gian qua
1.Những kết quả đạt được trong thời gian qua:
Có thể nói năm 2002 là năm đánh dấu rất nhiều sự thành công của SGDI trên tất cả các mặt hoạt động, đặc biệt đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt không ngừng được mở rộng và phát triển, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng các phương thức thanh toán và TTKDTM đang khẳng định thế mạnh của nó trong quá trình thanh toán để hấp dẫn người sử dụng.Nhờ đó đã
đẩy lùi được thanh toán bằng tiền mặt ra khỏi quá trình giao dịch tạo lập thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Đó là một kết quả rất tốt được tạo ra nhờ những quy định mới và thông thoáng của NHNN về thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với điều kiện mới như quy chế về thương mại điện tử, chứng từ điện tử và quy định mới về thanh toán không dùng tiền mặt đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức tín dụng , nhờ việc áp dụng công nghệ ngân hàng trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán, rút ngắn quy trình luân chuyển chứng từ… Và sự cố gắng của tập thể cán bộ ở SGDI đã không ngừng phấn đấu vươn lên khắc phục khó khăn, học hỏi những tiến bộ mới của công nghệ ngân hàng. Thực hiện đầy đủ đúng đắn các quy trình nghiệp vụ theo các văn bản chế độ quy định, luôn vui vẽ nhiệt tình giao tiếp, hướng dẫn khách hàng.
2. Những tồn tại:
Nếu như hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng mở rộng và phát triển thì thanh toán bằng séc lại có xu hướng giảm rõ rệt về tỷ trọng trong thanh toán không dùng tiền mặt từ 2,3% trên tổng TTKDTM xuống còn1,7% trên tổng TTKDTM- một con số quá nhỏ. Sở dĩ như vậy là bởi vì xung quanh vấn đề thanh toán bằng séc đang còn rất nhiều bất cập cả về yêu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan.
2.1 Những hạn chế trong các quy định về thanh toán bằng séc:
Việc sử dụng nghị định 30/CP của chính phủ và thông tư 07/TT-NH1 hướng dẫn về quy chế phát hành và sử dụng séc đã có bước tiến bộ lớn loại bỏ những quy định bất hợp lý trước đây trong nghị định 22/QD- NH1 và thông tư 80/TT-NH2 ngày 2/6/1994 về “thanh toán không dùng tiền mặt” và đã phát huy được tác dụng nhất định.
Thứ nhất nghị định 30 là văn bản pháp lý cao nhất quy định về việc phát hành và sử dụng séc từ trước đến nay, điều này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc
phát hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc phát triển phương tiện thanh toán séc, góp phần mở rộng thanh toán séc trong dân cư (như việc phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán séc: người ký phát, người thụ hưởng, đơn vị thanh toán séc, đơn vị thu hộ séc). Mặt khác nghị định đã có những quy định rất rõ ràng cụ thể về mẫu mã của tờ séc và những vấn đề liên quan đến tờ séc như:
- Việc sử dụng một mẫu séc thống nhất trong các ngân hàng, tổ chức tín dụng và kho bạc đã tạo ra tính thống nhất và nâng cao hiệu lực thanh toán séc trong nền kinh tế quốc dân. Séc có thể dùng trong thanh toán chuyển khoản hoặc lĩnh tiền mặt do đó rất thuận lợi cho việc theo dõi, bảo quản và sử dụng séc của các đơn vị thanh toán, thu hộ và khách hàng.
- Một số quy định của nghị định 30 đã được áp dụng theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế và khả năng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm qua như việc quy định quy chế phát hành và sử dụng séc cho cả pháp nhân và cá nhân, quy định chủ tài khoản được phép uỷ quyền cho người khác ký phát séc thay mình, séc được phép chuyển nhượng, do đó giảm bớt được thời gian của cả đơn vị thanh toán và khách hàng trong việc làm thủ tục phát hành và thanh toán séc, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế nói chung và với khách hàng nói riêng. Đối với những tờ séc quá thời hạn thanh toán vì lý do khách quan vẫn được chấp nhận thanh toán không phải phát hành séc khác, rồi việc nâng cao trách nhiệm cho người ký phát và sử dụng séc…
Tuy nhiên nghị định 30 còn có rất nhiều hạn chế: Nhiều điều khoản chưa hợp lý, chưa bảo vệ được quyền lợi cho người thụ hưởng, làm cho séc chưa đi vào cuộc sống. Cụ thể như sau:
Về mặt pháp lý: nghị định 30 chưa quy định những đối tượng nào đựơc phát hành séc, đối tượng nào không được phát hành séc. Kết cấu các phần của quy chế chưa hợp lý, nội dung dễ trùng lặp. Chưa đảm bảo người thụ hưởng
chắc chắn được thanh toán séc trong trường hợp người ký phát séc chết, pháp nhân phát hành séc giải thể hoặc phá sản. Rồi việc quy định thời hạn hiệu lực của séc 15 ngày làm việc theo lịch là quá ngắn để cho séc có thể chuyển nhượng được. Một số quy định về kỷ luật thanh toán chưa chặt chẽ, nghiêm minh để bảo vệ quyền lợi cho người thụ hưởng khi tình trạng phát hành séc giả và phát hành quá số dư vẫn còn diễn ra. Chương 3, thông tư 07/TT-NH1 “quyền hạn và nghĩa vụ của bên thụ hưởng séc” không có Điều khoản nào quy định bên thụ hưởng séc có quyền kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của người thanh toán bằng séc. Nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng: Đây là một sơ hở. Nếu bên thanh toán bằng séc có hành vi gian trá, thì rất khó tìm ra tông tích người thanh toán bằng séc. Thông tư 07/TT-NH1 thiết kế mẫu séc không có chổ ghi giấy tờ tuỳ thân của người thanh toán bằng séc, để bên thụ hưởng séc đòi bên thanh toán bằng séc xuất trình giấy tờ tuỳ thân. Bên thụ hưởng séc có quyền đòi hỏi bên thanh toán séc xuất trình giấy tờ tuỳ thân, nếu tờ séc bị gian trá dẫn đến tờ séc đó không thanh toán được, bên thụ hưởng séc phải chịu thiệt hại mà không thể đổ lỗi cho chi nhánh NHTM. Quy định về mẫu séc còn chưa hợp lý có quá nhiều yếu phải ghi vào trong khi đó tờ séc lại quá nhỏ, việc quy định đối với bên phát hành séc phải có cả hai chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng là không phù hợp. Vì nếu như vậy, thì chủ tài khoản và kế toán trưởng cùng đi mua hàng hoặc cùng sử dụng dịch vụ hay sao? quy định này khác xa với thông lệ quốc tế. Phạm vi thanh toán séc còn hẹp chưa ban hành cơ chế phát hành séc ra ngoài địa phương mà séc mới chỉ thanh toán trong phạm vi cùng một địa bàn tỉnh, phố. Quy định việc xác nhận nguyên nhân bất khả kháng tại uỷ ban nhân dân xã phường nơi cư trú của người thụ hưởng khi ng- ười thụ hưởng nộp séc chậm và xác nhận nguyên nhân bất khả kháng tại uỷ ban nhân dân xã, phường nơi đơn vị thu hộ đóng trụ sở khi đơn vị thu hộ nộp séc chậm là không thực tế và chỉ là hình thức.
Nghị định 30 đã có quy định về việc mở tài khoản và phát hành séc của cá nhân, pháp nhân nhưng lại chưa có quy định về việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán và phát hành séc của Hợp Tác Xã hay của các doanh nghiệp tư nhân- Đó là một bất cập rất lớn.
Quy định phân biệt giữa séc chuyển khoản và séc lĩnh tiền mặt bằng hai ghạch chéo song song ở góc bên trái tờ séc là chưa phù hợp với thực tế vì khi đưa vào đóng chứng từ lưu trữ thì bị che khuất, không thuận lợi cho việc tìm chứng từ khi cần thiết. Séc chỉ ghi bằng tiếng Việt Nam nên khó khăn cho người nước ngoài khi sử dụng. Hơn nữa quy định về việc từ chối thanh toán séc của ngân hàng khi tài khoản của người ký phát không có đủ tiền để thanh toán là một thiệt thòi lớn cho người thụ hưởng vì lẽ ra họ vẫn được quyền thanh toán số tiền hiện có trên tài khoản nếu họ muốn. Và séc chỉ được phát hành từ tài khoản tiền gửi thanh toán không được phát hành trực tiếp từ tài khoản tiền vay cũng phần nào làm giảm tính hấp dẫn của việc sử dụng thanh toán bằng séc. Bên cạnh đó Nghị định cũng chưa quy định về séc do chính ngân hàng phát hành, thời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực thanh toán còn chưa phân biệt rõ. Quy định về thủ tục thanh toán rườm rà, luân chuyển chứng từ vòng vèo phức tạp.
Đối với séc bảo chi yêu cầu ký quỹ đảm bảo thanh toán séc mà khách hàng không được hưởng lãi trên số tiền ký quỹ đó.
Cuối cùng đó là việc quy định cơ quan chịu trách nhiệm xử kiện về thanh toán séc: Đối với thông lệ quốc tế, nếu séc có tính chất thương mại thì việc xử được thực hiện tại tòa án thương mại. Các trường hợp khác sẽ được thực hiện tại tòa án Dân sự. Nhưng ở Việt Nam hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào về cơ quan chịu trách nhiệm xử kiện. Đều này ít nhiều sẽ gây lúng túng cho khách hàng khi họ gặp rắc rối trong thanh toán séc cần sự giúp đỡ của Luật pháp.
Như vậy có thể nói rằng nghị định 30 cho đến nay nó đã không còn phù hợp với việc mở rộng và sử dụng thanh toán trong toàn quốc theo yêu cầu mới cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế vế ban hành và sử dụng séc.
Để cho hình thức thanh toán séc đi vào cuộc sống thì bản thân các quy định ban hành phải xuất phát từ lợi ích của người sử dụng. phải bảo vệ được lợi ích của người ký phát, người thụ hưởng séc. Phải phù hợp với thông lệ quốc tế và của luật NHNN, luật các TCTD. Đòi hỏi phải có một nghị định mới ban hành thay thế Nghị định 30 và đáp ứng được mong muốn của người sử dụng.
2.2 Nguyên nhân từ bản thân SGDI và khách hàng.
Tại SGDI thanh toán bằng séc tuy đã được cải thiện song vẫn chưa thực sự phù hợp với khách hàng những quy định trong thanh toán vẫn còn phức tạp, vòng vèo. Khi nộp séc vào ngân hàng khách hàng phải lập nhiều liên bảng kê nộp séc trong khi công nghệ kế toán máy không cần thiết phải có nhiều chứng từ, do đó gây nhiều phiền phức cho khách hàng. Một lý do quan trọng có tính quyết định nữa là SGDI chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo về những tiện ích của việc sử dụng séc trong thanh toán. Vì vậy mà mặc dù séc là một công cụ thanh toán ra đời gần như sớm nhất và được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới trong khi đó ở Việt Nam, séc vẫn còn là hình thức thanh toán mới mẻ, phần lớn dân chung chưa hiểu rõ hoặc không hiểu về tiện ích của việc thanh toán séc.
Mặt khác ở Việt Nam người dân rất ưa thích tiêu dùng tiền mặt trong thanh toán, thu nhập của người dân còn thấp nên người ta không thích mà cũng không sử dụng được séc trong thanh toán. Nhiều cơ sở cung cấp hàng hoá dịch vụ không tiếp nhận hình thức thanh toán bằng séc do họ chưa thấy đ- ược tiện ích của việc thanh toán bằng séc, họ chỉ tin tưởng vào khả năng thanh toán của khách hàng nếu họ nhận được tiền mặt.