1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề sinh hoạt cụm lần 1

7 2,8K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2010-2011 ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY-HỌC MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS ĐẠT HIỆU QUẢ” I Đặt vấn đề : Ngữ văn l

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM

HỌC KÌ I-NĂM HỌC 2010-2011

ĐỀ TÀI

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT

TRONG DẠY-HỌC MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS ĐẠT HIỆU QUẢ”

I Đặt vấn đề :

Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong việc trau dồi tư tưởng, tình

cảm cho học sinh Thông qua bộ môn cùng với sự truyền thụ của người thầy, các

em sẽ lĩnh hội được nhiều cái hay, cái đẹp ở mỗi tác phẩm văn học

Để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp ấy thì người giáo viên phải lựa chọn cho mình một cách truyền thụ sao cho có hiệu quả nhất Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay, học sinh là trung tâm, là đối tượng chủ yếu của các hoạt động dạy và học , giáo viên là người thiết kế , hướng dẫn, gợi mở để các

em tự trao đổi, thảo luận để đưa ra những ý kiến trong giờ học, tự bày tỏ các cách hiểu, cách cảm về tác phẩm nên trong giờ học việc ghi bảng không còn là việc chủ yếu Giáo viên chỉ còn việc lắng nghe, chốt lại những kiến thức quan trọng theo chuẩn kiến thức cần đạt Một trong những cách làm hiệu quả để hạn chế tình trạng đọc chép là người dạy phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng trình chiếu Ngoài những đề mục chính, giáo viên cần phải đưa thêm những tranh ảnh minh họa , những tư liệu mới sẽ góp phần tạo thêm hứng thú cho học sinh trong giờ học Trong chuyên đề này, chúng tôi xin được đưa ra vấn đề vận dụng công nghệ thông tin như thế nào trong giờ học môn ngữ văn cho có hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay để thầy cô giáo tham khảo với thiển ý muốn được góp thêm một tiếng nói vào diễn đàn đang sôi động hiện nay xung quanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy –học

II Thực trạng của việc áp dụng công nghệ thông tin hiện nay :

-Về phía thầy giáo :

+ Với suy nghĩ một chiều về tính hiệu quả không cao trong dạy –học ngữ văn

nhiều giáo viên ngại ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hoặc chỉ sử dụng bất đắc dĩ trong các tiết thao giảng, thực hiện chuyên đề Hầu hết GV không chú trọng vào vấn đề nên vận dụng phần mềm nào, sử dụng như thế nào

và đến mức độ nào trong quá trình đổi mới phương pháp dạy-học

+ Không ít giáo viên đã lạm dụng các phần mềm powerpoint trong giờ văn tạo

cho học sinh sự phân tán các giác quan giữa nghe, nhìn, quan sát các con chữ, theo dõi các hiệu ứng.Vì vậy, họ không những không chuyển tải trọn vẹn những

Trang 2

kiến thức quan trọng mà còn tạo ra sự xơ hóa, khô hóa, vô cảm hóa các tình

cảm, cảm xúc tự nhiên, làm hạn chế chất văn , chất thơ trong từng bài dạy

+ Mặt khác, hiện nay, không phải trường nào cũng có phương tiện đèn chiếu và

bản thân giáo viên trình độ sử dụng vi tính chưa phải là tốt và quan trọng hơn việc soạn một giáo án điện tử khá tốn thời gian nên phong trào giảng dạy bằng giáo án điện tử chưa phải là thế mạnh

Một số thầy cô giáo chưa thành thạo vi tính, tiếp cận với giáo án điện tử còn là vấn đề mới mẻ

- Về phía học sinh :

+ Tình trạng học vẹt, học thụ động, học đối phó với kiểm tra thi cử đang là hiện

tượng phổ biến nên việc tìm kiếm thông tin trên mạng là hi hữu

+ Ở lớp, các em có thói quen nghe giảng, ghi bài tất cả chỉ trông chờ vào những

kiến thức thầy truyền thụ hoặc ghi trên bảng một cách máy móc, ít hoạt động hoặc nếu có chủ yếu dựa vào sách giải Đa số học sinh học văn cầm chừng để kiểm tra thi cử , chưa có hứng thú thật sự với văn học

Tuy nhiên,qua một số tiết dạy trên Powerpoint chúng tôi nhận thấy ở các em

có sự chuyển biến rõ nét về mức độ tập trung, hứng thú , các em học sôi nổi hơn, giờ học sinh động hơn, tham gia vào tiết học tích cực hơn

IV Một số biện pháp ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn.

1) Xây dựng thư viên tư liệu.

Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn Ngữ văn kho tư liệu là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng Nhưng hiện nay ở môn học này, các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa không nhiều Chính vì vậy bản thân giáo viên phải chú trọng xây dựng thư viện tư liệu phục vụ tốt cho công tác giảng dạy

- Trước đây giáo viên xây dựng kho tư liệu bằng cách đọc, tham khảo tài liệu, sách, báo và chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tích lũy chuyên môn

- Hiện nay việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn :

+ Khai thác thông tin, tranh, ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet

+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí

Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng máy Scan quét ảnh và lưu vào USB, cuối cùng cập nhật vào kho tư liệu của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy

+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính

Trang 3

Ví dụ: Khai thác các đoạn phim về các tác giả văn học, các tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim hoặc bài hát, khúc ngâm …cần thực hiện thao tác: Mở các băng hình, các đĩa CD - Rom, lựa chọn các đoạn phim có thể làm tư liệu giảng dạy, sử dụng phần mềm cắt các đoạn phim rồi lưu vào máy tính thành các file dữ liệu trong thư viện tư liệu để phục vụ giảng dạy…

Từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện tư liệu phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy Tuy nhiên cần lưu trữ thành từng file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng

2) Xây dựng bài giảng điện tử.

a) Các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử thường được sử dụng trong dạy học Ngữ văn.

Phần mềm CNTT được giáo viên Ngữ văn sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phần mềm Powerpoint Đây là phần mềm đơn giản, dễ thiết kế trình chiếu và có tác dụng tích cực, rõ nét nhất Khi giới thiệu, trình bày và khái quát nội dung bài học, mỗi slide được coi là một bộ phận cũng là một hệ thống con trong hệ thống các nội dung mà bài học cần thể hiện Ở mỗi slide, giáo viên có thể chọn hiệu ứng, đưa các

tư liệu (phim, ảnh, nhạc, bài đọc tác phẩn …) làm cho bài giảng sinh động lôi cuốn hơn

Bên cạnh Powerpoint là phần mềm Violet, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử của Công ty Bạch Kim, với giao diện trực quan, dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Việt rất thuận lợi cho giáo viên Phần mềm này cũng cung cấp một

hệ thống các công cụ soạn thảo giúp giáo viên soạn bài giảng nhanh chóng Trong quá trình soạn giáo án, Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong sách giáo khoa, sách bài tập (như bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ/ kéo thả hình ảnh …), ngoài ra Violet còn hỗ trợ nhiều module cho từng môn học giúp giáo viên tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp Sau khi soạn thảo xong, phần mềm cho phép xuất bài giảng ra thành một sản phẩm chạy độc lập có thể copy vào đĩa mềm, USB hoặc CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần chương trình Violet …

b) Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử.

Thiết kế một giáo án điện tử không thể tuỳ tiện, tuỳ hứng mà cần tuân theo những quy tắc, quy trình nhất định tương tự như quá trình soạn một giáo án truyền thống Việc soạn giảng có thể tiến hành theo các bước sau:

- Xác định rõ mục tiêu bài dạy

- Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm

- Lựa chọn tư liệu, tranh ảnh, phim … và những thông tin cần thiết phục vụ bài dạy

Trang 4

- Lựa chọn phầm mềm soạn giảng, lựa chọn cách trình bày, các hiệu ứng phù hợp … xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động

- Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng

3) Đa dạng hóa các phương pháp dạy học.

Bên cạnh ứng dụng CNTT được coi là phương pháp hiện đại góp phần tích

cực cho đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần chú ý đa dạng hóa các hình thức dạy học, phải biết kết hợp với các phương pháp dạy học khác như: nêu vấn đề,

phương pháp đàm thoại, thuyết trình, làm việc theo nhóm, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu Tùy theo đặc điểm của từng chương, từng bài, tùy

theo đối tượng học sinh để sử dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp mới có thể đạt được hiệu quả cao trong dạy và học

4) Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ học tập

Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực

đã tác động rất lớn đến khả năng ứng dụng CNTT của học sinh Nhiều em học sinh tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành thạo nhiều phần mềm vi tính Đặc điểm nổi bật ở các em học sinh hiện nay là tính năng động, sáng tạo và yêu thích cái mới Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng là xu hướng chung trong giáo dục thời đại hiện nay

- Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh địa chỉ một số trang web và yêu cầu các em tìm kiếm thông tin ở mạng internet để phục vụ công việc học tập theo từng chủ đề, từng giai đoạn văn học hay một bài học về tác phẩm cụ thể Ví dụ: Có thể hướng dẫn các em lên mạng sưu tầm tài liệu về tác gia Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh hay sưu tầm một số tác giả, tác phẩm văn học giai đoạn 1945 – 1975 hoặc sưu tầm các đề kiểm tra, ôn tập …

- Từ các tài liệu mà các em sư tầm được, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tập thuyết trình về một tác gia văn học, một tác phẩm văn học … kết hợp trình chiếu bằng Powerpiont hay Violet

III Ư u đ i ể m và nh ữ ng h ạ n ch ế c ủ a vi ệ c ứ ng d ụ ng CNTT trong gi ả ng d ạ y môn Ng

ữ v ă n:

1 Nh ữ ng ư u đ i ể m : Từ kết quả như đã trình bày trên, có thể thấy việc đổi mới

phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại những hiệu quả nhất định

- Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống động, cụ thể với phim tư liệu , tranh ảnh (Các giờ văn học sử và phần giới thiệu tác giả, tác phẩm ở bài giảng văn hoặc các sơ đồ, bảng biểu giúp hệ thống, khái quát hóa bài học trong giờ ôn tập.) Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những nội dung kiến thức mới Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí học sinh

Trang 5

- Những giờ thực hành hoặc phần chuẩn bị bài của học sinh sẽ thật sự hữu ích cho các em với các bài thuyết trình Từ đó học sinh trở nên năng động và sáng tạo hơn Kiến thức các em tự tích lũy từ kho tư liệu khổng lồ Internet qua các giờ thực hành giúp bổ sung và khắc sâu những kiến thức từ sách giáo khoa (phần chuẩn

bị tư liệu về các tác giả, chuẩn bị tư liệu cho bài ôn tập)

- Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú Bài học cũng được thiết kế linh hoạt theo đặc trưng

bộ môn hoặc nội dung bài học (ví dụ phần luyện tập củng cố và các giờ ôn tập là một trò chơi ngôn ngữ mô phỏng trò chơiTrúc Xanh hoặc Giải ô chữ Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều

- Đối với giáo viên, việc soạn bài với những ứng dụng của CNTT cũng mang lại những hiệu quả khác biệt Bản thân giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và Tin học để tự nâng cao tay nghề Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài dạy có vận dụng CNTT, giáo viên thật sự bị cuốn hút và càng làm nhiều thì càng thích thú và nảy sinh thêm nhiều ý tưởng Từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi đắp

- Lợi ích quan trọng nhất là học sinh không còn sợ, không còn chán ghét môn Văn nữa Đây chính là điều kiện cần thiết để Văn chương thực thi sứ mệnh giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh Thật vậy, nếu học sinh không thích học Văn thì làm sao các em có thể lĩnh hội những bài học về cuộc sống được

ẩn chứa trong các tác phẩm văn chương?

Tuy nhiên mức độ hứng thú và tiếp thu bài hiệu quả của học sinh trong những giờ học có ứng dụng CNTT còn phụ thuộc vào chất lượng của giờ dạy

2 Những hạn chế: Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, việc ứng dụng CNTT

vào dạy học môn Ngữ văn còn tồn tại không ít những hạn chế cần khắc phục:

- Như đã nói ở trên, dạy – học Ngữ văn không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết mà còn dạy cách tiếp nhận tác phẩm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ và năng lực ngôn ngữ Hoạt động này đòi hỏi người thầy phải vận dụng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau một cách linh hoạt, phù hợp Nếu ứng dụng CNTT không có sự chọn lọc cho đúng tính chất, nội dung, cách thức hoặc ứng dụng CNTT một cách thái quá, cả giờ dạy giáo viên chỉ click chuột

và …click chuột thì sẽ làm mất hết cảm xúc tự nhiên, làm hạn chế chất văn, chất thơ trong từng bài dạy Như vậy, hiệu quả sẽ không như mong muốn

- Hiện nay nhiều giáo viên đã cố gắng ứng dụng CNTT vào dạy học tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn với nhiều hình ảnh, hiệu ứng rối mắt Nhiều giờ dạy giáo viên còn ôm đồm, tham lam nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao

- Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của các em không cao

Trang 6

- Việc soạn giảng với các phần mềm mất rất nhiều thời gian, một tiết dạy 45 phút có khi phải chuẩn bị trước vài ngày thậm chí cả tháng trời, rồi máy hư, phần mềm bị lỗi …tất cả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giờ dạy của giáo viên

- Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ Văn có ứng dụng CNTT Song, bên cạnh đa số học sinh tiếp cận nhanh chóng với phương pháp học mới này vẫn còn những tồn tại cần khắc phục sau: Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng quên

cả việc ghi bài Một số khác gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ

V Những kinh nghiệm bước đầu từ việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy Ngữ văn:

1) Môn Ngữ văn ở trường phổ thông bao gồm các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Giảng văn Trong các phân môn này không phải phân môn nào và không phải bài nào, phần nào của mỗi phân môn cũng đều có thể ứng dụng CNTT để giảng dạy được Và đương nhiên không phải bất cứ tiết nào, bài nào cũng biến thành giáo án điện tử để trình chiếu được Muốn ứng dụng CNTT thật sự hiệu quả phải chọn các nội dung, các vấn đề phù hợp

2) Trong day – học Ngữ văn, chỉ nên sử dụng CNTT khi thật cần thiết và sử dụng với tỷ lệ ít hơn so với các dạng hoạt động và các phương tiện dạy học khác

(như thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm, phát vấn, nêu vấn đề …)

3) Khi sử dụng các phầm mềm thiết kế giáo án điện tử phải thận trọng, cân nhắc để lựa chọn các hiệu ứng phù hợp về màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, cách chạy chữ, thiết kế màn hình, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, tránh lạm dụng

4) Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slile chi tiết, học sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên …Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu , lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời

5) Trong quá trình giảng dạy, giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin Do vậy, giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy

6) Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng CNTT chỉ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá trình giáo dục con người

không thể “công nghệ hóa” hoàn toàn được, có nhiều mặt giáo dục không thể quy

trình hóa được như giáo dục nhân văn, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ Xác định điều này, trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh lạm dụng CNTT, xem CNTT là độc tôn, là duy nhất

7) Để ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao, giáo viên phải thường xuyên không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên

Trang 7

môn mà còn phải nâng cao khả năng sử dụng vi tính, thiết kế giáo án điện tử và cập nhật thông tin qua mạng

VI Kết thúc vấn đề

Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học là một định hướng đúng đắn và rất cần thiết với các tính chất riêng của mình , mỗi môn học đều chấp nhận sự hiện diện, hỗ trợ của công nghệ thông tin ở mỗi mức độ khác nhau

Với đặc thù là dạy môn học có tính chất ươm mầm cảm xúc, bồi dưỡng thẩm mĩ, việc dạy môn ngữ văn, mặc dù vẫn chấp nhận sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhưng lại không chấp nhận sự xuất hiện thường xuyên, liên tục , thái quá của phương tiện này Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngữ văn bao giờ cũng có tính chất hai mặt Vấn đề đặt ra là giáo viên phải sáng suốt trong lựa chọn những nội dung, lựa chọn những bài dạy , lựa chọn cách trình chiếu sao đạt kết quả mình mong muốn

Ngày đăng: 08/10/2013, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w