Ngày soạn: 08 – 11 – 2009 Ngày dạy: TUẦN: 13 MÔN: MĨ THUẬT TIẾT: 13 BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG NẶN DÁNG NGƯỜI I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số dáng người hoạt động. Kó năng: - Nặn được 1, 2 dáng người đơn giản. + HS khá, giỏi: Hình nặn cân đối, giống hình dáng người đang hoạt động. Thái độ: - Yêu mến nét đẹp hình dáng con người trong hoạt động. II. Chuẩn bò: - Sưu tầm một số tranh ảnh về dáng người đang hoạt động. - Một số tượng nhỏ hoặc ảnh chụp các bức tượng về dáng người. - Bài nặn của HS lớp trước. - Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS nhắc lại các kiến thức của bài học trước: - HS tìm ra cách bày mẫu đẹp. - HS nêu cách vẽ mẫu có 2 vật. - GV nhận xét và ghi điểm HS. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV có thể lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - GV cho HS quan sát tranh ảnh về dáng người đồng thời đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghó và trả lời: + Nêu các bộ phận của cơ thể con người. + Mỗi bộ phận cơ thể con người có dạng hình gì? + Nêu một số dáng hoạt động của con người. + Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động. Hoạt động 2: Cách nặn: - GV yêu cầu HS nêu lại các bước nặn. - GV nặn mẫu cho HS quan sát. GV cần thao tác chậm và đúng theo trình tự các bước nặn cho các em nhìn rõ và ghi nhớ. - GV gợi ý cho HS sắp xếp các hình gợi ý theo đề tài. Ví dụ: kéo co, đấu vật, bơi thuyền,… Hoạt động 3: Thực hành: - GV cho HS thực hành theo nhóm: cùng nặn một sản phẩm có kích thước lớn hơn, người đứng, người ngồi,… - HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV. + Đầu, thân, chân, tay,… + Đầu hình tròn, thân, chân, tay có dạng hình trụ… + Đi đứng, chạy, nhảy, cúi, ngồi,… - HS nêu lại các bước nặn: - HS quan sát GV thực hành. - HS có thể vẽ trước một vài dáng người trên giấy nháp để chọn dáng nào đẹp và sinh động hơn để nặn. - HS thực hành. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú - Trong khi thực hành, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn thêm cho các em. Gợi ý cụ thể đối với những HS còn lúng túng về cách nặn, hướng dẫn từng bước nặn để HS có thể hoàn thành bài tập. - Nhắc HS khi nặn cần rãi giấy lên bàn, không bôi bẩn lên bàn ghế, quần áo, khi nặnm xong cần rửa tay và lau tay sạch sẽ. Nhận xét, đánh giá: - GV yêu cầu HS trình bày nặn theo nhóm hoặc các nhân để cả lớp cùng nhận xét, xếp loại. - GV khen ngợi những HS có bài tập nặn đẹp. - HS thực hành và giữ vệ sinh như hướng dẫn của GV. - HS trình bày nặn theo nhóm hoặc các nhân để cả lớp cùng nhận xét, xếp loại. HS khá, giỏi: Hình nặn cân đối, giống hình dáng người đang hoạt động. 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. - Chọn một số bài tập nặn đẹp làm ĐDDH 5. Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh trên sách báo về trang trí đường diềm ở đồ vật. Nhận xét chung tiết học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 15 – 11 – 2009 Ngày dạy: TUẦN: 14 MÔN: MĨ THUẬT TIẾT: 14 BÀI: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT. I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật. - Biết cách vẽ đường diềm vào đồ vật. Kó năng: - Vẽ được đường diềm vào đồ vật. + HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí. Thái độ: - Yêu sáng tạo trong nghệ thuật trang trí hoa văn VN II. Chuẩn bò: - Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm. - Một số bài vẽ đường diềm ở đồ vật của HS lớp trước. - Hình gợi ý cách vẽ trang trí đường diềm ở đồ vật. - Giấy vẽ vở thực hành. - Bút chì, vẽ, thước kẻ, màu vẽ. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS nhắc lại các kiến thức của bài học trước: - GV yêu cầu HS nêu lại các bước nặn. - GV nhận xét và ghi điểm HS. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV có thể lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK, bộ đồ dùng dạy học và cách đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về vẽ đẹp của đường diềm ở một số đồ vật: + Đường diềm thường dùng để trang trí cho những đồ vật nào? + Khi được trang trí bằng đường diềm, hình dáng của đồ vật như thế nào? - GV bổ sung, nhận xét. - GV gợi ý để cho HS nhận ra vò trí của đường diềm. - GV đặt câu hỏi để HS tìm ra các họa tiết ở đường diềm. Hoạt động 2: Cách vẽ: - GV vẽ lên bảng hoặc sử dụng hình gợi ý cách vẽ đã chuẩn bò hay cho HS xem hình gợi ý ở SGK, kết hợp với các câu hỏi gợi ý để HS tìm ra cách vẽ họa tiết trang trí. - GV lưu ý HS : Có thể trang trí cho đồ vật bằng 1 hai hoặc nhiều đường diềm nhưng cần phải sắp - HS quan sát một số đồ vật có trang trí đường diềm. - Suy nghó trả lời - HS lắng nghe. - Các bước trang trí: + Tìm vò trí phù hợp để vẽ đường diềm ở đồ vật và kích thước của đường diềm, kẻ hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách đều. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú xếp sao cho cân đối, hài hòa với hình dáng đồ vật. Hoạt động 3: Thực hành: - GV có thể cho HS thực hành một trong số các dạng bài sau: + Vẽ một họa tiết đối xứng có dạng hình vuông hoặc hình tròn. + Vẽ một họa tiết tự do đối xứng qua trục ngang hoặc trục dọc. - Trong khi thực hành, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn thêm cho các em. Gợi ý cụ thể hơn đối với những HS chưa nắm vững cách vẽ. - Nhắc HS chọn, vẽ họa tiết đơn giản để có thể hoàn thành bài tập ở lớp. - Với HS khá, GV gợi ý để các em tạo được họa tiết đẹp và phong phú hơn. Nhận xét, đánh giá: - Gv cùng HS chọn một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để cả lớp nhận xét và xếp loại. - GV chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu ở từng bài: + Cách bố cục. + Vẽ họa tiết. + Vẽ màu. + Chia các khỏang cách để vẽ họa tiết. + Tìm hình mảng và vẽ họa tiết. + Vẽ màu theo ý thích ở họa tiết và nền. - HS xem hình gợi ý ở SGK, kết hợp với các câu hỏi gợi ý để HS hoàn thành bài vẽ. - HS lắng nghe cùng thực hiện. - HS chọn, vẽ họa tiết đơn giản để có thể hoàn thành bài tập ở lớp. - HS chọn một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để cả lớp nhận xét và xếp loại. - HS lắng nghe và cùng thực hiện. HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí. 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Nhận xét chung tiết học và xếp loại. - Dặn dò:Sưu tầm tranh ảnh về quân đội. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 22 – 11 – 2009 Ngày dạy: TUẦN: 15 MÔN: MĨ THUẬT TIẾT: 15 BÀI: VẼ TRANH ĐỀ TÀI: QUÂN ĐỘI I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong sản xuất, chiến đấu và trong sinh hoạt hằng ngày. - Biết cách vẽ tranh về đề tài Quân đội. Kó năng: - Vẽ được tranh về đề tài Quân đội. + HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. Thái độ: - HS thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội. II. Chuẩn bò: - Sưu tầm một số tranh ảnh về quân đội. - Một số tranh ảnh về đề tài Quân đội của các họa só và các thiếu nhi. - Giấy vẽ vở thực hành. - Bút chì, vẽ, thước kẻ, màu vẽ. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS nhắc lại các kiến thức của bài học trước: - GV yêu cầu HS nêu các bước trang trí. - GV nhận xét và ghi điểm HS. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV có thể lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài: - GV giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài Quân đội và gợi ý để HS nhận thấy: + Tranh vẽ về đề tài Quân đội thường có những hình ảnh chính là các cô, chú bộ đội. + Trang phục của bộ đội khác giữa các binh chủng. + Trang bò vũ khí và phương tiện của quân đội gồm có: súng, xe pháo, tàu chiến, máy bay,… - GV cho HS xem tranh ảnh về quận đội để các em nhớ lại các hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh: - GV cho HS quan sát một số tranh ở bộ ĐDDH ở SGK và đặt câu hỏi gợi ý để các em tự tìm ra các bước vẽ tranh. + Vẽ hình ảnh chính là các cô chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể nào đó. + Vẽ các hình ảnh phụ sao cho phù hợp nội dung. + Vẽ màu có đậm, có nhạt sao cho phu hợp với đề tài. - Cho HS nhận xét các bức tranh và hình tham khảo để các em nhận ra các hình ảnh phụ và cách + Đề tài của quân đội rất phong phú. Có thể vẽ về các hoạt động như: chân dung cô, chú bộ đội, bộ đội với thiếu nhi, bộ đội gặt lúa, chống bão lụt giúp dân,… bộ đội đứng gác,… - HS quan sát một số tranh ở bộ ĐDDH ở SGK. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú sử dụng màu sắc để tranh sinh động tươi vui. - Nhắc HS không vẽ quá nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh quá nhỏ sẽ làm cho bố cục tranh rườm rà, vụn vặt. Hoạt động 3: Thực hành. - Trong khi HS vẽ, GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm. - GV luôn nhắc nhở HS chú ý sắp xếp các hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ. - Gợi ý cụ thể hơn đối với những HS còn lúng túng trong cách vẽ hình, vẽ màu để các em hoàn thành được hình vẽ. - Yêu cầu HS hoàn thành được bài tập tại lớp. - Khen ngợi những HS vẽ nhanh, vẽ đẹp; động viên những HS vẽ chậm. Nhận xét, đánh giá: - GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp, nhận xét cụ thể về: + Cách chọn nội dung (phù hợp với đề tài) + Cách sắp xếp hình vẽ (Cân đối, chưa cân đối). + Cách vẽ màu (đậm nhạt rõ hay chưa rõ trọng tâm,…) - Xếp loại, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. - HS lắng nghe và thực hiện. - HS thực hành. - HS chú ý sắp xếp các hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ. - HS làm bài trên giấy vẽ hoặc vở thực hành tại lớp. - HS hoàn thành bài vẽ. - HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp, nhận xét. - HS cả lớp cùng nhận xét. HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: Sưu tầm bài vẽ mẫu có 2 vật mẫu của các bạn lớp trước và tranh tónh vật của họa só trên sách báo. GV nhận xét chung tiết học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 29 – 11 – 2009 Ngày dạy: TUẦN: 16 MÔN: MĨ THUẬT TIẾT: 16 BÀI: VẼ THEO MẪU MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu. - Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. Kó năng: - Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu. + HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. Thái độ: - HS quan tâm, tìm hiểu các đồ vật xung quanh. II. Chuẩn bò: - Mẫu vẽ (hai vật mẫu) - Hình gợi ý cách vẽ ở bộ đồ dùng dạy học hoặc tự chuẩn bò. - Bài vẽ của HS trước lớp. - Chuẩn bò mẫu để vẽ theo nhóm. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn đònh lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS nhắc lại các kiến thức của bài học trước: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV có thể lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - GV yêu cầu các nhóm tự trình bày mẫu. để HS quan sát, nhận xét về: + Sự giống nhau, khác nhau về đặc điểm của một số vật như chai lọ, phích bình đựng nước… *Giống nhau: có miệng, cố, vai, thân, đáy…. *Khác nhau: Ở tỷ lệ giữa các bộ phận và các chi tiết: nắp đậy, quai xách, tay cầm,… + Tỉ lệ chung của mẫu và tỉ lệ của hai vật mẫu. + Vò trí của các vật mẫu. + Hình dáng của từng vật mẫu. + Độ đậm nhạt chung của mẫu. + Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt của từng vật mẫu. Hoạt động 2: Cách vẽ: - GV gợi ý HS vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen: + Phác các mảng đậm, đậm vừa, nhạt. + Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì đen để diễn tả độ đậm, nhạt. - GV lưu ý một số HS có thể vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành: - Khi HS vẽ, GV đến từng bàn để quan sát và - HS quan sát, nhận xét về đặc điểm hình dáng, kích thước, độ đậm nhạt của mẫu. - HS lắng nghe và quan sát. - HS quan sát mẫu. Nêu cách vẽ: - HS thực hành bài vẽ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú hướng dẫn. - Khi HS vẽ, cần nhắc các em quan sát và so sánh để xác đònh đúng khung hình chung, khung hình riêng của mẫu. - Vẽ mẫu theo đúng vò trí quan sát của mỗi người, không vẽ giống nhau. - Cách vẽ phác hình bằng các nét thẳng. - Cách vẽ hình chi tiết. - Nhắc HS chú ý bố cục sao cho cân đối; vẽ đệm nhạt đơn giản. - Gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng. Nhận xét, đánh giá: - GV gợi ý cho HS nhận xét, xếp loại cho một số bài vẽ tốt và chưa tốt. - GV bổ sung, nhận xét, điều chỉnh, xếp loại và khen ngợi, động viên một số HS có bài vẽ tốt.Có thể nhận xét xếp loại về: + Bố cục. + Hình, nét vẽ. + Đậm, nhạt. - HS quan sát và so sánh để xác đònh đúng khung hình chung, khung hình riêng của mẫu. - HS lưu ý bố cục sao cho cân đối; vẽ đệm nhạt đơn giản. - HS nhận xét, xếp loại cho một số bài vẽ tốt và chưa tốt. HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. 4. Củng cố: Hệ thống kó năng, kiến thức bài. 5. Dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. Khen ngợi một số HS có bài vẽ tốt, nhắc nhở và động viên những HS chưa hoàn thành được bài vẽ để các em cố gắng hơn ở bài học sau. Sưu tầm tranh của họa só Đỗ Cung trên sách báo. Điều chỉnh bổ sung: . Ngày soạn: 08 – 11 – 2009 Ngày dạy: TUẦN: 13 MÔN: MĨ THUẬT TIẾT: 13 BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG NẶN DÁNG NGƯỜI I. Mục đích yêu cầu: Kiến. học. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: 15 – 11 – 2009 Ngày dạy: TUẦN: 14 MÔN: MĨ THUẬT TIẾT: 14 BÀI: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT. I. Mục đích