THỰC TRẠNG THANH TOÁN BẰNG TDCT TẠI NHĐTPT HÀ NỘI

42 334 0
THỰC TRẠNG THANH TOÁN BẰNG TDCT TẠI NHĐTPT HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG THANH TOÁN BẰNG TDCT TẠI NHĐTPT NỘI 1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của NHĐT&PTHà Nội gày 27/05/1957, Chi hàng kiến thiết Thành phố nội, tiền thân của Ngân hàng ĐT&PT nội ngày nay, đã được ra đời chỉ sau một tháng Ngân hàng Kiến thiết Việt nam được thành lập. Trải qua hơn 45 năm hoạt động, ngân hàng được ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng với các tên gọi lịch sử N - Chi hàng kiến thiết thành phố Nội (1957 – 1981), Với nhiệm vụ là nhận vốn từ ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay vốn trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản. - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thành phố nội (1982 – 1989) nằm trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam. - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển thành phố nội (1990 đến nay). Từ khi thành lập cho đến năm 1995, chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Nội trải qua 3 giai đoạn phát triển + Giai đoạn 1957-1965 phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. + Giai đoạn 1965-1975 phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo thang phá miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. + Giai đoạn 1975-1995, bộ phận cấp phát vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thành Tổng cục. Khi mới thành lập ngân hàng chỉ có hai phòng là phòng Cấp phát và Phòng Kế toán đã thực hiện cung ứng 350 triệu đồng phục vụ cho 912 công trình, các khu công nghiệp quan trọng, phục hồi giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị, đầu tư xây dựng mới vành đai công nghiệp phía Nam nội. Đến tháng 09/1963, chi hàng đã thành lập thêm 3 chi điểm phụ trách 3 huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm. Đến nay ngân hàng đã mở rộng ra với 17 phòng, 04 chi nhánh trực thuộc với 12 quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch ngân hành bán lẻ tại các khu vực đông dân cư, các trọng điểm kinh tế của thủ đô, thu hút khách hàng đến gửi tiền, quan hệ tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân, tổ chức kinh tế. Với những thành tựu mà ngân hàng đã đạt được, Chi nhánh liên tục được công nhận là tập thể vững mạnh và đạt được các danh hiệu cao quý như nhận được Huân chương Lao động hạng III năm 1996, Huân chương Lao động hạng II năm 2001 . Tóm lại, trải qua hơn 45 năm tồn tại và phát triển, ngân hàng ĐT&PT Thành phố nội đã không ngừng phát triển và trưởng thành, trở thành một trong những chi nhánh lớn của Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng đã phát huy sức mạnh nội lực, phấn đấu vươn lên nên hoạt động kinh doanh đã không ngừng được củng cố và phát triển, góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tập thể CBCNV Ngân hàng ĐT&PT nội đã vững chí bền lòng, kiên trì thực hiện chức năng của một ngân hàng, đồng thời là một tổ chức luôn gắn liền với những biến đổi lớn lao và sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá qua mỗi thời kỳ lịch sử thủ đô, góp phần tô thắm thêm nét đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 1.1) Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT thành phố nội Hiện nay, trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng ĐT&PT nội có 341 cán bộ ngân hàng, trong đó nữ chiếm 220 người được tổ chức thành một hệ thống các phòng ban phù hợp với trình độ học vấn và khả năng của từng người như sau BAN GIÁM ĐỐC (4B LÊTHÁNHTÔNG ) PHÒNG NGUỒN VỐN KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG THẨM ĐỊNH KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CH NHÍ PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG THÔNG TIN ĐIỆN TOÁN PHÒNG NGÂN QUỸ VĂN PHÒNG PHÒNG T N DÍ ỤNG 1 CHI NHÁNH ĐÔNG ANH ( thị trấn Đông Anh ) PHÒNG T N DÍ ỤNG 3 CHI NHÁNH THANH TRÌ ( Km 8 Đường Giải Phóng) PHÒNG T N DÍ ỤNG 4 CHI NHÁNH TỪ LIÊM ( 263 Cầu Giấy) PHÒNG KTĐN & THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 1 ( số 4 yết kiêu ) PHÒNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 2 ( Số 2 sônglừ Phương Mai ) QUÝ SỐ 6 QUỸ SỐ 10 PHÒNG T N DÍ ỤNG 2 1.2. Chức năng, cơ cấu nhiệm vụ của một số bộ phận chính: 1.2.1. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng tín dụng Hiện nay tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nội có 4 phòng tín dụng. Bao gồm các phòng tín dụng 1, 2, 3, 4. Tất cả các phòng tín dụng này đều có những nhiệm vụ đặc trưng riêng để có thể phân biệt với các phòng ban khác trong Ngân hàng ◊ Phòng tín dụng thực hiện việc cho vay ngắn hạn, cho vay đầu tư (trung hạn và dài hạn) đối với các dự án đầu tư, bảo lãnh, tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân theo quy định hiện hành và quy trình nghiệp vụ. ◊ Thực hiện dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp, đơn vị và cá nhân theo cơ chế hiện hành. ◊ Phòng tín dụng có nhiêm vụ tổ chức thực hiện việc huy động vốn, từ mọi nguồn của các tổ chức kinh tế như Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quỹ, . cả nội tệ và ngoại tệ. 1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng của phòng KTĐN&TTQT ◊ Tiếp nhận các văn bản chế đội quản lý ngoại tệ của các cấp quản lý nhà nước. Ra văn bản hướng dẫn thực hiện chế đội quản lý ngoại tệ của nhà nước thống nhất trong toàn Chi nhánh. Kiểm tra hoạt động ngoại tệ tại 4 CN trực thuộc, quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch. ◊ Thông báo tỷ giá các loại ngoại tệ hàng ngày cho các đơn vị liên quan trong Chi nhánh thành phố. ◊ Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, đại lý thanh toán, quản lý các dự án nguồn vốn nước ngoài như ODA, WB, IFC; bảo lãnh vay vốn, tài trợ XNK . ◊ Thực hiện báo cáo thống kê tín dụng tài trợ XNK,ODA; Báo cáo thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ; Báo cáo hoạt động TKTG ngoại tệ định kỳ tháng, quý hoặc đột xuất. 1.2.3. Nhiệm vụ, chức năng của phòng Nguồn vốn và QLKD ◊ Không ngừng tăng trưởng vững chắc nguồn vốn với chi phí thấp để phục vụ tăng trưởng trong hoạt động phục vụ đầu tư phát triển và kinh doanh của Chi nhánh(Xác định, tìm hiểu nhu cầu vốn cụ thể cả về số lượng, thời hạn. Xác định về cơ cấu vốn. Xây dựng và vận hành các chính sách lãi suất, khách hàng, dịch vụ .Đề xuất các giải pháp Marketing khơi tăng nguồn vốn, tổ chức các hình thức, biện pháp để xây dựng nguồn vốn vững chắc. Đề xuất các biện pháp giảm chi phí đầu vào. Tham mưu tổ chức mạng lưới huy động vốn ở những nơi cần thiết.) ◊ Tổ chức sử dụng có hiệu quả và an toàn nguồn vốn của Chi nhánh(Xác định cơ cấu sử dụng vốn trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Chi nhánh một cách hợp lý. Xác định và quản lý các giới hạn để sử dụng vốn một cách hợp lý theo từng loại hình, từng đối tượng kinh doanh. Đề xuất các biện pháp, chính sách tín dụng phù hợp với từng loại hình, từng đối tượng.) ◊ Đảm bảo cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn vững chắc, tổ chức chu chuyển vốn hợp lý. Trực tiếp cân đối và điều chỉnh nguồn vốn kinh doanh các loại của Chi nhánh(Điều hành cân đối vốn tích cực chu chuyển kịp thời theo thời hạn, theo đồng tiền. Đảm bảo khả năng chi trả, khả năng thanh toán nhanh. Tính toánthực hiện các biện pháp đề phòng, phòng tránh rủi ro tài sản nợ như: Rủi ro do biến động lãi suất đầu vào, rủi ro do mất cân đối thanh toán, rủi ro do tồn quĩ và dự trữ không hợp lý .Thực hiện quản lý trạng thái ngoại hối của Chi nhánh.) ◊ Trực tiếp thực hiện điều hành nguồn vốn tại Chi nhánh( Quản lý các khoản vốn vay trả của Chi nhánh tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam-cả nội và ngoại tệ-Thực hiện dự trữ bắt buộc theo qui định của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Cân đối và điều chỉnh nguồn vốn trên tài khoản tiền gửi của Chi nhánh tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở đảm bảo có lợi nhất. Nắm cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày để tham mưu đề xuất với Giám đốc nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh) 1.2.4. Nhiệm vụ, chức năng của phòng tổ chức cán bộ ◊ Nghiên cứu đề xuất các phương án nhằm không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển bộ máy tổ chức theo hướng đổi mới Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PH nội phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong từng giai đoạn. ◊ Xuất phát từ tình hình thực tế, tham mưu cho Giám đốc trình Tổng Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt nam thành lập, giải thể, sát nhập các tổ chức thuộc thẩm quyền. ◊ Giúp giám đốc thực hiện quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT nội theo quy chế phân công và uỷ quyền quản lý cán bộ của Tổng giám đốc ngân hàng ĐT&PT Việt nam. Thực hiện chế độ quản lý viên chức có chức danh thuộc diện Tổng Giám đốc quản lý tại Chi nhánh. ◊ Giúp giám đốc lập quy hoạch cán bộ lãnh đạo làm thủ tục đề bạt các chức vụ do Giám đốc bổ nhiệm hoặc trình Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam bổ nhiệm. ◊ Giúp giám đốc xây dựng kế hoạch và có biện pháp tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công nhân viên chức, đáp ứng yêu cầu phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. ◊ Giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch Lao động – Tiền lương hàng năm. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chế độ quản lý lao động tiền lương và các chế độ chính sách khác của nhà nước đối với công nhân viên chức theo chế độ hiện hành. 2. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế tại NHĐT&PT Nội Đầu những năm 1990, hai pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh ra làm hai phần riêng biệt. Đó là dấu ấn lịch sử cho sự thay đổi về chất hoạt động của các Ngân hàng nói chung và NHĐT&PT Nội nói riêng Thời kỳ từ năm 1990-1995, hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Nội chưa phát triển, nghiệp vụ chủ yếu là thực hiện giải ngân nguồn vốn ODA từ các dự án của Nhà nước. Cho đến những năm 1995 trở lại đây, hoạt động của NHĐT&PT Nội chuyển sang kinh doanh đa năng, tổng hợp phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trên địa bàn Nội. Trong guồng máy đó, hoạt động thanh toán quốc tế của NH mới thực sự phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, rất nhiều các phương thức thanh toán quốc tế được xác lập như phương thức chuyển tiền, tín dụng chứng từ, thanh toán nhờ thu, bảo lãnh, thanh toán thẻ, séc du lịch, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ với Ngân hàng nước ngoài .và gần đây áp dụng nghiệp vụ giao dịch quyền chọn(option) trong các giao dịch ngoại hối nhằm giảm thiểu tổn thất cho khách hàng trong khâu thanh toán trong trường hợp tỉ giá hối đoái thay đổi. Bảng 1: Doanh số thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Nội giai đoạn 1998-2002 Đơn vị: Triệu USD Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh số L/C xuất 0.18 0.21 0.31 1.68 5.38 Doanh số L/C nhập 17.53 27.45 56.68 85.03 102.5 Chuyển tiền điện 3.2 5.11 8.22 12.48 16.5 Thanh toán nhờ thu 1.2 1.5 2 4.5 5.5 Doanh số thanh toán quốc tế 22.11 34.17 67.21 103.7 129.9 Phí dịch vụ ( USD) 36713 52332 116240 216920 255323 (* Nguồn: Theo báo cáo của Phòng Nguồn Vốn kinh doanh NHĐT&PT Nội) Theo số liệu bảng trên Tổng doanh số thanh toán quốc tế tăng bình quân thời kỳ 1998-2002 là 51,9%. Xu hướng chung của tất cả các thành phần trong Tổng doanh số thanh toán quốc tế đều tăng trưởng với tỷ lệ khá cao. Phí dịch vụ thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng tăng. Năm 2002 đạt doanh số 255.323 USD nhiều nhất từ trước tới nay, tốc độ tăng trung bình khoảng 52,7% mỗi năm. Chứng tỏ số lượng và chất lượng của các dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là mở L/C xuất và nhập khẩu tăng( do biểu phí thanh toán quốc tế được niêm yết công khai và áp dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, đồng thời khống chế mức phí tối đa, mở một L/C nhập khẩu phí thu tối đa là 200USD). Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, NHĐT&PT Nội đã thực hiện kết nối vào mạng thanh toán quốc tế, tham gia SWIFT, giúp cho Ngân hàng tăng tốc độ xử lý công việc, truyền tin, xử lý điện báo chính xác, giảm thiểu rủi ro, tiết kiêm thời gian và tiền bạc. Quan trọng hơn là gia nhập với hiệp hội Ngân hàng thế giới qua cổng SWIFT quốc tế. Do vậy, phương thức chuyển tiền có doanh số cao thứ hai sau doanh số thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 50% trong giai đoạn 1998-2002. Tuy nhiên mức tăng tuyệt đối của phương thức này rất nhỏ bé so với phương thức tín dụng chứng từ, chỉ đạt khoảng 4 triệu USD mỗi năm. Sau nhiều lần tham khảo và điều chỉnh biểu phí cho các nghiệp vụ thanh toán quốc tế dựa trên các văn bản hướng dẫn của NH Nhà nước Việt Nam và theo quyết định số 527/NHĐT-TTQT có hiệu lực từ ngày 04/04/1998, NHĐT&PT Nội đã thống nhất đưa ra biểu phí phù hợp với những qui định của cơ quan cấp trên và phù hợp với đặc thù của Ngân hàng mình để sao cho vừa bảo đảm nguồn thu đồng thời mang tính cạnh tranh cao hơn trong việc thu hút khách hàng trên địa bàn thủ đô. Ngày 01/09/2001 Qui trình thanh toán quốc tế có MS: QT-TQ-02 có hiệu lực thi hành và được ban hành thống nhất trong toàn hệ thống. Đó là những bước đi đầy hiệu quả của NHĐT&PT Việt Nam trong tiến trình hội nhập với nền thương mại, tài chính - ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện qui trình một cách khoa học và sáng tạo NHĐT&PT đã tạo được cho mình một phong cách làm việc khoa học, hiệu quả. Các phòng ban trong Ngân hàng có sự độc lập và phối hợp với nhau nhịp nhàng trong công việc. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm nên sự tăng trưởng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của NHĐT&PT Nội. Doanh số của phương thức thanh toán nhờ thu tuy có giá trị thấp song mức tăng hàng năm khá cao trung bình từ 20% đến 30%. Duy chỉ có năm 2001 tăng 2,5 triệu USD(tăng 125% so với năm 2000). 3)Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại NH Trong thời gian 5 năm trở lại đây, thanh toán quốc tế bằng TDCT( kể cả xuất khẩu và nhập khẩu, thường xuyên chiếm tỉ trọng lớn( khoảng 80%) trên tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế. Mặc dù trên địa bàn Nội có khá nhiều các NH lớn trong và ngoài nước, NHTM quốc doanh, NHCP, NH nước ngoài .Nhưng NHĐT&PT Nội vẫn là một trong những Ngân hàng đi đầu trong các hoạt động như tín dụng, bảo lãnh .Nằm trong thành công đó, hoạt động thanh toán quốc tế bằng TDCT ở NHĐT&PT Nội không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng, chất lượng các dịch vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế thông qua TDCT. [...]... được đánh giá là một năm thành công với doanh số thu được lớn nhất từ khi có hoạt động thanh toán quốc tế tới nay, khoảng 102,5 triệu USD Trong năm 2002 NHĐT&PT Nội được NHĐT&PT Việt Nam đánh giá là Ngân hàng hàng đầu trong hoạt động thanh toán bằng chứng từ trong hệ thống Ngân hàng đầu tư 3.2 - Thanh toán hàng xuất khẩu bằng L/C Ngược lại với thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán L/C xuất khẩu quá... chứng từ ◊ Trước hạn thanh toán 15 ngày, Thanh toán viên gửi thông báo nộp tiền vào tài khoản nhắc khách hàng chuyển tiền vào tài khoản kí quĩ để thanh toán dài hạn Nếu 03 ngày trước khi đến hạn thanh toán mà người Mua không có đủ khả năng thanh toán thì Thanh toán viên phải báo cáo lãnh đạo kịp thời xử lý c - Trường hợp người Mua yêu cầu NHĐT&PT Nội phát hành bảo lãnh nhận hàng không có vận đơn... hối phiếu ngay cả khi bộ chứng từ bất đồng ◊ Điện báo giao hàng của người xuất khẩu hoặc giấy báo giao hàng của cơ quan đại lý bảo lãnh hàng hải nhập hàng Sau đó thực hiện phát hành bảo lãnh khi khoản kí quĩ đủ số dư thanh toán Thanh toán viên thu thủ tục phí theo biểu phí hiện hành của NHĐT&PT Nội gửi chứng từ sang kế toán 4.2 Thanh toán hàng xuất khẩu 4.2.1 Thông báo thư tín dụng , thông báo sửa... khách hàng và đối tượng khách hàng chưa phong phú Hiện nay, khách hàng mở L/C hoặc thanh toán L/C xuất khẩu thường là các khách hàng quen thuộc của NHĐT&PT Nội Các khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhà nước, các tổng công ty 90, 91 như tổng công ty chè, tổng công ty lương thực miền Bắc, Do đó, có thể thấy thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C ở NHĐT&PT Nội phụ... khoản kí quĩ đủ số dư thanh toán, Thanh toán viên làm thủ tục kí hậu vận đơn( nếu vận đơn được lập theo lệnh của NHĐT&PT Nội và giao chứng từ cho người mở ), thực hiện thanh toán cho nước ngoài theo mẫu điện MT202, MT203 và thông báo cho Ngân hàng nước ngoài biết việc thực hiện thanh toán( MT756, MT799) ◊ Nếu chứng từ không phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C thì Thanh toán viên phải thông... báo L/C Thanh toán viên phải thông báo cho Ngân hàng biết NHĐT&PT Nội không thông báo sửa L/C nếu NHĐT&PT Nội không phải là Ngân hàng Thông báo L/C gốc ◊ Trường hợp đã thực hiện thông báo L/C sửa đổi nếu có xác nhận bằng văn bản gửi đến thì xác nhận đó không có giá trị, NHĐT&PT Nội không có trách nhiệm kiểm tra nội dung của các văn bản xác nhận đối với nội dung L/C hoặc sửa đổi L/C bằng điện... động thanh toán quốc tế cho khách hàng, thống nhất qui trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng TDCT Tổng giám đốc NHĐT&PT Việt Nam ban hành “Qui trình thanh toán quốc tế” trên cơ sở ISO 9001 áp dụng cho toàn hệ thống( mang mã số MS: QT-TQ-02 có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2001) 4.1 Thanh toán hàng nhập khẩu 4.1.1 Kiểm tra và mở L/C Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, người nhập khẩu đến NHĐT&PT Nội. .. Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà từng phương thức thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi theo nhưng thanh toán bằng L/C là đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu nhất Cho nên nhiều nhà nhập khẩu Việt Nam đã tin tưởng chọn NHĐT&PT Nộinơi phát hành L/C của họ Theo tổng kết của NHĐT&PT Nội (Bảng2), tuy trong năm 2002 tỉ lệ L/C nhập khẩu trong tổng nguồn thu từ thanh toán quốc tế có giảm đi chút... được sự đồng ý của người mở thì Thanh toán viên thông báo ngay cho Ngân hàng nước ngoài biết và làm thủ tục tất toán L/C 4.1.3 Thanh toán L/C Thanh toán viên L/C tiếp nhận kiểm tra chứng từ và giao chứng từ cho người mở , tiến hành thanh toán: a - Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng bộ chứng từ : ◊ Nếu chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C Thanh toán viên lập thông báo yêu cầu... cao so với thời kỳ 1998-2002 ◊ Khối lượng thanh toán L/C nhập khẩu qua NHĐT&PT Nội rất lớn phản ánh phần nào uy tín của Ngân hàng đối Người nhập khẩu, Ngân hàng nước ngoài và các bên khác có liên quan Hoạt động thanh toán quốc tế, hiện nay, tồn tại 3 phương thức thanh toán phổ biến là phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ Cả ba phương thức đều . THỰC TRẠNG THANH TOÁN BẰNG TDCT TẠI NHĐTPT HÀ NỘI 1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của NHĐT&PTHà Nội gày 27/05/1957, Chi hàng. đủ số dư thanh toán. Thanh toán viên thu thủ tục phí theo biểu phí hiện hành của NHĐT&PT Hà Nội gửi chứng từ sang kế toán. 4.2. Thanh toán hàng xuất

Ngày đăng: 28/09/2013, 15:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Doanh số thanhtoán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội giai đoạn 1998-2002 - THỰC TRẠNG THANH TOÁN BẰNG TDCT TẠI NHĐTPT HÀ NỘI

Bảng 1.

Doanh số thanhtoán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội giai đoạn 1998-2002 Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2: Tỷ trọng thanhtoán L/C nhập khẩu so với tổng doanh thu TTQT - THỰC TRẠNG THANH TOÁN BẰNG TDCT TẠI NHĐTPT HÀ NỘI

Bảng 2.

Tỷ trọng thanhtoán L/C nhập khẩu so với tổng doanh thu TTQT Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 4: Biến động của doanh số L/C xuất khẩu giai đoạn 1998-2002 - THỰC TRẠNG THANH TOÁN BẰNG TDCT TẠI NHĐTPT HÀ NỘI

Bảng 4.

Biến động của doanh số L/C xuất khẩu giai đoạn 1998-2002 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 6: Doanh số thanhtoán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội giai đoạn 1998- - THỰC TRẠNG THANH TOÁN BẰNG TDCT TẠI NHĐTPT HÀ NỘI

Bảng 6.

Doanh số thanhtoán quốc tế của NHĐT&PT Hà Nội giai đoạn 1998- Xem tại trang 25 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan