1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi.doc

42 1,4K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 503,5 KB

Nội dung

Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Phi.

Trang 1

LỜI CẢM TẠ

Trước hết em xin chân thành cảm ơn khoa Kinh Tế và Quản TrịKinh Doanh đã giúp cho em làm chuyên đề kinh tế, một mặt là bước chuyển tiếpgiúp cho chúng em có phương pháp khi làm chuyên đề Ngoại Thương, mặt khácgiúp em khỏi lúng túng khi làm luận văn tốt nghiệp Ngoài ra, còn giúp chochúng em tiếp cận với các vần đề kinh tế đang đặt ra, vận dụng những lý thuyếtđã học áp dụng vào thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các thầy cô trường ĐạiHọc Cần Thơ, đặc biệt là Thầy Cô khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đãcung cấp nhiều kiến thức cho em trong suốt những năm học qua để em có thể làmtốt chuyên đề này.

Cuối cùng, em xin đặc biệt cảm ơn Cô La Nguyễn Thùy Dung đãhướng dẫn em làm đề tài này hoàn thành Mặc dù, trong suốt quá trình làm đềcương, bản nháp, đến hoàn thành bảng chính em đã có nhiều sai sót về nội dungcũng như hình thức trình bày, nhưng nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn của Cô mà emđã khắc phục để hoàn thành chuyên đề của mình.

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, kết quảphân tích cùng với các số liệu thu thập trong đề tài là chính xác

Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2010 Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Tuyết Dung

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

La Nguyễn Thùy Dung

Trang 4

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2

3.1 Phương pháp thu thập số liệu: 2

3.2 Phương pháp xử lý số liệu: 2

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 2

4.1 Không gian nghiên cứu: 2

4.2 Thời gian nghiên cứu: 2

4.3 Đối tượng nghiên cứu: 3

1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu, số lượng xuất khẩu 5

1.2.2 Cơ cấu thị trường 6

1.2.3 Cơ cấu mặt hàng 8

1.2.4 Tình hình về giá 9

1.2.5 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10

1.2.6 Các phương thức thanh toán 10

1.2.7 Các thị trường trọng điểm của Việt Nam tại Châu Phi 11

1.2.7.1 Thị trường Nam Phi 11

2.2.1 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại 30

2.2.2 Phát triển các ngành hàng xuất khẩu 32

2.2.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý 32

PHẦN KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 5

Bảng 1.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Angiêria 2008-2010

Bảng 1.7: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam vào Angiêria

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮTXTTM: Xúc tiến thương mại.

GTGT: Giá trị gia tăng.

D/P: Document Against Payment ( Bộ chứng từ / thanh toán).L/C: Letter of Credit (thanh toán tín dụng thư).

C/O: Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá).

TTR: Telegraphic Transfer Reimbursement (Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn).

D/A: Document against Acceptance (Bộ chứng từ / chấp nhận thanh toán).

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Ngày nay, xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá là xu thế chung của cácnước, các khu vực và toàn thế giới Các nước ngày càng phát triển thì càng phụthuộc lẫn nhau nhiều hơn trên tinh thần hợp tác bình đẳng, tôn trọng chủ quyềnvà cùng có lợi.

Trên con đường hội nhập xu thế quốc tế hoá ấy của kinh tế thế giới, thìquan hệ xuất – nhập khẩu hàng hoá Việt Nam với các nước trên thế giới là vôcùng quan trọng Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đaphương hoá đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 178 nước thuộctất cả các châu lục (theo thống kê Bộ Ngoại Giao Việt Nam), trong đó quan hệthương mại với Châu Phi là quan trọng.

Hiện nay, quan hệ đối ngoại của nước ta với Châu Phi đang tăng cường vàmở rộng Từ năm 1991 đến nay (2009), Việt Nam và các nước Châu Phi đã kýkết nhiều hiệp định khung về hợp tác quốc tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật vàthương mại do nhà nước ta nhận ra Châu Phi có nhiều thuận lợi Với trên 1 tỷdân, Châu Phi vừa là thị trường tiêu thụ hàng hoá, vừa là nơi cung cấp nguyênliệu cho sản xuất (90% côban, 90% platin, 50% vàng, 98% crôm, 9,5% dầu mỏ…của thế giới) và nhiều tiềm năng phát triển khác Đặc biệt, từ cuộc hội thảo lầnthứ nhất diễn ra năm 2003 đóng vai trò như người mở đường trong quan hệ củaViệt Nam và Châu Phi trong thời kỳ mới Thực tế, trong những năm qua việccũng cố và phát huy mối quan hệ hợp tác truyền thống với các nước Châu Phiđang từng bước trở thành một nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoạicủa Đảng và nhà nước ta.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Phântích thực trạng và giải pháp xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thịtrường Châu Phi” làm đề tài nghiên cứu.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Trang 9

2.1 Mục tiêu chung:

Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trườngChâu Phi và đề ra giải pháp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá củaViệt Nam sang thị trường Châu Phi.

Đề ra những giải pháp khắc phục những khó khăn và phát huy nhữngthuận lợi của hàng hoá Việt Nam nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hànghoá Việt Nam.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:3.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Đề tài chỉ tập trung khai thác số liệu thứ cấp đáng tin cậy như từ số liệucủa Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Tổng Cục Thống Kê, đồng thời cũng tham khảosố liệu từ các trang web liên quan.

3.2 Phương pháp xử lý số liệu:

Phương pháp được xử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích và tổnghợp Những số liệu sau khi được xử lý sẽ dùng làm cơ sở để đánh giá và phântích tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, và các tài liệu trên cũng làm nềntảng để đưa ra những giải pháp, hướng đi đúng đắn cho đề tài nghiên cứu.

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:4.1 Không gian nghiên cứu:

Nghiên cứu vào tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thịtrường Châu Phi và chủ yếu vào một số thị trường trọng điểm như Nam Phi,Aicập, Nigiêria, Angiêria, Maroc.

4.2 Thời gian nghiên cứu:

Số liệu trong đề tài được thu thập trong giai đoạn từ năm 2004_2010.

4.3 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 10

Đề tài nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thịtrường Châu Phi.

PHẦN NỘI DUNG

Trang 11

Chương 1: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆTNAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI.

1.1 Khái quát quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam – Châu Phi

trong thời gian qua.

Về thương mại, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 51/54 nướcchâu Phi và đang tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 3 nước cònlại, cùng với đó là mạng lưới các cơ quan đại diện được tăng cường, đến nay đãcó 9 cơ quan đại diện ngoại giao, 5 cơ quan thương vụ của Việt Nam được đặt tạicác nước châu Phi và 8 nước châu Phi đã mở cơ quan đại diện tại Việt Nam Vớiviệc thiết lập quan hệ thương mại với gần hết tất cả 54 quốc gia và vùng lãnh thổở châu Phi như trên thì tính đến hiện nay Việt Nam có gần 5.000 doanh nghiệptham gia trao đổi hàng hóa với châu Phi, triển khai 20 chương trình xúc tiếnthương mại tại một số thị trường tiềm năng Với các lĩnh vực hợp tác trọng điểmnhư: năng lượng, nông nghiệp, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, laođộng… đang ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu.Trong đó,nông nghiệp làlĩnh vực hợp tác chủ đạo, với việc ký nhiều thỏa thuận hợp tác song phương vàcác dự án 3 bên, bên cạnh đó Việt Nam còn triển khai nhiều dự án hợp tác tronglĩnh vực dầu khí Hiện có khoảng 8.500 chuyên gia lao động Việt Nam ở Libya,Angeria, Angola và 300 chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp làm việc tạiAngola, Mozambique, Angeria.

Về vấn đề xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hợp tác nhiều mặt giữa ViệtNam và châu Phi, thì hiện nay với hơn 70 văn kiện hợp tác các loại đã được kýkết đã tạo cơ sở pháp lý ngày càng đầy đủ và vững chắc để Việt Nam và châu Phimở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và cùng quan tâm.

Mặt khác, Châu Phi và Việt Nam đang đứng trước những vận hội mới đểnâng tầm quan hệ hợp tác phát triển kinh tế Cả hai bên đều có những thế mạnhriêng, chủng loại hàng hóa khác nhau, do đó sẽ không bị cạnh tranh, dễ dàng choviệc trao đổi và thắt chặt mối quan hệ bạn hàng.

Tuy nhiên, Châu Phi đã trở thành thị trường, điểm đầu tư chiến lược đầycạnh tranh giữa các nước, khu vực lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu Trong khiđó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa vươn tới thị trường này một cách tương

Trang 12

xứng với tiềm năng và mong đợi của cả hai bên dù điểm thuận lợi dành cho ViệtNam rất lớn.

1.2 Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Châu

Phi trong thời gian qua.

1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu, số lượng xuất khẩu.

Trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam – châu Phi, với các chínhsách thúc đẩy quan hệ thương mại hai bên do nhà nước ta đề ra và sự năng độngcủa các doanh nghiệp trong việc khai thác các thị trường mới, kim ngạch thươngmại Việt Nam - Châu Phi đã có bước tăng trưởng nhanh, bình quân 45%/năm, từ360 triệu USD năm 2003 lên hai tỷ USD năm 2008, gấp đôi mục tiêu đặt ra trongChương trình hành động 2004-2010 Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu sang ChâuPhi trị giá hơn 1,33 tỷ USD, tăng 95% so với năm 2007 và nhập khẩu 756 triệuUSD Trong khi năm trước, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - ChâuPhi đạt gần 684 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006 Ta có thể nhận thấy rằngviệc buôn bán với Châu Phi đạt được tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do traođổi thương mại giữa hai bên có xuất phát điểm rất thấp, và những thuận lợi màthị trường Châu Phi giành cho Việt Nam là rất lớn Một trong những thuận lợi,đó là những thành công, kinh nghiệm trong xóa đói giảm nghèo, phát triển nôngnghiệp và an ninh lương thực của Việt Nam với điểm xuất phát về cơ sở hạ tầngban đầu giống như nhiều nước châu Phi hiện nay Chính điều này khiến nhiềunước châu Phi luôn muốn “đặt hàng” Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, triển khaihợp tác trên nhiều lĩnh vực Thêm vào đó tăng trưởng cao trong bối cảnh "cấtcánh" chung của ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây cũng là điềudễ hiểu Ðặc biệt, trong năm 2009, dù gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộckhủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nó được cho là khôngảnh hưởng nhiều đến nhu cầu nhập khẩu của Châu Phi, lý do là các nước này chủyếu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như nhiên liệu và lương thực, thực phẩm,vì thế kim ngạch thương mại Việt Nam - châu Phi vẫn đạt 2,07 tỷ USD, trong đóViệt Nam xuất sang châu Phi 1,56 tỷ USD giá trị hàng hóa và nhập khẩu 510triệu USD Trong 6 tháng đầu năm 2010, Việt Nam vẫn tiếp tục xuất siêu hơn570 triệu USD sang thị trường Châu Phi, xấp xỉ mức xuất siêu của cùng kỳ năm trước, mặc dù nhu cầu nhập khẩu của Châu Phi đối với một số mặt hàng

Trang 13

xuất khẩu chủ lực của ta bị giảm sút mạnh trong Quý I và giá cả thị trường thế

giới xuống thấp trong Quý II Nhưng trong quý II, với sự nỗ lực của các doanh

nghiệp, nhu cầu nhập khẩu gạo cũng như các mặt hàng gia vị, thực phẩm… phụcvụ cho tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo ở Bắc Phi và Giải vô địch bóng đáthế giới tại Nam Phi gia tăng, xuất khẩu sang Châu Phi đạt 371 triệu đô la Mỹ vàgấp đôi so với Quý I Với đà tăng trưởng hiện tại, với những diễn biến thuận lợitrên thị trường, xuất khẩu sang Châu Phi trong cả năm 2010 theo dự kiến có thểđạt mức 3 tỷ USD.

đầu năm2010

Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi 2008 - 2010 (đvt:triệu USD)

Xuất khẩuNhập khẩu

1.2.2 Cơ cấu thị trường.

Hiện nay, Việt Nam đã có trao đổi thương mại với hầu hết các nước ChâuPhi Nếu nói đến các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở Châu Phitrong những năm gần đây phải kể đến đó là Nam Phi, Ai cập, Ghana, Cốt-đi-voa,Ăng-gô-la, An-giê-ri, Ni-giê-ri-a, Tan-da-ni-a, Ma-rốc, Sê-nê-gan…Trong năm2008, một số thị trường đã đạt mức kim ngạch xuất khẩu cao như Ai Cập (167triệu USD), Ăng-gô-la (đạt 152 triệu USD), Nam Phi (147 triệu USD), Xê-nê-gan (104 triệu USD)… Bước sang năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng

Trang 14

kinh tế toàn cầu đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Namsang thị trường Châu Phi Ngoại trừ thị trường Nam Phi, các thị trường đều đạtmức kim ngạch thấp so với năm 2008, Nam Phi (377,89 triệu USD), Ai Cập(162,669 triệu USD), Angiêria (81,586 triệu USD), Nigiêria (66,881 triệu USD),Ăng-gô-la (89,198 triệu USD)….

Tính đến 6 tháng đầu năm 2010, Nam Phi vẫn tiếp tục là thị trường xuấtkhẩu lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi với kim ngạch gần 207 triệu USD,chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang toàn Châu lục, mặc dù kimngạch xuất khẩu sang Nam Phi trong 6 tháng đầu năm giảm 22%, do xuất khẩucác mặt hàng kim loại quí, đá quí giảm mạnh Nếu không tính mặt hàng đá quývà kim loại quý, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Nam Phi vẫn tăng111% so với cùng kỳ năm ngoái Đứng thứ hai là thị trường Ai Cập, kim ngạchxuất khẩu đạt 82 triệu USD, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu vào toàn khuvực, với thuỷ sản vẫn tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đạt kim ngạchtrên 25,9 triệu USD Nigiêria đã vươn lên vị trị thứ 3 trong số 10 thị trường xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam tại Châu Phi với kim ngạch đạt 72 triệu USD, tăng167% Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà giảm mạnh và chỉđạt 41 triệu USD, do lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này giảm Nhìn chung,các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tại Châu Phi vẫn duy trì được tốcđộ tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, đáng chú ý, một số thịtrường có tốc độ tăng trưởng cao là: Ni-giê-ri-a đạt 167%, Gha-na đạt trên 88%và Ai Cập đạt 24%.

Thực tế là, xuất khẩu của Việt Nam vào các nước Châu Phi hiện cũng tậptrung chủ yếu ở các nước này Các nước khác nhập khẩu từ Việt Nam còn rất hạnchế, 44 nước còn lại chỉ nhập khẩu chiếm 26% giá trị xuất khẩu của Việt Namvào Châu Phi.

Trang 15

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số nước trọng điểm ở

Trang 16

kiện 41 triệu USD, sắt thép 34 triệu USD, săm lốp 22 triệu USD…Trong 6 thángđầu năm 2010, gạo vẫn là mặt hàng chủ lực mặc dù trong quý 1 có sự sụt giảmmạnh Khối lượng gạo xuất khẩu chỉ phục hồi mạnh vào quý 2 Các mặt hàngxuất khẩu truyền thống khác vào Châu Phi gồm có giày dép, hạt tiêu, dệt may…có mức tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái Ngoài ra, các sản phẩm điện-điện tử,cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc láđiếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt, đồ chơi trẻ em, mỳ ăn liền, sữa và sảnphẩm sữa, xe đạp… cũng có xu hướng gia tăng.

Bảng 1.2: Một số mặt hàng của Việt Nam xuất vào Châu Phi trong những năm qua

(Đvt: triệuUSD)

Gạo Nam Phi (12,867), Angiêria (2,48),… Angiêria (23,8), Nam Phi (16,367), … Nam Phi(6,893),…Cà phê Angieria (29,63), Nam Phi (13,476),… Maroc (13,649), Nam Phi (12,84), Aicap (9,744),… Nam Phi (9,337), Aicap (6,502),…Giày dép các loạiNam Phi (33,113), Nam Phi (35,868), Nam Phi (17,724),…Máy vi tính và linh

kiện Nam Phi (4,710), Nam Phi (4,870),Maroc (2,658),… Nam Phi (3,707),…Hạt tiêuAngiêria (3,16),… Aicap (16,303), Maroc (0,688), Angiêria (1,3),… Aicap (7,328),…Sản phẩm dệt mayNam Phi (12,901),… Nam Phi (10,241), Aicap(10,478),… Nam Phi (9,462), Aicap (4,907),…Hải sản Nam Phi (1,874), Angieria (2,44) Aicap (59,717), Maroc (0,927),… Aicap (25,929),…Đá quý, kim loại quý

và sản phẩm Nam Phi (20,298),… Nam Phi (199,318),… Nam Phi (45,869), Cơm dừa Maroc (0,611), Angieria

Trang 17

Nam chiếm thị phần rất lớn Tuy nhiên, các mặt hàng này không được nhập trựctiếp từ Việt Nam, mà từ nước thứ 3 tại châu Âu, với sự chênh lệch về giá cao.Đây là một trong những bất lợi về địa lý giữa Việt Nam và Châu Phi cần đượcchú tâm hơn Chẳng hạn như, tỷ lệ xuất khẩu gạo sang châu Phi tăng mạnh,nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ yếu qua trung gian, làm cho giá cảmột phần bị chênh lệch cao hơn so với giá thực tế, vì thế hiện nay gạo cấp thấpcủa Việt Nam không có lợi thế bằng hai đối thủ là Pakistan và Myanmar, vì họ cólợi hơn ta về chi phí vận chuyển.

1.2.5 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.

Chiến lược kinh doanh của các DN Việt Nam tại thị trường châu Phithông qua 3 hình thức:

Thứ nhất, XK qua trung gian Đây là con đường mà phần lớn các DNViệt Nam đã áp dụng để thâm nhập thị trường châu Phi từ trước tới nay.

Thứ hai, XK trực tiếp Đây cũng là cách mà các DN Việt Nam sử dụng tạicác nước mà Việt Nam có Thương vụ hoặc cơ quan đại diện, như Nam Phi,Angola, Ai Cập cũng như một số nước có hệ thống ngân hàng khá phát triển vàtiềm lực tài chính tương đối mạnh như Ma Rốc, Nigeria Nhưng trên thực tế,phương thức thâm nhập này được Việt Nam áp dụng đối với thị trường Châu Phichiếm tỷ lệ thấp.

Thứ ba, XK tại chỗ (hay đầu tư trực tiếp) để khắc phục khó khăn trongthanh toán của các nước châu Phi và hệ thống ngân hàng kém phát triển, cũngnhư giảm bớt chi phí vận chuyển cho DN Việt Nam Mặt khác, Việt Nam đã cómột số thành công nhất định trong gia công, chế biến các sản phẩm công nghiệp.Tuy nhiên hình thức này rất ít DN Việt Nam áp dụng cho thị trường Châu Phi.

1.2.6 Các phương thức thanh toán.

Phương thức thanh toán của nhiều nước châu Phi còn lạc hậu, đối tácthanh toán chậm, có khi bán hàng cả năm sau mới thu được vốn nên nhiều doanhnghiệp không muốn bán Thanh toán tại các quốc gia Châu Phi phổ biến thanhtoán qua D/P, nếu mở L/C mất rất nhiều thời gian, có thể lên đến hơn 1 tháng,nội dung L/C lại có các điều khoản không phù hợp, bắt buộc tu chỉnh, thời gianhoàn thành việc thanh toán một lô hàng ít nhất 6 tuần kể từ ngày ký vận đơn.

Trang 18

Hiện việc bảo đảm L/C phải thông qua chứng nhận của một ngân hàng châu Âuhoặc ở Hoa Kỳ.

1.2.7 Các thị trường trọng điểm của Việt Nam tại Châu Phi.1.2.7.1 Thị trường Nam Phi.

1.2.7.1.1 Kim ngạch xuất khẩu.

Trong các thị trường ở Châu Phi, Việt Nam chủ yếu xuất siêu sang NamPhi

200820096 thángđầu năm

Hiện nay Nam Phi là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tạiChâu Phi Trong giai đoạn 2005-2009, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩuhàng hoá của Việt Nam sang Nam Phi bình quân 47%/năm và cao hơn tốc độtăng trưởng xuất khẩu bình quân của cả nước trong kỳ và cao hơn mức tăngtrưởng kim ngạch 18% của giai đoạn 2000-2004.

Về giá trị kim ngạch, nếu như kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 146,43 triệuUSD năm 2008 thì tới năm 2009 là 377,89 triệu USD Năm 2009, tuy trong thờikỳ khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Nam Phi vẫn đạt sức mua cao nhất tạiChâu Phi – Châu lục chịu ít ảnh hưởng trong thời kỳ khủng hoảng này- với GDP

Trang 19

năm 2009 tính theo sức mua đạt khoảng 505 tỷ USD, chiếm 25% GDP của toànchâu Phi, chính vì thế kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vẫn cao như thế là điềudễ hiểu Hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi chiếm khoảng15,38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang châu Phi

Tiếp tục đà tăng trưởng năm 2009, kim ngạch thương mại Việt Nam- NamPhi trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt mức 268,06 triệu USD trong đó kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đạt 206,74 triệu USD đạt gần 61,36% kimngạch xuất khẩu cả năm 2009 và kim ngạch nhập khẩu đạt 61,32 triệu USD ViệtNam vẫn tiếp tục xuất siêu sang thị trường này Dự kiến kim ngạch cả năm 2010sẽ đạt khoảng 450 triệu USD.

1.2.7.1.2 Cơ cấu mặt hàng.

Các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Nam Phi gồm giàydép các loại, gạo, hàng dệt may, cà phê, máy vi tính, sản phẩm điện tử & linhkiện, rau quả, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…

Bảng 1.3: Kim ngạch một số mặt hàng của Việt Nam xuất sangNam Phi 2008-2010

(Đvt: triệu USD)

ngạchKim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu

may (12,901), Máy vi tính và linh kiện (4,710), Sản phẩm đá quý & kim loại quý (20,298),Cà phê (13,476), Cao su (0,344), Dây điện và dây cáp điện (0,526), Sản phẩm gỗ (3,186), Hải sản (1,874), Hạt điều (1,349), Sản phẩm nhựa (1,880), Đồ chơi trẻ em( 0,596), ….

dép các loại (35,868),Gạo (16,367), cà phê (12,84), Hàng dệt may (10,241), Máy vi tính và linh kiện (4,870), Hạt tiêu (3,775), Sản phẩm từ sắt thép (3,257), Gỗ và sản phẩm gỗ ( 2,239), Phương tiện vận tải và phụ tùng (1,603), Giấy và các sản phẩm từgiấy (1,005),…

6 tháng đầu năm 2010

206,74 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm (45,869), Giầy dép các loại (17,724), Cà phê (9,337), Gạo (6,893), Hàng dệt may (9,462), Máy vi tính và linh kiện (3,707), Gỗ và sản phẩm gỗ (1,156), Phương tiện

Trang 20

vận tải và phụ tùng (2,081), Sản phẩm từ sắt thép (2,495), Các sản phẩm hóa chất (1,876), Giấy và cácsản phẩm từ giấy (0,319), Hạt tiêu (1,632), …

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)

Riêng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép các loại đạt33,113 triệu USD chiếm gần 22,61%, sản phẩm đá quý & kim loại quý đạt20,298 triệu USD chiếm 13,86%, Cà phê là 13,476 triệu USD chiếm 9,2%, gạođạt 12,867 triệu USD chiếm gần 9% so với tổng giá trị xuất khẩu sang Nam Phi.Ngoài ra, còn có các mặt hàng như Cao su (0,344), Dây điện và dây cáp điện(0,526), Sản phẩm gỗ (3,186), Hải sản (1,874), Hạt điều (1,349), Sản phẩm nhựa(1,880), Đồ chơi trẻ em ( 0,596),…Trong thời kỳ trước đó, tỷ trọng của mặt hànggạo luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các mặt hàng khác ở thị trường này,khoảng 50-60% kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên, tốc độ gia tăng của mặt hànggiày dép lại cao hơn nên tỷ trọng của nó chiếm ngày càng cao hơn so với gạo.

Đến năm 2009, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tới thị trường này vẫn làgiầy dép các loại đạt 35,868 triệu USD tăng gần 3 triệu USD so với năm 2008,đặc biệt là sự tăng vượt bậc của mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăngtừ 20,298 triệu USD (2008) lên 199,318 triệu USD, tăng 9,8 lần , mặt hàng gạocũng tăng 27%,…Ngoài ra, còn có thêm những mặt hàng mới xuất sang NamPhi nhưng kim ngạch khá cao đó là mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng(1,603 triệu USD), giấy và các sản phẩm từ giấy (1,005 triệu USD), sản phẩm từsắt thép (3,257 triệu USD), …Tiếp theo đà tăng trưởng này, năm 2010 Việt Namtận dụng mùa World Cup 2010 lần đầu tiên diễn ra tại Nam Phi, nắm bắt đượcnhu cầu về một số mặt hàng như giày dép, quần áo, mũ nón …nên chỉ trong 6tháng đầu năm 2010, kim ngạch của Việt nam sang thị trường nào đã đạt 17,724triệu USD, chiếm gần 50% so với cả năm 2009 Đặc biệt, trong tháng 6 là mùanóng nên lượng tiêu thụ các mặt hàng dép xốp tại đây tăng mạnh Ngoài ra, cácmặt hàng còn lại cũng đạt được lượng kim ngạch khá cao như máy vi tính và linhkiện (3,707 triệu USD), gỗ và sản phẩm gỗ (1,156 triệu USD), phương tiện vậntải và phụ tùng (2,081triệu USD), Sản phẩm từ sắt thép (2,495 triệu USD), Cácsản phẩm hóa chất (1,876 triệu USD),…

Trang 21

1.2.7.1.3 Các hình thức xuất khẩu và phương thức thanhtoán.

Tại thị trường Nam Phi, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá chủ yếu bằngphương thức xuất khẩu gián tiếp hay phải xuất khẩu thông qua nước thứ 3 Cònvấn đề thanh toán thì cho đến nay, doanh nghiệp Việt Nam và Nam Phi còn chưacó một thống nhất chung về việc lựa chọn hình thức thanh toán quốc tế thông quangân hàng.

1.2.7.1.4 Những điều đáng chú ý khi xuất khẩu sang thịtrường Nam Phi.

Các quy định về xuất nhập khẩu:

 Giấy phép nhập khẩu: Một số hàng hoá muốn vào Nam Phiphải có giấy phép nhập khẩu, ví dụ như thiết bị đã qua sử dụng, hàng hoá tiêudùng (thực phẩm, quần áo, hàng dệt, giầy dép, sách báo ), các sản phẩm gỗ, giấycác loại, nhiên liệu cho xe ô tô và hàng không, các sản phẩm hoá dầu, các sảnphẩm công nghiệp khác và các loại nguyên vật liệu nhập khẩu như là các thiết bịvật tư để sản xuất xe ô tô.

 Giấy chứng nhận xuất sứ (C/O) hay ở Nam Phi gọi là D/O(Declaration of Origin): được lập theo mẫu Form DA-59, xác nhận nước xuất xứcủa hàng hoá là bắt buộc phải có để có thể vận chuyển một số loại hàng hoá nhậpkhẩu vào Nam Phi Hải quan Nam Phi sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu biết cócần phải làm Form DA-59 hay không và nhà nhập khẩu sẽ báo cho nhà xuất khẩubiết Một khi Form này là cần thiết, nhà xuất khẩu hoặc nhà cung cấp hàng phảitrình xuất ít nhất một bản gốc kèm theo với bản gốc hoá đơn hàng (originalcommercial invoice) C/O không nhất thiết phải có xác nhận của Phòng Thươngmại và Công nghiệp hoặc xác nhận của Hải quan.

 Các chứng từ vận tải cần có khi chuyển hàng vào Nam Phi. Các hàng cấm nhập và hạn chế nhập khẩu.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w