Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của Quinalphos ở nồng độ dưới ngưỡng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên tăng trưởng của cá rô (anabas testudineus) cỡ giống (Trang 25)

ngưỡng gây chết lên tăng trưởng của cá rô

a. Phương pháp bố trí

Ba mức nồng độ quinalphos tương ứng 1, 10, 20% LC50-96 giờ (0,02; 0,19 và 0,38 mg/L) và 1 nghiệm thức đối chứng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong bể composite 600L. Mỗi mức nồng độ được lặp lại 3 lần với 50 con/bể. Sau khi bể đã được rửa sạch, cho 200L nước máy vào từng bể. Bắt ngẫu nhiên 50 cá khỏe mạnh, nhẹ nhàng cân trọng lượng từng con (W0) rồi thả vào từng bể thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn nồng độ như dự kiến. Vào ngày thứ 15 thu mẫu đợt 1 và thay thuốc cho từng bể với nồng độ lặp lại như lúc bắt đầu thí nghiệm.

b. Chăm sóc và theo dõi thí nghiệm

Hàng ngày cho cá ăn 2 lần (9:00-9:30 giờ và 16:00-16:30giờ) bằng thức ăn thương mại dạng viên với lượng đảm bảo thỏa mãn cho cá ở tất cả các nghiệm thức. Thức ăn được sấy đến trọng lượng không đổi. Trong thời gian thí nghiệm không thay nước bể nuôi mà chỉ hút cặn nhằm loại bỏ chất thải của cá và các vật chất khác. Sau khoảng 45 phút cho cá ăn, thu tất cả thức ăn dư thừa rồi sấy đến trọng lượng không đổi ở 1050C. Mục đích của việc sấy khô thức ăn trước khi cho ăn để tính lượng thức ăn cá đã tiêu thụ (tính theo trọng lượng khô).

c. Thông số và thần suất đo đạt

Thu mẫu cá vào các thời điểm 0, 15, 30. Thay thuốc vào thời gian sau khi thu mẫu. Từng cá được cân riêng trọng lượng, trước khi cân ngưng cho cá ăn một ngày. Các cá chết cũng được ghi nhận thời điểm chết (ngày) và cân trọng lượng để tính hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) ở từng nghiệm thức. Các yếu tố môi trường như oxy hòa tan, nhiệt độ nước, pH đo 2 lần/tuần và mỗi lần đo vào buổi sáng và chiều.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hoạt chất quinalphos lên tăng trưởng của cá rô (anabas testudineus) cỡ giống (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)