6. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TTQT bằng L/C tại NHĐT&PT Hà Nộ
6.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan từ phía NHĐT&PT Hà Nộ
a- Qui trình thanh toán quốc tế tuy chặt chẽ nhưng chưa hoàn toàn tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán ngoại thương, nên nó cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đúc rút kinh nghiệm đề ngày một hoàn thiện hơn.
Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Ngành Ngân hàng cũng bị cuốn trong luồng xoáy đó. Tất yếu là hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia, các nền kinh tế sẽ ngày càng nhiều, càng tinh vi với sự đa dạng các hình thức dịch vụ, đặc biệt là những dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như thanh toán thẻ, Ngân hàng ảo, giao dịch thương mại điện tử...sẽ tạo nên “tính phức tạp mới” đòi hỏi Ngân hàng phải thích nghi. Điều không tránh khỏi qui trình mang tính thủ công sẽ bị thay thế dần bởi một qui trình đơn giản, gọn nhẹ, nhưng hiệu quả cao phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
b- Trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế của cán bộ cơ sở NHĐT&PT Hà Nội còn hạn chế.
Tại NHĐT&PT Hà Nội, hiện nay,Số lượng Thanh toán viên của Ngân hàng đang có sự đan xen giữa nguồn lao động trẻ mới vào làm việc và đội ngũ cán bộ đã từng công tác lâu năm. Đội ngũ trẻ với lòng nhiệt tình cao trong công việc, tinh thần học hỏi vươn lên là rất cao, song điểm yếu ở họ là thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu trình độ hiểu biết về pháp luật, thông lệ tập quán thương mại và thanh toán quốc tế cho nên công tác thanh toán quốc tế, đặc biệt thanh toán thông qua phương thức L/C gặp khó khăn.
Nhìn vào mặt bằng chung nguồn nhân lực của NHĐT&PT Hà Nội cho thấy, tình trạng Thanh toán viên có trình độ ngoại ngữ chưa cao dẫn đến những bất cập trong hoạt động thanh toán bằng L/C của Ngân hàng như: Soạn mẫu điện còn mất nhiều thời gian, sai sót về lỗi chính tả,...Giao dịch với khách quốc tế một cách trực tiếp còn rất hạn chế. Thêm vào đó, trình độ về tin học cũng đang là nguyên nhân của những khó khăn mà Ngân hàng đang phải
đương đầu. Khá nhiều Thanh toán viên có trình độ ngoại ngữ và tin học yếu nên hiệu quả đem lại cho công việc không cao, nhất là các cán bộ ở các cơ sở, các địa phương khác trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, vấn đề đặt ra là NHĐT&PT Hà Nội phải đặt yếu tố con người vào trung tâm nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên về mọi mặt. Từ đó mới có thể tạo nên động lực tiềm tàng cho sự nghiệp phát triển của NHĐT&PT Hà Nội trong tương lai.
c- Kinh doanh ngoại tệ chưa phát triển gây khó khăn cho nhu cầu thanh toánL/C Quy định hiện nay về kinh nghiệm ngoại tệ và trạng thái ngoại hối của các chi nhánh gây nhiều hạn chế cho công tác kinh doanh ngoại tệ:
Nhằm mục đích quản lý tập trung nguồn ngoại tệ trong hệ thống, tránh tình trạng mua bán vòng vèo, NHĐT&PT Việt Nam, quy định: các chi nhánh NHĐT&PT không được bán ngoại tệ cho các chi nhánh trong cùng hệ thống NHĐT&PT và cho các NH khác; khi có ngoại tệ mua chưa bán vượt mức quy định phải chuyển về NHĐT&PT Việt Nam. Tuy nhiên, do tình trạng cán cân thanh toán L/C xuất, nhập khẩu chênh lệch khá lớn, buộc NHĐT&PT Hà Nội phải tìm mua từ khách hàng và các NH khác trên thị trường liên Ngân hàng.
Hơn nữa, khách hàng xuất khẩu của NHĐT&PT Hà Nội hiện nay còn ít, doanh số hoạt động thấp nên nguồn ngoại tệ mua được rất hạn chế. Trong khi đó, khách hàng mở L/C thường chỉ có tiền VND, chủ yếu trông chờ vào nguồn mua của NH để thanh toán nên vào những thời điểm khan hiếm ngoại tệ, nhu cầu thanh toán L/C lớn thì việc tìm nguồn ngoại tệ của Ngân hàng là rất căng thẳng.
d- Công nghệ thông tin chưa theo với tốc độ phát triển của Ngân hàng. Việc cải tiến phần mềm chương trình TTQT và việc tham gia vào mạng SWIFT của NHĐT&PT Hà Nội đã tạo điều kiện cho việc mở L/C và thanh toán nhanh chóng, chính xác hơn trước. Tuy nhiên chương trình IBS đến nay vẫn
chưa được hoàn thiện, còn thiếu rất nhiều mẫu điện quan trọng phục vụ cho việc chuyển tin.
Các chương trình thống kê của IBS cũng chưa được hoàn thiện nên việc thống kê L/C vẫn phải sử dụng chương trình cũ, các số liệu được nhập thủ công gây nên những sai sót làm ảnh hưởng tới độ chính xác của các số liệu thống kê, đồng thời nhiều tiêu chí thống kê đã không được hoàn thiện gây ảnh hưởng cho công tác theo dõi, quản lý và điều hành hoạt động thanh toán L/C của NHĐT&PT Hà Nội, NHĐT&PT Việt Nam và các cấp quản lý khác.
Các bức điện của IBS được truyền chung với mạng thanh toán điện tử nên việc lập, truyền và nhận điện thường bị chậm, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.
- Vấn đề trang bị kỹ thuật và công nghệ ngân hàng: Mặc dù đến nay NHĐT&PT Hà Nội đã đầu tư cho công nghệ ngân hàng khá hiện đại, hệ thống thanh toán ngoại tệ và nội tệ, hệ thống thanh toán với nước ngoài đã được vi tính hoá, đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Nhưng so với yêu cầu của hiện đại hoá ngân hàng và với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều công việc như thống kê, điều hành, quản lý hồ sơ khách hàng, quản lý ngân hàng đại lý chưa được vi tính hoá; Các dịch vụ thương mại điện tử như ngân hàng tại nhà, ngân hàng ảo... vẫn ở trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này cũng ảnh hưởng đến qúa trình phân tích, quản lý, điều hành hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của NHĐT&PT Việt Nam và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngân hàng.
Tuy NHĐT&PT &PT Hà Nội rất chú trọng đến việc trang bị cơ sở vật chất cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung nhưng số lượng máy vi tính và các thiết bị khác hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu của Chi nhánh,
việc này cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệuquả nghiệp vụ thanh toán L/C. e- Ứng dụng Marketing vào hoạt động thanh toán quốc tế còn hạn chế.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có đặc điểm là thị trường thông dụng, sản phẩm mang tính đồng nhất, điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải linh hoạt sáng tạo mới có khả năng giành được thắng lợi trong cạnh tranh. Nhận thức được điều đó, một số NHTM, đặc biệt là các NHCP, NH Liên doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội đều có tư duy Marketing hết sức nhạy bén và tinh tế. Ngược lại, cho đến nay, NHĐT&PT Hà Nội chưa có phòng Marketing riêng. Chức năng Marketing của Ngân hàng được giao cho phòng Nguồn vốn kinh doanh và tuỳ theo năng lực Marketing của từng phòng ban mạnh ai nấy làm. Mỗi phòng ban cũng phải đều thực hiện chức năng Marketing cho mình, kéo khách hàng về phía mình bao nhiêu thì kéo nên hiệu quả là không cao. Số còn lại tự các khách hàng có nhu cầu tìm đến Ngân hàng.
Marketing trong lĩnh vực Ngân hàng không chỉ đơn thuần là giới thiệu các loại hình dịch vụ của mình với lãi suất ưu đãi, phí phục vụ thấp. Mà hơn thế nữa phải là dịch vụ đi kèm với công tác tư vấn khách hàng, thái độ đón tiếp, uy tín an toàn trong hoạt động thanh toán. Đồng thời quan tâm đến khách hàng sau bán hàng, tức là sau khi cung cấp các dịch vụ Ngân hàng phải luôn giữ liên lạc với khách hàng. Thông báo, trạng thái tiền tệ trong tài khoản của họ thường xuyên, tổ chức các cuộc hội thảo, gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, khó khăn bức xúc của các doanh nghiệp từ đó để doanh nghiệp và Ngân hàng cùng nhau tháo gỡ.