Một số chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô trong thời gian thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên tăng trưởng của cá rô (anabas testudineus) cỡ giống (Trang 32)

a. Tỷ lệ sống

Cá chết xuất hiện ở 2 nghiệm thức nồng độ cao. Tỷ lệ cá sống thấp nhất ở nồng độ 0,38 mg/ L là 34,67% (khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (p<0,05)), kế đến là nồng độ 0,19 mg/L là 86,00% (khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p>0,05)). Không có cá chết ở đối chứng và nồng độ 0,02 mg/L.

Theo dõi sự biến động của tỷ lệ sống theo thời gian trong 30 ngày thí nghiệm, cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ chết giữa 2 lần cho thuốc sau thời điểm 0 và 15

Quinalphos (mg/L)

Nhiệt độ DO pH

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

ĐC 26,8±0,27 28,4±0,22 2,30±1,18 2,28±0,99 6,59±0,28 6,60±0,30 0,02 27,1±0,38 28,6±0,14 2,35±1,25 2,26±1,07 6,68±0,12 6,70±0,15 0,19 27,1±0,36 28,9±0,24 2,38±1,24 2,37±1,13 6,68±0,18 6,71±0,21 0,38 27,1±0,38 28,9±0,41 2,98±1,08 2,96±0,89 6,69±0,12 6,70±0,11

24

ngày (thời điểm bắt đầu thí nghiệm và thu mẫu đợt đầu). Ở lần cho thuốc đầu tiên sau gần 1 ngày đã xuất hiện cá chết ở nồng độ 0,38 mg/L. Thời gian xuất hiện cá chết kéo dài từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 10 sau khi cho thuốc ở các bể nồng độ cao nhất 0,38 mg/L và kéo dài 3 ngày đầu ở nồng độ 0,19 mg/L (10% LC50 – 96 giờ); tỷ lệ cá chết tỷ lệ thuận với nồng độ Quinalphos. Ở lần cho thuốc thứ 2 cho thuốc vào bể thì cá chết xuất hiện ở 2 nồng độ cao và cá chết nhiều hơn lần cho thuốc đầu tiên. Tuy nhiên, theo dõi thấy thời gian xuất hiện cá chết sớm hơn và mặc dù cá chết nhiều nhưng tập trung vào 4 ngày đầu sau khi cho thuốc, sau đó không còn cá chết. Điều này cho thấy có thể cá ở lần cho thuốc thứ hai đã có sức chịu đựng tốt hơn với nồng độ thuốc bố trí so với lần một, tuy nhiên do cá sau khi thu mẫu và cho vào nước sạch trước khi cho thuốc vào, cá đang trong tình trạng yếu và bị sốc thuốc sẽ chết đồng loạt sau thời gian đầu tiếp xúc thuốc (Hình 4.2).

0 20 40 60 80 100 120 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29

Thoi gian (ngay)

T y le so n g (%) 0 mg/L 0.2 mg/L 0.19 mg/L 0.38 mg/L

Hình 4.2: Tỷ lệ sống của cá theo thời gian

Nhìn chung tỉ lệ sống của cá tỷ lệ nghịch với nồng độ thuốc, nồng độ thuốc càng cao thì tỷ lệ sống của cá càng thấp. Ở nồng độ 0,19 mg/L đã có xuất hiện cá chết, và ở nồng độ 0,38 mg/L ảnh hưởng đáng kể đến sự sống của cá thí nghiệm. Điều này cho thấy Quinalphos là loại thuốc trừ sâu có độc tính cao và đe dọa lớn đến sức sống của cá rô (Hình 4.3).

25 100a 100a 86a 34.67b 0 20 40 60 80 100 120 0 0.02 0.19 0.38 Nồng độ thuốc (mg/L) T l s n g ( % )

Hình 4.3: Tỷ lệ sống của cá rô sau 30 ngày

b. Tăng trưởng của cá

Ảnh hưởng của Quinalphos lên tăng trưởng của cá rô được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển hóa thức ăn, tốc độ tăng trưởng tương đối và trọng lượng tươi, chiều dài của cá.

Bảng 4.5: Tăng trưởng của cá rô trong 30 ngày

Tăng trưởng trong bảng thể hiện số trung bình ± độ lệch chuẩn

Các giá trị trong cùng một cột cùng mẫu tự (a, b) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Lượng thức ăn tiêu thụ

Trong nghiên cứu này lượng thức ăn cá rô tiêu thụ (FI) ở khoảng thời gian 1 – 30 ngày khác biệt không đáng kể (p>0,05) giữa đối chứng và các nồng thuốc Quinalphos; ngoại trừ nghiệm thức nồng độ 0,38mg/L FI cao hơn đối chứng (Bảng 4.5). Cụ thể, FI của đối chứng và các nồng độ Quinalphos 0,02, 0,19, và 0,38 mg/L lần lượt là 23,9±0,59; 23,8±1,84; 22,4±0,9 và 29,7±2,72 mg/g/ngày. Theo Nguyễn Văn Công và cộng sự (2006) cũng nhận thấy cá lóc (Channa striata) không giảm ăn khi tiếp xúc với Diazinon ở nồng độ từ 0,016 – 0,35 mg/L.

Nồng độ (mg/L) FI (mg/g/ngày) FCR SGR (%/ngày) Wđ (g) Wc (g) Đối chứng 23,9±0,59a 1,89±0,08a 1,48±0,75a 4,61±0,73a 7,37±1,72a 0,02 23,8±1,84a 2,10±0,30a 1,33±0,70a 4,52±0,67a 6,90±1,56b 0,19 22,4±0,9a 3,11±0,50b 0,77±0,61b 4,43±0,67a 5,67±1,02d 0,38 29,7±2,72b 2,50±0,22a 0,92±0,62b 4,59±0,73a 6,15±1,19c

26 Hệ số chuyển hóa thức ăn

Kết quả tính hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cho thấy FCR không có sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức: đối chứng, nồng độ 0,02 và 0,38 mg/L. Tuy nhiên, FCR có xu hướng cao hơn ở các nghiệm thức nồng độ thuốc so với đối chứng, riêng ở nồng độ Quinalphos 0,19 mg/L cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng (p<0,05). Giá trị cụ thể giữa đối chứng và các nồng độ Quinalphos 0,02, 0,19, 0,38 mg/L lần lượt là 1,89±0,08; 2,10±0,30; 3,11±0,50; và 2,50±0,22 (Bảng 4.5).

Cùng đối tượng cá rô đồng sau 2 tháng tiếp xúc với Diazinon ở nồng độ 655 µg/L và 1.638 µg/L thì FCR tăng 32,8% và 20,6% so với đối chứng (Nguyễn Văn Toàn, 2009). Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy ở nồng độ 0,19 mg/L và 0,38 mg/L Quinalphos làm tăng FCR lần lượt 39,29 % và 24,4 % so với đối chứng. Như vậy, cá rô có xu hướng tăng hệ số chuyển hóa thức ăn khi tiếp xúc với độc chất thuốc trừ sâu. Theo Simth (1989) năng lượng từ thức ăn một phần được cá sử dụng cho quá trình trao đổi chất, một phần thải ra phân, nước tiểu và phần còn lại được tích lũy cho tăng trưởng, sinh sản. Kết hợp kết quả FI không giảm và FCR có xu hướng tăng cao hơn ở các nồng độ thuốc cho thấy năng lượng tích lũy của cá giảm ở các nồng độ Quinalphos.

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt

Tác động của Quinalphos lên tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) trái ngược so với FCR. Trong 1 tháng thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) ở nghiệm thức đối chứng và nồng độ Quinalphos 0,02 lần lượt là 1,48±0,06, 1,33±0,06 %/ngày (p>0,05). Tuy nhiên SGR ở nồng độ Quinalphos 0,19 và 0,38 mg/L giảm thấp hơn đối chứng (p<0,05) và lần lượt là 0,77±0,05 và 0,92±0,09 %/ngày (Bảng 4.5).

Khi tiếp xúc với Quinalphos ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết thì tăng trưởng của cá bị ức chế. Theo Jobling (1993) tăng trưởng ở cá là sự gia tăng về năng lượng dự trữ trong cơ thể. Kết quả FI không giảm, FCR tăng và tăng trưởng tương đối giảm ở các nghiệm thức Quinalphos. Có thể do cá đã sử dụng nhiều năng lượng hơn khi tiếp xúc với Quinalphos cho hoạt động giải độc. Do đó, năng lượng còn lại để tích lũy cho cá lớn lên ít và kết quả là làm giảm SGR của cá. Có một khả năng khác là do cá không hấp thụ tốt năng lượng từ thức ăn. Tuy nhiên giả thuyết này cần phải được kiểm chứng bằng cách đo năng lượng của sản phẩm thải để có kết luận rõ hơn. Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của độc chất dưới ngưỡng gây chết lên cá cũng cho kết quả tương tự. Nguyễn Văn Toàn (2009), nhận thấy SGR của cá rô đồng (Anabas testudineus) giảm khi tiếp xúc với Diazinon ở nồng độ 655 µg/L và 1.638 µg/L, mức độ ức chế lần lượt là 25% và 29% sau 2 tháng thí nghiệm. Ở nồng độ 0,35 mg/L, Diazinon làm giảm 50% và 33% SGR của cá Lóc (Channa striata)

27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

so với đối chứng sau 40 ngày và 60 ngày thí nghiệm (Nguyễn Văn Công et al., 2006). Cá rô phi (Orchrromis niliticus) sau 8 tuần tiếp xúc với các nồng độ Dimethoate 0,83, 1,04 và 1,38 mg/L, SGR giảm lần lượt là 48,9%, 58,7% và 75,9% so với đối chứng (Auta và Ogueji, 2006). Trong kết quả nghiên cứu này SGR ở cá ở hai nồng độ 0,19 và 0,38 mg/L khi tiếp xúc với Quinalphos trong 30 ngày lần lượt là lần lượt giảm 47,97 và 37,84% so với đối chứng đối chứng.

 Trọng lượng tươi và chiều dài cá

Kết quả cho thấy khối lượng ban đầu dao động 4,43 – 4,61 g/con ở các nghiệm thức (p>0,05). Sau 30 ngày khối lượng cá ở các nồng độ thuốc đều khác nhau và thấp hơn so với đối chứng (p<0,05, bảng 4.5). Khối lượng cá thấp nhất sau 30 ngày được ghi nhận ở nồng độ 0,19 mg/L (5,67 g/con), kế đến là 0,38 mg/L (6,15 g/con) và 6,9 g/con ở nồng độ thuốc 0,02 mg/L. Kết quả còn cho thấy chiều dài cá ở hai nồng độ thuốc cao (0,19 và 0,38 mg/L) sau 30 ngày ngắn hơn so với đối chứng (p<0,05). Trong thời gian thí nghiệm có sự thay đổi về trọng lượng và chiều dài rõ rệt ở từng thời điểm ghi nhận 0, 15, và 30 ngày, cá có xu hướng bị ức chế trọng lượng và chiều dài tăng sau từng khoảng thời gian tiếp xúc với Quinalphos (Hình 4.4).

Thoi gian thi nghiem

0 15 30 Trong luong t uoi (gam/con) 0 2 4 6 8 10 DC 0,02mg/L 0,19mg/L 0,38mg/L a a a a a b c c a b c d

Thoi gian thi nghiem

0 15 30 Chieu dai ca (c m/ con) 0 2 4 6 8 10 DC 0,02mg/L 0,19mg/L 0,38mg/L a a aa a a b b a b c d

Hình 4.4: Thay đổi trọng lượng tươi và chiều dài cá theo thời gian thí nghiệm

Như vậy, theo kết quả nghiên cứu sau 30 ngày cá bị ức chế về trọng lượng và chiều dài đáng kể ở 2 nồng độ Quinalphos 0,19 và 0,38 mg/L. Tuy nhiên cá ở nồng độ thuốc 0,19 mg/L lại tăng trưởng chậm hơn so với cá ở nồng độ thuốc cao hơn (0,38 mg/L). Điều này có thể giải thích do mật độ cá thấp ở nghiệm thức 0,38 mg/L (cá chết trong thời gian thí nghiệm) nên làm cá phát triển tốt hơn.

Tóm lại, nghiên cứu hiện tại cho thấy khi cá rô tiếp xúc với thuốc trừ sâu Quinalphos, tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tương đối của cá bị giảm đáng kể ở 2

28

nồng độ 0,19 mg/Lvà 0,38 mg/L, trọng lượng tươi và chiều dài của cá bị ức chế sai khác có ý nghĩa (p<0,05) ở các nồng độ Quinalphos so với đối chứng. Tiêu thụ thức ăn không giảm tuy nhiên hệ số chuyển hóa thức ăn có xu hướng tăng ở các nghiệm thức nồng độ thuốc.

Trong điều kiện thực tế ở ĐBSCL, cá rô là một loài cá mang lại giá trị kinh tế khá cao và được chọn làm đối tượng nuôi kết hợp trên ruộng lúa khá phổ biến hiện nay. Mặt khác, tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng lại ngày một gia tăng về số lượng, chủng loại lẫn liều lượng thuốc. Do đó, cá rô phân bố trên đồng ruộng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Điều này cho thấy rằng trong thực tế sự tác động của Quinalphos lên tăng trưởng của cá rô khi cá sống trên đồng ruộng là rất có thể. Đây là vấn đề cần thiết được quan tâm và mở rộng nghiên cứu để có được kết luận rõ ràng nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy đến đối với loài cá này, bảo vệ nguồn lợi kinh tế và giá trị thực phẩm mà cá rô mang lại cho người dân ĐBSCL.

29

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Quinalphos độc đối với cá rô (Anabas testudineus) ; giá trị LC50 – 96 giờ của Quinalphos đối với cá 7 – 8 g/con là 1,88 mg/L.

Trong điều kiện thí nghiệm ở bể sau 30 ngày, tỷ lệ sống cá ở nồng độ Quinalphos 0,19 và 0,38 mg/L lần lượt còn 86% và 34,67% so với đối chứng; tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá rô bị giảm còn 47,97% và 37,84% so với đối chứng đối chứng. Hệ số chuyển hóa thức ăn tăng ở tất cả các nghiệm thức có Quinalphos.

5.2 Kiến nghị

Kéo dài thời gian nghiên cứu và nghiên cứu ngoài đồng để có kết luận chính xác và rõ ràng hơn về ảnh hưởng của Quinalphos lên tăng trưởng của cá rô khi nuôi trên đồng ruộng.

Mở rộng nghiên cứu trên nhiều kích cỡ cá rô và nhiều chỉ tiêu nghiên cứu để có kết luận toàn diện hơn về độc tính của Quinalphos đối với tồn tại và phát triển của cá rô khi nuôi trên đồng ruộng.

Nghiên cứu ảnh hưởng của Quinalphos trên nhiều loài cá khác nhau để so sánh và chọn ra đối tượng thích hợp nuôi trên ruộng lúa khi sử dụng Quinalphos trong canh tác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

APHA, 1998. Standard Methods for the Examination of Water and WastWater, 15th

edn. American Public Health Association, Washington, DC, USA. Pp: 1134. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013. Danh mục thuốc Bảo Vệ Thực

Vật.

Craig Meisner, 2005. Poverty – Environment Report: Pesticide Use in the Mekong Delta, Vietnam; DECRG-IE.

Dương Nhựt Long. 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy sản. T rường Đại học Cần Thơ. Trang 96-97.

Dương Nhật Long; Nguyyễn Thanh Hiệu và Nguyễn Anh Tuấn, 2006. Thực nghiệm nuôi cá rô đồng ( Anabas testudienus) thâm canh trong ao đất tại tỉnh Long An. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 93-103. Trường Đại học Cần Thơ.

Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Công, Dương Trí Dũng, 1997. Ảnh hưởng của một số nông dược lên tôm cá và một vài chỉ tiêu sinh thái môi trường. Hội thảo sử dụng thuốc phòng trừ dịch hạ tại ĐBSCL và một số tỉnh ở Việt Nam. Đại học Cần Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đỗ Thị Thanh Hương, 1997. Ảnh hưởng của Basudin 50EC lên sự thay đổi chỉ tiêu sinh lý và huyết học của cá chép, cá rô phi, cá mè vinh. Luận án thạc sĩ ngành nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nha Trang.

Đỗ Văn Bước, 2010. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất Quinalphos (gốc lân hữu cơ) lên một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và tăng trưởng của cá rô phi (Oreochromis niloticus). Luận văn Thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.

Fulton, MH. And Peter B. Key, 2001. Acetylcholinesterase inhibition in estuarine fish and invertabrates as an indicator of Organophosphorus insecticide exposure and effects. Environmental Toxicology and Chemistry, Vol. 20, No.1. Setac Press. USA, pp 37-35.

Jobling, M., 1993. Bioenergetic: Feed intake and energy partitioning. In: Rankin, J.C., Jensen, F.B. (Eds), Fish Ecophysiology. Chapman & Hall, London, pp.1- 44.

Lê Văn Khoa, 1999. Nông nghiệp và môi trường 1999. Nhà xuất bản nông nghiệp. 143 trang.

Lư Thị Hồng Ly, 2009. Ảnh hưởng thuốc trừ sâu chứa hoạt chất Diazinon lên sinh hóa, sinh lý và sinh trưởng của cá lóc (Channa Striata), luận văn thạc sĩ Khoa học Môi trường. Đại học Cần Thơ.

Mai Đình Yên, 1993. Cá kinh tế nước ngọt Việt Nam. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. Marigoudar, S. R., R. Nazeer Ahmed and M. David, 2009. Impact of cypermethrin on behavioural Responses in the Freshwater Teleost, Labeo rohita (Hamilton). World Journal of Zoology4(1): 19-23.

Murty, A.S., 1988. Toxicity of pesticides to fish Vol I, II.Boca Raton, Florida. 178 and 143 pp.

Nguyễn Văn Công và Nguyễn Văn Bé, 2012. Giáo trình đánh giá rủi ro và tác động môi trường, NXB Đại Học Cần Thơ, 200 trang.

Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Phạm Quốc Nguyên và Võ Ngọc Thanh, 2011. Ảnh hưởng của Cypermethrin lên tỷ lệ sống, tần suất đớp khí trời và sinh trưởng cá rô đồng (Anabas testudineus) giai đoạn giống. Tạp chí Khoa học-Đại học Cần Thơ, volume 19b, 197-208.

Nguyễn Văn Công, Nguyễn Xuân Lộc, Lư Thị Hồng Ly và Nguyễn Thanh Phương., 2006. Ảnh hưởng của Basudin 50EC lên hoạt tính enzyme Cholinesterase và tăng trọng của cá lóc (Channa striata). Tạp chí nghiên cứu Khoa hoc – Đại học Cần Thơ 2006: 13-23.

Nguyen Van Công A, Nguyen Thanh Phuong, Mark Bayley., 2009. Effects of repeated diazinon (BASUDIN 50 EC) and fenobucarb (BASSA 50 EC) insecticides in the airbreathing fich Channa striata(Bloch, 1973). Environ Toxicol Chem 25: 1418-1425.

Nguyễn Trần Oánh (1997): Hoá học Bảo vệ thực vật. (Giáo trình cao học Nông.- Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp): Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Nhi, 2010. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu chứa hoạt chất diazinon

lên một số chỉ tiêu sinh lý và hoạt tính cholinesterase trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Luận văn Thạc sĩ Nuôi trồng thủy sản-Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Trọng Hồng Phúc, 2009. Ảnh hưởng của Fenobucarb lên các chỉ tiêu huyết học, hoạt tính men cholinesterase (ChE) và tăng trưởng của cá Chép (Cyprius carpio). Luận văn thạc sĩ– trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – TPHCM. 96 trang.

Nguyễn Văn Toàn, 2009. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu chứa hoạt chất diazinon lên sinh lý, sinh hoá và sinh trưởng cá rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Khoa học Môi trường. Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Quế Trân, 2010. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Kinalux 25EC chứa hoạt chất .

Nguyễn Quang Trung và Đỗ Thị Thanh Hương, 2012. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất Quinalphos đến hoạt tính men cholinesterase và glutathione-S- transferase của cá chép (Cyprinus carpio). Tạp chí Khoa học-Đại học Cần Thơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên tăng trưởng của cá rô (anabas testudineus) cỡ giống (Trang 32)