1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu đọc sách tại viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

64 59 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 544,03 KB

Nội dung

Nêu một số vấn đề lý luận về nhu cầu đọc. Phân tích nhu cầu đọc sách trong giới nghiên cứu tại Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam. Đưa ra một số đề xuất nhằm kích thích nhu cầu đọc trong giới nghiên cứu khoa học.

Trang 1

BÁO CÁO KIẾN TẬP

1 Sinh viên kiến tập

Họ và tên: Lê Thị Nga

Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Người hướng dẫn nghiệp vụ: Lê Thị Kim Dung – cán bộ thư viện Viện xã hội học

3 Nội dung kiến tập

Làm một số nghiệp vụ thư viện cơ bản như: phục vụ bạn đọc, đăng ký tài liệu, dán nhãn tài liệu, xếp sách lên giá, phục chế tài liệu,… và một số công việc khác

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời buổi hiện nay nền kinh tế đất nước cũng đang phát triển nhu cầu họchỏi quan tâm đến tri thức con người tăng lên Từ đó, thấy được tầm quan trọng củathư viện đối với xã hội Ngoài ra “thư viện không chỉ là nơi giữ sách, cũng không phải

là nơi đọc sách giải trí nhẹ nhàng Nó phải là nơi trung tâm nghiên cứu – sự nghiêncứu mà bất kỳ một con người lý trí nào cũng phải có” (Phêđôrốp)

Những câu châm ngôn của những nhà nổi tiếng lại một lần nữa khẳng định thư viện

có một tầm quan trọng rất lớn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo,giúp mọi người hiểu biết và nhận thức được tầm quan trọng của tri thức

Để việc học tập của sinh viên được thuận lợi hơn, học đi đôi với hành TrườngĐại học Nội Vụ Hà Nội đã tổ chức cho sinh viên ngành Khoa học thư viện chúng em

đi kiến tập ngành nghề trong thời gian 1 tháng tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hộiViệt Nam từ ngày 16/04 – 16/05

Sau đây là bài báo cáo về các hoạt động của thư viện và tìm hiểu chuyên sâu vềnhu cầu đọc của giới nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn Lâm khoa học xã hội ViệtNam

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, cán bộ khoa Quản lý xãhội, Trường đại học Nội Vụ đã tạo điều kiện để em được tiếp cận sớm với công việcthực tế

Và em xin bày tỏ lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các cán bộ của Viện Hàn LâmKhoa học Xã Hội Việt Nam đặc biệt là chị Lê Thị Kim Dung (cán bộ Viện Xã Hộihọc) đã giúp đỡ em trong quá trình làm bài báo cáo kiến tập

Do thời gian còn hạn chế nên mặc dù đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi saisót, chưa chính xác ,em mong thầy cô và các bạn góp ý để em có thể hoàn thiện bàibáo cáo hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Nga

Lê Thị Nga

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là bài báo cáo kiến tập độc lập của riêng em Các số liệu

sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúngquy định

Các kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo do em tự tìm hiểu, phân tích một cáchtrung thực, khách quan Mọi tài liệu trích dẫn đã được nêu trong phần tài liệu thamkhảo

Sinh viên thực hiện

Nga

Lê Thị Nga

Trang 6

Bảng 4: Kết quả khảo sát lượt bạn đọc trung bình hàng tháng tại thư viện

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đến 8/2015

24

Bảng 5: Tình hình sử dụng tài liệu của giới nghiên cứu trên 20 bài tạp

chí khoa học

25

Trang 7

MỤC LỤC

PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI

VIỆT NAM 1

1 Lịch sử hình thành và phát triển 1

2 Cơ cấu tổ chức 1

3 Các chuẩn nghiệp vụ thư viện 2

4 Chức năng nhiệm vụ 3

PHẦN II 4

Tìm hiểu nhu cầu đọc sách trong giới nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam 4

MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu 5

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 6

4.1 Mục tiêu nghiên cứu 6

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp mới của đề tài 8

7 Cấu trúc của đề tài 8

Chương 1 9

Một số vấn đề lý luận về nhu cầu đọc 9

1.1 Sách và vai trò của sách 9

Trang 8

1.1.2 Vai trò của sách đối với nghiên cứu khoa học 10

1.1.1.1 Vai trò của sách nói chung 10

1.1.1.2 Vai trò của sách trong nghiên cứu khoa học 11

1.2 Nhu cầu đọc, mục đích đọc và các yếu tố ảnh hưởng 12

1.2.1 Nhu cầu đọc và mục đích đọc 12

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc 13

1.3 Giới nghiên cứu khoa học 15

1.3.1 Đặc điểm giới nghiên cứu khoa học 15

1.3.2 Đặc điểm nhu cầu đọc của giới nghiên cứu khoa học 15

Chương 2 18

Nhu cầu đọc sách trong giới nghiên cứu tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 18

2.1 Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 18

2.1.1 Cơ sở hạ tầng 18

2.1.2 Nguồn lực thông tin 19

2.1.3 Lượt bạn đọc tại Thư viện Hàn Lâm 24

2.2 Nhận diện nhu cầu đọc trong giới nghiên cứu 26

2.2.1 Mục đích đọc tài liệu 26

2.2.2 Nhu cầu đọc nội dung tài liệu 27

2.2.3 Nhu cầu về hình thức tài liệu 28

2.2.4 Phương tiện hỗ trợ 31

2.2.5 Ngôn ngữ chuyển tải 32

2.4 Tìm hiểu nhu cầu đọc qua danh mục tài liệu tham khảo trong một số bài báo khoa học đăng trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành 32

Trang 9

Một số đề xuất nhằm kích thích nhu cầu đọc trong giới nghiên cứu khoa học 36 3.1 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng nhu cầu đọc trong giới

nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 36

3.1.1 Cá nhân 36

3.1.2 Bối cảnh xã hội 36

3.1.3 Sự phát triển của khoa học và công nghệ 37

3.1.4 Thư viện 37

3.2 Kiến nghị, đề xuất 38

Tiểu kết 39

Kết luận 40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC

Trang 10

PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI

1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hệ thống các thư viện của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hiện naygồm 1 thư viện tổng hợp và 31 thư viện chuyên ngành của 32 viện nghiên cứu vàđơn vị trực thuộc Thư viện Khoa học xã hội là thư viện tổng hợp đa ngành doViện Thông tin Khoa học xã hội quản lý và là cơ quan đứng đầu Hệ thống

10 năm trở lại đây, phát huy các thành tựu đã đạt được trong suốt chặngđường xây dựng và phát triển, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã trưởng thànhvượt bậc trên nhiều phương diện: xây dựng hệ thống các cơ quan và lĩnh vựcnghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực KHXH&NV,triển khai các đề tài nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng các kết quả nghiên cứuKHXH&NV vào đời sống thực tiễn Đó chính là thành quả lao động của hàngngàn cán bộ nghiên cứu, phục vụ nghiên cứu và công chức, viên chức của ViệnHàn lâm KHXH Việt Nam qua các thời kỳ Trong hơn 60 năm xây dựng và pháttriển, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia nay là Viện Hàn lâmKhoa học xã hộiHXH Việt Nam đã có nhiều đóng góp về mặt khoa học, đượcĐảng và Chính phủ đánh giá cao, góp phần quan trọng vào việc hoạch định cácchủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ và gópphần vào việc phát triển nền văn hoá, khoa học của Việt Nam

2 Cơ cấu tổ chức

Trang 11

3 Các chuẩn nghiệp vụ thư viện

Trang 12

Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội áp dụng khổ mẫu MARC21và quy tắcbiên mục Anh – Mỹ AACR2 Không phân lọai tài liệu nên không áp dụng tiêuchuẩn phân loại nào cả

- Đẩy mạnh nghiên cứu, phát hiện, sưu tầm, khai thác và phát huy những giátrị lịch sử, văn hóa, văn minh Việt Nam, góp phần vào vào việc nâng cao dântrí, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho cán bộ và nhân dân

- Tích cực điều tra cơ bản về kinh tế – xã hội – văn hóa nhằm tổng kết thựctiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng quy hoạch pháttriển của từng vùng cũng như chung cho cả nước

- Việc hợp tác nghiên cứu của Trung tâmViện Hàn lâm KHXH Việt Nam vớicác bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trong cả nước không ngừng được mởrộng

- Việc hợp tác nghiên cứu các vấn đề KHXH & NV của Thế giới và khu vựccủa Trung tâm Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam với các nước trên thế giới

Trang 13

PHẦN II

Tìm hiểu nhu cầu đọc sách trong giới nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn Lâm

Khoa học Xã Hội Việt Nam

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Khi bàn đến giá trị của việc đọc sách có rất nhiều danh ngôn ca ngợi về sách

và tầm quan trọng của việc đọc sách: Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và

là di sản xứng đáng của các thế hệ và quốc gia (Samuel Johnson); Trường học vĩđại nhất chính là sách (Thomas Carlye)….Theo Thời báo Markova đọc sach làmột quá trình diễn giải và phên phán, mt quá trình phức tạp bao gồm sự trao đổi,chuyện trò với tác giả cuốn sách, sự tranh luận công khai với những bạn đọc khác.Đọc sách giúp phát triển óc tưởng tượng và năng lực tư duy sáng tạo, thôi thúc tìmlời giải, và tiếp đó là đòi hỏi phải cầm bút Hoạt động tư duy và đón nhận khoáicảm thẩm mỹ là 2 mặt hợp thành một chính thể thống nhất của việc đọc

Thư viện chính là nơi thu thập, lưu trữ, cung cấp nguồn tài liệu, sách báo từxưa cho đến nay Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, bạn đọc đến tư viện đọcđang giảm dần Hệ thống thư viện viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam cungcấp nguồn tư liệu, phục vụ nghiên cứu khoa học trong đó có Thư viện Viện Xã hộihọc Tuy nhiên, dựa trên báo cáo khảo sát tháng 5/2015 của Viện Thông tin Khoahọc Xã hội khảo sát 31 thư viện thuộc viện Hàn lâm Khoa học Xã Hội Việt namcho thấy lượt bạn đọc yêu cầu đọc ở các thư viện rất thấp Thư viện đang gặp nhiềukhó khăn và chưa thật sự thu hút được bạn đọc, các dịch vụ nghèo nàn và chưa thật

sự hiệu quả Công tác phục vụ truyền thống là chủ yếu, chưa tận dụng lợi thế khoahọc và công nghệ

Trang 14

Chính vì những lý do trên cũng như nhận thấy giá trị và tầm quan trọng củanhu cầu đọc tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam trong việc phát huy tốthơn vai trò của mình nên em đã chọn đề tài “Tìm hiểu nhu cầu đọc sách trong giớinghiên cứu tại Viện Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội Việt Nam” để đánh giá thựctrạng, xu hướng và đưa ra những đề xuất nhằm phát triển hoạt động đọc, nhu cầuđọc nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học là cần thiết.

2 Lịch sử nghiên cứu

Vấn đề đọc sách đã được nghiên cứu từ rất sớm (thế kỷ XIX) ở Nga Đã cómột số công trình nghiên cứu liên quan đến nhu cầu đọc sách , sau đây là một sốbài viết và công trình nghiên cứu về nhu cầu đọc sách tại thư viện như:

“Phát triển văn hóa đọc tại trường Đại học Đông Á – Đà Nẵng” của NguyễnThị Lan năm 2015 nhấn mạng văn hóa đọc đã bị lấn át bởi văn hóa nghe nhìn vàsách không còn giữ vai trò độc tôn trong nền văn hóa dân tộc Đối với Việt Namhiện nay thì văn hóa đọc đang dần bị lu mờ, mai một, ít được chú trọng, đặc biệt làđối với giới trẻ

“Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển” của Vũ ThịThu Hà năm 2013 đã nêu lên thực trạng đọc sach của công chúng Việt Nam, cụ thể

là tại hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh “Phát triển văn hóa đọctrong thanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Võ Công Nam vàcộng sự năm 2012 với mục đích đánh giá chính xác thực trạng văn hóa đọc trongthanh thiếu niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, những mặt mạnh,yếu, thời cơ và thách thức để phác thảo được một chiến lược phát triển văn hóa đọctrong thanh thiếu niên trên địa bàn TP.HCM đến năm 2015

Ngoài ra còn có những nghiên cứu khác như “Làm thế nào để phát triển văn

Trang 15

sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội” của Nguyễn Thanh Thủy năm 2014; “Nghiêncứu văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI trên báo in” của Phạm ThịNga năm 2015.

Qua những nghiên cứu trên, vấn đề văn hóa đọc có nhiều quan điểm và nhìnnhận khác nhau Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu ở các nghiên cứu chủ yếu là tầnglớp nhân dân, là thanh thiếu niên, là sinh viên Vậy tầng lớp nghiên cứu thì hoạtđộng dọc của họ ra sao Hiện nay chưa có nghiên cứu nào ở nước ta về nhóm này.Trong khi đó đọc sách là hoạt động không thể thiếu được đối với các nhà khoa học.Ngoài ra trong mỗi viện nghiên cứu tại Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam đều có thưviện riêng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học Theo các báo cáo từ các thưviện, thì việc bạn đọc đến các thư viện đọc đang giảm dần Vậy, nhu cầu đọc củagiới nghiên cứu tại Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam hiện nay như thế nào, và khảnăng đáp ứng cửa thư viện ra sao cần được nghiên cứu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu đọc sách của giới nghiên cứu khoa họcPhạm vi nghiên cứu: Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 16

Tìm hiểu về hệ thống thư viện Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam và khả năngđáp ứng nhu cầu đọc của thư viện Qua đó, đề xuất những giải pháp phát triển thưviện nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu đọc của giới nghiên cứu.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nêu một số vấn đề lý luận về nhu cầu đọc Phân tích nhu cầu đọc sách tronggiới nghiên cứu tại Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam Đưa ra một số đề xuất nhằmkích thích nhu cầu dọc trong giới nghiên cứu khoa học

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: đề tài sẽ tiến hành tổng quan, phântích tài liệu là các báo cáo nghiên cứu, các bài báo, các xuất bản phẩm liên quanđến việc đọc, nhu cầu đọc Kết quả của quá trình tổng quan sẽ là cơ sở để đối chiếu,

so sánh với kết quả khảo sat thực ddiej nhằm làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu

 Phương pháp thu thập thông tin tại thực địa (phỏng vấn):

Phỏng vấn sâu 20 trường hợp, hiện là cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn LâmKHXH Việt Nam, giới tính (10 nam, 10 nữ), kinh nghiệm nghiên cứu (5- 15 năm),trong đó có 3 cán bộ trình độ Tiến sỹ, 1 cán bộ đang học nghiên cứu sinh, 16 cán

bộ trình độ Thạc sỹ

Qua danh mục tài liệu tham khảo trong bài tạp chí khoa học, tìm hiểu xuhướng nhu cầu đọc của giới nghiên cứu Đề tài chọn 20 bài báo nghiên cứu khoahọc đăng trên tạp chí nghiên cứu chuyên tương ứng 289 tài liệu được sử dụng làmtham khảo

 Phương pháp so sánh, đối chiếu

So sánh việc sử dụng tài liệu điện tử dựa trên danh mục tài liệu tham khảocủa những số xuất bản những năm cũ so với những số xuất bản những năm mới

Trang 17

trên tạp chí nghiên cứu khoa học chuyên ngành Mục đích của việc so sánh này đểtìm ra sự khác biệt trong quan điểm về sách, đọc sách.

6 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài mô tả thực trạng nhu cầu đọc sách của giới nghiên cứu của thư viện

Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam Đề xuất một số giải pháp giúp Thư viện ViệnHàn lâm KHXH Việt Nam phục vụ bạn đọc tốt hơn, đề xuất các giải pháp nhằmkích thích nhu cầu đọc trong giới nghiên cứu khoa học

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo bố cục bài nghiêncứu gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhu cầu đọc

Chương 2: Nhu cầu đọc sách trong giới nghiên cứu tại Viện Hàn LâmKHXH Việt Nam

Chương 3: Một số đề xuất nhằm kích thích nhu cầu đọc trong giới nghiêncứu khoa học

Trang 18

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về nhu cầu đọc 1.1 Sách và vai trò của sách

Khái niệm rộng: Sách (book) nghĩa là “A collection of leaves ò paper,parchment, vellum, cloth or other material( written, printed, or blank fastenedtogether along one edge, with or without a protective case or cover” Như vậy, sách

ở đây được hiểu là tập hợp các trang trên chất liệu vật mang tin khác nhau, khôngphụ thuộc vào đã xuất bản chưa, kể cả trang trống Các trang này phải được gắnchặt với nhau theo một cạnh Quan điểm này ngoài phù hợp với sách in cũng phùhợp với sách điện tử Nhìn bề ngoài ta sẽ không thấy sự gắn chặt theo một cạnhbằng keo hay chỉ của sách in, nhưng thực chất các trang điện tử cũng gắn chặt vớinhau theo một hệ thống chứ không phải là một mớ hỗn độn và quy định số trangliên kết đó Tuy nhiên, theo quan điểm này, bàn về khái niệm sách lại nhấn mạnhđến vật mang tin, kết cấu, sô lượng của vật mang tin chứ không nhấn mạnh đến

Trang 19

thông tin chứa trong đó, kể cả trang trắng không chứa thông tin vẫn được côngnhận.

Nghiên cứu về nhu cầu đọc sách, đặc biệt với nhu cầu có được kiến thức,thông tin trong nghiên cứu khoa học, thì xem xét việc đọc sach theo nghĩa rộng( tức là đọc tài liệu) mới đáp ứng được yêu cầu của đề tài Vì vậy, những khái niệm,những nội dung bàn đến sách, nhu cầu đọc sách, đến việc đọc sách trong bài nghiêncứu là nói tới sác trong bài nghiên cứu là nói tới sách trong nghĩa rộng, là tài liệu,

là nhấn mạnh về giá trị thông tin chứa trong tài liệu đó

1.1.2 Vai trò của sách đối với nghiên cứu khoa học

1.1.1.1 Vai trò của sách nói chung

Theo khái niệm trên cho thấy, sách lưu giữ những thông tin, tri thức, nhữnggiá trị vật chất và tinh thần của nhân loại Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ nhữnggiá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối vàphát triển

Nhà văn M.Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn Sách cho ta những tri thức cần thiếttrong học tập, trong công việc và trong đời sống Ông cha ta từng dạy: “Cho conmột kho vàng không bằng một nang sách”, sách là một kho kiến thức vô tận Sáchtrở nên vô giá với nhân loại Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thếgiới bên ngoài Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư,tình cảm, của mình vào những trang giấy Một quyển sách dù mỏng hay dày đềuchất chứa bao nỗi lòng của tác giả Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc

lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình Đó chính là những vui, buồn, hờn giận haycăm ghét, bực bội mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện,những trang thơ

Trang 20

Vì vậy, sách có vai trò giúp chúng ta trong việc cập nhật thông tin, giải trí,học tập, nghiên cứu khoa học và nhu cầu nghề nghiệp.

1.1.1.2 Vai trò của sách trong nghiên cứu khoa học

Sách là nguyên liệu đầu vào trong nghiên cứu khoa học: Xét về vai trò củasách hay thông tin, tri thức trong sách với nghiên cứu khoa học thì hai quá trình này

có mối quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau Thông tin là nguyên liệu đầu vào,thông qua quá trình biến đổi logic và tư duy sáng tạo kết quả nghiên cứu của cácnhà khoa học tạo ra thông tin mới được luân chuyển tuần hoàn trong xã hội và qua

đó hỗ trợ có hiệu quả cho các hoạt động đổi mới đặc biệt là quá trình thúc đẩy việcđưa ra các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn.[12, tr 17 – 21]

Chất lượng của một công trình nghiên cứu phụ thuộc chất lượng của sách:Xét về chất lượng nguồn thông tin và dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu khoa họcthì đây là yếu tố có vai trò rất quan trọng Ở đây chúng ta chưa bàn đến khả năngchuyên môn của nhà nghiên cứu, chỉ đề cập đến sự chuẩn bị chu đáo về mặt thôngtin khi bắt tay vào nghiên cứu Nếu công tác chuẩn bị nguồn thông tin đầy đủ, chấtlượng toàn diện và cập nhật thì chắc chắn công trình nghiên cứu có kết quả chấtlượng hơn Nhưng nếu nguồn “thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch chắc chắn sẽdẫn tới những quyết định phiến diện hoặc sai lệch trong nghiên cứu và phát triểnứng dụng” Có thể khẳng định rằng nguồn thông tin và dữ liệu đầy đủ, đa chiều, cóchất lượng và cập nhật sẽ giúp nhà nghiên cứu đưa ra những kết quả nghiên cứukhoa học có tính khoa học và khr thi cao và ngược lại Toàn bộ nguồn thông tin và

dữ liệu mà chúng ta bàn ở trên đều chứa đựng trong sách, tài liệu, cơ sở dữ liệu…

Sách là nhân tố quyết định đến chất lượng kết quả nghiên cứu khoa học.Sách chứa đựng những bằng chứng, những lập luận, những số liệu và những cách

Trang 21

hiện tượng tự nhiên hay trong cuộc song xã hội, người nghiên cứu không thể khôngdựa vào sách Sách cũng chính là sản phẩm của nghiên cứu khoa học, là con đẻ củanhà nghiên cứu khoa học

1.2 Nhu cầu đọc, mục đích đọc và các yếu tố ảnh hưởng

1.2.1 Nhu cầu đọc và mục đích đọc

Nhu cầu đọc là “đòi hỏi khách quan của chủ thể (cá nhân, nhóm, xã hội)đôi với việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và phát triển các hoạt độngsống của con người Nói cách khác, nhu cầu đọc là thái độ của chủ thể với việc đọcsách như hoạt động sống không thể thiếu được”

Nhu cầu đọc tập trung khả năng nhận thức của con người về một đối tượng

cụ thể Nhờ đó, hoạt động đọc đạt được hiệu quả tốt hơn Kinh nghiệm cho thấy,người đọc có trình độ văn hóa càng cao thì nhu cầu đọc càng cụ thể, rõ ràng vàcàng có tính bền vững Đố với người đọc ít tuổi, người đọc có trình độ văn hóa phổthông, việc xác định nhu cầu hoặc kiến tạo nhu cầu đọc là hết sức cần thiết Mụcđích đọc là để trả lời câu hỏi “đọc để làm gì” Hoạt động đọc của con người, xưanay, thông thường nhằm vào các mục đích như: học tập, nghiên cứu khoa học, đápứng yêu cầu nghề nghiệp, nắm bắt thông tin, tu dưỡng hoặc giải trí Cùng một cuốnsách sẽ có nhiều người đọc với mục đích hoàn toàn khác nhau Mục đích chi phốitoàn bộ quá trình đọc sách: quy định việc lựa chọn loại hình tài liệu, phương phápđọc, thời gian đọc, môi trường đọc, ….Mục đích đọc rõ ràng sẽ tiết kiệm đượcnhiều thời gian trong việc tìm, chọn và khai thác tài liệu Mỗi người có mục đíchđọc khác nhau, do đó quá trinh hoạt động đọc cuả mỗi người khác nhau.[16, 5 - 6]

Mỗi cách đọc sách có thể đáp ứng cho những mục đích đọc và loại sách khácnhau Với các loại sách khoa học và kỹ thuật, với mục đích học tập, nghiên cứu

Trang 22

phải đọc một cách chủ động, nghiền ngẫm sâu sắc, đi sâu vào nội dung từng vấn đềtrong sách, nhiều khi phải đọc nhiều lần mới đạt được mục đích đã đề ra

Nhu cầu đọc là một dạng đặc biệt của nhu cầu tin Nhu cầu đọc cũng bắtnguồn từ yêu cầu tiếp nhận thông tin khi con người tham gia các hoạt động sốngkhác nhau, nhưng nó chỉ thực sự hình thành với điều kiện chủ thể có khả năng giải

mã thông tin được mã hóa trong tài liệu, có nghĩa là người đọc phải biết ngôn ngữcủa chữ viết, ký hiệu đó, phải biết giải mã và hiểu được nội dung truyền tải trong

đó Đây là yếu tố quan trọng nhất của hoạt động đọc hay nói cách khác đây là thành

tố quan trọng của văn hóa đọc, là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hoạt động đọc, quyđịnh nội dung của hoạt động đọc Nếu không có nhu cầu đọc thì sẽ không có hoạtđộng đọc cũng đồng nghĩa với việc không tồn tại văn hóa đọc

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc

Môi trường xã hội : Nhu cầu tin và nhu cầu đọc nằm trong hệ thống nhu cầuchung rất đa dạng và phong phú của mỗi người nói riêng và xã hội nói chung, do

đó nó chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của các điều kiện môi trường xã hội

Môi trường tự nhiên : Tâm lý học Mác xít khẳng định yếu tố địa lý, tự nhiênkhông phải là quyết định trong việc hình thành và phát triển tâm lý, nhưng có để lạinhững dấu ấn nhất định Trong thực tiễn, để duy trì sự sống, con người luôn có ýthức tìm hiểu tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

Nghề nghiệp: Nghề nghiệp khác nhau để lại những dấu ấn khác nhau trongnội dung nhu cầu đọc và tập quán sử dụng thông tin của mỗi người

Lứa tuổi: Mỗi giai đoạn lứa tuổi của con người có những đặc điểm tâm lýriêng do hoạt động chủ đạo chi phối Các đặc điểm tâm lý lứa tuổi ảnh hưởng khá

rõ rệt tới nội dung và phương thức thỏa mãn nhu cầu đọc Ví dụ: trẻ em thích đọc

Trang 23

Giới tính: Do đặc điểm sinh lý khác nhau, các giới khác nhau có những đặcđiểm tâm lý khác nhau Nam giới có tính cách mạnh mẽ, tự tin, thích tìm tòi cáimới, theo tư duy logic; nữ giới dịu dàng, tế nhị, thích các biểu lộ tình cảm… Cácđặc điểm giới tính cũng được biểu thị trong sắc thái nội dung và cách thức thỏamãn nhu cầu đọc của mỗi người.

Thư viện: Thư viện là nơi tàng trữ và sử dụng tài liệu có tính chất tập thể và

xã hội Hoạt động thông tin thư viện chính là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ vàphổ biến thông tin, tài liệu cho người đọc Hoạt động thông tin thư viện phải đảmbảo hai mặt song song, có mối quan hệ hữu cơ: lưu trữ và sử dụng Ngày nay vấn

đề sử dụng phải là cơ bản Vì vậy, hoạt động thư viện ảnh hưởng rất lớn đối với sựphát triển của văn hóa đọc Đó chính là vốn tài liệu phù hợp và đáp ứng nhu cầuđọc; Các sản phẩm và dịch vụ phong phú, chất lượng; Thái độ phục vụ của cán bộthư viện… Có thể khẳng định, chất lượng hoạt động thư viện ảnh hưởng trực tiếpđến sự phát triển của văn hóa đọc của bạn đọc Để đáp ứng nhu cầu hiện nay, thưviện số đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ

Ở Việt Nam, thư viện số đang hình thành và phát triển Tuy nhiên, quá trìnhhình thành và phát triển thư viện số còn rất chậm Một số thư viện tiêu biểu: Thưviện Quốc gia Việt Nam sử dụng phần mềm quản trị thư viện số Ilib 4.0 và Dlib;Cục thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia đã xây dựng thư viện điện tử vớiphần mềm ứng dụng Libol 5; Từ 2013, thư viện Viện Hàn lâm sử dụng phần mềmMillennium và Sierra nhằm xây dựng thư viện số; Theo Đức Lương, từ đầu nhữngnăm 2000, hơn 20 thư viện đại học trong cả nước được đầu tư lớn với kinh phí tăngdần từ 500.000 đô la Mỹ, 750.000 và hơn 3 triệu đô Đặc biệt, tổ chức AtlanticPhilanthrophie (Mỹ) đã tài trợ cho 4 trung tâm học liệu lớn của trường đại học vớitổng chi phí từ 5 đến 10 triệu đô la Mỹ cho một trung tâm Bên cạnh đó, nhiều thư

Trang 24

viện trường đại học khác đã sử dụng ngân sách đầu tư phần mềm quản trị thư viện

và kết nối mạng internet

1.3 Giới nghiên cứu khoa học

1.3.1 Đặc điểm giới nghiên cứu khoa học

Giới nghiên cứu là người thực hiện công việc nghiên cứu khoa học, mà ở đây

là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, phógiáo sư, giáo sư hoặc một số người có thể không có văn bằng chính thức nhưng họcũng làm các công việc tương đương như nhà nghiên cứu/ nhà khoa học, tham giavào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm và quy trình mới, tạo ra phương pháp và hệthống mới Như vậy, có thể khẳng định người nghiên cứu khoa học có trình độchuyên môn cao

Xét về đặc điểm hoạt động khoa học hiện nay thì khoa học phát triển theocác xu hướng song song: Xu hướng nghiên cứu chuyên sâu; Xu hướng liên kết giữacác ngành khoa học gần gũi với nhau trong nghiên cứu một đối tượng cụ thể; Xuhướng nghiên cứu đa ngành,; Xu hướng nghiên cứu xuyên ngành Chính vì vậyngoài yêu cầu chuyên môn hóa cao thì nhà khoa học cần phải nắm được những kiếthức về những khoa học liên ngành, đa ngành

Có thể khẳng định ngươi cán bộ nghiên cứu khoa học là người có trìn độchuyen môn hóa, có phương pháp làm việc khoa học Họ có khả năng làm việcnhóm hoặc độc lập rất cao

1.3.2 Đặc điểm nhu cầu đọc của giới nghiên cứu khoa học

Nhu cầu nội dung thông tin tài liệu của giới nghiên cứu khoa học rất rộng,lien quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực do xu hướng liên kết đa ngành trongkhoa học quy định

Trang 25

Nhu cầu đọc tin khoa học rất chuyên sâu, bởi khoa học ngày càng phát triểntheo hướng liên kết theo chiều rộng, vừa theo hướng chuyên sau nhằm tìm hiểu,khám phá các thuộc tính, các cấu trúc vĩ mô của sự việc Trong thực tiễn có nhómnhà khoa học nhu cầu rất cao về một lĩnh vực chuyên sâu, nhất là trong khi họcđang tiến hành một đề tài nghiên cứu Nhà nghiên cứu khoa học thuường chú trọngtính logic trong nội dung thông tin Nhiệm vụ của họ là tìm tòi, phát hiện ra bảnchất đối tượng nghiên cứu, các quy luật tác động lên thông qua phân tích logic cácbiểu hiện, các trạng thái trong quá trình phát triển Giá trị của thông tin tài liệu đốivới họ chủ yếu thể hiện qua tính logic trong nội dung và cấu trúc của thông tin.

Giá trị và nội dung thông tin tài liệu được giới nghiên cứu khoa học chútrọng nhất, vì vật chỉ cần nội dung thông tin tài liệu có giá trị cao, có tính mới màtồn tại ở bất kỳ hình thức chuyển tải nào họ cũng đánh giá cao

Có thể khẳng định giới nghiên cứu khoa học tiếp nhận thông tin trên tất cảcác lọai hình tài liệu truyền thống và hiện đại gồm: in ấn truyền thống như sách in,sách chuyên khảo, tạp chí khoa học bản giấy, báo cáo in giấy, tờ nhật báo, tuầnsan…; tài liệu điện tử như ebook, tạp chí điện tử trực tuyến, báo cáo khoa học dạngfile, báo điện tử online…[ 11, 7 – 8]

Trong đó đặc biệt là tài liệu điện tử có điểm nổi bật là nội dung mới, tính cậpnhật cao, mà trong hoạt động nghiên cứu khoa học luôn có tính hướng mới Vì vậy,đây là loại hình tài liệu được giới nghiên cứu khoa học tiếp nhận nhanh chóng

Nhu cầu tính mới của thông tin: Chính vì đặc điểm hoạt động nghiên cứukhoa học phải có tính mới, giới nghiên cứu khoa học rất cần đến thông tin kịp thời

và chính xác là điều kiện quan trọng cho phép nhà khoa học có được kết quảnghiên cứu mới Thông tin kịp thời sẽ giúp người nghiên cứu nắm bắt chính xác

Trang 26

hiện trạng của đối tượng mà họ đang nghiên cứu, đồng thời sẽ giúp tránh đượcnhững nghiên cứu mang tính trùng lặp gây lãng phí.

tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc như môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, nghềnghiệp, giới tính, lứa tuổi và thư viện Nhu cầu nội dung thông tin tài liệu của giớinghiên cứu khoa học rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực do xuhướng liên kết đa ngành trong khoa học quy định, nhu cầu đọc tin khoa học rấtchuyên sâu, Nhu cầu nội dung thông tin tài liệu của giới nghiên cứu khoa học rấtrộng, lien quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực do xu hướng liên kết đa ngànhtrong khoa học quy định

Trang 27

Chương 2

Nhu cầu đọc sách trong giới nghiên cứu tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội

Việt Nam 2.1 Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Hệ thống thư viện Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có chức năng và nhiệm

vụ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học của Viện và các yêucầu tin khác của xã hội về tư liệu KHXH và nhân văn Hệ thống các thư viện củaViện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay gồm 1 thư viện tổng hợp và 31thư viện chuyên ngành của 32 viện nghiên cứu và đơn vị trực thuộc Thư viện Khoahọc xã hội là thư viện tổng hợp đa ngành do Viện Thông tin Khoa học xã hội quản

lý và là cơ quan đứng đầu Hệ thống

2.1.1 Cơ sở hạ tầng

Trụ sở của các thư viện Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phần lớn là ở HàNội, có 01 thư viện cơ sở ở Đà Nẵng, 01 thư viện tại Đắk Lắk, 01 thư viện tại thànhphố Hồ Chí Minh Cơ sở vật chất trong hệ thống thư viện Viện Hàn lâm KHXHViệt Nam được chú trọng đầu tư Các thư viện được đầu tư trang thiết bị máy tính,phần mềm quản lý hiện đại Ngoài ra, Viện thông tin KHXH là thư viện tổng hơpđứng đầu trong hệ thống thư viện Viện Hàn lâm KHXH được đầu tư hệ thống máychủ, mát trạm với bộ nhớ lớn, đáp ứng nhu cầu lưu trữ thông tin hiện nay Cơ sở hạtầng công nghệ thông tin là yếu tố không thể thiếu khi triển khai xây dựng thư viện

số Hạ tầng công nghệ thông tin gồm phần cứng, phần mềm và hệ thống mạng.Chính vì vậy, cơ sở vật chất trong hệ thống thư viện Viện Hàn lâm KHXH ViệtNam được đầu tư khang trang Các thư viện được đầu tư trang thiết bị máy tính,phần mềm quản lý Ngoài ra Viện thông tin KHXH là thư viện tổng hợp đứng đầu

Trang 28

trong hệ thống thư viện Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam được đầu tư hệ thống máychủ với bộ nhớ lớn, đáp ứng nhu cầu lưu trữ thông tin hiện nay.

Khảo sát năm 2015, 100% thư viện ứng dụng phần mềm quản lý (24 thư việnđang sử dung WinISIS, 4 thư viện đang dùng phầm mềm tích hợp: Viện thông tinvới Millennium, Viện Trung Quốc và Đông Bắc Á dùng Ilib, Viện Khoa học xã hộivùng Nam bộ đang dùng Libol 5.5); 9/31 thư viện có trang tin điện tử riêng của thưviện; Đã có dịch vụ tra cứu trực tuyến từ Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đông Bắc

Á, Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Thông tin Khoa học xã hội với địa chỉwww.opac.isi.vass.gov.vn [8, 12 – 13]

Phần mềm thư viện điện tử, thư viện số năm 2016-2017 của Viện Thông tinKHXH và 27 thư viện chuyên ngành được nâng cấp phần mềm thư viện điện tử thế

hệ mới Sierra và licence Cổng truy cập vào hệ thống Thư viện Viện Hàn lâmKHXH Việt Nam là: http://opac.issi.vass.gov.vn/ Đặc biệt cũng năm 2017 ViệnHàn lâm KHXH Việt Nam đã tham gia là thành viên của OCLC, nhằm tăng cườnghợp tác thư viện và cung cấp giải pháp thông tin thư viện chất lượng cao Đây làmột hệ thống mục lục liên hợp toàn cầu lớn nhất trên thế giới Hiện nay, có 123quốc gia với 17.211 thư viện thành viên tham gia OCLC đã hoàn thành thoả thuậntrong vòng 5 năm với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam: sẽ đưa 1.000.000 biểu ghithư mục lên Wordcat (mục lục liên hợp toàn cầu); được sử dụng 3 phần mềm: Tìmkiếm tập trung Worldcat Discovery Service; TVS CONTENdm; Biên mục tậptrung OCLC Connexion Hiện nay, các thư viện đã được cài đặt đầy đủ các phầnmềm này Địa chỉ truy cập trên Wordcat của Viện Hàn Lâm là:http://instituteofsocialsciencesinformation.on.worldcat.org/

2.1.2 Nguồn lực thông tin

Trang 29

Theo báo cáo 2015, nguồn vốn tài liệu truyền thống của thư viện Viện Hànlâm khoa học xã hội Việt Nam tương đối lớn: 1.333.757 tên tài liệu (riêng việnThông tin: 475.781 tên tài liệu, 2.320 đầu báo – tạp chí) [8, 14- 15] Tổng vốn tàiliệu thống kê từ 31/33 thư viện, 02 thư viện chưa thống kê.

Bảng 1: Kết quả khảo sát vốn tài liệu tại thư viện Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đến tháng 8/2015

Trang 30

25 Viện Đông Nam Á 24.230 39.230

+ Bổ sung tài liệu ngoại văn

Theo đánh giá chung thì kinh phí dành cho các thư viện thuộc Viện Hàn lâmkhoa học xã hội Việt Nam eo hẹp, việc bổ sung sách hàng năm rất ít ỏi, sách nướcngoài trừ viện Thông tin Khoa học xã hội còn lại các viện không được mua

Thực tế việc bổ sung tài liệu ngoại văn Viện Hàn lâm chưa đủ để đáp ứngnhu cầu của cán bộ nghiên cứu trong Viện Hàn lâm Chỉ tính từ 2012-2016 toàn bộngân sách mua tài liệu ngoại văn chuyển về cho viện Thông tin Khoa học học xãhội Theo thống kê của Viện Thông tin Khoa học xã hội tổng số tài liệu ngoại vănđược bổ sung trong 5 năm: 177 cuốn sách Chia bình quân mỗi năm chỉ bổ sung có35,4 cuốn sách/năm:

Bảng 2: Tài liệu ngoại văn được bổ sung hàng năm tại Viện Thông tin KHXH

Trang 31

Số lượng tài liệu ngoại văn bổ sung hàng năm của Viện Hàn lâm so với xuấtbản phẩm ngoại văn trên thế giới chưa có gì đáng kể Đặc biệt với sách ngoại văn

bổ sung như vậy không thể đáp ứng được nhu cầu đọc của cán bộ trong Viện Hànlâm, trong khi nghiên cứu khoa học phát triển theo xu hướng xuyên quốc gia, hộinhập quốc tế

+ Cở dữ liệu thư mục

Toàn bộ tài liệu tại các thư viện đã xử lý bằng phần mềm để quản lý và khaithác Bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị xử lý còn chậm như: Viện Ấn Độ và TâyNam Á, Viện Ngôn ngữ học, Viện nghiên cứu Kinh Thành, Viện nghiên cứu HánNôm Tổng số sách, tư liệu, bài tạp chí được xử lý tính đến 2015 của 31 thư viện là1.197.255 biểu ghi

Bảng 3: Kết quả khảo sát CSDL tại thư viện Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đến tháng 8/2015

TT Thư viện các viện và TT NC Biểu ghi TM

4 TĐ học & Bách khoa thư VN 5.841

Trang 32

15 Viện Con người 15.271

25 Kinh tế & Chính trị thế giới 32.800

2.1.3 Lượt bạn đọc tại Thư viện Hàn Lâm

Với nguồn lực thông tin hơn một triệu đầu tài liệu là vô cùng lớn Mỗi tháng

hệ thống thư viện phục vụ trung bình là 3.329 lượt bạn đọc

Bảng 4: Kết quả khảo sát lượt đọc tại thư viện Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đến tháng 8/2015

Ngày đăng: 17/06/2020, 14:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2015), Kỷ yếu hội thảo: Dự báo kinh tế - xã hội phục vụ lập kế hoạch trung hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. H.: Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo: Dự báo kinh tế - xã hội phục vụlập kế hoạch trung hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Tác giả: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Năm: 2015
2. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2015), Bổ sung vốn tài liệu cho thư viện: Nguồn tài liệu in hay điện tử. Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 6, tr.38-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bổ sung vốn tài liệu chothư viện: Nguồn tài liệu in hay điện tử. Tạp chí Thông tin và Tư liệu
Tác giả: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Năm: 2015
3. Đoàn Tiến Lộc (2010) “Đọc sách, một nhu cầu thiết yếu”, Tạp chí VHNT số 313, tháng 7-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc sách, một nhu cầu thiết yếu”
4. Đức Lương, Khánh Linh (2011), “Đẩy mạnh hợp tác giữa các thư viện đại học ở Việt Nam – Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện”, Tạp chí Thư viện Việt Nam số 5(31): Tr22- 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh hợp tác giữa các thư viện đại học ở Việt Nam – Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện
Tác giả: Đức Lương, Khánh Linh
Năm: 2011
5. Hồ Quý Truyện (1964), Bàn về cách đọc sách và tự học, Nhà xuất bản Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về cách đọc sách và tự học
Tác giả: Hồ Quý Truyện
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoáNghệ thuật
Năm: 1964
6. Hoàng Phương (2015), Phong trào diệt giặc dốt 70 năm trước. Hoàng Xuân Việt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w