Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại SGDI

24 113 0
Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại SGDI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại SGDI- NHCT VN. 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SGDI-NHCT VN TRONG THỜI GIAN TỚI. Năm 2003 tuy có những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới trong nước song với phương châm “phát triển - an toàn - hiệu quả”, được sự quan tâm chỉ đạo của NHNN VN, NHNN HN, NHCT VN sự ủng hộ giúp đỡ của các cơ quan trong ngoài ngành từ TW đến địa phương trên toàn địa bàn, Đảng ủy ban giám đốc SGDI luôn thống nhất hướng chỉ đạo các mặt nghiệp vụ với mục tiêu giải pháp kinh doanh cụ thể, chủ động, sáng tạo do đó đã huy động mọi nguồn lực phát huy cao nhất yếu tố nội lực để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh năm 2003. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh của Sở trong năm 2003 đã đạt được kết quả nổi bật, phát triển đồng đều toàn diện trên tất cả các mặt công tác, góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh của hệ thống NHCT VN, cũng như sự phát triển trên địa bàn thủ đô. Bước vào năm 2004, trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2003; căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ các biện pháp kinh doanh của NHCT Việt Nam. SGDI đề ra nhiệm vụ kinh doanh năm 2004, cụ thể như sau: Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh. 1. Nguồn vốn huy động tăng từ 5%-10% so với năm 2003. 2. Dư nợ cho vay tăng 15%-20% so với năm 2003 3. Lợi nhuận hạch toán nội bộ tăng 5% so với kế hoạch 4. NQH dưới 3% tổng dư nợ. 5. Xử lý nợ tồn đọng cũ 5 tỷ đồng. Các biện pháp cụ thể Để đạt được các mục tiêu đã đề ra,Sở GD I đề ra các nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, trong năm dự kiến mở thêm từ 1 đến 2 quỹ tiết kiệm hoặc phòng giao dịch ở địa bàn có môi trường kinh doanh, dân cư đông nhằm chiếm lĩnh thị trường huy động vốn. Chú trọng khai thác nguồn vốn dài hạn để cho vay trung, dài hạn. Chủ động nắm bắt tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn, diễn biến cung cầu vốn trên thị trường để có phương án huy động vốn thích hợp. Áp dụng chính sách khách hàng linh hoạt trong khuôn khổ cho phép của NHCT Việt Nam, nhất là chính sách ưu đãi đối với những khách hàng có số dư tiền gửi , tiền vay lớn. Chú trọng phong cách giao dịch văn minh của cán bộ NHCT để tạo ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng. 2. Tiếp tục củng cố phát triển quan hệ với khách hàng truyền thống, cho vay không phân biệt thành phần kinh tế. Chú trọng cho vay tiêu dùng, cho vay các doanh nghiệp vừa nhỏ, khách hàng cá nhân. Không đầu tư tập trung vào một số doanh nghiệp lớn. Từng bước cơ cấu lại khách hàng vay vốn bằng cách tăng cường tiếp thị thu hút khách hàng mới có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả để đầu tư vốn. Phân tích đánh giá toàn diện khách hàng, phân loại khách hàng dựa trên kết quả uy tín trong kinh doanh để có giải pháp đầu tư tín dụng hợp lý, hiệu quả. Hạn chế giảm dần tín dụng đối với những trường hợp khách hàng có dấu hiệu kinh doanh không an toàn. 3. Tiếp tục bám sát chương trình cơ cấu lại nợ theo chủ trương của NHNN hướng dẫn của NHCT VN, tranh thủ sự ủng hộ phối hợp chăt chẽ với chính quyền địa phương các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ tồn đọng, bằng mọi biện pháp tích cực để thu hồi NQH, NKĐ, phấn đấu hạ tỷ lệ NQH thời điểm 31/12/2004 xuống dưới 3% tổng dư nợ. 4. Tiếp tục hoàn thiện chương trình INCAS. Có phương án triển khai nối mạng giao dịch với khách hàng lớn, nhằm cập nhập thông tin giao dịch với khách hàng. Tăng cường khảo sát, lắp đặt thêm máy ATM tại nhưng địa điểm thích hợp đi đôi với việc tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi việc sử dụng thẻ ATM các dịch vụ Ngân hàng điện tử, để các dịch vụ Ngân hàng mới trở nên quen thuộc đối với mọi đối tượng khách hàng. 5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm tra chuyên sâu các nghiệp vụ kế toán; tín dụng; thanh toán quốc tế; nguồn vốn. Bằng nhiều hình thức kiểm tra, phúc tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành cơ chế, chính sách, chế độ của cán bộ, hạn chế thấp nhất sai sót, đảm bảo kinh doanh an toàn - hiệu quả. 6. Tăng cường đào tạo đào tạo lại trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, trong đó chú trọng nghiệp vụ giao dịch theo chương trình HĐH Ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát; nghiệp vụ tín dụng, vi tính, ngoại ngữ, các dịch vụ Ngân hàng mới…, nhằm nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ ngày càng cao. 7. Chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, phối hợp chặt chẽ phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ kinh doanh, nhằm động viên toàn thể cán bộ, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tạo mọi điều kiện để các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, tự vệ … hoạt động tốt, nhằm khơi dậy khí thế động lực thúc đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh. Đoàn kết nội bộ, tăng cường phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức đoàn thể, động viên toàn thể cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh năm 2004. Trước những yêu cầu đòi hỏi của xu thế toàn cầu hoá, chặng đường mới có nhiều cơ hội để phát triển cũng đầy thách thức khó khăn. Nhưng với truyền thống không ngừng đổi mới phát triển, SGDI-NHCT VN quyết tâm phấn đấu hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra, với phương châm hoạt động “phát triển-an toàn-hiệu quả”. 3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RRTD TẠI SGDI-NHCT VN. RRTD không chỉ là vấn đề nan giải ở các ngân hàng Việt Nam mà còn đối với tất cả các ngân hàng trong khu vực trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, các NHTM VN đang ở trong tình trạng NQH nặng nề có xu hướng gia tăng trong những năm tới. Mặc dù các NHTM đã áp dụng những biện pháp phòng tránh NQH mới phát sinh các biện pháp thu hồi NQH cũ, tuy nhiên kết quả đạt được là rất khiêm tốn. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện các giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế xử lý RRTD là rất cần thiết. Sau một thời gian nghiên cứu vấn đề này tại SGDI-NHCT VN. Em xin được đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD. 3.2.1. Cần chuyên môn hoá cán bộ tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Điều đáng nói trước tiên là công tác đào tạo cán bộ, tổ chức bộ máy kinh doanh cho phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ. Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các khách hàng có đầu tư lớn, đòi hỏi cán bộ tín dụng trước tiên cần phải phân tích đánh giá khách hàng về mặt khả năng tài chính của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp về luân chuyển vốn, từ đó cần thẩm định dự án, tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo tính sát thực của thông tin để tính toán đề phòng rủi ro. Để làm được việc đó, đòi hỏi cần phải chuyên môn hoá cán bộ tín dụng. Bởi một cán bộ tín dụng dù tài giỏi đến đâu cũng không thể có hiểu biết sâu sắc về mọi lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế. Sự gia tăng các khoản nợ quá hạn của Sở trong những năm qua, tất nhiên là có nhiều nguyên nhân, nhưng phải khẳng định rằng nguyên nhân cơ bản là khả năng dự đoán thị trường trình độ xử lý thông tin tín dụng của cán bộ tín dụng còn yếu. Do đó chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng là cần thiết. Khi chuyên môn hoá, Sở cần chia khách hàng theo từng nhóm có đặc điểm riêng. Trên cơ sở đó, căn cứ vào năng lực sở trường của từng cán bộ tín dụng (hay nhóm cán bộ tín dụng) cụ thể để phân công mỗi người thực hiện cho vay một loại khách hàng nhất định. Đối với các khách hàng truyền thống, những khách hàng có uy tín tình hình tài chính ổn định có thể phân theo ngành nghề kinh doanh. Đối với những khách hàng vay vốn lần đầu hoặc không thường xuyên vay vốn tại Sở, có độ tin cậy chưa cao, cần coi trọng các điều kiện vật chất đảm bảo. Để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp, phân công nhân viên cũng cần đặc biệt hạn chế. Tóm lại việc chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng vẫn đảm bảo được khả năng đa dạng hoá đầu tư của Sở để tránh rủi ro khắc phục được mâu thuẫn giữa chuyên môn hoá đa dạng hoá, làm tăng chất lượng tín dụng đồng thời giảm chi phí trong công tác điều tra tìm hiểu khách hàng, thậm chí phân tích tín dụng, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vay. 3.2.2. Đa dạng hoá hoạt động đầu tư, tín dụng Đây là biện pháp mang tính chất chủ động cao nhằm phân tán RRTD. Thực chất của đa dạng hoá đầu tư là đầu tư vào nhiều loại tài sản có mức độ lợi tức khác nhau, tức là phân tán mức độ rủi ro trên tài sản có thể gặp phải. Qua đó ngân hàng không tập trung quá nhiều vốn vào một dự án nào đó. Việc giảm mức độ rủi ro có thể gặp phải cho từng dự án cũng chính là việc giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng. Đa dạng hoá hoạt động tín dụng đầu tư cũng chính là thực hiện nguyên tắc “không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Thời gian qua, cơ cầu vốn vay của Sở còn không đều, phần lớn tập trung vào một số khách hàng truyền thống sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công thương nghiệp như tổng công ty Bưu chính viễn thông, công ty Dược phẩm TW 1, công ty thực phẩm Hà Nội. Do hoạt động tín dụng của Sở tập trung trong lĩnh vực truyền thống chủ yếu là các DNQD nên cho tới nay Sở chưa có được khách hàng truyền thống là các DN NQD. Mặc dù năm 2003, với chính sách khách hàng hợp lý, Sở đã thu hút được nhiều khách mới là các doanh nghiệp lớn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả các khách hàng tư nhân, mở rộng đối tượng khách hàng. Thực hiện cho vay sinh viên, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ CNV. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp còn thấp. Vậy nên trong những năm tới, Sở cần chú trọng hơn để nâng cao chất lượng cũng như khối lượng tín dụng. Trong thời gian tới phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thủ đô, Sở có thể mở rộng cho vay các dự án lớn có vốn đầu tư nước ngoài với trình độ kỹ thuật hiện đại như liên doanh sản xuất lắp ráp xe máy, đầu tư cho vay xây dựng bệnh viện, trường học tư nhân, đây là khu vực có nhu cầu lớn trong tương lai. Đa dạng hoá đối tượng khách hàng nhưng vẫn duy trì cho vay có trọng điểm đối với các DNNN, các tổng công ty sẽ giúp cho Sở hạn chế rủi ro trong cho vay đối với khu vực quốc doanh cũng như khai thác được tiềm năng vốn có của khu vực kinh tế khác. Bên cạnh các phương thức cho vay như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, Sở cần phát triển các phương thức khác như cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, chiết khấu các giấy tờ có giá. Ngoài ra, Sở cần phát triển hình thức dịch vụ trọn gói từ mở tài khoản, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán . việc cung cấp loại hình dịch vụ này sẽ giúp đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, tăng cường mối quan hệ giữa ngân hàng khách hàng giúp cho ngân hàng có một lượng thông tin đầy đủ hơn về khách hàng. 3.2.3. Trích lập dự phòng đối với các khoản nợ có vấn đề sử dụng chỉ tiêu nợ có vấn đề để phân loại các khoản cho vay. Nợ có vấn đề là chỉ tiêu phản ánh RRTD ở dạng tiềm năng. Dự phòng là việc trích ra từ thu nhập theo một tỷ lệ quy định để trang trải một phần hoặc toàn bộ các khoản mất mát vốn, trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro đối với từng khoản đã cho vay toàn bộ danh mục cho vay. Như vậy, việc trích lập dự phòng là cần thiết. Tuy nhiên điều cần quan tâm là việc đánh giá các khoản tín dụng như thế nào để có thể đánh giá đựợc mức độ rủi ro lại là điều quan trọng. Hiện nay, Sở đang thực hiện phân loại tín dụng theo thời gian trích lập dự phòng theo thời gian (khoản cho vay trong hạn hay quá hạn). Việc phân loại này làm cho RRTD không được nhìn nhận một cách chính xác theo đúng mức độ rủi ro của nó, làm giảm vai trò to lớn của việc trích lập dự phòng. Dựa trên cách phân loại này, khoản cho vay được chia thành nhiều cấp, theo thứ tự từ chất lượng tốt nhất đến nợ không có khả năng thu hồi. Khoản cho vay có hiệu quả được trích dự phòng ở tỷ lệ chung; khoản cho vay được liệt vào danh sách theo dõi bao gồm khoản cho vay có dấu hiệu rủi ro (thể hiện qua tiêu thức như khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp không hợp lý, trì hoãn trả nợ); khoản vay bị nghi ngờ (khi các tiêu thức trên được xác thực có dấu hiệu xấu đi); cuối cùng là khoản cho vay khó thu hồi được có khả năng phải xoá nợ. Trong đó trọng tâm là việc sử dụng chỉ tiêu nợ có vấn đề để thống kê các khoản vay nào còn trong hạn nhưng đã tiềm ẩn rủi ro. Để phân loại tín dụng đúng ở mức độ rủi ro của nó, Sở cần dựa vào các chỉ tiêu: lịch sử quan hệ tín dụng giữa khách hàng ngân hàng; luồng tiền dư nợ của khách hàng tại ngân hàng; chất lượng quản lý của đội ngũ lãnh đạo; xu hướng của mặt hàng kinh doanh .Việc phân loại này giúp nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc theo dõi chặt chẽ đánh giá rủi ro của từng khoản tín dụng tại từng thời điểm, từ đó ngân hàng có thể đánh giá mức độ rủi ro hợp lý của mỗi danh mục đầu tư, giám sát nguồn vốn phân bổ hiệu quả hơn. Việc trích lập dự phòng của Sở một mặt tuân thủ theo quy định của NHNN, song không nên quá máy móc. Hiện nay, Sở chỉ trích lập dự phòng đối với các khoản nợ quá hạn còn các khoản vay trong hạn theo quy định tỷ lệ trích lập DPRR là 0%. Song có những khoản vay đã xuất hiện dấu hiệu rủi ro, Sở cần trích lập dự phòng đối với cả những khoản này, căn cứ vào mức độ rủi ro để đưa ra một tỷ lệ hợp lý. Hay nói cách khác cần cụ thể hoá tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng khoản vay theo mức độ rủi ro. 3.2.4. Chủ động phân tán rủi ro thông qua cho vay đồng tài trợ bán rủi ro. Trong hoạt động tín dụng, việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, trong đó có cho vay đồng tài trợ bán rủi ro. Thời gian qua Sở đã thực hiện thành công một số hoạt động đồng tài trợ như dự án đuôi hơi Phú Mỹ . Đó là những khoản tín dụng lớn, khó xác định được mức độ rủi ro mà một mình ngân hàng không đủ khả năng cho vay. Việc các ngân hàng tham gia đồng tài trợ hay hợp vốn tạo ra một thế mạnh như mỗi ngân hàng có một hệ thống khách hàng quen thuộc, có lĩnh vực am hiểu tường tận, hay nói cách khác, có thế mạnh riêng. Việc đồng tài trợ sẽ tập trung phân bổ cho nhau thế mạnh của, hạn chế mặt yếu, tạo sự kiểm soát đồng bộ về khách hàng, bổ sung vốn, bổ sung nghiệp vụ học hỏi lẫn nhau. Do đó ngân hàng cần kêu gọi các ngân hàng các nhà đầu tư khác cùng tham gia đánh giá khách hàng, thẩm định dự án tài trợ. Biện pháp này tuy phải chia sẻ lợi nhuận đầu tư cho các nhà đầu tư khác nhưng bù lại nó đảm bảo chắc chắn hơn kết quả sẽ thu được từ việc đầu tư. Mặt khác, với cùng một số vốn bằng biện pháp đồng tài trợ, ngân hàng có thể tham gia được nhiều hơn các dự án có quy mô lớn. Không chỉ phân tán rủi ro mà biện pháp này còn giúp ngân hàng mở rộng kinh doanh, phát triển uy tín trên thị trường, tiếp thu nhiều kinh nghiệm Bán rủi ro: đó là chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu rủi ro cao hơn. Trong trường hợp khoản vay có rủi ro cao , ngân hàng khó có thể chịu nổi nếu rủi ro xẩy ra . Ngân hàng sẽ “bán” khoản cho vay cho ngân hàng lớn hơn hoặc một trung gian tài chính khác để hưởng hoa hồng phí. Như ta đã biết, các biện pháp đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro không có tác dụng đối với các rủi ro mang tính vĩ mô (rủi ro hệ thống) nên việc sử dụng kết hợp với biện pháp bán rủi ro cho các chủ thể khác nhau có thể là một giải pháp mang tính thiết thực cao. Mặc dù thu nhập từ cho vay có thể giảm sút nhưng bù lại ngân hàng lại đảm bảo khả năng an toàn, phòng tránh được những rủi ro lớn mà ngân hàng không chịu nổi. Đây có thể là một hướng để Sở áp dụng. 3.2.5. Hoàn thiện quy trình tín dụng. Trước hết Sở cần xây dựng chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng. Trong đó nội dung quy mô giới hạn tín dụng cần đặc biệt chú ý, tránh việc chạy theo mục đích lợi nhuận dẫn tới nguy cơ chất lượng tín dụng bị suy giảm. Trong các quy định về tài sản thế chấp trong việc cho vay vốn, Sở không nên coi tài sản thế chấp là chỗ dựa hoàn toàn đảm bảo an toàn tín dụng. Vấn đề là ai hiệu quả sử dụng vốn như thế nào. Nếu được Sở nên nhận tài sản thế chấp là các giấy tờ có giá, dễ chuyển thành tiền, ít bị rủi ro hơn. Trong công tác kiểm tra, giám sát khoản vay ngân hàng cần chủ động hơn. Điều đó giúp ngân hàng sớm phát hiện các dấu hiệu rủi ro. Không chỉ kiểm tra qua các báo cáo định kỳ do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng phải chủ động xuống tận cơ sở để kiểm tra. Việc kiểm tra không chỉ dừng lại ở mức tối thiểu 1 lần/ 1 năm như hiện nay mà cần xác định phù hợp với ngành nghề kinh doanh của khách hàng nên quy định thực hiện ít nhất 1 lần/1 quý. Việc kiểm tra này không chỉ được thực hiện bởi cán bộ tín dụng phụ trách khoản cho vay mà cần quy định thêm việc thực hiện kiểm tra chéo giữa các cán bộ tín dụng đối với những khoản vay lớn có thể có sự kiểm tra đánh giá của một bộ phận chuyên trách. Sở cần quy định việc cán bộ tín dụng xuống cơ sở của khách hàng để thu nợ khi đến hạn. Quy định này thể hiện sự quan tâm, theo dõi sát sao của ngân hàng, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng không phải tốn nhiều thời gian, mặt khác đảm bảo các khoản nợ được trả đúng hạn, buộc khách hàng nâng cao ý thức trách nhiệm đối với khoản vay. Trong việc thực hiện quy trình tín dụng cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng về phía ban lãnh đạo, về các cán bộ nhân viên cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Trong đó cùng với việc giao trách nhiệm cho cán bộ tín dụng cần quan tâm hơn đến quyền lợi của họ. Cần có [...]... Ngoài các giải pháp trên, Sở còn kết hợp thực hiện các giải pháp khác như thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, linh hoạt trong khâu xử lý nợ, đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng nhằm hạn chế RRTD đến mức thấp nhất 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RRTD TẠI SGDI - NHCT VN Trong nhiều năm qua, Sở đã có nhiều cố gắng nhằm quản lý RRTD, ... dụng thực trạng tình hình RRTD của SGDI- NHCT VN, thông qua phân tích tình hình trên, luận văn đã đề xuất một số giải pháp sát thực khả thi nhằm hạn chế RRTD tại SGDI- NHCT VN Theo đó Sở có thể chủ động hạn chế rủi ro tín dụng Song vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng, thiết nghĩ đó không phải là chỉ giới hạn trong Sở mà nó cần có sự quan tâm của chính phủ, các cấp các ngành của toàn xã hội Vì vậy chuyên... cấp các ngành của toàn xã hội Vì vậy chuyên đề cũng xin đề xuất một số kiến nghị đối với chính phủ cũng như NHNN các doanh nghiệp Đó là những ý kiến đóng góp nhỏ nhằm hạn chế RRTD tại SGDINHCT VN nói riêng hệ thống NHTM nói chung Do thời gian nhiên cứu trình độ chuyên môn còn hạn chế, mặt khác vấn đề RRTD rất phức tạp rộng lớn vì thế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót Em rất... bản pháp luật hướng dẫn việc nhận sử lý tài sản đảm bảo giúp đỡ các ngân hàng giải quyết NQH, giải toả các khoản nợ đóng băng Do hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn việc nhận xử lý tài sản đảm bảo của nước ta chưa toàn diện đồng bộ lại thường xuyên thay đổi vì vậy đã gây không ít khó khăn cho Sở nói riêng các NHTM nói chung trong việc sử lý tài sản đảm bảo Có thể đưa ra một vài... nhau hạn chế rủi ro tín dụng Chính vì thế, muốn phòng ngừa hạn chế RRTD thì về phía doanh nghiệp cũng cần có giải pháp để cùng ngân hàng khắc phục như: + Doanh nghiệp cần phải cung cấp thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính… của mình một cách trung thực, đầy đủ + Doanh nghiệp phải có trách nhiệm với khoản vay của mình, phải quản lý sử dụng chúng đúng mục đích và. .. chính sách biện pháp tích cực hơn nhằm sớm nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng phục vụ hoạt động tín dụng của các NHTM các tổ chức tín dụng khác 3.3.2.3 Một số kiến nghị khác NHNN cần tiếp tục nghiên cứ kinh nghiệm thực tế của các nước trong việc quản lý RRTD, cần cho phép các ngân hàng đầu tư thêm vào tài sản xiết nợ để khai thác có hiệu quả hơn như đầu tư hoàn chỉnh thêm vào các tài... tổ chức tín dụng nói riêng xã hội nói chung tránh phải bơm vốn vào những doanh nghiệp không hiệu quả 3.3.3.2 Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng, giải quyết phá sản, thi hành án Tranh chấp HĐTD chủ yếu là do người vay đơn phương vi phạm hợp đồng, không tuân thủ đúng nghĩa vụ trả nợ tiền vay, buộc các ngân hàng phải đề nghị cơ quan pháp luật xử lý tài sản thế... động hạn chế một phần rủi ro thông qua các biện pháp: chuyên môn hoá cán bộ tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động tín dụng, đa dạng hoá các hoạt động đầu tư, tín dụng tuy nhiên việc hạn chế rủi ro tín dụng không chỉ là trách nhiệm của một mình Sở mà còn cần sự phối hợp của các cấp các ngành, sự chỉ đạo điều hành của chính phủ NHNN Chính vì vậy chính phủ NHNN cần có những biện pháp. .. biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng trong việc hạn chế RRTD bao gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng của công tác thông tin tín dụng hy vọng rằng với sự chỉ đạo điều hành của chính phủ, NHNN, sự phối kết hợp của các bộ các ngành sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chức tại ngân hàng,... doanh 2003 triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2004 của SGDI - NHCT VN) Như vậy, vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung SGDI nói riêng là làm sao để đảm bảo an toàn tín dụng, cải thiện tình hình tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Trên cơ sở nghiên cứu cơ bản về RRTD qua quá trình tìm hiểu hoạt động tín dụng thực . hàng . nhằm hạn chế RRTD đến mức thấp nhất. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RRTD TẠI SGDI - NHCT VN. Trong nhiều năm qua, Sở đã có nhiều cố gắng nhằm. Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại SGDI- NHCT VN. 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA SGDI- NHCT VN TRONG THỜI GIAN TỚI.

Ngày đăng: 08/10/2013, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan