1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Lựa chọn phương pháp dạy học là yếu tố quyết định khả năng lĩnh hội kiến thức của sinh viên trường Đại học Xây dựng miền Trung

6 73 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 357,54 KB

Nội dung

Để nâng cao chất lượng phương pháp giáo dục thì Phương pháp dạy học của giảng viên đóng vai trò quyết định khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên. Bài viết so sánh các phương pháp dạy học để thấy rõ vai trò quan trọng về cách thức truyền đạt kiến thức từ giảng viên.

Trang 1

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 11

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH

KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG

CVC Lê Duy Quang

Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung

Tóm tắt: Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ luôn được Đảng bộ và Ban

Giám hiệu nhà trường quan tâm Để nâng cao chất lượng phương pháp giáo

dục thì Phương pháp dạy học của giảng viên đóng vai trò quyết định khả năng

tiếp thu kiến thức của sinh viên Từ đó, sinh viên mới vận dụng kiến thức đã tiếp

thu để nâng cao kỹ năng thích ứng trong thực tế Trong bài viết này, chúng tôi

so sánh các phương pháp dạy học để thấy rõ vai trò quan trọng về cách thức

truyền đạt kiến thức từ giảng viên

Từ khóa: Phương pháp, tự học, định hướng.

1 Khái quát chung về phương pháp

Phương pháp: Cách thức, con

đường làm việc để đạt được mục đích

Các quy luật chi phối phương pháp: về

mặt khách quan và chủ quan của

phương pháp phương pháp chịu sự chi

phối của mục đích và nội dung phương pháp, là một tổ chức hoạt động có tổ chức hợp lý, biết sáng tạo ra phương pháp mới bằng cách chuyển hóa và phối hợp tối ưu những phương pháp dạy học đã có

Biện pháp: là một bộ phận của

phương pháp, là cách giải quyết một vấn

đề cụ thể

Thủ thuật: là một thành phần của

phương pháp cơ bản, nhân cách giảng

viên, trình độ (sư phạm, chuyên môn),

cách sử dụng phương pháp, phương tiện,

cách giải quyết tình huống tại lớp học

2 Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là những

cách thức, là con đường, là phương

hướng hành động để giải quyết vấn đề

nhận thức của sinh viên nhằm đạt mục

đích dạy học Hoạt động dạy học luôn có

tính chất 2 mặt đó là hoạt động dạy và

hoạt động học Hoạt động dạy được tiến

hành theo những phương pháp học có sự

tổ chức của thầy Phương pháp dạy hay phương pháp học đều là những hình thức

tổ chức của thầy giáo

Để đạt được mục đích dạy học nào

đó giảng viên không chỉ tổ chức dạy chỉ trong trường học và có thể tổ chức cho sinh viên tham quan…Như vậy, phương pháp dạy còn có nghĩa rộng hơn là những phương pháp dạy trong lớp học

mà còn là những hình thức tổ chức địa điểm giờ học của thầy Để đạt được mục đích dạy học một giờ học giảng viên cũng cần phải xem xét là giờ học

ấy theo các bước nào và việc lĩnh hội tri thức của sinh viên theo những con đường logic nào Như vậy, phương pháp dạy học là các bước thực hiện của

Trang 2

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 12

thầy và trò trong giờ dạy và con đường

lĩnh hội tri thức

Có nhiều hình thức tổ chức lớp học

là: Hình thức tổ chức giờ học (địa điểm

học); Hình thức tổ chức dạy (Phương pháp

dạy); Hình thức tổ chức học (Phương pháp

học); Các bước thực hiện của thầy và trò

trong giờ dạy; Cách trình bày theo con

đường logic của sự lĩnh hội tri thức

Có một số cách thức dạy học như sau: Người dạy là trung tâm theo quan

điểm cổ truyền; Người dạy và người học đều là trung tâm: thầy chỉ đạo trò, trò chủ động một cách tự giác, tích cực, tự lực nhằm giúp trò đạt được mục đích dạy học; Người học là trung tâm, dạy học theo lối mới, bằng phương pháp tích cực hóa người học

Phương pháp dạy học cổ truyền Phương pháp dạy học tích cực

Mục

tiêu

- Chuyển tải nhận thức từ người

dạy, người học thuộc bài, ghi nhớ,

tái hiện

- Tuân theo mệnh lệnh, do sức ép

của người dạy

- Giúp người học tìm hiểu nhận thức của người khác, đồng thời nảy nở sáng kiến cá nhân

- Thay đổi trong thái độ và hành vi của học viên, xuất phát từ giác ngộ

về thực tế, tự nguyện

Vị thế - Người dạy là trung tâm - Người học là trung tâm

Nội

dung

- Những nguyên tắc, khái niệm,

công thức, mô hình, một gương

sáng

- Bài học quay sẵn phát ra hoặc

thông báo tái hiện, lời thầy và sách

khó thay đổi

- Dạy các mà trò cần và xã hội đòi hỏi

- Một vấn đề cần giải quyết, một nhu cầu cụ thể, kích thích sự muốn học

Một trường hợp cụ thể thành công hoặc thất bại, thích hợp với học viên

- Bài học chính là ý kiến học viên được tổng hợp và nâng lên thành lý luận

Phương

pháp

- Thầy độc thoại, phát vấn (đối

thoại), diễn trình, trò quan sát, ghi

chép

- Đối thoại (thầy - trò/ trò - trò/ xã hội - trò/ trò - xã hội/ trò - thầy/ thảo luận/ trò chơi/ tham quan)

- Giáo viên hay học sinh nêu vấn đề hoặc nêu nhiều câu hỏi và tạo điều kiện cho học viên giúp nhau tìm ra giải đáp Học viên thực hành theo mẫu và tự nghĩ ra cách làm khác hay hơn

Người

học

- Học thuộc lòng, hướng theo và

làm theo thao tác mẫu của người

thầy, của sách

- Thụ động tiếp thu, thiếu cơ hội để

được nêu ý tưởng, cách làm khác

- Học cách học, cách giải quyết vấn

đề Người học chủ động, được hành động theo cách riêng của mình với tinh thần sáng tạo

Trang 3

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 13

Phương pháp dạy học cổ truyền Phương pháp dạy học tích cực

Người

dạy

- Học và dạy phân biệt rạch ròi, dù

có ban bệ của học viên chỉ để giải

quyết các vấn đề hành chánh

- Thầy thiếu thông tin phản hồi từ

học viên

- Người dạy chủ động truyền đạt

- Học và dạy phân biệt rạch ròi, thầy vừa dạy và học kinh nghiệm của học viên

- Thầy có nhiều thông tin phản hồi của học viên

- Thầy cố tình thụ động để phát huy tính chủ động của học viên, thầy không vội phê phán khen chê học viên

- Học viên vừa học, vừa phụ thầy hướng dẫn, góp ý cho nhau và chủ động tổ chức học tập

Đánh

giá

- Thầy độc quyền đánh giá cho

điểm cố định

- Tự đánh giá, tự sửa sai, điều chỉnh, làm cơ sở để thầy cho điểm cơ động

Tóm lại Phương pháp dạy học

tích cực (hiện đại): giảng viên tổ chức

các hoạt động nhận thức và thực tiễn,

sinh viên là người tìm kiếm tri thức để

đạt được mục đích dạy học

3 Phân loại các phương pháp dạy học

Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang

(Lý luận dạy đại học), thì Hệ thống các

phương pháp dạy học cơ bản gồm các

yêu cầu như sau:

(1) Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ

của giờ học: Các phương pháp nghiên

cứu tài liệu mới; Các phương pháp củng

cố tài liệu mới; Các phương pháp vận

dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo; Các

phương pháp hệ thống hóa, khái quát

hóa; Các phương pháp kiểm tra, đánh

giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo

(2) Căn cứ vào hoạt động của thầy

và trò: Đàm thoại, thuyết trình, thảo

luận, thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu

(3) Căn cứ vào con đường nhận

thức của sinh viên: Theo logic phát triển

nội dung: qui nạp, diễn dịch, so sánh,

đối chiếu Theo kiểu của nội dung dạy học: thông báo, làm mẫu, nêu vấn đề

(4) Căn cứ vào phương tiện dạy học: Các phương pháp dạy học dùng lời nói; Các phương pháp dạy học dùng trực quan; Các phương pháp dạy học tự lực của sinh viên

(5) Căn cứ theo mức độ tính trung tâm của thầy và trò

Theo Klingberg nhà lý luận dạy học người Đức đã đưa ra mô hình phân loại phương pháp dạy học Phương pháp dạy học được chia thành 2 nhóm: xét về phương diện mặt ngoài và phương diện mặt trong

Nhóm phương pháp xét theo phương diện mặt ngoài là phương pháp

có thể dễ nhận thấy xảy ra trong quá trình dạy học bằng cách quan sát hình thức tổ ch ức giao tiếp giữa thầy – trò – nội dung, ví dụ như nhóm phương pháp:

+ Hình thức tổ chức giờ học (địa điểm học: học theo lớp bài, tham quan, học trong quá trình lao động,…)

Trang 4

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 14

+ Tổ chức dạy (thuyết trình, đàm

thoại, diễn trình làm mẫu,…)

+ Tổ chức học (học toàn lớp, học

theo nhóm, tự học,…)

Nhóm phương pháp xét theo

phương diện mặt trong là các phương

pháp định hướng người học trực tiếp đến

với mục đích và nội dung dạy học Các

phương pháp này nói rõ các cấu trúc các

bước chiến lược của một giờ dạy học

trên lớp Nó gồm 3 loại sau:

+ Các khâu của quá trình dạy học:

Là các bước hoạt động theo thứ tự thời

gian để từ từ dẫn dắt sinh viên đạt đến

mục đích dạy học Mỗi khâu của quá trình dạy học có một chức năng nhất định cho sự truyền đạt và sự lĩnh hội nội dung Các chức năng của các khâu trong quá trình dạy học có tính hỗ trợ tương tác liên kết với nhau thành hình xoáy trôn ốc trong quá trình dạy học

+ Phương pháp logic: Là các bước được tiến hành theo thứ tự của con đường logic lĩnh hội tri thức của con người như theo con đường quy nạp, diễn dịch, phân tích hay tổng hợp, kế thừa

+ Algorit: được thực hiện bằng những chương trình dạy học

Theo phân loại về hệ thống phương

pháp dạy học phức hợp bao gồm: Dạy

học chương trình hóa; dạy học bằng máy

tính điện tử; dạy học nêu vấn đề; dạy

học bằng tình huống mô phỏng hành vi,

trò chơi; dạy học bằng Module; dạy học

bằng grap hóa; dạy học bằng Algorit

(Theo tài liệu của TS Quang Dương -

Viện Nghiên cứu giáo dục và đào tạo

phía Nam)

Một số phương pháp dạy học theo định hướng mới:

(1) Phương pháp tìm tòi, khảo sát mang ý nghĩa tự nghiên cứu

Gồm các phương pháp dạy học:

đọc sách, tham quan, thảo luận, nêu vấn

đề, tìm tòi khảo sát một vấn đề

(2) Phương pháp tập sự, đóng vai mang ý nghĩa cụ thể: Gồm các phương pháp dạy học: đọc sách, biểu đạt, thực hành

Trang 5

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 15

(3) Phương pháp xác định giá trị

mang ý nghĩa tự kiểm tra: Tự định

hướng kết quả theo song đề nhận thức

(đồng biến, nghịch biến, trung dung)

4 Lựa chọn phương pháp giảng dạy

một bài học và xu hướng giảng dạy

hiện nay

4.1 Lựa chọn phương pháp giảng dạy

một bài học

Muốn thành công trong khâu

truyền đạt nội dung giảng dạy, người

giảng viên phải biết lựa chọn và sử dụng

có hiệu quả các phương pháp và hình

thức dạy học để làm tăng sự ham thích,

tích cực hóa người học, sự tham dự của

sinh viên và sự giảng dạy có hiệu quả

của giáo viên trong lớp Các phương

pháp dạy học rất đa dạng về số lượng và

mục đích sử dụng, muốn lựa chọn

phương pháp dạy học người học phải

biết giá trị của từng phương pháp, nội

dung sử dụng nó, nó hoạt động như thế

nào, khi nào dùng thì cho kết quả cao

Vận dụng phương pháp dạy học truyền

thống có cải tiến và phương pháp dạy

học theo lối mới nhằm tích cực hóa

người học và các hoàn cảnh, tình huống

học tập khác nhau

Mỗi phương pháp dạy học dù tốt

nhất vẫn có những mặt mạnh, mặt yếu

khi thực hiện nên phối hợp hai hoặc

nhiều phương pháp vì không có một

phương pháp nào là vạn năng hoặc một

phương pháp dạy học độc quyền

Ở thế kỷ 19, nhà giáo dục học Nga

vĩ đại Ushinky nhận xét: “Không cần nói

với giáo viên: “Hãy làm như thế này, như

thế kia” Cần nói với họ: các bạn hãy

nghiên cứu những quy luật đó và những

điều kiện cụ thể của tình huống sư phạm

Tình huống thật đa dạng, bản tính của học sinh cũng thật khác nhau Trong điều kiện vô cùng phức tạp của những tình huống sư phạm và của học sinh, làm sao chúng ta có thể chấp nhận được những đơn thuốc vạn năng nào đó”

4.2 Lựa chọn xu hướng giảng dạy hiện nay

4.2.1 Đổi mới, hoàn thiện phương pháp dạy học

(1) Hình thành tích cực, sáng tạo, vận dụng tri thức và nhân cách thích ứng năng động với thực tiễn luôn luôn đổi mới

(2) Phương pháp dạy (lấy sinh viên làm trung tâm) phục vụ cho phương pháp tự học (tự nghiên cứu, tự thể hiện,

tự kiểm tra)

(3) Tận dụng mọi khả năng của các phương tiện kỹ thuật dạy học đã có

và hiện đại: vật liệu dạy học, dụng cụ dạy học, máy ghi âm, máy ghi hình, máy chiếu phản quang, máy chiếu phim, máy

vi tính

(4) Theo hướng đa dạng hoá các cấp học, bậc học

(5) Theo hướng cá nhân hoá việc dạy học theo nhịp độ riêng

(6) Theo hướng tăng cường trang thiết bị, giáo trình và tài liệu tham khảo

(7) Theo hướng cải tiến, hoàn thiện kiểm tra

(8) Theo hướng hoàn thiện và linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học

(9) Cải tiến chương trình môn học và nội dung dạy học theo hướng ứng dụng (lý thuyết < thực hành/ kiến thức < kỹ năng/ quan điểm kinh điển <

biện pháp ứng dụng/ mô tả < phân tích/ đơn điệu < đối chiếu/ khẳng định

< giả định)

Trang 6

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014 16

4.2.2 Cơ sở lựa chọn phương pháp

dạy học

(1) Dựa vào các loại mục đích

- Mục đích học tập kiến thức kỹ

năng, kỹ xảo, tư tưởng,…

- Mục đích lý luận dạy học, giới

thiệu, trình bày, áp dụng, củng cố, kiểm

tra đánh giá

(2) Dựa vào nội dung dạy học: bài

lý thuyết, thực hành, luyện tập, dàn bài

cách dạy từng đề mục

(3) Dựa vào trình độ học viên đã

có và khả năng phát triển của người

học Trình độ, kinh nghiệm, sở thích,

năng lực, nhận thức, xử lý thông tin,

yếu tố năng động xã hội, sức khoẻ,

phái, môi trường học tập, đối tượng

(học sinh, sinh viên, học viên lớn tuổi,

khuyết tật,…)

(4) Tổ chức nhóm dạy học giúp

học viên thể hiện khả năng cá nhân và

phát triển khả năng giao tiếp tương tác

với người khác: đề nghị, phản đối, công

nhận, đánh giá (giảng viên –sinh viên/

sinh viên – giảng viên/ sinh viên – sinh

viên/ sinh viên – xã hội/ xã hội – sinh

viên/ sinh viên– phụ huynh)

(5) Chiến thuật giảng dạy của

giảng viên: dựa vào tiêu chuẩn hiệu

năng (tính kinh tế, tiết kiệm) – tiêu

chuẩn hiệu quả (kết quả đạt được) và

tham gia của học viên

(6) Dựa vào thời gian môn học, bài học: Dạy lý thuyết; dạy thực hành

(7) Bố trí không gian lớp học: Diện tích lớp hiện tại và tương lai; Bố trí chỗ ngồi sinh viên, sinh viên dễ quan sát, dễ thảo luận, giảng viên dễ quản lý, tổ chức dạy; Số sinh viên cho môn học

(8) Dựa vào sự lựa chọn phương tiện dạy học: kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,

tư tưởng hành vi

(9) Lượng định kết quả học tập, cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá, dạy thế nào kiểm tra thế đó, kiểm tra cách nào phải dạy cách đó

(10) Phân tích kết quả kiểm tra của sinh viên để cải tiến mục tiêu dạy học, nội dung, phương pháp, phương tiện và cách tổ chức dạy học

5 Kết luận

Để đáp ứng ngày càng cao sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội đã đặt lên vai người sinh viên tốt nghiệp những yêu cầu rất cao về mặt kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ lẫn kiến thức tâm lý xã hội thì vai trò của người thầy có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạch định nội dung chương trình giảng dạy cho sinh viên ở các bậc học Thiết kế giảng dạy là một trong các vấn đề quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học

Ngày đăng: 17/06/2020, 01:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w