tài

Trang 25

chính chậm trễ và kém chính xác là tình trạng phổ biến; chưa có cơ quanđánh giá tín nhiệm thị trường.

Những quy định về vốn đối với các ngân hàng còn lỏng lẻo và khôngtheo quy chuẩn quốc tế; Quy định về phân loại tài sản có và trích lập dựphòng rủi ro cũng bị bóp méo so với chuẩn quốc tế Sự bóp méo này được thểhiện ở chỗ: việc trích lập chỉ áp dụng đối với nợ quá hạn, các tài sản kháckhông được tính theo mức rủi ro tương ứng; cách trích lập được thực hiện saukhi đã cân đối quỹ lương, làm cho việc trích lập không có ý nghĩa khuyếnkhích, tăng cường trách nhiệm đối với việc nâng cao chất lượng hoạt độngcủa các ngân hàng thương mại Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã ý thứcđược những yếu kém này, nhưng vấn đề thay đổi sang quy chuẩn quốc tế sẽmất nhiều thời gian và là những thách thức lớn đối với hệ thống tài chínhtrong quá trình hội nhập quốc tế.

Lãi suất được chuyển sang thực dương từ năm 1992 và thống nhất vàonăm 1995, có bước chuyển đổi dần từ năm 1996; được tự do hoá một bước từtháng 8/2000 (theo lãi suất cơ bản) và tiếp theo là cho vay theo lãi suất thoảthuận (từ 1/6/2002); Tỷ giá hối đoái được điều hành theo hướng phù hợp hơnvới cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ 25/12/1999 Tuy nhiên, quy định vềkết hối ngoại tệ vẫn còn (30% thu vãng lai); thị trường tiền tệ với các ngânhàng thương mại Nhà nước chi phối thị trường (huy động và cho vay) cũnglàm hạn chế sự phát huy hiệu quả của cơ chế thị trường khi thực hiện chuyểnđổi lãi suất sang cơ chế thị trường.

Hệ thống pháp luật ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể sau 10 nămđổi mới Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật hay thay đổi và mang tính dựđoán Các quy định về quản lý ngoại hối theo cơ chế đóng cửa, kiểm soát cácgiao dịch vốn chặt chẽ là những cản trở lớn đối với quá trình hội nhập quốctế Những năm trước, các quy định về quản lý ngoại hối thường xuất phát từ

Trang 26

tình trạng thiếu hụt ngoại tệ cho các doanh nghiệp trong nước và do đó haycó thay đổi bất thường.

Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam mà Đảng đề cập đến như một nguycơ cũng làm cho hệ thống pháp luật kém minh bạch, kém hiệu lực Tình trạngtham nhũng cũng làm suy yếu hệ thống tài chính, ảnh hưởng đến sự phân bổcác nguồn lực tài chính trong nền kinh tế Giống như nhiều nước, tham nhũngcũng là một căn bệnh đối với Việt Nam, đặc biệt liên quan đến ngân hàng.Các dự án như TAMEX CO và EPCO - Minh Phụng có liên quan đến hàngtrăm cán bộ ngân hàng và nhiều quan chức quản lý năm 1996-1997 là nhữngví dụ về mối liên hệ giữa hoạt động ngân hàng và vấn đề tham nhũng Trongnền kinh tế, nếu có tình trạng tham nhũng cao, sự phân bổ các nguồn lực tàichính sẽ kém hiệu quả Trong điều kiện môi trường như vậy, tài sản của ngânhàng thường có mức độ rủi ro cao, lòng tin của công chúng vào hệ thốngngân hàng trong nước thường thấp.

4.2.3 Hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều yếu kém.

Giống như hệ thống các ngân hàng ở các nước đang phát triển, hệ thốngngân hàng Việt Nam còn nhiều yếu kém trên các mặt: quản lý (nhất là quảnlý rủi ro), dễ đổ vỡ (do vốn thấp, nợ quá cao), đặc biệt là khả năng cạnh tranhvà sinh lời thấp Đây là những thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàngViệt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, chấp nhận một cơ chế kinh doanhthực sự trên một sân chơi bình đẳng, có sự tham gia cạnh tranh quyết liệt củacác ngân hàng nước ngoài ngay tại thị trường trong nước.

4.2.3.1 Quản lý yếu kém của ngân hàng Việt Nam

Những yếu kém về quản lý trong các cơ quan quản lý vĩ mô và các địnhchế tài chính (các ngân hàng thương mại) Việt Nam cũng là một thách thứclớn trong quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước chưa đủ độ độc lập tương đối để điều hành chínhsách tiền tệ và thực hiện thanh tra giám sát hệ thống tài chính Hơn nữa, hệ

Trang 27

thống thanh tra ngân hàng còn bất cập về trình độ nghiệp vụ thanh tra trongđiều kiện mới Hệ thống ngân hàng Nhà nước theo tỉnh, thành phố và quan hệquản lý hành chính lại càng làm giảm tính độc lập của ngân hàng Nhà nướctrong điều hành chính sách tiền tệ trên phạm vi cả nước.

Hệ thống bao cấp vẫn nặng nề như cho vay theo chỉ định của Chính phủ,ưu đãi về lãi suất; hệ thống cho vay thương mại và chính sách chưa được táchbạch trong các ngân hàng thương mại quốc doanh; hệ thống các chi nhánhngân hàng thương mại được phân bổ theo các tỉnh địa phương làm tăng sựcan thiệp của địa phương vào hoạt động ngân hàng và làm tăng tình trạngquản lý yếu kém trong các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thươngmại quốc doanh.

Các ngân hàng thương mại còn kém về trình độ quản lý, nhất là quản lýrủi ro (do mới làm quen với cơ chế thị trường từ năm 1990); Vấn đề quản trịcông ty tại các ngân hàng thương mại vẫn là vấn đề cần được củng cố nhằmtăng cường tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý tại các ngân hàng thươngmại.

4.2.3.2 Khả năng cạnh tranh và khả năng sinh lời thấp.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, các ngân hàng thương mại quốc doanhsẽ gặp nhiều bất lợi do khả năng cạnh tranh thấp Khả năng cạnh tranh thấpcủa hệ thống ngân hàng trong nước trong điều kiện hội nhập quốc tế thể hiện:vốn thấp, làm ăn thua lỗ, chi phí hoạt động lớn, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn,công nghệ ngân hàng lạc hậu, Từ đó dẫn đến thị phần bị thu hẹp.

Bảng 2 Vốn tự có / tài sản có (%, vào thời điểm cuối năm)

19941995199619971998Cả hệ thống ngân hàng thương mại6.07.77.27.99.1

Các NHTMCP7.725.114.616.517.5

Trang 28

Nguồn: IMF - Vietnam selected issuses, May 7, 1999 Biểu III,4

Tuy nhiên, nếu hiệu chỉnh rủi ro, tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có của cácngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam vào khoảng 5% (so với chuẩnquốc tế là 8%) Theo đánh giá mới nhất, tỷ lệ này còn tồi tệ hơn nhiều:

Bảng 3 Tình hình vốn của các NHTMQD Việt Nam

Nguồn: Vũ Đình Ánh- 2001 (trang 52, An ninh tài chính đối với hoạt động của các tổ

chức

tín dụng - Bộ tài chính - Viện nghiên cứu tài chính, NXB Tài chính Hà Nội - 2001)

Các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập khá dễ dàng từnhững năm 1993-1996 với những điều kiện chưa đủ (vốn và quản lý) Từ khichỉ có 15 NHTMCP vào năm 1990, đến 1997 đã có 53 NHTMCP (hiện naylà hơn 40 NHTMCP) Sự gia tăng khá nhanh về số lượng các ngân hàngthương mại cổ phần trong những năm đầu thập kỷ 90 đã để lại cho hệ thốngnày tình trạng yếu kém ngay sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khuvực nổ ra (1997/1998); Hơn 900 quỹ tín dụng nhân dân cũng trong tình trạngyếu kém;

- Nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam (% tổng dư nợcho vay nền kinh tế) cũng khá cao nếu xét theo tiêu chuẩn quốc tế Ở Việt

Trang 29

Nam, do tình trạng chạy theo thành tích hoặc lo sự đổ vỡ (số hệ thống này rấtdễ bị tổn thương) nên nợ quá hạn thường không được công bố Các số liệunếu có công bố thì cũng không mấy tin cậy và mức công bố thường thấp mộtcách đáng kinh ngạc (xem bảng 4) Tỷ lệ nợ quá hạn thấp như vậy khônghoàn toàn phản ánh chất lượng tín dụng của hệ thông ngân hàng trong nướctốt hơn các nước trong khu vực vì mấy năm trước đây (trước quyết định1267), cách phân loại nợ quá hạn là theo kiểu Việt Nam Nếu theo tiêu chuẩnquốc tế mức nợ quá hạn có thể gấp 3 lần số công bố Từ năm 2002, (khi ápdụng quyết định 1267), tỷ lệ nợ quá hạn rất có thể sẽ tăng lên

Bảng 4 Nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam

199519961997199819992000*Hệ thống ngân hàng7,9 9,312,412,013,213,1

Ngân hàng ngoài quốc doanh3,34,213,516,423,024,4

Nguồn: IMF- Table 21 Vietnam: Statistical Appendix and Background Notes IMF Staff Country report

No 00/116, August 2000 *Số liệu tháng 3 năm 2000 Ghi chú: % tổng dư nợ cho vay

4.2.4 Hệ thống tài chính Việt Nam với các ngân hàng thương mạiquốc doanh là chủ đạo

Bảng 5 Cơ cấu ngân hàng (so với tổng tài sản của hệ thống)

Tài sản có so với tổng tài sản của cả hệ thống ngânhàng trong nước vào thời điểm 12/2001 (%)

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15,3

Trang 30

và liên doanh

Nguồn: MOU (SBV-ADB-23/5/2002)- Khoản vay chương trình tài chính ngân hàng)

Những năm qua và hiện nay, các ngân hàng thương mại quốc doanh ởViệt Nam vẫn giữ vai trò chủ đạo Nếu xét về tài sản, các NHTMQD cũngchiếm tới 80% tổng tài sản có của hệ thống tài chính, các ngân hàng này có vịtrí đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế trong nước nên nhận được sự đầutư không nhỏ từ Chính phủ, điều này dẫn đến sự ỷ lại của các NHTMQD.Thực tế cho thấy, các NHTMQD chiếm phần lớn thị phần và vốn nhưng hoạtđộng chưa hiệu quả, chưa thực sự nỗ lực cải cách, đổi mới ngân hàng mìnhnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh mà vẫn chờ đợi sự bao cấp của Nhànước Cũng vì lý do đó, cải cách các NHTMQD nhằm chuyển sang kinhdoanh trên cơ sở thương mại thực sự, tạo lập một sân chơi bình đẳng tronglĩnh vực ngân hàng cũng là một thách thức lớn trong quá trình cải cách và hộinhập quốc tế Sự độc quyền của các NHTMQD cũng lý giải tại sao tính cạnhtranh trong khu vực ngân hàng cũng còn rất thấp.

Bảng 6 Phân bố tín dụng của các NHTMQD

1994199519961997199819992000ướcTổng tín dụng từ

100100100100100100100- Cho các DNNN67,461,957,555,457,258,759,0- Cho các DN tư nhân32,638,142,544,642,841,341,0

Nguồn: IMF: Vietnam statistical Appendix, November 9, 2001 - Tính tóan từ Table 20

Trang 31

Chương II

THỰC TRẠNG NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

1 VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu của Khoá luậnbao gồm ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại(NHTM) : 6 NHTM quốc doanh gồm Ngân hàng Công thương Việt nam,Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam,Ngân hàng nông nghiệp Việt nam, Ngân hàng phục vụ người nghèo, Ngânhàng nhà ở đồng bằng sông Cửu Long; 48 NHTM cổ phần; 5 NHTM liêndoanh và 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

1.1 Ngân hàng Nhà nước.

Theo luật NHNN Việt Nam tháng 12/1997: NHNN Việt Nam là cơ quancủa Chính phủ và là ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà Xã hội chủnghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt

Trang 32

động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD vàngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập (9/1945) mọihoạt động thuộc lĩnh vực tài chính tiền tệ đều do Bộ Tài chính phụ trách Đến6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh 15/SL quyết định thành lập Ngânhàng quốc gia Việt Nam để phát hành giấy bạc, làm nhiệm vụ quản lý tiền tệvà thi hành chính sách tín dụng, nhằm phát triển kinh tế, tăng nguồn thu tàichính trên cơ sở đó chấm dứt tình trạng lạm phát.

Trong giai đoạn từ ngày thành lập 6/5/1951 đến khi miền Bắc được hoàntoàn giải phóng 10/1954, hệ thống tổ chức của ngân hàng được xây dựng phùhợp với hoàn cảnh của kháng chiến Hoạt động nghiệp vụ của ngân hàngquốc gia nhằm vào công cuộc phục vụ kháng chiến, đẩy mạnh sản xuất, tăngcường mối quan hệ giữa Nhà nước dân chủ nhân dân với các tầng lớp nhândân.

Trong giai đoạn từ 1954 đến 1988 hệ thống tổ chức của ngân hàng quốcgia được sắp xếp lại phù hợp với yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới Hoạtđộng của ngân hàng quốc gia đã góp phần tích cực vào công cuộc cách mạngxã hội chủ nghĩa, cải tạo các thành phần kinh tế, xây dựng kinh tế quốc doanhvà kinh tế tập thể, phục vụ thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Ngày 21/1/1960 ngân hàng quốc gia Việt Nam đổi tên thành ngân hàngNhà nước Việt Nam Tổ chức của NHNN là tổ chức của ngân hàng một cấpvới các chức năng tương đối tổng hợp phù hợp với yêu cầu của cơ chế quảnlý kế hoạch hoá tập trung bao cấp Đặc điểm cơ bản của của mô hình tổ chứcnày là: Nằm trong hệ thống tổ chức của ngân hàng, Nhà nước thống nhất hìnhthành một tổ chức bao gồm các ngân hàng chuyên doanh như Ngân hàngcông nghiệp, Ngân hàng thương nghiệp, Ngân hàng ngoại thương trực thuộcngân hàng Nhà nước Nó chỉ có bộ máy ở Trung ương mà không có các tổ

Trang 33

chức ở cơ sở Hệ thống tổ chức của NHNN trong thời kỳ này là ngân hàngmột cấp mang đầy đủ chức năng của mô hình cũ.

Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 quyết định hệ thống NHNN đượctổ chức lại, hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, tách bạch rõ chức năngquản lí Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng Theo đó NHNN làcơ quan của Chính phủ, có chức năng quản lí Nhà nước về hoạt động tiền tệ,tín dụng ngân hàng trong cả nước nhằm làm ổn định giá trị đồng tiền, thựchiện chức năng vai trò của một Ngân hàng Trung ương Các ngân hàngchuyên doanh tách ra khỏi hệ thống tổ chức của NHNN, hoạt động theonguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính.

Ngày 12/12/1997 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, kì họp thứ haikhoá 10 đã thông qua Bộ luật NH: Luật NHNN Việt Nam và luật các TCTD.Luật NHNN Việt Nam xác định NHNN là cơ quan của chính phủ, là ngânhàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện chức năng quản líNhà nước về tiền tệ và hoạt động NH, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàngcủa các TCTD và làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ Hoạt động của NHNNViệt Nam nhằm làm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạtđộng ngân hàng và hệ thống các TCTD, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hộitheo định hướng XHCN NHNN là pháp nhân có vốn pháp định thuộc sở hữuNhà nước, có trụ sở chính tại Hà Nội.

1.2 Ngân hàng thương mại.

Trước khi hệ thống ngân hàng chuyển từ 1 cấp sang 2 cấp vào năm1988, Nhà nước đã thống nhất hình thành một tổ chức bao gồm các ngânhàng chuyên doanh Các ngân hàng này chỉ có bộ máy ở Trung ương màkhông có tổ chức ở cơ sở Do đó hoạt động của chúng mang tính chất như làmột vụ chức năng của NHNN Sau khi hệ thống ngân hàng chuyển từ 1 cấp

Trang 34

sang 2 cấp thì các ngân hàng chuyên doanh được tách ra khỏi hệ thống củaNHNN, hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, tựchủ về tài chính Đến 12/12/1997 Quốc hội đã thông qua luật các TCTD, luậtnày điều chỉnh hoạt động của các TCTD, trong đó có các NHTM.

Các NHTM Việt Nam sau khi có luật điều chỉnh được phát triển theohướng:

- Đa dạng hoá.- Đa sở hữu.

- Xây dựng hệ thống ngân hàng vừa chuyên doanh vừa kinh doanh tổng hợpvà đa năng Ngoài các ngân hàng chuyên doanh còn phát triển các ngânhàng kinh doanh tổng hợp và đa năng, nhằm tạo khả năng kinh doanh dịchvụ đa sản phẩm, đáp ứng đòi hỏi ngày càng đa dạng của thị trường tiềntệ và thị trường vốn.

- Phục vụ đa thành phần khách hàng.- Thực hiện đa lĩnh vực đầu tư.

- Thực hiện kiểm soát gián tiếp thông qua các công cụ của chính sáchtiền tệ.

- Xây dựng cơ chế quản lý ngoại tệ theo hướng tự do hoá có kiểm soát,làm cho đồng Việt Nam được tự do chuyển đổi.

2 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập kinh tếquốc tế, trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt nam (HTNHVN) đãcó nhiều nỗ lực và thực tế đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận trongquá trình hoạt động của mình chuẩn bị cho hội nhập và tự do hoá quốc tế

Trang 35

Về lĩnh vực ngoại hối, từ nửa cuối những năm 80, trước nhu cầu đổi mớicủa đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền về tiền tệ, phát triển kinh tế quốc dân,góp phần mở rộng quan hệ về kinh tế, chính trị và văn hoá với nước ngoàiNHNN cùng phối hợp với Hội đồng bộ trưởng đã ra nghị quyết 161 chínhthức dỡ bỏ thế độc quyền về kinh doanh ngoại hối tại Việt nam Đây đượcxem như sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động của thịtrường ngoại hối có tổ chức, hình thành một sân chơi có yếu tố cạnh tranhcủa thị trường Trong thực tế, trước sự đòi hỏi phát triển các hoạt động ngânhàng, đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NHNN đã lần lượt cấpgiấy phép kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế cho các ngân hàngThương mại hoạt động tại Việt nam Năm 1991 là năm đánh dấu lịch sử choviệc thành lập nền móng đầu tiên của thị trường ngoại hối Việt Nam, đó làviệc Thống đốc NHNN ra quyết định số 107 –NH/QĐ ngày 16/08/1991 banhành quy chế tổ chức và hoạt động của hai trung tâm giao dịch và ngoại tệ tạiHà nội và thành phố Hồ chí Minh Đó là bước ngoặt đầu tiên của hệ thốngNgân hàng trong quá trình đổi mới thực hiện theo cơ chế thị trường Thôngqua hoạt động mua bán tại hai Trung tâm, với vai trò là người tổ chức và điềuhành, NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệ trên thị trường để điềuhành chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường vàhướng nhu cầu ngoại tệ vào các mục tiêu thiết yếu của nền kinh tế Với sựcan thiệp của NHNN, trong một thời gian dài từ năm 1992 đến 1993, tỷ giáđược duy trì ổn định đã tạo tâm lý ổn định cho thị trường và thu hút được mộtlượng kiều hối và đầu tư nước ngoài khá lớn vào Việt nam; mặt khác việcduy trì lãi suất thực dương của VND cao đã khuyến khích các tổ chức cánhân bán ngoại tệ để gửi bằng VND Cả hai yếu tố trên đã đồng thời ảnhhưởng đến sự ổn định giá trị VND và tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia Việc ổnđịnh tỷ giá có ảnh hưởng tốt đến mặt bằng giá trong nước dẫn đến chỉ số lạm

Trang 36

phát được duy trì ở mức chấp nhận được và có chiều hướng giảm, trong khitốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam qua các năm không ngừng tăng lên.Năm 1991 lạm phát là 67,6%, tăng trưởng kinh tế là 6,0%, đến năm 1993,lạm phát giảm còn 5,2%, tăng trưởng kinh tế tăng thành 8,1% (Theo Lịch sửkinh tế quốc dân, GS PTS Nguyễn Chí Dĩnh)

Ngày 20/9/1994, theo quyết định số 203/ QĐ-NH9 thị trường Ngoại tệliên ngân hàng được thành lập Từ đây, hoạt động kinh doanh ngoại tệ củacác Ngân hàng thương mại đã được thực hiện trong một hành lang pháp lýchặt chẽ, từng bước đi vào nề nếp theo chuẩn mực quốc tế, các nghiệp vụkinh doanh ngày càng được mở rộng, doanh số giao dịch ngày một lớn, nhiềungân hàng đã tổ chức kinh doanh ngoại tệ theo mô hình của một ngân hànghiện đại Cùng với nó là sự ban hành Luật NHNN và Luật các tổ chức tíndụng 12/1997 nhằm đưa Thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển ở trìnhđộ cao hơn, chặt chẽ hơn.

Cùng với việc hoàn thiện dần thị trường ngoại hối, cơ chế điều hành tỷgiá cũng đang dần đuợc sửa đổi theo hướng phù hợp hơn với việc liên tụctiến hành những cải cách về tỷ giá Bắt đầu từ năm 1988, NHNN công bố tỷgiá chính thức gần với tỷ giá thị trường tự do, đồng thời chấm dứt chế độ haitỷ giá là mậu dịch và phi mậu dịch Tiếp theo là vào năm 1991, công bố tỷgiá chính thức dựa vào tỷ giá hình thành tại hai Trung tâm giao dịch ngoại tệtại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Ngoài việc ấn định tỷ giá chính thức,NHNN còn điều chỉnh biên độ dành cho các Ngân hàng Thương mại xác địnhtỷ giá kinh doanh của mình, đặc biệt là tháng 2/1997, biên độ dao động đượcnới rộng dần cho đến tháng 8/1998 NHNN đã 3 lần nới rộng biên độ với mứccao nhất là +/-10 % Song các bước cải cách này chỉ mang tính chất điềuchỉnh giá trị của VND so với USD chứ không làm thay đổi cơ chế điều hànhcủa tỷ giá

Trang 37

Tháng 2/1999, với sự ra đời của Quyết định 64/QĐ-NHNN7 ngày25/02/99, cơ chế tỷ giá Việt Nam có bước cải cách triệt để hơn NHNN đã bãibỏ việc công bố tỷ giá chính thức và thay vào đó là việc công bố tỷ giá giaodịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Các ngân hàngThương mại được phép xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán đối với USD khôngđược vượt quá 0,1% so với tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng doNHNN công bố hàng ngày.

Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái hiện nay là không ấn định một cáchcứng nhắc bằng mệnh lệnh hành chính, chênh lệch nhiều với tỷ giá thực tếgiao dịch trên thị trường mà là tỷ giá thực tế hình thành khách quan trên thịtrường có tổ chức và thị trường tự do Thay thế việc quản lý mang nặng tínhchỉ đạo của NHNN (định tỷ giá chính thức và biên độ giao dịch tối đa cho cảmột thời kỳ dài) bằng một cơ chế mềm dẻo hơn, ít mang tính áp đặt hơn, dựavào công cụ kinh tế là chính nhưng không buông lỏng thả nổi tỷ giá một cáchtuỳ tiện.

Việc dần dần loại bỏ các quy định mang tính hành chính cũng được ápdụng đối với lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD)để từng bước tiến tới một cơ chế lãi suất có tính thị trường hơn Đặc biệt, từngày 01-06-2002, lãi suất đồng nội tệ gần như chính thức được tự do hoáhoàn toàn khi NHNN cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận Theo cơ

chế này, “tổ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt nam trên

cơ sở cung cầu vốn trên thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàngvay là các tổ chức pháp nhân và cá nhân Việt Nam, pháp nhân và cá nhânnước ngoài hoạt động tại Việt Nam” ( Điều 1, Quyết định 546/20022/QĐ-NH

ngày30/05/2002 của Thống đốc NHNN).

Về hoạt động thanh toán, việc đưa hệ thống thanh toán điện tử liên ngânhàng vào hoạt động từ ngày 02/05/2002 là một thành công lớn của

Trang 38

HTNHVN Đến nay đã thực hiện được bình quân 7000 món chuyển tiền/ngày, có ngày lên tới 12000 món với doanh số trên 3000 tỷ đồng (Báo Thịtrường tài chính tiền tệ 15/5/2003, trang 29) Sau hơn 1 năm hoạt động,doanh số thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã đạthơn 1.000.000 món chuyển tiền với số tiền là hơn 600.000 tỷ đồng Tuy mớichỉ là kết quả ban đầu, nhưng hệ thống điện tử liên ngân hàng đã chứng minhý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng quan tâm đếnviệc cải thiện hệ thống công nghệ thông tin ở các ngân hàng mình, việc đầutư phát triển công nghệ mới trở thành một cuộc chạy đua giữa các ngân hàng.Tiện ích cho khách hàng được mở rộng thông qua dịch vụ ngân hàng điện tửđang được đầu tư lớn taị các ngân hàng như ACB,Vietcombank,Sacombanhk, Techcombank, Eximbank,

Trong thời gian gần đây, việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngânhàng cũng đã thu hút sự quan tâm cuả nhiều ngân hàng Việt Nam Các ngânhàng đã mạnh dạn đưa ra nhiều nghiệp vụ mới ở Việt Nam, đơn cử nhưnghiệp vụ quyền lựa chọn ngoại tệ (Option), và sắp tới là nghiệp vụ hoán đổilãi suất, nghiệp vụ bán lẻ cũng được các ngân hàng khai thác mạnh bằng việcngày càng mở ra nhiều dịch vụ đáp ứng các nhu cầu tài chính cá nhân

Nhìn lại thực trạng hoạt động trong những năm qua, có thể nhận thấyHTNHVN đã có những bước đi đúng đắn và tích cực trong việc đưa hoạtđộng ngân hàng Việt Nam ngày càng tiến dần đến những chuẩn mực quốc tế,tạo nền tảng cho việc hội nhập vào ngân hàng thế giới

Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, do xuất phát từ cơ chế tập trung quanliêu bao cấp, từ một nền kinh tế có bước xuất phát điểm thấp, lại trải quachiến tranh liên miên, cộng với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác,vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại đòi hỏi HTNHVN cần phải giải quyết, khắc

Trang 39

phục, đặc biệt là giờ đây phải đối phó với cuộc cạnh tranh khốc liệt với cácngân hàng hiện đại trên thế giới với một bề dày thành tích và kinh nghiệm lâunăm

Theo điều tra tại một cuộc hội thảo gần đây về hoạt động chuẩn bị chohội nhập của các ngân hàng Việt Nam cho thấy các NH Việt Nam đã tiếnhành hội nhập nhưng không mấy lạc quan Các NH trong nước được ghi nhậnlà có lợi thế cạnh tranh hơn do đã hình thành được một mạng lưới các chinhánh rộng khắp, đã sẵn có các mối liên hệ với khách hàng từ nhiều năm nay,nhưng theo một nhận xét của một quan chức ngân hàng “Mạng lưới rộngnhưng nếu không nối kết được với nhau thì cũng chỉ là hàng ngàn những ốcđảo trơ trọi Trong khi đó các NH nước ngoài với thế mạnh đi trước về côngnghệ cũng có thể tổ chức cung cấp dịch vụ khắp nơi và tức thời” Đó là lợithế cạnh tranh duy nhất chúng ta có nhưng xem ra nó cũng thật mong manhnếu chúng ta không biết tận dụng và phát triển nó, điều đó chứng tỏ năng lựccạnh tranh của các ngân hàng chúng ta còn rất kém thể hiện ở quy mô nguồnvốn còn quá nhỏ bé so với tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn, tỷ lệ cho vaykhông hiệu quả chiếm tỷ lệ rất cao, theo đánh giá của IMF, tỷ lệ cho vaykhông hiệu quả của các NHTM cổ phần ở Việt Nam là 40%, của các NHTMquốc doanh là 25%

Bên cạnh đó, tình trạng nợ quá hạn rất cao Đến 30/06/2000, tình trạngnợ quá hạn chiếm khoảng 6,13% tổng dư nợ, số nợ quá hạn này chưa tính nợđã khoanh và nợ chờ xử lý (Theo tài liệu hội thảo về chủ động hội nhập tàichính của Việt nam - Tác giả: Phạm Phan Dũng, Phó vụ trưởng Vụ tài chínhngân hàng, Bộ tài chính) Trình độ quản lý điều hành và tác nghiệp của cánbộ NH còn kém, trang thiết bị và công nghệ còn lạc hậu so với khu vực vàthế giới Do tác động của khủng hoảng kinh tế trong khu vực và tình hình tàichính kinh tế trong nước có giảm phát đã tác động một phần tới khả năng hấp

Trang 40

thụ vốn đầu tư của nền kinh tế và hoạt động bình thường của hệ thống ngânhàng thương mại Các ngân hàng thương mại có số lượng lớn nguồn vốn ứđọng trong ngân hàng không cho vay không đầu tư ra được.

Hệ thống tổ chức tín dụng Việt nam rất đa dạng về loại hình, về sở hữu.Các TCTD tuy số lượng nhiều nhưng đang gặp khó khăn như quy mô nhỏ, sốvốn điều lệ thấp; mạng lưới chi nhánh và các sản phẩm dịch vụ còn kém;mức độ an toàn thấp; điều kiện cung cấp tín dụng còn phân biệt theo khu vựckinh tế Đối với NHNN thì vẫn chưa thực sự thể hiện vai trò là một ngânhàng mẹ, can thiệp quá sâu vào hoạt động của hoạt động của các ngân hàng.Đối với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN vừa tham gia với vai trò làNHTW, vừa là thành viên, vừa là người tổ chức quản lý điều hành hoạt động.Mặc dù đã có nhiều sửa đổi cải cách thích hợp, song thị trường ngoạihối Việt Nam vẫn còn sơ khai, độ thanh khoản thấp, chưa thể đáp ứng chonhu cầu hội nhập, các giao dịch hối đoái chủ yếu vẫn là giao ngay (spot) đơnthuần, khối lượng giao dịch ngoại tệ chưa cao, tình trạng đầu tư găm giữngoại tệ còn khá phổ biến, dẫn đến việc đánh giá tình hình cung cầu ngoại tệrất khó khăn, cơ chế điều hành tỷ giá được xem là khá căn bản song chỉ làtrong ngắn hạn, về lâu dài, nhất là khi chúng ta đã trở thành thành viên cuảWTO thì phải hướng tới một tỷ giá linh hoạt hơn, tỷ giá phải là sản phẩm củaquan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Về chính sách lãi suất,gần đây xảy ra tình trạng lãi suất tăng cao đến mức báo động là một minhchứng cho quyết định có lẽ hơi vội vàng của NHNN trong việc thực hiện lãisuất cho vay thoả thuận VND.

Bên cạnh đó, luật NHNN vẫn còn dáng dấp của cơ chế tập trung quanliêu bao cấp, trong khi pháp lệnh ngân hàng đã bỏ lâu rồi, trong tổng số 63điều luật NHNN thì đã có đến 19 điều do Chính phủ quyết định

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

cỏch đỏng kinh ngạc (xem bảng 4). Tỷ lệ nợ quỏ hạn thấp như vậy khụng hoàn toàn phản ỏnh chất lượng tớn dụng của hệ thụng ngõn hàng trong nước  tốt hơn cỏc nước trong khu vực vỡ mấy năm trước đõy (trước quyết định  1267), cỏch phõn loại nợ quỏ hạn là theo - Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng việt nam.doc
c ỏch đỏng kinh ngạc (xem bảng 4). Tỷ lệ nợ quỏ hạn thấp như vậy khụng hoàn toàn phản ỏnh chất lượng tớn dụng của hệ thụng ngõn hàng trong nước tốt hơn cỏc nước trong khu vực vỡ mấy năm trước đõy (trước quyết định 1267), cỏch phõn loại nợ quỏ hạn là theo (Trang 29)
Bảng 4. Nợ quỏ hạn của hệ thống ngõn hàng Việt Nam - Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng việt nam.doc
Bảng 4. Nợ quỏ hạn của hệ thống ngõn hàng Việt Nam (Trang 29)
Bảng 6. Phõn bố tớn dụng của cỏc NHTMQD - Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng việt nam.doc
Bảng 6. Phõn bố tớn dụng của cỏc NHTMQD (Trang 30)
Bảng 1: Cơ cấu thu nhập của một số ngõn hàng: - Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng việt nam.doc
Bảng 1 Cơ cấu thu nhập của một số ngõn hàng: (Trang 61)
Bảng 3: Cơ cấu trỡnh độ của cỏn bộ ở một số ngõn hàng: - Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng việt nam.doc
Bảng 3 Cơ cấu trỡnh độ của cỏn bộ ở một số ngõn hàng: (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w