1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng thanh toán bằng séc tại SGDI

32 377 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 53,85 KB

Nội dung

Thực trạng thanh toán bằng séc tại SGDI I. Khái quát về sự ra đời và phát triển của SGDI 1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của SGDI SGDI NHNo và PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 15/NHNN- TCCB ngày 6/3/1991 của Tổng Giám Đốc NHNo Việt Nam (nay là NHNo vàPTNT Việt Nam). Là đơn vị hạch toán độc lập, trực tiếp giao dịch với khách hàng, có con dấu riêng, có bảng tổng kết tài sản riêng. Tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh. SGDI hoạt động theo điều lệ NHNo Việt Nam và theo quy chế uỷ quyền của Tổng Giám Đốc NHNo và PTNT. Có trụ sở tại số 4 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội. Bước đầu thành lập SGDI đã có rất nhiều điều kiện thuận lợi đó là: Luôn được sự chỉ đạo sâu sát và ủng hộ nhiệt tình của Ban lãnh đạo NHNo vàPTNT Việt Nam cả về đường lối chiến lược kinh doanh, cơ chế nghiệp vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật - đây là thuận lợi cơ bản nhất góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của SGDI. Hơn nữa được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các ngành các doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương. Có trụ sở khang trang nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch và những cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động của một NHTM tương đối đầy đủ, đội ngũ cán bộ nhiệt tình, giàu năng lực, đoàn kết, hăng hái quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mới. Tuy nhiên mới được thành lập và đi vào hoạt động nên SGDI đã gặp phải rất nhiều khó khăn, cản trở: Thể hiện ở chỗ SGD I hoạt động trên địa bàn Hà Nội nơi mà việc cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong cùng hệ thống, ngoài hệ thống, giữa ngân hàng thương mại quốc doanh với NHCP, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng diễn ra rất gay gắt trên nhiều lĩnh vực: Quy mô, lãi suất, công nghệ, phong cách phục vụ. Trong khi đó SGDI mới đi vào hoạt động các nghiệp vụ còn rất ít mới chủ yếu thực hiện hoạt động huy động vốn và cho vay, hầu hết các khách hàng đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiều ngân hàng, việc lôi kéo khách hàng về với ngân hàng tạo lập mỗi quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng đòi hỏi phải khẳng định được thể mạnh hơn hẳn về nguồn vốn, lãi suất, chất lượng phục vụ. Song bằng sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên SGD I đã từng bước vượt qua khó khăn, phát huy thế mạnh để tồn tại và phát triển. Sau 12 năm hoạt động SGDI đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt: Ngày 31/12/1996 SGDI đã trở thành thành viên tham gia thanh toán bù trừ và là đại diện của NHNo và PTNT Việt Nam, là thành viên của thị trường liên ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà nội . Từ cuối năm 1994 đến nay ngoài việc kinh doanh sinh lời SGDI còn được giao nhiệm vụ: - Tổ chức hạch toán, theo dõi vốn và các quỹ tập trung của SGDI NHNo vàPTNT Việt Nam, theo dõi vốn thuộc dự án nước ngoài như: Dự án đầu tư của ngân hàng thế giới (WB), vốn tài trợ của ngân hàng nước ngoài. -Tổ chức điều hoà vốn thanh toán trong hệ thống, làm đầu mối thanh toán bù trừ của các chi nhánh trong hệ thống NHNo và PTNT Việt Nam với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn thành phố Hà Nội 2. Về cơ cấu tổ chức của SGDI: Để đáp ứng yêu cầu nắm bắt tình hình thực tế trên thị trường, tạo điều kiện cho việc giao dịch với khách và phù hợp với hoạt động kinh doanh, SGDI đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức mở rộng màng lưới, nâng cao trình độ nghiệp vụ, thực hiện tốt chính sách kinh doanh tiền tệ- tín dụng và ổn định đời sống công nhân viên .Tổng số cán bộ công nhân viên của SGDI khi mới thành lập còn rất ít, chủ yếu được điều từ trụ sở chính về, nhưng tính đến ngày 31/12/2002 tổng số cán bộ đã lên đến 185 người. Tốc độ tăng của CBCNV rất nhanh chứng tỏ màng lưới, quy mô hoạt động của SGDI không ngừng được mở rộng và việc bố trí cán bộ ở các khâu lãnh đạo, các phòng ban chức năng được thực hiện như sau: - Tổng số cán bộ chủ chốt của SGDI là 33 cán bộ, trong đó: + Ban Giám Đốc: 4 người, trong đó có 1 Giám Đốc và 3 phó Giám Đốc. + Trưởng, phó phòng nghiệp vụ: 16 người + Giám Đốc, phó Giám Đốc chi nhánh: 6 người + Trưởng, phó phòng giao dịch: 5 người + Trưởng, phó quỹ tiết kiệm: 2 người Hiện tại SGDI có 9 phòng ban chức năng với nhiệm vụ được quy định rất cụ thể như sau: * Phòng kế hoạch kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc về việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm để đề ra mục tiêu giải pháp cho từng kế hoạch chiến lược cụ thể, quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày, trực tiếp giao dịch với khách hàng. Nhiệm vụ chính là: huy động vốn, cho vay, bảo lãnh các loại. * Phòng kế toán: Hiện tại phòng kế toán biên chế 22 cán bộ với 1 trưởng phòng 2 phó phòng. Có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác kế toán, các quy định, quy chế của ngân hàng nhà nước đối với việc hạch toán kế toán, thực hiện tốt chức năng kế toán quản trị trong ngân hàng. Nhiệm vụ chính của phòng kế toánthực hiện hạch toán kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ kế toán của các chi nhánh, quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch (thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên hàng). Là trung tâm chuyển tiền thanh toán của cả nước với các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội phòng kế toán đảm nhiệm thanh toán. * Phòng ngân quỹ: Thực hiện nhiệm vụ thu, chi đầy đủ, kịp thời, chính xác, đảm bảo an toàn trong việc vận chuyển tiền mặt, quản lý bảo vệ kho tiền, trực tiếp giao dịch với khách hàng. * Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Với nhiệm vụ chính là kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của SGDI và các nhiệm vụ kiểm soát của ngành giao, giúp ban Giám Đốc cũng như các phòng thấy được những tồn tại trong các mặt hoạt cũng như những thế mạnh để có biện phát khắc phục tồn tại, phát huy lợi thế một cách kịp thời. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị cũng như hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. * Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: Thực hiện việc quản lý cán bộ, tổ chức thi tuyển và đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với yêu cầu công việc, điều chuyển cán bộ, phân công công tác cho đúng với chức năng nhiệm vụ, theo dõi để có quyết định khen thưởng, kỷ luật đúng đắn. * Phòng hành chính: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc thực hiện công tác văn phòng, tổng hợp thi đua, hành chính quản trị. Với nhiệm vụ chủ yếu là: Duy trì trật tự , nội vụ cơ quan, thực hiện tác phong văn minh, lịch sự trong quá trình làm việc, đảm bảo cho hoạt động của cơ quan nề nếp, an toàn, khang trang sạch đẹp, phục vụ các dịp lễ, tết, hội nghị, tiếp khách của cơ quan theo đúng yêu cầu. * Phòng thanh toán quốc tế: Được thành lập vào năm 2002 nhằm thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ thanh toán với nước ngoài, kinh doanh ngoại hối, huy động vốn nội, ngoại tệ phục vụ nhu cầu kinh doanh của Sở. * Phòng vi tính: Thực hiện chức năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngân hàng. Tính đến thời điểm 31/12/2002 SGDI đã có 3 chi nhánh cấp IV và 4 phòng giao dịch, 2 điểm giao dịch.Các chi nhánh ngân hàng loại IV thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và cho vay các doanh nghiêp nhỏ, cá nhân trên địa bàn. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối cuối tháng hoà nhập vào bảng cân đối của SGDI nên các chi nhánh ngân hàng loại 4 chưa nhận khoán tài chính, mọi chi phí và tiền lương do SGDI thực hiện. Như vậy SGDI là đơn vị tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trong quá trình kinh doanh, hoạt động theo nguyên tắc đi vay để cho vay, đồng thời phát triển tất cả các nghiệp vụ ngân hàng để thu lợi nhuận. II Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGDI trong năm 2002 1.Môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động của SGDI NHNo và PTNT Việt Nam: * Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội Hà Nội -Thủ đô của nước Việt Nam ngàn năm văn hiến, là hội tụ trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch - Hà Nội là nơi tập trung dân cư đông đúc, có thu nhập cao, tập trung nhiều doanh nghiệp chủ chốt. Riêng về tình hình kinh tế đã có hơn 75% các Tổng công ty 90,91 đóng trụ sở và là vị trí đầu mối để phát triển kinh tế. Không chỉ có các doanh nghiệp lớn và các Tổng công ty mà Hà Nội còn là nơi hội tụ các TCTD: hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 26 SGD và chi nhánh thành viên của ngân hàng thương mại quốc doanh, ngoài ra còn có màng lưới các ngân hàng thương mại cổ phần với 5 SGD và 9 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Năm 2002 quán triệt theo tinh thần nghị quyết TW 5 khoá IX của Đảng: Kinh tế thủ đô phát triển ổn định. Tổng sản phẩm trong nước( GDP) của thành phố Hà Nội năm 2002 đạt mức tăng 10,3% so với năm 2001, trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 39,1%: ngành công nghiệp chiếm 2,34%; dịch vụ chiếm 58,56%; Công nghệ phát triển cao . Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,3%; dich vụ tăng 9,18%; kim nghạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 7.3%; kim ngạch nhập khẩu tăng 7,9%. Các hoạt động đầu tư , sản xuất phát triển đã tạo ra một cơ sở thuận lợi cho tăng trưởng các hoạt động tín dụng, huy động vốn của các TCTD. Tuy nhiên cạnh tranh giữa các trung gian tài chính sẽ rất gay gắt, và quyết liệt. Tất cả những thuận lợi và khó khăn đó sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của SGDI nói riêng và các TCTD khác nói chung. * Về hoạt động điều hành CSTT của NHNN: Hoạt động điều hành CSTT đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định giá trị tiền tệ, kiểm soát lạm phát. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng IX và các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2002 mà Quốc Hội đề ra, NHNN đã kịp thời đặt ra nhiều giải pháp tiền tệ- tín dụng, lãi suất, tỷ giá phù hợp với mục tiêu của CSTT: Sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thị trường đối với USD vào tháng 6 năm 2001, từ tháng 6/2002 trong điều kiện lãi suất quốc tế xuống thấp. NHNN đã áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận trong hợp đồng tín dụng bằng VND. Theo đó TCTD đã xác định lãi suất cho vay bằng VND trên cơ sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay vốn. Trong năm 2002, NHNN cũng đã từng bước hoàn thiện, điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ CSTT như: Thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ, DTBB, tái cấp vốn. Bên cạnh đó NHNN tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng ngân hàng theo hướng mở rộng quyền tự quyết cho TCTD; Ban hành quy chế cho vay đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng, quy định về uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay vốn giữa bên uỷ thác là tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài với bên nhận uỷ thác là tổ chức tín dụng trong nước. Như vậy sự điều hành CSTT hiệu quả của NHNN là cơ sở thuận lợi cho hoạt động của tổ chức tín dụng trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD và một hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ quyền và lợi ích của những người tham gia. 2. Kết quả kinh doanh của SGDI năm 2002 Nằm trên địa bàn thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế- văn hoá- xã hội, là môi trường thuận lợi và cũng là môi trường có sự cạnh tranh sôi động của các TCTD, SGDI đã triển khai đồng bộ tất cả các hoạt động nghiệp vụ và đã đạt được kết quả cao trong năm 2002, thể hiện trên các mặt sau: 2.1. Về công tác huy động vốn: Tính đến 31/12/2002 tổng nguồn vốn của SGDI đạt 6117 tỷ đồng tăng 83% so với đầu năm và vượt kế hoạch 36% chiếm 5,2% thị phần so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Sở dĩ có được kết quả đó là do Sở đã đa dạng hoá các phương thức huy động kết hợp với sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để thu hút tiền gửi trong dân cư, từ các doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu cho nền kinh tế, giữ vững và đảm bảo được sự ổn định về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể được trình bày ở bảng sau: Bảng 1: Nguồn vốn của SGDI Đơn vị: Tr đồng Chỉ tiêu 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng(% ) Số tiền Tỷ trọng(% ) I. Tổng nguồn vốn huy động 2.049.157 61 4.741.861 75,5 a. Vốn nội tệ 1.494.112 44,6 4.154.062 67,9 - Vốn không kỳ hạn 966.752 28,86 2.564.533 41,9 - Vốn có kỳ hạn 527.360 15,7 1.589.529 26 b.Nguồn vốn ngoại tệ 555.045 16,57 587.799 9,6 -Tiền gửi thanh toán 37.758 1,13 28.937 0,47 - Tiền gửi có kỳ hạn 517.287 15,44 558.862 9,13 II. Vốn uỷ thác đầu tư 1.300.000 39 1.350.000 28 III. Vốn đi vay TCTD khác - - 1.350.000 0,5 Tổng nguồn vốn 3.349.157 100 6.116.861 100 ( Nguồn: lấy từ báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản từ năm 1999-2002) Nhìn vào bảng thể hiện tình hình nguồn vốn của SGDI trong 2 năm 2001, 2002 ta thấy rằng vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 2001 là 61% trên tổng nguồn vốn, năm 2002 là 75,5% trên tổng nguồn vốn chứng tỏ rằng Sở đã rất chú trọng và chủ động trong việc tìm kiếm, tạo lập vốn với chi phí thấp. Trong đó tiền gửi tiết kiệm đạt 1186 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế- xã hội đạt 2361 tỷ đồng chiếm 39% trên tổng nguồn. Nếu phân theo cơ cấu vốn huy động theo thời gian huy động: tiền gửi không kỳ hạn chiếm 35,7% trên tổng nguồn vốn huy động; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 10% trên tổng nguồn vốn huy động và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 54,3% trên tổng nguồn vốn huy động; SGDI đã chú trọng đến huy động vốn trung và dài hạn, khuyến khích các tổ chức kinh tế gửi tiền có kỳ hạn nên vốn huy động trung và dài hạn tăng đáng kể so với những năm trước đây. Tuy nhiên công tác huy động vốn cũng có những hạn chế: Mặc dù nguồn vốn huy động của SGDI có tốc độ tăng trưởng vững và tương đối khá, nhưng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn còn thấp, chưa tạo được sự thay đổi lớn trong việc huy động nguồn vốn có thời hạn dài 2.2. Công tác sử dụng vốn: Về hoạt động tín dụng: Trong năm 2002, chính phủ và NHNN đã ban hành mới và bổ sung nhiều cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác cho vay như: Cơ chế đảm bảo tiền vay, chính sách quy chế cho vay, cơ chế điều hành lãi suất tín dụng, quy chế đồng tài trợ. Đã tạo môi trường pháp lý quan trọng cho việc chủ động mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư. Đặc biệt cơ chế lãi suất thoả thuận đối với bằng cả VND và cho vay bằng ngoại tệ đã có tác dụng tích cực đối với hoạt động kinh tế và tín dụng. Chủ động tìm hiểu và tiếp cận với khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống và chủ động thu hút thêm khách hàng có tiềm lực tài chính, có uy tín trong quan hệ tín dụng và khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có thu ngoại tệ ổn định, thực hiện chính sách ưu đãi đối với các khách hàng có quan hệ truyền thống với ngân hàng hoặc những khách hàng giao dịch với ngân hàng với doanh số lớn: Về lãi suất, phí dich vụ. Với tổng hợp các biện pháp trên, SGDI đã có được tốc độ dư nợ khá trong năm qua. Tính đến ngày 31/12/2002, tổng dư nợ các tổ chức kinh tế và dân cư của SGDI NHNo vàPTNT Việt Nam đạt 689 tỷ đồng so với năm 2001 tăng 225 tỷ đồng (tăng 48%) vượt mức kế hoạch đặt ra là 3%, thị phần chiếm 1,2% của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Trong đó dư nợ nội tệ là 625 tỷ đồng, dư nợ ngoại tệ quy đổi là 64 tỷ đồng được cụ thể hoá như sau: Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại SGDI năm qua Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 Số tiền Tỷ trọng(% ) Số tiền Tỷ trọng(%) I. Dư nợ với các TCKT 464.496 48 688.674 58 Phân theo TPKT: 1. Dư nợ quốc doanh 437.842 94 612.785 89 2. Dư nợ ngoài quốc doanh 3.412 1 14.410 2 3. Hộ sản xuất 12.093 3 17.382 3 4. Tiêu dùng 11.131 2 43.879 6 II. Dư nợ với các TCTD 500.445 52 492.105 42 Tổng dư nợ 964.941 100 1.180.597 100 ( Nguồn: Lấy từ báo cáo các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản từ năm 1999-2002) Ta thấy rằng với tổng nguồn vốn trên 6117 tỷ đồng mà sử dụng vốn mới chỉ hết có 1181 tỷ đồng là một điều hết sức bất thường đối với một ngân hàng thương mại vì đây là hoạt động tạo nguồn thu nhập chính cho ngân hàng nhưng đối với SGDI là một đơn vị có thế mạnh rất lớn trong việc huy động vốn thì lại không có gì là bất bình thường cả, hàng năm số vốn được điều chuyển từ SGDI để sử dụng cho toàn hệ thống trong việc phát triển tín dụng do trung tâm điều hành thực hiện rất lớn. Đối với dư nợ với các tổ chức kinh tế thì cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm đa số, trong khi đó đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay hộ gia đình chưa được chú trọng thu hút về với ngân hàng. Việc tập trung vào những khách hàng lớn đã làm cho Sở phải chịu sức ép rất lớn từ phía khách hàng về mặt lãi suất. Sang năm 2002, SGDI đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp và trong dân cư. Chú trọng triển khai các phương thức và đối tượng cho vay nhờ đó có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay rất lớn so với năm trước.Bên cạnh việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng, SGDI cũng rất chú trọng đến chất lượng tín dụng: SGDI đã chủ động thường xuyên phối hợp với các ban, ngành có liên quan để tháo gở vướng mắc, khó khăn trong quan hệ vay vốn giữa ngân hàng và khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoat động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố. Mở rộng tín dụng đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả nên vốn tín dụng của SGDI đã có tác động tích cực đối với sản xuất kinh doanh. Sở cũng đã chủ động tiếp cận, tư vấn cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xây dựng, dự án sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi về thủ tục cho vay và đầu tư để các doanh nghiệp tiếp cận dể dàng hơn với vốn tín dụng của ngân hàng. Thực hiện nghiêm túc việc phân tích, phân loại tín dụng, xử lý nợ, thường xuyên kiểm tra, phân tích nợ quá hạn, đánh giá thực chất nợ xấu để trích lập dự phòng rủi ro và đảo bảo thực hiện lành mạnh hoá tài chính. Bởi vậy dư nợ quá hạn đến năm 2002 là 23916 triệu đồng tăng so với đầu năm là 1240 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đối với các tổ chức kinh tế là 3,4%. 2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Năm 2002, tỷ giá VND/USD trên thị trường có nhiều biến động theo chiều hướng tăng lên liên tục. SGDI đã bám sát diễn biến tỷ giá trên thị trường để điều hành nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Được sự chỉ đạo điều hành sát sao của ban Giám Đốc SGDI về kế hoạch triển khai cũng như xử lý tình huống một cách linh hoạt, chủ động. Kết quả năm 2002 đạt được như sau: [...]... người thanh toán bằng séc Nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng: Đây là một sơ hở Nếu bên thanh toán bằng séc có hành vi gian trá, thì rất khó tìm ra tông tích người thanh toán bằng séc Thông tư 07/TT-NH1 thiết kế mẫu séc không có chổ ghi giấy tờ tuỳ thân của người thanh toán bằng séc, để bên thụ hưởng séc đòi bên thanh toán bằng séc xuất trình giấy tờ tuỳ thân Bên thụ hưởng séc có quyền đòi hỏi bên thanh. .. lai khi mà hệ thống thanh toán dần được hoàn thiện tốt, với việc chiếm ưu thế của thanh toán chuyển tiền điền tử thì thanh toán bằng UNT sẽ tiếp tục giảm xuống vì khách hàng luôn mong muốn sử dụng một phương tiện thanh toán thuận lợi hơn 1.3 Thanh toán bằng séc Chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 200 1thanh toán bằng séc đạt 619 món, với doanh số thanh toán là 1.461.240... tử đã rút ngắn thời gian thanh toán của séc nhưng hiện nay như vậy vẫn còn là quá chậm, mất vài ngày so với chỉ vài tiếng ở nước ngoài Thực tế cho thấy năm 2001 số món thanh toán đạt 96% trong tổng số món thanh toán bằng séc nhưng doanh số thanh toán chỉ đạt 64,8% trong tổng số thanh toán Năm 2002 tỷ trọng số món trọng thanh toán bằng séc chuyển khoản đạt 98%, doanh số thanh toán có tăng và chiếm 85%... động kế toán thanh toán: Một trong những công tác được SGDI rất quan tâm đó là công tác kế toán thanh toán vì đây là khâu then chốt để thu hút khách hàng Trong những năm qua công tác thanh toán tại SGDI không ngừng được cải tiến và nâng cao hơn, với việc đưa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng vào phục vụ cho hoạt động thanh toán trong thời gian gần đây đã giúp tăng nhanh tốc độ thanh toán về... chiếm tỷ trọng 15%trong tổng số thanh toán băng séc tại SGDI Phải thừa nhận rằng séc bảo chi có nhiều ưu điểm khi sử dụng: Đối với người thụ hưởng thì khi thanh toán bằng séc bảo chi họ sẽ rất yên tâm về khả năng thanh toán của khách hàng, không xảy ra trường hợp chậm thanh toán do thiếu tiền trên tài khoản Vì bản chất của séc bảo chi là đã được đảm bảo khả năng thanh toán do khách hàng (người ký phát)... số liệu ta thấy rằng doanh số và số món thanh toán séc tăng dần qua các năm Trong 2 loại séc thì séc chuyển khoản chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng ngày càng tăng 1 Séc chuyển khoản: Năm 2001 số món thanh toán séc chuyển khoản đạt 595 món chiếm 96% trong tổng số thanh toán bằng séc, với doanh số 946.884 triệu đồng chiếm 64,8% trong tổng số thanh toán bằng séc Sang năm 2002 cả doanh số và số món... 100 séc (Nguồn: Lấy từ báo cáo thanh toán không dùng tiền mặt của SGDI năm 2001 và năm 2002) Hiện nay séc dùng trong thanh toánSGDI gồm séc chuyển khoản, séc bảo chi và séc lĩnh tiền mặt Trong đó séc lĩnh tiền mặt được dùng rất nhiều nhưng nó thuộc về hình thức thanh toán bằng tiền mặt nên chúng ta không nghiên cứu sâu Chỉ đi vào nghiên cứu cụ thể về séc chuyển khoản và séc bảo chi Nhìn vào bảng số... 3095 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,12% trong tổng số TTKDTM Mặc dù thanh toán bằng UNT có ưu điểm lớn đó là phạm vi thanh toán rộng rãi giống UNC, song tỷ trọng thanh toán bằng UNT trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chiếm một tỷ trọng rất thấp Điều đó chứng tỏ khách hàng dùng hình thức thanh toán này rất ít, do thanh toán bằng UNT còn nhiều bất cập nhất là đối với người bán quyền lợi của... hoạt động III Tình hình hoạt động thanh toán séc tại SGDI 1 Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung tại SGDI trong năm qua Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng thương mại, cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, các NHTM luôn quan tâm đến việc đổi mới công nghệ thanh toán để TTKDTM ngày càng được mở... các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, sang năm 2002 mặc dù doanh số và số món thanh toán có tăng so với năm trước là 382.685 triệu đồng, nhưng tỷ trọng thanh toán bằng séc chỉ chiếm 1,7% trong tổng số TTKDTM Như vậy là tỷ trọng thanh toán bằng séc đang có xu hướng giảm dần Mặc dù là một công cụ thanh toán truyền thống, được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển- bởi lợi thế mà séc mang lại . hình hoạt động thanh toán séc tại SGDI 1. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói chung tại SGDI trong năm qua. Tổ chức thanh toán không dùng. 1.3 Thanh toán bằng séc Chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 200 1thanh toán bằng séc đạt 619 món, với doanh số thanh toán

Ngày đăng: 09/10/2013, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cụ thể được trình bày ở bảng sau: Bảng 1:  Nguồn vốn của SGDI  - Thực trạng thanh toán bằng séc tại SGDI
th ể được trình bày ở bảng sau: Bảng 1: Nguồn vốn của SGDI (Trang 7)
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại SGDI năm qua                                                                                    Đơn vị: triệu đồng - Thực trạng thanh toán bằng séc tại SGDI
Bảng 2 Tình hình sử dụng vốn tại SGDI năm qua Đơn vị: triệu đồng (Trang 9)
Bảng 3: Tình hình thanh toán tại SGDI qua 2 năm 2001-2002                                                                                     Đơn vị: Triệu đồng - Thực trạng thanh toán bằng séc tại SGDI
Bảng 3 Tình hình thanh toán tại SGDI qua 2 năm 2001-2002 Đơn vị: Triệu đồng (Trang 15)
TTKDTM theo Nghị định 64 của chính phủ bao gồm các hình thức cơ bản đó là: UNC, UNT, séc, thư tín dụng, thẻ, các phương tiện thanh toán khác.Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay thì thẻ chưa được triển khai áp dụng tại SGDI.Còn thư tín dụng thì hầu như kh - Thực trạng thanh toán bằng séc tại SGDI
theo Nghị định 64 của chính phủ bao gồm các hình thức cơ bản đó là: UNC, UNT, séc, thư tín dụng, thẻ, các phương tiện thanh toán khác.Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay thì thẻ chưa được triển khai áp dụng tại SGDI.Còn thư tín dụng thì hầu như kh (Trang 16)
Cụ thể tình hình thanh toán séc ở SGSI như sau: Bảng 5: tình hình sử dụng séc ở SGDI trong năm qua:           - Thực trạng thanh toán bằng séc tại SGDI
th ể tình hình thanh toán séc ở SGSI như sau: Bảng 5: tình hình sử dụng séc ở SGDI trong năm qua: (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w